Sunday, January 22, 2012

ÔNG TIÊU NHƯ PHƯƠNG - DOANH NHÂN KIỀU BÀO: Đầu tư về nước cần có cái tâm


Thứ Sáu, 20.1.2012 | 09:08 (GMT + 7)
Mái tóc bạc trắng cùng giọng nói nhỏ nhẹ và điềm đạm, ông Tiêu Như Phương luôn gây ấn tượng với người đối diện như một học giả lịch lãm, hơn là một doanh nhân luôn bận rộn với các con số lời lãi.
Ông Tiêu Như Phương.
Ông Tiêu Như Phương.
Là người đã đầu tư về Việt Nam (VN) từ năm 1985, tên của ông Tiêu Như Phương hiện gắn liền với sự thành công của các khu nghỉ dưỡng sang trọng ở VN.

CÔNG ĐOÀN CÁC KCN-CX HÀ NỘI: Hạn chế thấp nhất tranh chấp lao động


Thứ Bảy, 21.1.2012 | 09:21 (GMT + 7)
Mục tiêu phấn đấu của CĐ các KCN-CX Hà Nội năm 2012 là: Hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động; lấy đoàn viên, CNLĐ làm đối tượng vận động; đẩy mạnh vai trò đại diện của CĐ trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, CNLĐ...
CĐ tham gia giải quyết 42 vụ tranh chấp LĐ
Đánh giá kết quả hoạt động công tác CĐ năm 2011, Chủ tịch CĐ các KCN-CX Hà Nội Đinh Quốc Toản nhấn mạnh vai trò CĐ trong công tác tham gia quản lý, kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ liên quan trực tiếp đến NLĐ. Sự chủ động của CĐ thể hiện trong việc tham gia xây dựng các dự án luật, các văn bản về chế độ, chính sách đối với NLĐ như Luật CĐ, BLLĐ sửa đổi, Nghị định số 70 của Chính phủ về điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, đặc biệt là cùng với các ngành chức năng đề nghị Chính phủ điều chỉnh một số huyện của TP.Hà Nội lên vùng 1...
Cán bộ công đoàn tranh thủ tuyên truyền kiến thức pháp luật cho CNLĐ KCN-CX Hà Nội.   Ảnh: S.Thu
Cán bộ công đoàn tranh thủ tuyên truyền kiến thức pháp luật cho CNLĐ KCN-CX Hà Nội. Ảnh: S.Thu

"Phản biện trung thành vẫn là đáng quý"



Nhà văn Võ Thị Hảo nói với BBC rằng nhiều trí thức có 'trách nhiệm', có 'lương tri' trong nước hiện nay đã và đang buộc phải chọn con đường 'phản biện trung thành' trong tình huống có nhiều yếu tố rủi ro và có thể 'không có lợi' khi lên tiếng công khai.
Nhà văn, nhà báo nữ đồng tình với quan điểm của BấmGiáo sư Chu Hảo khi ông đánh giá rằng "tầng lớp trí thức thực sự" hiện chưa hình thành và "chưa có nhiều" về số lượng ở Việt Nam.

Lê Phú Khải – Tôi nhiều lần từ chối vào Đảng Cộng sản


1 22, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện
Phạm Thị Hoài: Thưa ông Lê Phú Khải, là một công dân ngoài Đảng, ông trải nghiệm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào?
Lê Phú Khải: Trong suốt những năm dài sống trong một xã hội chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi thấy mỗi khi Đảng nêu cao khẩu hiệu đoàn kết dân tộc, chiến đấu vì lợi ích dân tộc thì đường lối của Đảng đúng đắn, được nhân dân ủng hộ và Đảng thu được thắng lợi to lớn. Điện Biên Phủ là một dấu son của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Nhưng khi nào Đảng đề cao đấu tranh giai cấp, lấy mục tiêu xã hội chủ nghĩa làm tiêu chí cho mọi chính sách và hành động thì Đảng thất bại hoàn toàn, mất lòng dân và uy tín giảm sút. Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, hợp tác hóa nông nghiệp, v.v… là những thí dụ điển hình về sự thất bại đó.