Thursday, December 15, 2011

29/11 Chứng khoán ngày 29/11: Tiền lại “bốc hơi”

LAN NGỌC
29/11/2011 16:28 (GMT+7)
pictureVN-Index đã trả lại hết mức tăng điểm trong phiên hưng phấn bất ngờ hôm qua.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Bất chấp những biến động tốt của thị trường chứng khoán thế giới đêm qua và sáng nay, thị trường Việt Nam là chứng kiến một phiên giao dịch chán nản hết mức và dòng tiền hào hứng hôm qua dường như đã bốc hơi.

Điều gì khiến dòng tiền không tham gia nhiệt tình nữa, sau khi không ít nhà đầu tư đua giá ngay phiên trước, thậm chí đua trần ở rất nhiều mã? Có thể hôm qua chỉ là một bull-trap và dòng vốn đã hạn hẹp lại bị kẹt lại thêm, hoặc, hôm nay chỉ là một phiên buông của các dòng tiền lớn.

Dù khả năng nào xảy ra thì rõ ràng nếu không có lực đẩy mới, thị trường vẫn cứ lên xuống thất thường một cách khó lý giải. Một lần nữa thị trường đã cho thấy quá trình tìm đáy luôn kéo dài và đua giá cao luôn gặp rất nhiều rủi ro.

Chuyển biến hôm nay là xấu vì số lượng cổ phiếu giảm mạnh trở lại sau khi đạt giá đỉnh tăng lên mức cao. Độ rộng thị trường lại nghiêng sang hướng tiêu cực, đặc biệt trên sàn Hà Nội. Thanh khoản thấp, biên độ dao động cao vẫn là biểu hiện quen thuộc của tình trạng cầu yếu.

Trong khi VN-Index còn có dao động tăng giảm nhờ vài mã lớn, HNX-Index hình thành một đường dốc đi xuống thẳng băng từ đầu đến cuối phiên. Các cổ phiếu đầu cơ quan trọng nhất như KLS, PVX, VND đều tỏ ra yếu ở những bước giá trên tham chiếu. Thậm chí mức hỗ trợ 10.000 đồng ở KLS, VND mới giành được phiên trước đã lại "thất thủ" trước áp lực bán mạnh.

Thống kê giao dịch của KLS và VND, tại mức 10.100 đồng và 10.000 đồng, giao dịch tập trung dày đặc và chủ yếu là do người bán khớp vào dư  mua. Dĩ nhiên cơ hội cho hai mã này quay lại "tái chiếm" ngưỡng 10.000 đồng vẫn còn, nhưng có lẽ chỉ khi khối lượng chặn mua vùng giá thấp được đẩy lên cao hơn.

Cả hai sàn hầu như không có diễn biến kịch tính nào đáng chú ý. Tốc độ giao dịch chậm trong một trạng thái buồn tẻ bất ngờ. Tâm lý hưng phấn hôm qua bị dội một gáo nước lạnh đáng kể khi đến 9h30 mới lèo tèo hơn 100 tỷ đồng giá trị khớp lệnh tại HSX. Những gợn sóng hồi của sàn này càng khiến nhà đầu tư chán nản hơn, khi độ rộng đi ngược với diễn biến Index. Những cổ phiếu lớn như BVH, MSN, VIC, VNM hôm qua hãm đà tăng của chỉ số, hôm nay lại góp phần kìm đà giảm.

Đáng chú ý nhất trên HSX có lẽ chỉ có MBB, không phải ở giá, mà là động thái mua vào mạnh ngay trên sàn khớp lệnh của nhà đầu tư nước ngoài. Trên 51% thanh khoản của MBB là nhờ khối ngoại mua ròng sau những ngày chủ yếu gom bằng hình thức thỏa thuận. Lực đỡ này giúp MBB tăng khá tốt, dù nhà đầu tư trong nước tranh thủ xả hàng cũng rất mạnh. Về cuối phiên MBB không đủ sức trụ lại ở ngưỡng cao nhất 12.900 đồng, thậm chí còn bị ép về 12.800 đồng bằng khối lượng bán lớn.

Như đã nói mấy hôm trước, khi cung giá thấp khá cạn thì khả năng tăng giá là lớn. Tuy nhiên "vấn nạn" lại ở chỗ người bán phản ứng hơi nhanh khi có giá tốt. Nhu cầu cắt lỗ, cơ cấu danh mục lại tăng lên mỗi khi người mua đẩy giá lên. Tình trạng này không phải hôm nay mới diễn ra mà kéo dài từ tuần trước đưa người mua thay đổi trạng thái tâm lý một cách thất thường.

Ngoài câu chuyện tiền, sự thay đổi thất thường nói trên có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực hơn là người cầm tiền càng ngày càng co cụm vì ngại rủi ro. Thị trường trơ với thông tin hỗ trợ không phải là điều hay. Thậm chí nhà đầu tư có thể cảm nhận như thị trường liên tục gài bẫy và liên tục mắc lỗi có vị thế ngược với xu hướng. 

