Suốt tuần qua Việt Nam và Trung Quốc đã lời qua tiếng lại về dự án xây dựng đường ống khí đốt do tập đoàn Anh BP xây dựng ngoài khơi biển Đông. Tâm điểm của vụ việc là quần đảo Trường Sa - Spratly Islands. Việt Nam nói đây là lãnh hải của mình, còn Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội khai thác phần lãnh thổ trong vùng còn đang tranh chấp. Đây là khu vực rộng khoảng 410.000 km2 nằm giữa Việt Nam và Philippines, bao gồm chừng 100 đảo nhỏ cùng đảo san hô, cắt ngang bằng một số tuyến hàng hải chính trên thế giới. Giá trị kinh tế Hồi thập niên 1960 người ta phát hiện thấy một số mỏ dầu và khí tạo niềm hi vọng về một khu dự trữ năng lượng, nhưng các tranh chấp gây khó khăn cho việc thẩm định trữ lượng khoáng sản. Nơi đây cũng là một ngư trường giàu có mà hồi năm 1984 Brunei từng thiết lập vùng đánh bắt quanh rặng Luisa, mạn nam của quần đảo. Hiện nay Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền với toàn bộ quần đảo Trường Sa, trong khi Malaysia và Philippines đòi chủ quyền với một số phần trong khu vực này. Các mâu thuẫn hiện nay thường truy ngược về những tài liệu hồi thập niên 1930, minh chứng bằng các loại bản đồ và thư tịch cổ. Năm 1974 Trung Quốc chiếm Hoàng Sa - Paracel Islands, nằm ở phía bắc Trường Sa, và đóng quân cho đến nay bất kể sự phản đối của Việt Nam. Năm 1988 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã nổ ra một trận hải chiến ở rặng Johnson, gần Trường Sa, khiến 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. Tranh chấp các bên Các khu đảo này không có thổ dân sinh sống, nhưng tin tức cho biết một số quân vũ trang của Trung Quốc, Malaysia, Philippins, Đài Loan và Việt Nam sinh sống trên khoảng 45 đảo nhỏ. Trong vòng 5 năm trở lại đây các nước trong vùng bắt đầu xúc tiến một số hành động nhằm giải quyết mâu thuẫn, nổi bật là lễ ký kết hiệp ước giữa Trung Quốc và ASEAN tháng Mười Một năm 2002. Các bên cam kết sẽ tạm ngưng tranh cãi về chủ quyền của Trường Sa để bớt căng thẳng. Vào tháng Ba năm 2005 các tập đoàn dầu khí nhà nước của Trung Quốc, Philippines và Việt Nam ký thỏa thuận biển trong vòng 3 năm, cho phép hợp tác đánh giá trữ lượng dầu và khí trong vùng biển đang tranh chấp. Lần này, dự án ống dẫn khí của BP dự trù sẽ tốn khoảng 2 tỷ USD, vận chuyển gas từ các mỏ dầu ngoài khơi vào đất liền qua chặng đường dài chừng 400km. Mỏ dầu Mộc Tinh nằm ở Block 05.3 và Hải Thạch ở Block 05.2 nằm gần khu khí Nam Côn Sơn, dự án hợp tác giữa BP và PetroVietnam. |
Friday, April 13, 2007
12/04 Nguyên nhân khiến Trường Sa là tâm điểm mâu thuẫn
Labels:
ASEAN-China,
BBC,
BP,
China Power,
China View,
China World,
conflicts,
PetroVietnam,
Philippines,
Vietnam-China
12/04 Việt Nam phản hồi cảnh báo của TQ
Báo Nhân Dân trích lời Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Dũng khẳng định rằng "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Phản hồi này được đưa ra nhằm bình luận về những phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Việt Nam phân lô, gọi thầu và hợp tác với Tập đoàn dầu khí BP của Anh xây dựng đường ống khí đốt ở Trường Sa.
Ông Lê Dũng được trích lời nói "Mọi hoạt động của Việt Nam tiến hành trên các quần đảo và vùng biển của Việt Nam, kể cả việc phân lô, thăm dò và khai thác dầu khí là hoàn toàn bình thường, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp và thực tiễn quốc tế.." Ông nói thêm "Dự án hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty dầu khí BP của Anh được thực hiện từ năm 2000 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam". 'Xâm phạm chủ quyền' Trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng chỉ trích việc Việt Nam hợp tác với công ty BP của Anh để lắp đặt đường ống khí đốt tại quần đảo Trường Sa cũng như tổ chức bầu cử quốc hội trên quần đảo này. Việt Nam cũng đang có kế hoạch mở một số lô đấu thầu dầu khí tại vùng biển Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói trong buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Ba tuần trước rằng việc "Việc Việt Nam áp dụng hàng loạt hành động mới trên quần đảo Nam Sa đã đi ngược với nhận thức chung quan trọng về các vấn đề trên biển" mà hai bên đã đạt được.
Ông Tần gọi đây là hành động "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của Trung Quốc". "Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam". Tuyên bố của Người phát ngôn Trung Quốc được đưa ra trong lúc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm chính thức nước này. Vùng tranh chấp Khu vực mà Việt Nam gọi là Trường Sa, còn được các nước bao gồm Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, Việt Nam và hãng BP của Anh đang chuẩn bị thực hiện dự án trị giá hai tỷ đôla lắp đặt đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ hai mỏ khí ở khu vực này. Việt Nam cũng muốn tổ chức bầu cử quốc hội tại quần đảo mà Việt Nam cho là "chủ quyền không thể xâm phạm" của mình. Tiếp ông Nguyễn Phú Trọng hôm 9/4, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc nói hai bên cần "giải quyết ổn thoả vấn đề biên giới lãnh thổ, thực hiện tốt các Hiệp định liên quan, cùng nhau giữ gìn ổn định của vùng Biển Nam Trung Quốc". Về phần mình, Trung Quốc cũng cho các công ty dầu khí, mà điển hình là PetroChina, thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực tranh chấp. Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991, sau nhiều năm cắt quan hệ ngoại giao và Trung Quốc mở chiến tranh biên giới năm 1979. Năm 1988 từng xảy ra đụng độ vũ trang giữa hai nước tại Trường Sa, trong đó hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. ------------------------------------------------------------ Le Hung Quoc, HCM, Việt nam Anh bạn TQ của chúng ta luôn luôn là một nhân vật đáng đề phòng. Từ cổ chí kim chúng ta đều thấy. Đây là một anh chàng nham hiểm khôn lường. Bề ngoài anh anh em em, rồi đồng chí...Nhưng bên trong lúc nào cũng toan tính lấn đất,lấn biển, lấn người. Phải nói rằng từ ngàn xưa đến nay dân tộc Bách Việt chỉ chịu lép vế trước một dân tộc Hoa Hạ(Hán)mà thôi. Vì vậy bị bọn chúng đẩy chúng ta từ Động Đình Hồ lần xuống phía nam như ngày nay. Chứ Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay là đất của ta ngày xưa đó. Người Bách Việt về mọi mặt không thua gì người Hoa Hạ, nhưng thua họ về việc nhìn xa trông rộng, tính kế lâu dài. Tôi là người Bách Việt có trong người 1/3 máu Hoa Hạ xin mạo mụi hiến 1 kế sách nhỏ nhưng thiết nghĩ vô cùng hiệu quả,đảm! bảo ta sẽ khôi phục HS&TS trong vòng 20 năm nữa nếu chính phủ VN dám làm(nếu vì nước vì dân). Chúng ta hãy cho Mỹ thuê Cảng Hải Phòng và Cam Ranh làm Quân cảng trong 50 năm với điều kiện đảm bảo an ninh cho ta khu vực Biển Đông thì lập tức anh Chệt run rẫy liền làm sao dám dòm ngó gì nữa. Được như thế ta rảnh rang lo phát triển kinh tế. Ta mạnh kinh tế rồi thì 100 năm nữa anh Tàu phải nễ chúng ta. Hỡi những đồng bào của chúng ta! Hỡi những con cháu của bộ tộc lưu vong Bách Việt! Ta đã bị bọn Hoa Hạ dồn vào đường cùng rồi!Hãy lột bỏ những lợi ích cá nhân,mối thù Đảng phái mà tập trung trí tuệ ,sức lực cho một Việt nam hùng cường trong tương lai. Đừng nghe theo đường lối của Tàu Cộng mà làm suy vong Tổ Quốc. Đã đến lúc chúng ta đoàn kết lại,huy động s! c mạnh toàn dân tộc. Chứngminh cho bọn Hán tộc ! thấy ược sức mạnh của đại tộc Bách Việt ta! LE KY, TP HCM, Việt nam Thật không thể tin được. Nước VN có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là một sự thật, có lịch sử hàng ngàn năm, và trong mỗi người dân VN ai cũng biết rõ. Từ lâu, TQ vẫn có tư tưởng của một nước lớn, là "anh cả", là quốc gia "thần thông" và họ cứ tìm mọi cách "ức hiếp" người Việt ta. Trên đất liền, chúng ta đã phải nhiều lần đo mốc đường biên giới và cứ mỗi lần cắm mốc là mỗi lần VN ta lại phải nhường nhịn "thu hẹp" diện tích đi một chút. Trên biển, Hoàng Sa có tranh chấp từ lâu. 100 đảo lớn nhỏ trên Hoàng Sa của VN đã không còn đủ. Người TQ đã sở hữu một số đảo nhỏ phía bắc, đem cả hài cốt lên chôn (khi sảy ra tranh chấp họ sẽ nói là ông bà của họ đã sinh sống và "chết" trên đây từ lâu. Đã đến l! úc VN có những hành động cụ thể để tìm lại chủ quyền của chính mình. Minh, Melbourne, Úc Cả thế giới bây giờ còn sót lại 4, 5 anh cộng sản. Trong vòng vây trùng trùng điệp điệp của các thế lực thù địch, thay vì dựa vào nhau mà sống, lại quay ra cãi nhau, tranh giành gây mất đoàn kết nội bộ. Môi với răng đấy, nhưng răng mọc dài quá suốt ngày cắn vào môi. Đau quá đi thôi! GM, Los Angeles, Mỹ Từ trước đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ là một láng giềng tốt và hoà hảo với Việt Nam cả, kể từ ngày tổ tiên ta khai quốc đến nay. Quần đảo Hoàng Sa nay đã mất trắng, lẽ nào chúng ta để mất luôn Trường Sa? Dân tộc ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu đầu hàng, nhượng bộ bọn Tàu! Nếu có cần bắt tay với quân đội Hoa Kỳ chúng ta cũng phải làm để bảo vệ Tổ quốc. Mọi người hẳn vẫn nhớ phía Chính phủ Mỹ đã nhiều lần đề nghị chính phủ VN cho họ sử dụng cảng Cam Ranh làm căn cứ hải quân? Có quân Mỹ ở đó, thử hỏi quân Tàu còn dám gây hấn nữa thôi? LacHong, TP HCM, Việt nam Không thể gọi là biển Nam Trung Hoa mà phải gọi là Biển Đông Việt Nam. Chúng ta cần phải cho cộng sản Trung Quốc biết rằng cái gì không phải là của họ thì họ không thể chiếm đoạt bằng vũ lực. Thi Hoàng Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đất của Việt Nam, là đảo của Việt Nam, là biển của Việt Nam. Nếu Trung Quốc dùng lực lượng Hải Quân Trung Hoa làm đoàn tàu hộ tống để bành trường chủ nghĩa Đại Hán xuống phía nam thuộc khu vực Biển Đông của VN, thì Trung Quốc sẽ phải chuốc lấy thêm sự thất bại nhục nhã của mình đối với một dân tộc VN kiên cường, và có bề dày lịch sử 1000 năm chống đô hộ giặc Tàu. Xin mời các bạn đọc hãy bấm vào trang địa chỉ dưới đây để tìm hiểu thêm: http://vi.wikipedia.org/wiki/Huy%E1%BB%87n_%C4%91%E1%BA%A3o_Ho%C3%A0ng_Sa Nguyen, Praha Hỏa mù đấy, ông anh cộng sản Tầu muốn giúp đàn em cộng sản vn hướng dư luận người việt trong nước cũng như hải ngoại sang viêc chủ quyền đất nước để quên việc chống đối bầu quốc hội 99.5% nhất trí đấy.Tầu cộng đâu có dại dột để đưa ra cảnh báo đó trong lúc có ông em Trọng đang sang thăm. Manh Thuong Quan, Montreal, Canada Hiện nay Trung Quốc là một cường quốc quân sự không chỉ trong vùng mà trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên với tình thế hiện nay họ chưa thể có bất cứ hành động quân sự nào với chúng ta. Vả lại các nước trong khu vực đang nhìn TQ bằng cặp mắt đề phòng. Người Mỹ vì quyền lợi của họ tất đã và đang kềm chân. Trong lúc này họ chỉ sử dụng một đòn gió, một mặt hàn gắn với người Nhật vì quyền lợi khai thác biền Đông sẽ lôi kéo làm cô thế tiếng noi của Việt Nam trong việc giành chủ quyền. Trên các diển đàn, người Trung Quốc cũng đã nhìn thấy sự đoàn kết của tất cả người Việt bất kể chính kiến. Sự đoàn kết này sẽ làm họ e ngại mọi toan tính giành lấn.! Và sự tham gia tích cực trên vủ đài quốc tế của Việt nam hiện nay, tuy sức mạnh