Để mua được chiếc xe này, ngoài số tiền 6 tỷ đồng vào giá bán, người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra thêm 60 tỷ đồng (gấp 10 lần) nộp vào ngân sách Nhà nước để có quyền được mua.
Đây sẽ là tình huống rất bình thường nếu một người tiêu dùng phải tham gia đấu giá để mua một chiếc xe hơi có yếu tố đặc biệt.
Tuy nhiên, nếu những đề xuất mới đây của Hiệp hội Các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) trở thành hiện thực, người tiêu dùng khi mua một chiếc xe hơi có giá 6 tỷ đồng sẽ phải bỏ ra thêm số tiền gấp đến 10 lần giá xe chỉ để có… quyền mua chiếc xe đó.
Đề xuất “khắc nghiệt”
Tại văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ngày 31/5/2011, VAFI đã đưa ra một loạt đề xuất nhằm mục tiêu hạn chế lượng ôtô, xe máy lưu hành, đồng thời giảm nhập siêu và kiềm chế tai nạn giao thông.
Trong đó đối với mặt hàng ôtô, VAFI đề xuất áp dụng phí được quyền mua ôtô con(xe chở người dưới 10 chỗ ngồi - PV), trừ taxi và xe du lịch phục vụ công cộng cho mọi đối tượng. Các mức phí được phân chia theo giá trị thị trường của xe, và bắt đầu tính từ loại xe bình dân.
Cụ thể, “mức phí khởi đầu sẽ bằng 100% giá trị thị trường của xe bình dân và được nâng lên mức lũy tiến, theo nguyên tắc phí thu sẽ vượt từ 3 - 10 lần giá trị thị trường của các dòng xe xa xỉ”.
Có thể lấy một ví dụ từ đề xuất này để thấy được mức độ “khắc nghiệt” trong trường hợp đề xuất của VAFI được áp dụng thành chính sách.
Ở mức độ cao nhất, một chiếc xe được xếp vào hạng xa xỉ như Porsche 911 Carrera GTS nhập khẩu nguyên chiếc do Công ty TNHH Xe hơi Thể thao Uy tín (PSC) phân phối với mức giá 6 tỷ đồng. Để mua được chiếc xe này, ngoài số tiền 6 tỷ đồng trả cho PSC, người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra thêm 60 tỷ đồng (gấp 10 lần) nộp vào ngân sách Nhà nước để có quyền được mua.
Đối với mặt hàng xe gắn máy, VAFI đề xuất thu phí ở mức thấp hoặc vừa phải đối với các loại xe bình dân để từng bước khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Với các loại xe đắt tiền (giá trị gấp từ 3 lần trở lên so với xe bình dân), mức phí thu bằng từ 2 lần giá trị xe trở lên, xe đắt tiền gấp 5 lần xe bình dân thì phí thu bằng 4 lần giá trị xe…
Riêng các loại xe thuộc nhóm có giá bán thấp nhất tương ứng với người có thu nhập thấp ở nông thôn, các thành phố nhỏ, VAFI đề xuất không thu phí.
Cơ quan này cho rằng, biện pháp trên có thể gần như hoàn toàn ngăn chặn được việc sử dụng xe xa xỉ đắt tiền, có thể giảm khoảng một nửa tổng giá trị nhập khẩu phụ tùng, linh kiện, xe nguyên chiếc, giúp hạn chế tình trạng nhập, hạn chế được phần nào tình trạng ùn tắc giao thông.
VAFI khẳng định “ngay từ bây giờ cần phải xác định nguyên tắc cơ bản: Nếu chúng ta không có những giải pháp cương quyết mạnh mẽ trong việc hạn chế sử dụng ôtô, xe máy thì sẽ có ngày (trong tương lai gần) sẽ không có đường để đi mặc dù hàng năm ngân sách Nhà nước bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ để phát triển giao thông công cộng.
Không lập thêm nhà máy ôtô, xe máy
Bên cạnh đề xuất ban hành phí được quyền mua ôtô, xe máy, VAFI cũng đề xuất không cấp phép thành lập các nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy.