Các suy luận thông thường trong tình trạng thanh khoản yếu như hôm nay là "test" cung, "đè gom", "chưa gom đủ nên chưa cho lên"… Những suy luận này có thể đúng, nhưng cũng có thể là võ đoán. Tín hiệu khẳng định quan trọng nhất vẫn là tiền phải vào đủ lớn vì một xu hướng tăng chắc chắn luôn cần nhiều tiền để đảm bảo độ bền và sức mạnh. 

Lượng tiền vào thị trường từ tuần trước đến nay có lúc tăng lúc giảm, nhưng chắc chắn là thất thường và xu hướng bình quân vẫn là giảm. Liệu những phiên giá trị khớp lệnh tăng lên có phải là tín hiệu của dòng tiền lớn nhập cuộc, hay chỉ là sự hưng phấn nhất thời của dòng tiền thường trực từ những người bám sàn? Hô hào luôn dễ hơn là bỏ tiền thực vào mua!


http://vneconomy.vn/20111129042252150P0C7/chung-khoan-ngay-2911-tien-lai-boc-hoi.htm
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
  • Nguyễn Bình
    11:14 (GMT+7) - Thứ Tư, 30/11/2011
    Vẫn như thường lệ, hết phiên GD ngày 30-11, VN index đạt 380,69, vẫn xuất hiện lệnh bán với KL lớn từ đầu phiên 1 đến cuối phiên, NĐT có lẽ và thực sự chờ tín hiệu tốt từ nhiều phía, tâm lý dè chừng mua hàng 50 -50. 

    Cứ hễ 10 người mua hàng vào các ngày 23,24,25/11 thì có 8 người bán ra các ngày 29, 30/11, và ngày 1,2/12 lại tiếp tục nhận được tín hiệu xã hàng với KL lớn. 

    Câu hỏi thật sự đặt ra ở đây là: "Liệu TTCK có phải thực chất là tổng hòa của 75% tâm lý và 25% tài chính".
  • Nguyễn Bình
    22:23 (GMT+7) - Thứ Ba, 29/11/2011
    Mình theo sát diễn biến 2 tuần nay, các ngày, 24, 25, 28, 29 của tháng 11 có dấu hiệu đang đè các mã ck xuống thấp hơn giá trị rất thực, giữa phiên 2 lúc nào cũng xảy ra trường hợp bán tháo với KL rất lớn, ngày 28 , 29/11 sau khi công bố chỉ số CPI, kèm theo lời hứa của chính phủ về việc hỗ trợ TTCK thì đó cũng đánh 1 đòn tâm lý với các NĐT, xuất hiện lệnh mua, lực mua nhiều, nhưng đến cuối phiên 3 xã hàng gấp 2 lần khi mua. Cứ lên 100đ thì giảm 200-500đ cho ngày hôm sau với KLGD rất lớn. 

    Ngày 30-11 vẫn là ngày đánh lên 100đ xã hàng ngay từ 200- 500đ. Cứ thế liên lục làm NĐT chán nản, 1 phiên đi ngang trong biên độ hẹp cho phép.
  • Binh Ninh
    19:14 (GMT+7) - Thứ Ba, 29/11/2011
    Mình rất thích đọc những bài viết phân tích giao dịch trong ngày của bạn Lan Ngọc. Rất sâu sắc và luôn luôn hợp lý. Ngày nào vào 3h chiều mình cũng vào VnEconomy để mong được đọc bài bình luận của bạn. 

    Đề nghị bạn đừng bao giờ bỏ viết bài dù chỉ là 1 ngày. Nếu sáng nào bạn bận ko quan sát bảng điện tử được thì bạn có thể dùng phần mềm ghi lại màn hình desktop để sau đó có thể bật lên theo dõi lại rồi viết bài. 

    Bài viết của bạn sẽ giúp được cho rất nhiều bạn đọc tự suy luận và tìm hướng đi cho mình. 

    Một lần nữa cảm ơn bạn rất nhiều, Lan Ngọc.
  • Trudanhck
    17:05 (GMT+7) - Thứ Ba, 29/11/2011
    Phiên hôm nay: thể hiện sự tâm lý nhà đầu tư: chán nản, thiếu niềm tin. 

    Liệu lúc này bán ra có phải là giải pháp tốt không? Khi mà thị giá các cổ phiếu đã xuống thấp hơn giá trị thực rất nhiều so với nội tại doanh nghiệp. 

    Dự báo cho phiên ngày mai: đà bi quan sẽ tiếp tục đầu phiên. Thị trường sẽ lấy lại tự tin vào giữa phiên 2 khi các lệnh lớn nhảy vào gom cổ phiếu giá thấp. Kết thúc phiên đóng cửa nhiều mã tăng áp đảo so với mã giảm.

No comments:

Post a Comment