quân sự không bì kịp, nhưng trong thời gian ngắn họ cũng chẵng thể lấn sân nổi chúng ta.Chỉ khi người Mỹ suy yếu nếu sa lầy tại một cuộc chiến mới có thề, khi đó tình hình sé trở thành nguy kịch. Nguoi Vietnam, Tp HCM Có những chuyện như thế này cũng là do chính sách ngoại giao lập lờ của Việt Nam thôi, có tài liệu lịch sử tôi đọc được, Trung Quốc dòm ngó Trường Sa từ rất lâu. Chính phủ Ngô Đình Diệm đem cả xe tăng máy bay quyết giữ Trường Sa, cắm lại mốc mới xác đinh chủ quyền. Đó là yêu nước. Tôi buồn vì thác Bản Dốc buồn vì các biên giới của chúng ta bị Trung Quốc ngày một thu hẹp lại, bằng cách này hay cách khác Hữu Nghị quan với đường cao tốc Nam Hữu chẳng hạn. Tôi có thể nông cạn, nhưng cá nhân tôi cảm thấy về tình đồng chí tình anh em bạn bè Trung Quốc hơn ta rất nhiều, tất nhiên chúng ta cũng vẫn luôn đề phòng người anh em này,họ vẫn xem ta chỉ là nước nhược tiểu thôi, lịch sử hàng ngàn năm đã chứng minh. Lang Thang, Tp HCM Dầu khí ở Trường Sa chừng vài tỷ USD thôi, so với GDP hơn 1000 tỷ/năm của Trung Quốc chỉ là mẩu bánh nhỏ. Thế mà Trung Quốc cũng hùng hổ dành lấy từ VN. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hãy nhìn kỹ xem, có quốc gia nào gần Trung Quốc - đặc biệt là những vùng biên giới tiếp cận Trung Quốc - mà không đói nghèo không? Quan chức ngoại giao VN nên mở mắt cho Trung Quốc thấy rằng: Trong quá khứ, chính vì chính sách xem các quốc gia láng giềng nhỏ quanh mình là chư hầu - hàng năm phải cống triều cho Trung Quốc - đã làm cho Trung Quốc tự cô lập chính mình dẫn tới mất nước và bị phương tây cùng Nhật Bản xâu xé đất nước trong thế kỷ thứ 20. Nếu họ tiếp tục chính sách đó qua việc xử lý quần đảo Trường Sa thì tự họ hại họ nhiều hơn là được lợi từ ! mẩu bánh dầu hỏa bé xíu mà họ sẽ khốn khổ lắm mà chưa chắc sẽ có được. Tiếp ý của Chalie Phan: Gia đình tôi có họ hàng dâu gia với một người Hoa ở Chợ Lớn. Ông ấy nói rằng tất cả các người Hoa phải bỏ quê đi lang thang khắp thế giới là để trốn chạy sự khốn khổ hà khắc mà họ phải chịu đựng tại Trung Quốc. Hãy thương lấy họ chứ đừng vì ghét TQ mà xử tệ với họ. Charlie Phan, NY Giải phảp cho quần đảo Trường sa có thể là một giải pháp “Ăn đều, kêu sẵn.” mà Việt Nam và Trung Hoa đều có lợi. Nhân cơ hội này, tôi muốn bày tỏ một điều ở đây: Trong tinh thần ôn cố tri tân, chính quyền VN đã, ít nhiều, kỳ thị người Việt gốc Hoa sau vụ Trung Quốc mở cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Hành động kỳ thị người Việt gốc Hoa là một việc mà VN cần nên tránh trong tương lai khi có những đụng chạm về kinh tế hay quân sự với Trung Quốc. Sự vật lộn về chủ quyền của quần đảo Trường sa và sự lên tiếng chỉ trích những hành động của Việt Nam từ phía của Trung cộng mới đây cũng có thể dẫn đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử từ phía VN với những nạn nhân “Người Việt gốc Hoa” vô tội vạ đang sinh sống trên đất nước VN. Về phía người Việt gốc Hoa thì nên hiểu là: Dầu biết rằng chim có tổ, người có tông. Tuy nhiên, nền kinh tế VN có phát triển thì công dân VN, trong đó có người Việt gốc Hoa, cùng hưởng. VN có hút được dầu lửa ở Trường sa thì đời sống kinh tế của người Việt gốc Hoa ở VN cũng tăng triển, khấm khá theo. Còn nếu Trung Quốc giành lấy và hút hết dầu lửa ở quần đảo Trường sa thì người Việt gốc Hoa có được xơ múi gì từ phía Trung Quốc không? Câu trả lời chắc chắn là “Không”. Tóm lại, chính quyền và công dân VN không nên phân biệt đối xử với người Việt gốc Hoa trong dù bất cứ hoàn cảnh nào, vì làm như vậy là thiếu khôn ngoan về đạo đức và chính trị. Và, người Việt gốc Hoa nên luôn xem mình là công dân VN, hãy giữ gìn, bảo vệ và thương yêu đất nước Việt Nam, chống lại những hành động lấn đất, lấn biển của Trung cộng. Lời cuối, không nên cắn cái bàn tay đã đem lại cơm áo cho các bạn. (Do not bite the hand that feeds you.) Sonataboy Cần phải sáng suốt trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, các bạn trên diễn đàn này cũng nên chịu khó tìm hiểu thêm lịch sử về hai quần đảo này, các bạn có thể tham khảo thêm các trang web đang bị tường lửa để hiểu thêm, tuy nhiên vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa rất nhạy cảm và phải giải quyết lâu dài trước tiên là biện pháp ngoại giao, nhưng là người dân VN tôi cũng như các bạn đều rất bức xúc trước những lời lẽ của TQ, nhưng Hoàng Sa thì mất năm 1974 có phần công nhận của CSVN thông qua công hàm của ông Phạm Văn Đồng gửi cho phía TQ, như vậy CSVN cũng có tội bán Hoàng Sa cho TQ, vì thế ngư dân VN bị TQ bắt và phạt thì VN không dám hó hé gì cả, còn Trường Sa thì hoàn toàn khác với Hoàng Sa năm 1974, TQ ngang nhiên tấn công VN vào năm 1988, nhưng ! CSVN cũng chỉ phản ứng yếu ớt rồi để mất một số đảo, rõ ràng, CSVN khôn nhà dại chợ rất nhiều. tuy nhiên tôi và các bạn đều có tinh thần yêu nước, nhưng chỉ ở mức độ là cùng nhau lên tiếng trên diễn đàn này thôi. Người Việt Mới, Halifax, Canada "Keep your friend close, but keep your enemy closer" Đây phải là cách mà chúng ta đối xử với Trung quốc. Hay là họ đối xử với chúng ta? Trung quốc là bạn hay thù hay cả hai? Các bạn phải hiểu rằng đây là một đòn "gió" của Trung quốc nhằm "uốn nắn" Việt Nam quay lại đúng quỹ đạo và trong tầm ảnh hưởng của họ. Các bạn có tự hỏi tại sao là bây giờ? dự án này đã được ký kết lâu rồi. Vụ này có liên quan gì đến vụ "tràn dầu" ở giàn khoan ở Hải nam không? Có liên quan gì đến dự án chậm chạp ở Sài gòn mà báo chí đang đánh? Tôi không tin Trung quốc muốn gây chiến tranh với Việt nam - vì như thế khác nào đẩy Việt nam vào vòng tay của Mỹ, điều mà Trung quốc "hãi" nhất. Do đó, đòn "gió" này nhằm hóa giải các đe doạ hoặc không biết điều của chính phủ Việt nam mà thôi. Tuy nhien, đây cũng là một "đòn" thử ý chí và phản ứng cho chính phủ Việt nam đấy! Trung, Hamilton, Canada Đúng vào lúc ông Chủ tịch Quốc Hội VN thăm hữu nghị Trung Quốc (từ 8/4 đến 15/4), thì Bộ Ngoại Giao TQ lên tiếng phản đối VN, với giọng điệu kẻ cả: " giao thiệp NGHIÊM KHẮC" với VN. Điều đó cho thấy rõ TQ đã "coi nhẹ" quan hệ với VN - không như họ vẫn thường tuyên bố " láng giềng hữu nghị, hợp tác lâu dài...