Lý do đưa ra đề xuất này, theo VAFI, là do hiện nay nước ta đã có quá nhiều nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy, năng lực sản xuất quá dư thừa dẫn tới giá thành sản xuất cao. Trong khi đó, tất cả các cơ sở sản xuất này đều không có khả năng nội địa hóa (tỷ lệ nội địa hóa không vượt quá 50% nếu xét về mặt giá trị).
“Vì rất nhiều lý do khác nhau, và từ kinh nghiệm thực tế hoạt động của ngành sản xuất ôtô, xe máy thì có thể khẳng định rằng nước ta không thể xây dựng được ngành công nghiệp sản xuất ôtô, xe máy ở mức độ tương đối hoàn chỉnh, đây là 1 thực tế không chỉ ở nước ta mà còn rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Việc ra đời và hoạt động của tất cả các cơ sở sản xuất ôtô, xe máy từ trước tới nay đều vận dụng nguyên tắc “thuế thấp cho khu vực sản xuất trong nước” nhưng họ không thể có khả năng phát triển theo chiếu sâu (tăng tỷ lệ nội địa hóa đáng kể)”, VAFI nhận định.
Tuy nhiên, nếu những đề xuất mới đây của Hiệp hội Các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) trở thành hiện thực, người tiêu dùng khi mua một chiếc xe hơi có giá 6 tỷ đồng sẽ phải bỏ ra thêm số tiền gấp đến 10 lần giá xe chỉ để có… quyền mua chiếc xe đó.
Đề xuất “khắc nghiệt”
Tại văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ngày 31/5/2011, VAFI đã đưa ra một loạt đề xuất nhằm mục tiêu hạn chế lượng ôtô, xe máy lưu hành, đồng thời giảm nhập siêu và kiềm chế tai nạn giao thông.
Trong đó đối với mặt hàng ôtô, VAFI đề xuất áp dụng phí được quyền mua ôtô con(xe chở người dưới 10 chỗ ngồi - PV), trừ taxi và xe du lịch phục vụ công cộng cho mọi đối tượng. Các mức phí được phân chia theo giá trị thị trường của xe, và bắt đầu tính từ loại xe bình dân.
Cụ thể, “mức phí khởi đầu sẽ bằng 100% giá trị thị trường của xe bình dân và được nâng lên mức lũy tiến, theo nguyên tắc phí thu sẽ vượt từ 3 - 10 lần giá trị thị trường của các dòng xe xa xỉ”.
Có thể lấy một ví dụ từ đề xuất này để thấy được mức độ “khắc nghiệt” trong trường hợp đề xuất của VAFI được áp dụng thành chính sách.
Ở mức độ cao nhất, một chiếc xe được xếp vào hạng xa xỉ như Porsche 911 Carrera GTS nhập khẩu nguyên chiếc do Công ty TNHH Xe hơi Thể thao Uy tín (PSC) phân phối với mức giá 6 tỷ đồng. Để mua được chiếc xe này, ngoài số tiền 6 tỷ đồng trả cho PSC, người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra thêm 60 tỷ đồng (gấp 10 lần) nộp vào ngân sách Nhà nước để có quyền được mua.
Đối với mặt hàng xe gắn máy, VAFI đề xuất thu phí ở mức thấp hoặc vừa phải đối với các loại xe bình dân để từng bước khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Với các loại xe đắt tiền (giá trị gấp từ 3 lần trở lên so với xe bình dân), mức phí thu bằng từ 2 lần giá trị xe trở lên, xe đắt tiền gấp 5 lần xe bình dân thì phí thu bằng 4 lần giá trị xe…
Riêng các loại xe thuộc nhóm có giá bán thấp nhất tương ứng với người có thu nhập thấp ở nông thôn, các thành phố nhỏ, VAFI đề xuất không thu phí.