(16 chữ vàng)- Mặt khác, họ cũng coi thường chính quyền VN quá đáng. Chính vì thế, diễn đàn này đã có tiếng nói rất đoàn kết của mọi con dân Việt, bất kể hải ngoại hay trong nước, bất kể theo xu hướng chính trị nào (CS hay Tự Do, Tả hay Hữu...). Chính phủ VN nên biết và cần phải biết: đó là NGUYỆN VỌNG của mọi công dân còn mang dòng máu Lạc Hồng, nhất quyết không nhượng tấc đất, tấc biển nào cho bá quyền TQ. Chỉ trong tư thế này, chính quyền VN mới mong tạo sự đoàn kết nhất trí giữa mọi người dân trong cũng như ngoài nước, CS hay Tư Bản, Tả hay Hữu, Nam hoặc Bắc... Minh Melbourne, Australia Phát ngôn nhân của Việt Nam đã "tuyên bố" khi được báo giới hỏi. Vẫn là những câu cũ rích: "Việt Nam hoàn toàn có đủ chứng cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Nếu có đủ chứng cứ thì đem ra trước tòa án quốc tế mà đòi phân xử, chứ cứ để khư khư trong cặp tài liệu không đưa ra thì rốt cuộc cũng vô giá trị. VHD Nói đi nói lại, chúng ta cũng có thể khẳng định là nước Việt Nam lên đến tận phía nam bờ sông Dương Tử và phía Đông ra đến biển Đông . Nếu căn cứ vào gốc gác của giống người Bách Việt, thì Hồng Kông, Ma Cao là của Việt Nam rồi Đối với Hoàng Sa, các thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay có thể đổ lỗi cho Phạm Văn Đồng, và Đảng Công Sản VN đã nhường phần đất này cho TQ sau hiệp định Paris, 1973 . Cũng từ đó TQ mới muốn lấy luôn cả Trường Sa, bởi những hòn đảo này khá gần với Hoàng Sa về phía nam Tôi là thế hệ 1 1/2 sống lưu vong trên xứ người, nhưng tôi sẳng sàng cầm súng để bảo vệ quê hương cho đến hơi thở cuối cùng, tôi cũng mong muốn thế hệ trẻ ngày nay phải có cách nào đó để chính quyền trong nước nhìn nhận những sai lầm của họ về biên giới ngoài biển, cũng như những vùng đất ngoài Bắc đã nhường cho TQ trong mấy năm gần đây Okey Tóm lại tất cả chúng ta luôn luôn Đoàn Kếy chống ngoại xâm. Anh em gì với Trung Quốc ? Rách việc, cư nhăm nhe xơi Mỏ Dầu mà thôi, Tình nghĩa gì. Cái gì có lợi cho nhân dân thì ta làm, có hại thì bác bỏ. Tốt nhất hoà hiệp với Mỹ, chiến lược với Nga, còn anh Trung Hoa thì bye bye là vừa. (Nhờn nó quen đi, phức tạp lắm). Nam Sài Gòn Vô cùng hoan nghênh tinh thần đoàn kết của anh em. Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không để Trung Quôc muốn làm gì thì làm. Trung Quốc chưa bao giờ là người bạn lớn của Việt Nam cả, nhân dân ta biết điều đó, đảng Cộng sản biết điều đó... Tôi chắc rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam cung sắp phát đi ý kiến của mình. Ngoại giao không thành, chúng ta không ngại lựa chọn phương án khác....Vẫn sẽ bầu cử, vẫn sẽ khai thác dầu bởi hai việc này có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn với nước ta. Trung Quôc đang đi lên, nhưng năm 1979 TQ đã chứng tỏ nó chỉ là con hổ giấy, chẳng những không dạy cho VN được bài học mà cũng không ngăn cản nổi VN vào Campuchia. Khi lợi ích dân tộc bị xâm phạm thì không việc gì phải ngầnngại trươc Trung Quốc cả. QYMM Khổ quá! Đọc ý kiến mấy bác, chỉ thấy mấy bác hăng tiết vịt, chẳng làm được gì đâu! Hải quân Việt nam nghe thấy hơi Hải quân TQ là chạy dài rồi, đánh sao cho lại? Vũ khí thì cũ kỹ, làm sao bù lại vũ khí Trung Quốc? Trung Quốc tăng cường vũ khí của họ, ngay cả “đế quốc Mỹ” còn phải “run” mà? Trung Quốc nói vậy, các bác có thấy báo chí Việt Nam phản bác gì không hay là ngậm tăm? Chúng ta đang “học tập” theo gương Trung Quốc để phát triển kinh tế, không ngờ đồng chí “môi hở răng lạnh – núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông (thơ Tố Hữu đấy)” khăm thật. Rob Nguyễn, Hạ Long, VN Trung Quốc từ xưa đến nay là một nước luôn luôn có tư tưởng bành trướng. Từ tổ tiên của họ đến con cháu ngày nay luôn tìm cách cướp đất đai của Việt Nam. Tôi còn nhớ một lần Trung Quốc lấy cớ có hài cốt của người Trung Quốc ở vùng đất hoàn toàn thuộc Việt Nam và có ý định bắt Việt Nam ta "trao trả lại". Nhưng một quan chức Việt Nam ( Tôi không nhớ rõ tên ) đã trả lời rất sắc sảo rằng " Nếu Trung Quốc nghĩ rằng mảnh đất đó của Trung Quốc là do có hài cốt của người Hoa. Vậy tại sao Trung Quốc không nhận Gò Đống Đa - Hà Nội là đất của mình. Nơi đó là nấm mồ của 29 vạn người Tàu đấy ". Nhìn lại lịch sử của mình, người Việt hẳn tự hào đã có 4000 năm dựng và giữ nước. Thời điểm này chính là lúc cần sự đoàn kết, ! phát huy truyền thống của tổ tiên để cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, đập tan mọi ý đồ xâm lược của kẻ thù. Việt Nguyên, Seattle Nếu anh Tầu mà mạnh như Mỹ thì hàng xóm láng giềng sẽ bị nuốt hết như từng trắng trợn xâm lăng nột quốc gia hiền hòa như Tây Tạng. Sao chưa thấy phát ngôn viên của Việt Nam lên án TQ "can thiệp vào chủ quyền và công việc nội bộ của VN"? Poor VN Khó tin là vẫn có người lợi dụng chuyện này để cổ vũ cho bên chính quyền, hay bên chống cộng. Đây là chuyện chung, cộng sản hay không miễn sao là có thể bảo toàn được lãnh thổ là được, mong mọi người đừng tranh thủ đánh hôi như vậy trông mất văn hóa lắm! Nguyễn An Nam, TP HCM Không thể nhẫn nhịn mãi được, tôi ủng hộ việc chính quyền CSVN tổ chức bầu cử ngay ngoài đảo và tiếp tục các công việc về dầu khí với BP. Chúng ta sẵn có bằng chứng lịch sử về chủ quyền điều này ngay cả Chế độ Cộng Hòa xưa kia cũng rõ. Chúng ta - con người Việt Nam hãy đoàn kết đập tan mưu đồ xâm lăng của TQ. Hung Phong, Hà Nội Mỗi lần đọc tin về vấn đề biển Đông là tôi không chịu được. Bọn Tàu không khi nào từ bỏ tham vọng bá quyền của chúng, nhưng do thời thế cũng như tình hình thế giới mà chúng ta cần lấy ngoại giao để xử lý các vấn đề. Tuy nhiên chính phủ nên tích cực tuyên truyền nhận thức cho đồng bào, mặt khác chuẩn bị các bằng chứng về mặt lịch sử, pháp lý để khi cần có thể đấu tranh tại toà án quốc tế. Còn đường cuối thì dù có thế nào cũng nhất quyết bảo vệ từng tấc đất của cha ông, dù phải hi sinh thế nào. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, chủ quyền của chúng ta trên Biển Đông là bất khả xâm phạm. DN, TP HCM 1000 năm đô hộ của giặc tàu, bài học nhãn tiền còn đó. Có thể nói TQ là một nước lớn láng giềng rất khó chơi và đang là một thế lực lớn trên thế giới. Họ đã ăn cuớp mất quần đảo Hoàng Sa của nước ta rồi, nay lại còn hăm he đe dọa chủ quyền về quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên tôi ủng hộ giải pháp đàm phán bằng con đường ngoại giao để không làm căng thẳng thêm trong mối quan hệ hữu nghị, để các bên hiện đang tranh chấp trên quần Đảo Trường Sa cùng khai thác tài nguyên biển và dầu khí. TQ là một cường quốc nhưng không có nghĩa là Việt Nam ta sợ họ, chúng ta còn có mối bang giao với nhiều quốc gia và nếu họ muốn đi ngược lại nguyện vọng yêu hòa bình của nhân dân Việt Nam thì họ sẽ chuốc lấy thất bại mà thôi. Toàn! dân tộc Việt Nam sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. TQ hãy coi chừng! Việt Nam không dễ "bắt nạt" đâu, bài học năm 1979 còn đó! Dimej bebecow, Trùng Khánh Trung Quốc đưa tàu thuyền ra đảo Hoàng Sa từ năm 74 lấy chiêu bài là hỗ trợ Việt Nam giải phóng, chứ không phải bác Đồng đâu, đừng nhầm. Nếu không có trận quyết tử năm 79 để giành lại đảo Trường Sa thì có lẽ mất luôn rồi. Việc mình, mình cứ làm, giống như xây sân bay ở đảo Trường Sa lớn và trạm thu phát tín hiệu viễn thông đấy. Trung Quốc phản đối kịch liệt thì có làm gì được đâu, cứ lấy hiệp Pháp- Thanh ra mà làm cơ sở. Đây là vấn đề nhạy cảm, Trung Quốc mà làm cho đến cùng, cẩn thận Việt Nam bắt tay với Mỹ thì coi như đường rút của TQ ở phía nam đã tự tay TQ bịt lại. Đánh nhau làm gì cho khổ. Cứ đợi khi TQ tan rã, có nội chiến chúng ta lấy lại cũng không muộn, đánh nhau làm gì, cá c triều đại của TQ cho dù hưng thịnh nhất cũng không quá 300 năm đâu. Hãy nhắc nhở con cháu chúng ta về chủ quyền của đất nước, tôi hy vọng trong những năm tới chúng ta sẽ được nhìn thấy cờ tổ quốc tung bay trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Long Trần, Nam Định Sao bây giờ tôi thấy những ý kiến chống đối chính phủ Việt Nam lên tiếng ít thế. Nếu thật sự các ông là những người đấu tranh vì sự phát triển của Việt Nam thì hãy lên tiếng đi chứ, lúc này chúng ta phải đoàn kết lại để chống lại ngoại xâm. Chúng ta hãy thể hiện quan điểm cứng rắn, kể cả chiến tranh để bảo toàn lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta phải đứng lên để TQ thấy rằng dân Việt Nam không dễ bắt nạt. Thể hiện mình đi hỡi những người mang dòng máu LẠC HỒNG. Trung Dung, Quy Nhơn Trung Quốc đã trở thành cường quốc trên thế giới nhưng thực tế đất nước đang đứng trước vô vàn khó khăn: 800 triệu nông dân mà hơn một nửa trong số đó sống dưới mức nghèo khổ, kinh tế phát triển nhanh trong thời gian gần đây làm gia tăng khoản cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, đẩy một bộ phận nhân dân Trung Quốc vào con đường bần cùng hoá, cộng với sự quản lý hà khắc của ĐCS Trung Quốc thì sớm hay muộn nhân dân Trung Quốc cũng nổi dậy. Đứng trước những khó khăn như vậy các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng muốn "kiếm chác" các quốc gia nhỏ hơn để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của đất nước. Trong vụ Trường Sa này Trung Quốc chỉ hù doạ chứ chẳng dám làm gì chúng ta. Nếu có chiến tranh xảy ra hơn 80 triệu con dân đất Việt đâu có thể để cho người Trung Quốc yên! Trung Dung, TP HCM Là người của một nước nhỏ như Việt Nam, luôn hiểu rằng các "đại gia" lớn như Trung Quốc, Mỹ,.. thì luôn lăm le xâm chiếm nước ta, có nhiều bạn đã bức xúc và sôi lên dòng máu anh hùng trong mình, nhất định không chịu khuất phục và sẵn sàn ra trận thật cảm kích. Xứng đáng là con cháu của Dân Tộc Việt Nam và là tấm gương sáng cho triệu triệu người con Đất Việt noi theo. Nhưng cũng có những kẻ có được cái cảm giác "sung sướng" khi thấy Trung Quốc "ăn hiếp" Việt Nam mình, trông cho có chuyện để đổ tội và đòi lật đổ CS, lật đổ chính quyền Việt Nam hiện tại. Thật là tàn ác, vô nhân đạo. Chỉ có những kẻ bán nước, mất nòi, mất giống mới mong điều xấu cho Đất nước. (mà tôi thấy trên BBC cũng nhiều kẻ loại này lắm nha). Lê Minh, TP HCM Chúng tôi vô cùng bức xúc khi đọc được thông tin này. Tôi đã từng đau đớn khi nghe tin TQ bắn ngư dân Việt Nam trên địa phận của Việt Nam và mới đây lại bắt tàu thuyền đánh cá của Việt Nam trên địa phận Việt Nam. Trung Quốc rất giàu mạnh nhưng không vì thế chúng ta cứ luôn gọi là "Đồng chí". Họ đang xâm chiếm đất nước chúng ta. Họ không học thuộc lịch