Cơ quan này cho rằng, biện pháp trên có thể gần như hoàn toàn ngăn chặn được việc sử dụng xe xa xỉ đắt tiền, có thể giảm khoảng một nửa tổng giá trị nhập khẩu phụ tùng, linh kiện, xe nguyên chiếc, giúp hạn chế tình trạng nhập, hạn chế được phần nào tình trạng ùn tắc giao thông.
VAFI khẳng định “ngay từ bây giờ cần phải xác định nguyên tắc cơ bản: Nếu chúng ta không có những giải pháp cương quyết mạnh mẽ trong việc hạn chế sử dụng ôtô, xe máy thì sẽ có ngày (trong tương lai gần) sẽ không có đường để đi mặc dù hàng năm ngân sách Nhà nước bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ để phát triển giao thông công cộng.
Không lập thêm nhà máy ôtô, xe máy
Bên cạnh đề xuất ban hành phí được quyền mua ôtô, xe máy, VAFI cũng đề xuất không cấp phép thành lập các nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy.
Lý do đưa ra đề xuất này, theo VAFI, là do hiện nay nước ta đã có quá nhiều nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy, năng lực sản xuất quá dư thừa dẫn tới giá thành sản xuất cao. Trong khi đó, tất cả các cơ sở sản xuất này đều không có khả năng nội địa hóa (tỷ lệ nội địa hóa không vượt quá 50% nếu xét về mặt giá trị).
“Vì rất nhiều lý do khác nhau, và từ kinh nghiệm thực tế hoạt động của ngành sản xuất ôtô, xe máy thì có thể khẳng định rằng nước ta không thể xây dựng được ngành công nghiệp sản xuất ôtô, xe máy ở mức độ tương đối hoàn chỉnh, đây là 1 thực tế không chỉ ở nước ta mà còn rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Việc ra đời và hoạt động của tất cả các cơ sở sản xuất ôtô, xe máy từ trước tới nay đều vận dụng nguyên tắc “thuế thấp cho khu vực sản xuất trong nước” nhưng họ không thể có khả năng phát triển theo chiếu sâu (tăng tỷ lệ nội địa hóa đáng kể)”, VAFI nhận định.
Thảo luận (17 ý kiến)
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
Phu Quoc 10:00 (GMT+7) - Thứ Sáu, 3/6/2011
Tôi nghĩ nếu VAFI đề xuất như vậy thì nên đề xuất luôn là giảm lượng người ra đường khi không cần thiết, nhằm giảm lượng ùn tắc và tai nạn giao thông.
Vì giảm xe máy xe oto để đi xe công cộng thì làm sao các phương tiện công đáp ứng đủ, lại gây ùn tắc, gây chậm trễ trong sinh hoạt, làm việc và vấn nạn khác.
Nên đề xuất luôn việc hạn chế hoặc các bác mạnh dạn thì cấm luôn người dân ra đường khi không có việc cần thiết, làm việc và giải trí tại gia hoặc đi bộ luôn thể, để tránh khỏi phải sửa đổi luật nữa các bác VAFI nhỉ!
Tôi nghĩ nếu VAFI đề xuất như vậy thì nên đề xuất luôn là giảm lượng người ra đường khi không cần thiết, nhằm giảm lượng ùn tắc và tai nạn giao thông.
Vì giảm xe máy xe oto để đi xe công cộng thì làm sao các phương tiện công đáp ứng đủ, lại gây ùn tắc, gây chậm trễ trong sinh hoạt, làm việc và vấn nạn khác.
Nên đề xuất luôn việc hạn chế hoặc các bác mạnh dạn thì cấm luôn người dân ra đường khi không có việc cần thiết, làm việc và giải trí tại gia hoặc đi bộ luôn thể, để tránh khỏi phải sửa đổi luật nữa các bác VAFI nhỉ!
Pvd 09:53 (GMT+7) - Thứ Sáu, 3/6/2011
Thoạt nghe có vẻ vô lý. Song nghĩ lại đây là ý hay và hoàn toàn khả thi.