sử bao nhiêu lần xâm chiếm là bấy nhiêu lần thất bại. Người Việt chúng ta hãy đoàn kết lại hãy đứng lên đấu tranh dù có ngã xuống. Bác Hồ có nói "Thà hy sinh tất cả chứ chúng ta không chịu mất nước", kính mong chính phủ Việt Nam có biện pháp mạnh về vấn đề này. Nếu như hy sinh tính mạng để đổi lấy mảnh đất Hoàng Sa và Trường Sa, tôi sẵn sàng đánh đổi. Hoàng Kha, Cần Thơ Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần hợp tác với Hoa Kỳ và phương Tây trong việc cũng cố nền quốc phòng. Một “đồng chí” mà cứ lăm le cướp đất của mình sao? Quý vị hãy nhớ lại đã có bao nhiêu xương máu của đồng bào ta đổ trên đất nước này rồi? Hoàng Sa giờ đã mất chưa biết ngày nào giành lại được. Quý vị ơi đất mẹ đang đứt từng thớ thịt người đang đau buốt chỉ vì chúng ta không biết chọn bạn mà chơi. Nếu lần này chúng ta để mất Hoàng Sa thì ai dám chắc sau này TQ không nói Hà Nội là lãnh thổ của họ? Lynh, Sài Gòn Đây là cái giá phải trả khi Đảng ta lấy tư tưởng Mao làm nền tảng tư tưởng vũ khí đạn dược của Trung Quốc để tiêu diệt Miền Nam. ADN, HCM Tôi chưa bao giờ tin TQ tốt với VN cả. Bạn thấy đấy, từ trước đến nay TQ cứ xâm lấn đất nước chúng ta hoài. TQ giúp VN đánh Mỹ chỉ là bài toán "Đài Loan" không những thế họ được lợi ngay khi chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay VNCH. Chưa hết, lúc chúng ta đang bị bao vây cấm vận thì họ "dần" cho một trận tơi bời vào mùa xuân 1979. Gần 10 năm sau đó lại gây chiến lấn chiếm Trường Sa năm 1988 ...Chẳng lẽ lần này cũng gần 10 năm họ muốn gây chiến nữa ???!!! Đoàn Lie, Sài Gòn Việt Nam và Trung Quốc đã có mối ban giao lâu dài, mặn có, nhạt có. Hiện nay chế độ công sản đang tồn tại một số nước trên thế giới, không phải vì thế mà TQ bắt ép các nước khác phải luôn theo mình, theo đường lối cộng sản của TQ. VN phải phát triển theo đường lối của Việt Nam, theo tự chủ của mình, không vì phát triển kinh tế, ổn định xã hội mà bất chấp đánh đổi cả lãnh thổ. Thiết nghĩ phải đấu tranh công bằng với bạn Tàu trên tinh thần ngoại giao và sự đồng thuận của thế giới. Nếu phải buộc nhân nhượng hay thù địch thì tôi nghĩ mọi người con Việt Nam sẽ chọn con đường bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc. Vì nếu không thì như Bác Hồ đã nói:"Ta càng nhân nhượng thì chúng càng lấn tới". Lê Quang, TP HCM Người TQ thật hết sức tham lam.Đất nước họ rộng lớn thế mà ngày đêm vẫn tìm cách lấn sang phần đất chúng ta. Họ đã "ăn" quần đảo Hòang Sa rồi và bây giờ muốn "cướp" luôn quần đảo Trường Sa. VN có đầy đủ chứng cứ lịch sử để chứng minh rằng quần đảo Trường Sa là của mình. Đã đến lúc chúng ta không thể im lặng mãi đối với người bạn láng giềng xấu tính nầy. Để tránh cuộc chiến tranh có thể xảy ra, tôi ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao nhưng phải hết sức thẳng thắn và công bằng, không nhượng bộ với họ. Nguyen Phong, TPHCM Tôi không đồng ý với bạn Cương Nguyên. Không bao giờ người Việt Nam sợ Trung Quốc.Trung Quốc sẽ thua, nghìn đời cũng thất bại nếu xâm lăng Việt Nam. Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, chứng cứ rõ ràng. Không bao giờ chúng ta để mất Trường Sa. Trung Quốc lớn mạnh nhưng tư duy quân sự thì mãi đi sau, không thể thích làm gì cũng được. Có chiến tranh tôi và hàng triệu thanh niên Việt Nam sẵn sàng cầm súng bảo vệ tổ quốc. Việt Nam không bao giờ sợ Trung Quốc! Mai Ninh, VN Xin nước bạn (như răng với môi) đừng bôi tro trát trấu lên mặt đồng chí Nguyễn Phú Trọng của chúng tôi (hiện đang ở thăm Tàu). Chẳng gì thì đây cũng là uỷ viên bộ chính trị, chủ tịch hội đồng lý luận trung ương và chủ tịch quốc hội nước chúng tôi. Sao muốn cảnh báo VN lại không để cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng về nước đã? Trần Trung Quốc thâm hiểm khi ngàn đời nay họ luôn muốn xâm lượt Việt Nam. Cho dù đất đai của họ rộng nhất thế giới thì họ cũng không bao giờ từ bỏ tư tưởng bá quyền. Phải nói rằng Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam mới đúng, vì sự thật là Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cần phải tiêu diệt tham vọng của Trung Quốc. AP, Hà Nội Nếu các bạn chịu khó nghiên cứu thì sẽ thấy một thực tế là Hải quân Việt Nam rất yếu so với Hải quân Trung Quốc. Gần 20 năm qua sau chiến tranh biên giới với Việt Nam Trung Quốc đã đầu tư rất lớn và có hiệu quả vào quân sự. Sức mạnh của Hải quân Trung Quốc lớn hơn nhiều so vói hải quân các nước Asean cộng lại chính vì vậy trong thời điểm hiện tại theo tôi nên tránh đối đầu. Mặt khác để duy trì và củng cố vi trí độc tôn của mình nên ĐCS Việt Nam chả dại gì gây xích mích ông anh lớn Trung Quốc cả. Ẩn danh, TP HCM Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Đó là một sự thật không thể chối cãi được. Đất nước TQ rộng lớn nhường ấy còn đòi luôn cả 2 quần đảo của chúng ta sao? Từ lúc tôi sinh ra Trường Sa và Hoàng Sa đã có tên trên bản đồ nước ta và tôi sẽ không thay đổi suy nghĩ đó. TQ có là "anh cả" gì đi chăng nữa thì việc này cũng không thể chấp nhận được. VN cần cứng rắn hơn để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nước nhà. Nhưng chúng ta sẽ giải quyết bằng phương pháp ngoại giao cho đến khi còn có thể. Trần Tuyên, Hà Nội Tôi cho rằng đối với Trung Quốc là nước làng giềng chúng ta bắt buộc phải chơi nhưng hết sức cảnh giác. Vì chung luôn luôn muốn thôn tính Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Đối với Trung Quốc càng thân thiện càng phải cảnh giác hơn. Chúng ta không thể để Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Tôi