Người VN có thú chơi sang, người giàu đã vậy, người nghèo cũng thế. Nhìn vào ứng sử của các gia đình VN trong những ngày tết, tháng tết có thể thấy rõ tính truyền thống của đặc thù này. Vậy hà cớ gì cứ phải hạn chế thái quá ý nguyện của người dân – khi người ta hoàn toàn đủ điều kiện?
Và một khi đã vậy tại sao không tạo điều kiện cho những người này thỏa mãn nhu cầu một cách minh bạch đường đường chính chính?
Sẽ rất khả thi bởi với nhu cầu chơi sang, chằng người tiêu dùng muốn phương tiện sử dụng của mình được mua sắm thông qua cách “lách luật” cả!
Vả lại cái sang ở đây còn thể hiện được sự đã có “đóng góp nhỏ nhoi” của người chơi cho NN, XH nên sang cũng thêm phần chính đáng.
Lại nghĩ – tại sao ta không phổ cập đấu giá số xim, biển xố se v.v.. khi những cái đó hoàn toàn là nhu cầu có thực của XH – vừa tiết kiệm kinh phí cho NSNN, vừa hạn chế những tiêu cực có thể sảy ra trong những “mối quan hệ” rối rắm trên thị trường?
Tại sao các tổ chức kinh tế đóng thuế thu nhập cao nhất cho ngân sách được vinh danh còn cá nhân thì không?
Thoạt nghe có vẻ vô lý. Song nghĩ lại đây là ý hay và hoàn toàn khả thi.
Người VN có thú chơi sang, người giàu đã vậy, người nghèo cũng thế. Nhìn vào ứng sử của các gia đình VN trong những ngày tết, tháng tết có thể thấy rõ tính truyền thống của đặc thù này. Vậy hà cớ gì cứ phải hạn chế thái quá ý nguyện của người dân – khi người ta hoàn toàn đủ điều kiện?
Và một khi đã vậy tại sao không tạo điều kiện cho những người này thỏa mãn nhu cầu một cách minh bạch đường đường chính chính?
Sẽ rất khả thi bởi với nhu cầu chơi sang, chằng người tiêu dùng muốn phương tiện sử dụng của mình được mua sắm thông qua cách “lách luật” cả!
Vả lại cái sang ở đây còn thể hiện được sự đã có “đóng góp nhỏ nhoi” của người chơi cho NN, XH nên sang cũng thêm phần chính đáng.
Lại nghĩ – tại sao ta không phổ cập đấu giá số xim, biển xố se v.v.. khi những cái đó hoàn toàn là nhu cầu có thực của XH – vừa tiết kiệm kinh phí cho NSNN, vừa hạn chế những tiêu cực có thể sảy ra trong những “mối quan hệ” rối rắm trên thị trường?
Tại sao các tổ chức kinh tế đóng thuế thu nhập cao nhất cho ngân sách được vinh danh còn cá nhân thì không?
Nguyen Trung Kien 09:46 (GMT+7) - Thứ Sáu, 3/6/2011
Để giảm ùn tắc giao thông thì sao không làm đường cho to, cho rộng vào mà phải đi ngăn cản việc mua xe. Ai có tiền thì người ấy mua thôi, cứ không quản lý được là lại đưa vào cấm, vô lý nhỉ?
Để giảm ùn tắc giao thông thì sao không làm đường cho to, cho rộng vào mà phải đi ngăn cản việc mua xe. Ai có tiền thì người ấy mua thôi, cứ không quản lý được là lại đưa vào cấm, vô lý nhỉ?
Người dân 09:34 (GMT+7) - Thứ Sáu, 3/6/2011
Nếu những người đề xuất kế hoạch này có thể sử dụng phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân của họ, thì họ đã không phải khó nhọc để nghĩ ra phương án giảm ùn tắc mới này.
Sao những người này không bỏ thời gian để suy nghĩ lý do tại sao người dân không dùng phương tiện công cộng. Chất lượng? Khả năng điều hành?
Nếu những người đề xuất kế hoạch này có thể sử dụng phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân của họ, thì họ đã không phải khó nhọc để nghĩ ra phương án giảm ùn tắc mới này.
Sao những người này không bỏ thời gian để suy nghĩ lý do tại sao người dân không dùng phương tiện công cộng. Chất lượng? Khả năng điều hành?
DAT 08:42 (GMT+7) - Thứ Sáu, 3/6/2011
Đề xuất này của VAFI vừa không có tính khả thi, vừa chứng tỏ sự không am hiểu gì về thị trường.
Đề xuất này của VAFI vừa không có tính khả thi, vừa chứng tỏ sự không am hiểu gì về thị trường.
Duy 08:29 (GMT+7) - Thứ Sáu, 3/6/2011
Thật không hiểu nổi các ông VAFI nghĩ gì mà đưa ra cái đề xuất này!!!
Thật không hiểu nổi các ông VAFI nghĩ gì mà đưa ra cái đề xuất này!!!
Jenny 08:02 (GMT+7) - Thứ Sáu, 3/6/2011
Cũng tốt thôi nếu Nhà nước có chính sách quyết liệt nhằm giảm lượng xe ô tô, mô tô nhằm giảm thiểu những rủi ro khi tham gia giao thông.
Có điều chưa thấy Nhà nước công bố những chính sách cụ thể để phát triển phương tiện giao thông công cộng (được hiểu là sử dụng xe buýt, tương lai gần là tàu điện ngầm).
Bởi nếu ai đã từng đi xe buýt ở Hà Nội rồi thì có lẽ sẽ ngán ngẩm tới mức chắt bóp mà chi tiền xài xe máy còn sướng hơn.
Xe buýt vừa chật chội, vừa chưa đúng giờ, hay bỏ bến, chưa kể cả bác tài lẫn người soát vé quá thô lỗ... khiến nhiều người đi xe buýt vừa hoảng, vừa sợ.
Cũng tốt thôi nếu Nhà nước có chính sách quyết liệt nhằm giảm lượng xe ô tô, mô tô nhằm giảm thiểu những rủi ro khi tham gia giao thông.
Có điều chưa thấy Nhà nước công bố những chính sách cụ thể để phát triển phương tiện giao thông công cộng (được hiểu là sử dụng xe buýt, tương lai gần là tàu điện ngầm).
Bởi nếu ai đã từng đi xe buýt ở Hà Nội rồi thì có lẽ sẽ ngán ngẩm tới mức chắt bóp mà chi tiền xài xe máy còn sướng hơn.
Xe buýt vừa chật chội, vừa chưa đúng giờ, hay bỏ bến, chưa kể cả bác tài lẫn người soát vé quá thô lỗ... khiến nhiều người đi xe buýt vừa hoảng, vừa sợ.
Minh Thanh 01:14 (GMT+7) - Thứ Sáu, 3/6/2011
Hiện nay giá xe tại VN đã quá cao so với thế giới. Để vào được WTO, VN đã từng ký lộ trình cụ thể theo hướng cắt giảm dần các loại thuế + phí cho mặt hàng xe hơi rồi bây giờ lại thay đổi thì ra làm sao?
Cán cân thương mại chênh lệch là do yếu kém nội tạng của nền kinh tế VN , trong đó có sự yếu kém của cách thức điều hành. Tại sao lại đánh thêm phí vao người tiêu dùng VN?
Tăng phí có góp khắc phục sự yếu kém của nền KT Việt nam? của tình trạng hạ tầng cơ sở của VN không? Câu trả lời là - KHÔNG.
Hiện nay giá xe tại VN đã quá cao so với thế giới. Để vào được WTO, VN đã từng ký lộ trình cụ thể theo hướng cắt giảm dần các loại thuế + phí cho mặt hàng xe hơi rồi bây giờ lại thay đổi thì ra làm sao?
Cán cân thương mại chênh lệch là do yếu kém nội tạng của nền kinh tế VN , trong đó có sự yếu kém của cách thức điều hành. Tại sao lại đánh thêm phí vao người tiêu dùng VN?