kịch liệt phản đối bọn Trung Quốc bắn chết ngư dân Việt Nam. Đề nghị toàn thể nhân dân cùng lên án. Và chúng ta luôn luôn phải cảnh giác. Lim Ksor, Buôn Mê Thuột Theo tôi là phải căn cứ vào dấu tích lịch sử trên quần đảo Trường sa là của ông nào, dân tộc nào thì quần đảo đó thuộc về của dân tộc đó, ngay cả quần đảo Hoàng sa cũng thế, chứ không phải ông ỷ ông lớn muốn làm gì thì làm. Nên nhớ rằng Việt nam có câu "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Le Han, Hanoi Bầu cử đây không phải lần đầu, kệ TQ muốn nói gì thì nói, Trường Sa thuộc chủ quyền của ta, ta cứ tiến hành bầu cử bình thường. Trung quốc thăm dò dầu khí ta cũng làm thế. Nếu chiến tranh xẩy ra không biết bên nào hơn bên nào, chúng ta không gây chiến, nhưng TQ đánh ta TQ chỉ có thiệt mà thôi. Lịch sử cho thấy, TQ chỉ giỏi nội chiến thôi, còn đánh nhau với bên ngoài chưa thắng bao giờ, có thắng chỉ là nhất thời. Ẩn danh Hải quân Việt Nam vốn yếu hơn Trung Quốc nhiều. Nếu có xảy ra chiến sự thì VN có khi còn mất đất. Thật, nước nghèo đâm ra hèn. Nếu giàu có thì ngay khi có dân có 20 triệu như Đài Loan, họ cũng chẳng phải sợ ai. Giờ Việt Nam chỉ có một cách để cự được sự lấn lướt dọa nạt của Trung Quốc là bắt tay hợp tác quân sự với Mỹ. Lợi dụng sự quan ngại của Mỹ đối với những tham vọng của Tàu trong khu vực. "Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam" - câu này ai đó trong bộ chính trị CSVN đã từng nói trong chiến tranh Việt Nam mà tôi thấy đúng nhất trong tất cả những cái CSVN từng nói. TN TQ từ xưa tới nay ỷ mình là nước lớn, đông dân vẫn dòm ngó các nước nhỏ lân bang đặc biệt là VN và giấc mộng "bá bành" vẫn còn đó. Theo binh pháp thì một trong những cách đánh địch tốt nhất là lúc địch phân hóa, chia rẽ nội bộ. Với một đội quân đông đảo và vũ khí tối tân TQ thừa sức áp đảo VN. Như vậy làm sao để TQ kiêng nể VN - theo thiển ý tôi - có 3 vấn đề lãnh tụ VN cần lưu ý: một là ĐCSVN phải đắc nhân tâm, thu phục và kết hợp được mọi thành phần trong lẫn ngoài nước trong tình đoàn kết muôn người như một (tinh thần Hội nghị Diên Hồng khi xưa). Hai là phải tranh thủ sự ủng hộ của thế giới bằng cách sống hòa hợp giống với đại đa số các nước khác và ba là một đội quân với những vũ khí hiện đại. Ba điều đó đã làm được điều nào chưa? Ngoài ra, hãy thực tế một chút, hăng khí không chưa đủ, lòng yêu nước không chưa đủ, phải có thêm những lãnh tụ tài đức đủ để người dân tôn kính, sẵn sàng xả thân vì họ mà không chút do dự (thí dụ Nhật hoàng trong Thế chiến II). Tòa án quốc tế có xử các tướng lãnh Đức chứ đâu thấy xử Nhật hoàng hay các tướng Nhật, sợ động chạm đến toàn dân Nhật chăng mặc dù Nhật cũng là nước bại trận. Có người dân nào muốn bảo vệ một chế độ tham nhũng thối nát bòn rút của cải của mình đóng góp không?. Đã ích kỷ, không màng đến quyền lợi nhân dân thì những kẻ tham nhũng sẽ "bấm nút" chuồn trước khi đất nước có ngoại xâm, đó là điều khả dĩ. Vấn đề đã nêu lên còn làm như thế nào thì câu trả lời thuộc về các lãnh tụ VN vậy. Hải Trần, San Diego Thế nào là giao thiệp nghiêm khắc? Ngôn ngữ ngoại giao cuả người Tàu sử dụng rất ngạo mạn. Tại sao khi người Pháp và người Mỹ có mặt tại VN thì người Tàu chết run chết dế không dám động ho he gì đến các hòn đảo thuộc chủ quyền cuả nước ta? Cho đến bây giờ thì hết cho Việt Nam một bài học rồi đến ngang nhiên lấn chiếm biên giới hải phận? Cưỡng chiếm đảo Hoàng Sa rồi ngắm nghé Trường Sa. Được đằng chân lân đằng đầu, nếu nhà nước nhu nhược và dân chúng không tỏ thái độ thì khẩu hiệu đầu môi chót lưỡi hoà bình, ổn định để tiến tới tương lai làm nô lệ giặc Tàu không xa???. Hơn một ngàn năm nô lệ giặc Tàu mà nhà cầm quyền Hà Nội vẫn chưa nhận chân đâu là kẻ thù truyền kiếp. Điều đau đớn nhất là dân chài Đà Nẵng bị Tàu bắt đòi mãi lộ khi đánh cá gần Hoàng Sa thân yêu cuả tổ quốc. Minh, Melbourne Kể ra có một láng giềng thâm hiểm và tham lam như Trung Quốc quả thật khó chịu. Biết thằng hàng xóm nó lấn chiếm cổng ngõ nhà mình, đánh con mình, phá hoại mảnh vườn với lại căn bếp nhà mình, nhưng chủ hộ không thể làm gì được mà vẫn phải nói cười giả lả tay bắt mặt mừng. Vị thế kém xa. Sức lực quá yếu. Nội bộ gia đình lại suốt ngày lục đục. Thôi cứ giả câm giả điếc, vờ như không thấy gì, nhẫn nhịn cho qua ngày. Thi thoảng lôi vài trang sử cũ ra xem lại một chút cho tinh thần khỏi sa sút thêm. Rõ thật là chán! Trung, Toronto Bạn Tommy Thái đã nói lên tình yêu thương đất nước của tuổi trẻ VN qua ý kiến cảm động.Với lời văn chân thành và đầy nhiệt huyết, mặc dù là một Du sinh ở xứ lạnh tôi cũng cảm thấy giòng máu Lạc hồng trong mình được hâm nóng lên. Khi Tổ quốc lâm nguy, tôi xin hứa như bạn sẽ trở về. Chúng ta cùng đâu lưng vai kề vai chiến đấu bảo vệ từng tất đất của quê mẹ. Như những lần trước,ngang nhiên bắn chết 9 ngư dân vô tội của Thanh Hóa, mà không thấy chính phủ VN,có một động thái ngoại giao nào như là chính thức đòi hỏi TQ điều tra và giải thích sự việc, hay mạnh hơn là chính thức phản đối. Chỉ thấy nhà nước VN im như hến, lặng lẽ đi nhận xác các ngư dân đáng thương về. Vừa rồi lại bắt thêm một số ngư dân đang hành nghề gần đảo Hoàng sa, và ra giá phải nộp phạt..Chính phủ VN phải tự xét lại và thay đổi, việc nhượng bộ quá đáng như thế đã làm TQ ngang ngược hơn. Chúng ta cần có một thái độ dứt khoát và rõ ràng hơn đối với bất kể ai xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ và lãnh hải của Tổ Quốc. Lê Minh, Hà Nội Vị thế của chúng ta nay đã khác, TQ mạnh nhưng không phải mạnh