Tăng phí có góp khắc phục sự yếu kém của nền KT Việt nam? của tình trạng hạ tầng cơ sở của VN không? Câu trả lời là - KHÔNG.
Kim Ngọc 00:24 (GMT+7) - Thứ Sáu, 3/6/2011
Để giảm lượng phương tiện giao thông, giảm nhập siêu, tại sao lại ngăn chặn nguồn cung hàng hóa, đó là quyền của người tiêu dùng.
Nếu muốn đạt mục tiêu đề ra, có thể làm 2 biện pháp:
1. Tăng phí sư dụng xe: trước bạ, thêm phí lưu hành đường bộ, phí bảo vệ môi trường. Người dân sẽ phải sử dụng phương tiện chi phí rẻ hơn.
2. Nhà nước nhất quyết phải thực hiện được mở rộng các tuyến đường, phát triển giao thông công cộng.
Tăng phí chắn chắn sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ người dân, tuy nhiên, vấn đề tắc đường là của chúng ta, mọi người đều phải san sẻ.
- Phí có tác dụng làm giảm lượng phương tiện cá nhân, người dân phải chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc sử dụng phương tiện cá nhân hiệu quả hơn.
- Phí tạo nguồn thu để thực hiện điều 2, phát triển GT công cộng.
- Phí tăng từng bước, đảm bảo không gây sốc.
Quan trọng hơn, biện pháp thứ 2 chính là điều mà Nhà nước nhất quyết phải làm, và đã làm nhiều nhưng chưa đủ. Khi phí tăng, người dân phải chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng.
Nhà nước phải đi trước một bước (nhất định phải làm), mở rộng các tuyến đường, tăng cường phương tiện công cộng, để phục vụ người dân. Đây có thể xem là lời hứa mà Nhà nước phải làm trước khi tăng phí sử dụng xe.
Biện pháp của tôi nhằm giảm lượng xe cá nhân, một phần giảm nhập xe ( thường là xe giá trị lớn, nhưng đó là quyền của công dân), tạo nguồn thu cho sử dụng đường bộ và mở rộng GT công cộng.
Còn về giải pháp không cho mở thêm nhà máy ô tô. Tôi chỉ đồng ý là chúng ta nên giảm bảo hộ một phần cho ngành ô tô (như thuế, ưu đãi). Còn việc mở nhà máy mới, không cấm, bởi nếu vẫn dư cầu, tất phải có nhà máy mới để đáp ứng cầu.
Điều phải làm là Nhà nước sẽ làm gì để phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô, từ chế tạo các bộ phận, động cơ, đến hóa chất, nhựa tổng hợp, thiết bị công nghệ cao. Điều đó vừa góp phần làm tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần làm giảm giá thành ô tô. Giải quyết tình trạng giá ô tô trong nước ở mức cao hiện nay.
Đôi dòng ý kiến.
Để giảm lượng phương tiện giao thông, giảm nhập siêu, tại sao lại ngăn chặn nguồn cung hàng hóa, đó là quyền của người tiêu dùng.
Nếu muốn đạt mục tiêu đề ra, có thể làm 2 biện pháp:
1. Tăng phí sư dụng xe: trước bạ, thêm phí lưu hành đường bộ, phí bảo vệ môi trường. Người dân sẽ phải sử dụng phương tiện chi phí rẻ hơn.
2. Nhà nước nhất quyết phải thực hiện được mở rộng các tuyến đường, phát triển giao thông công cộng.
Tăng phí chắn chắn sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ người dân, tuy nhiên, vấn đề tắc đường là của chúng ta, mọi người đều phải san sẻ.
- Phí có tác dụng làm giảm lượng phương tiện cá nhân, người dân phải chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc sử dụng phương tiện cá nhân hiệu quả hơn.
- Phí tạo nguồn thu để thực hiện điều 2, phát triển GT công cộng.
- Phí tăng từng bước, đảm bảo không gây sốc.
Quan trọng hơn, biện pháp thứ 2 chính là điều mà Nhà nước nhất quyết phải làm, và đã làm nhiều nhưng chưa đủ. Khi phí tăng, người dân phải chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng.