nhất. CSTQ muốn chiếm Trường Sa của chúng ta chứ không phải nhân dân TQ. Chúng ta còn cả thế giới ủng hộ, không nước nào để yên nếu TQ có ý định như vậy. Trường Sa phải là đất của nhân dân VN, đó là chân lý, không ai có quyền xâm phạm. Người TQ chỉ đoàn kết và khôn vặt còn trong chiến tranh không dân nước nào đoàn kết như người Việt Nam chúng ta. Hãy thử động vào xem.... Dã tâm của người TQ thời nào cũng vậy: Ác độc và nham hiểm Ly Lưu Linh, TP HCM Rất vui mừng vì đã có nhiều bạn thể hiện được ý chí của người con đất Việt. Với tinh thần của 1 người quân nhân, và với danh dự của 1 con người, tôi xin thề tôi sẽ là người cùng sát cánh với các bạn. Tuy nhiên, trước nhất, tôi ủng hộ 1 giải pháp ngoại giao. Đất nước vừa đi qua chiến tranh không bao lâu, nhân dân còn chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh đó, nên bây giờ lại có chiến tranh nữa thì không tốt cho lắm. Tôi nghĩ lãnh đạo ta cũng đang rất quan tâm đến vấn đề này, và đang tìm 1 hướng giải quyết tối ưu nhất. Chả phải chúng ta đang muốn làm bạn với Mỹ để tìm 1 thế chân vạc trên bàn ngoại giao sao? 1 điều nữa, do bối cảnh lịch sử, tôi nghĩ rằng bọn Tàu vẫn chưa dám động đậy tay chân gì đâu. Một lần nữa, tôi rất hoan nghênh tinh thần yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào của các bạn, và hy vọng rằng, những ai còn mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, cũng nghĩ như các bạn. Chúc sức khỏe và tình đoàn kết anh em. Kevin Nguyễn, Sài Gòn Trong thế kỷ 21, chúng ta không thể có thêm một cuộc chiến nữa. Chúng ta phải biết thương lượng để cả hai bên cùng có lợi. Tôi ủng hộ giải pháp ngoại giao. Tommy Thái, Sài Gòn “Sông núi nước Nam, vua Nam ở. Rành rành định phận tại sách Trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời!” Trung Quốc là một cường quốc của thế giới. Vâng đúng là như thế, và người Trung Quốc có quyền tự hào về điều đó! Nhưng đối dân tộc Việt Nam thì cái lớn mạnh của TQ không có nghĩa là anh muốn làm gì thì làm. Lịch sử dân tộc VN đã đánh bại bao nhiêu cuộc xâm lăng, bao nhiêu mưu đồ đồng hóa của bọn giặc phương Bắc, điều này có lẽ cũng là một lý do chính đáng để chính quyền Cộng sản TQ suy nghĩ kỹ lại trước khi muốn bành trướng xuống phương nam lần nữa!
Thực sự, tôi rất oán hận trước những tin tức về chuyện TQ bắn chết ngư dân VN ngay trên vùng hải phận VN hay là chuyện TQ đang muốn nuốt lấy từng tấc đất của cha ông để lại! Vậy mà không hiểu sao chính phủ VN cứ khăng khăng gọi TQ là “Láng giềng hữu nghị” rồi lại “hợp tác lâu dài - hướng tới tương lai”. Chơi bạn phải biết chọn bạn mà chơi chứ. Thử nghĩ xem có 1 anh bạn mà mình xem là thân thiết, nhưng anh ta cứ rắp tâm cua bồ mình, vậy thì anh ta lấy tư cách gì làm bạn thân của mình! Tôi mong rằng chính phủ VN sẽ đừng vì tình “đồng chí” mà hy sinh luôn cả những gia tài cha ông để lại! Các vị lãnh đạo đảng CSVN chắc hẳn luôn tôn sùng chủ tịch Hồ Chí Minh, vậy các vị còn nhớ câu dặn dò của Bác không? “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!” Mỗi người chỉ có một cái mạng để sống. Đúng là mạng sống rất quý giá, nhưng nếu đem cái quý giá nhất của tôi để đánh đổi lấy chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho quốc gia thì tôi sẵn sàng đánh đổi. Giả sử, nếu có một cuộc chiến biên giới xảy ra, không cần chính phủ tổng động viên, tôi sẽ ôm súng lên đường để chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng nhằm bảo vệ bằng được Đất Mẹ của chúng ta! Tôi xin thề! Trung Kiên, TP HCM Thật là khôi hài khi TQ tuyên bố họ là chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Hoàng Sa đã bị các người chiếm đóng đến nay VN vẫn chưa đòi lại được mặc dù đã có bằng chứng lịch sử. Nay lại lớn tiếng lăm le đòi luôn cả Trường Sa, phải chăng việc chiếm đất VN là điều các người phải làm khi mà cả ngàn năm qua các bậc tiền nhân trước kia đến nay vẫn chưa thực hiện được? Nếu các người tuyên bố Trường Sa là chủ quyền thì VN ta nói đất của TQ là của Việt Nam vẫn được chứ? Vivekacitta Các nước trong vùng bao quanh biển Đông của VN, hay biển Nam TQ, nên vận động cơ quan bản đồ quốc tế cho tên chính thức của biển này là ASEAN SEA (BIỂN ĐÔNG NAM Á). Ẩn danh, Quảng Ninh Mỹ còn không sợ thì sợ gì Trung Quốc??? Chẳng phải chúng ta cũng đã từng nhiều lần thắng TQ rồi hay sao? Tuy nay tình hình đã thay đổi nhưng chúng ta vẫn còn sức mạnh tinh thần, sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của những khối óc thương hiệu Việt Nam...Chúng ta sẽ lại thắng nếu TQ lại muốn gây chiến. Ngô An, Sài Gòn Tôi thấy nhiều người chỉ biết sống cho bản thân mà hay lên giọng phán xét này nọ. Nếu có chiến tranh vì chủ quyền đất nước đối với Trường Sa, tôi sẵng sàng tham gia quân đội, cầm súng bảo vệ biển trời tổ quốc. Các vị thì sao? Trần Khôi Tôi nghĩ bác Cương nói đúng. Trước đây do Phạm Văn Đồng vì "cương" với "anh cả" nên mất đảo " Hoàng Sa". Lần này không khéo léo có khi lại chiến tranh biên giới đấy chứ. TQVN Trường Sa phải là của Việt Nam. Trước 1975 nó đã là của Việt Nam và đã xảy ra nhiều trận chiến đẫm máu của những người con Việt Nam đổ ra cho quần đảo này. Cuong Nguyen Ai cũng biết là hiện nay CSVN sợ CSTQ, chỉ cần anh cả ho một tiếng là đàn em phải đáp ứng răm rắp. Đúng là "khôn nhà, dại chợ". Tôi đoán là sau sự việc này, CSVN sẽ lại làm chìm xuồng cái chuyện bầu cử ngoài đảo và chuyện dầu mỏ thôi. |
Labels:
BBC,
Biển Đông,
BP,
China Hegemony,
conflicts,
Hoang sa,
nhandan,
speakers,
Truongsa,
Vietnam-China
Subscribe to:
Posts (Atom)