Nhà nước phải đi trước một bước (nhất định phải làm), mở rộng các tuyến đường, tăng cường phương tiện công cộng, để phục vụ người dân. Đây có thể xem là lời hứa mà Nhà nước phải làm trước khi tăng phí sử dụng xe.
Biện pháp của tôi nhằm giảm lượng xe cá nhân, một phần giảm nhập xe ( thường là xe giá trị lớn, nhưng đó là quyền của công dân), tạo nguồn thu cho sử dụng đường bộ và mở rộng GT công cộng.
Còn về giải pháp không cho mở thêm nhà máy ô tô. Tôi chỉ đồng ý là chúng ta nên giảm bảo hộ một phần cho ngành ô tô (như thuế, ưu đãi). Còn việc mở nhà máy mới, không cấm, bởi nếu vẫn dư cầu, tất phải có nhà máy mới để đáp ứng cầu.
Điều phải làm là Nhà nước sẽ làm gì để phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô, từ chế tạo các bộ phận, động cơ, đến hóa chất, nhựa tổng hợp, thiết bị công nghệ cao. Điều đó vừa góp phần làm tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần làm giảm giá thành ô tô. Giải quyết tình trạng giá ô tô trong nước ở mức cao hiện nay.
Đôi dòng ý kiến.
Nguyen Canh Chau 23:04 (GMT+7) - Thứ Năm, 2/6/2011
VAFI các anh là một nhóm các nhà đầu tư tài chính, có quyền phát biểu, kiến nghị đề đạt này nọ nhưng cũng trong lĩnh vực chuyên môn của các anh thôi chứ, đằng này lại lấn sang cả sân hoạch định chính sách vĩ mô giảm tai nạn với ùn tắc giao thông là thế nào?
VN giờ hay thật, UB giám sát tài chính quốc gia thì phát ngôn về chính sách tiền tệ dù các phát ngôn này nhiều khi ngược hẳn với chính sách của NHNN, hiệp hội lương thực thì cấp hạn ngạch xuất khẩu lúa gạo, giờ mấy bác đầu tư tài chính lại đi đề xuất chính sách giảm ùn tắc giao thông.
VAFI các anh là một nhóm các nhà đầu tư tài chính, có quyền phát biểu, kiến nghị đề đạt này nọ nhưng cũng trong lĩnh vực chuyên môn của các anh thôi chứ, đằng này lại lấn sang cả sân hoạch định chính sách vĩ mô giảm tai nạn với ùn tắc giao thông là thế nào?
VN giờ hay thật, UB giám sát tài chính quốc gia thì phát ngôn về chính sách tiền tệ dù các phát ngôn này nhiều khi ngược hẳn với chính sách của NHNN, hiệp hội lương thực thì cấp hạn ngạch xuất khẩu lúa gạo, giờ mấy bác đầu tư tài chính lại đi đề xuất chính sách giảm ùn tắc giao thông.
Hoang Viet 22:32 (GMT+7) - Thứ Năm, 2/6/2011
Thật nực cười khi Hiệp hội Các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) lại đi kiến nghị/tư vấn Chính phủ mức thuế đánh vào ô tô! Nhớ lại mới đây cũng có một kiến nghị của Hiệp hội này đề nghị giảm lãi suất USD về 0%. Nhiệt tình là tốt nhưng cũng rất dễ trở thành phá hoại. Mong quý vị hãy có suy nghĩ trước khi gửi đi bất cứ một văn bản nào.
Thật nực cười khi Hiệp hội Các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) lại đi kiến nghị/tư vấn Chính phủ mức thuế đánh vào ô tô! Nhớ lại mới đây cũng có một kiến nghị của Hiệp hội này đề nghị giảm lãi suất USD về 0%. Nhiệt tình là tốt nhưng cũng rất dễ trở thành phá hoại. Mong quý vị hãy có suy nghĩ trước khi gửi đi bất cứ một văn bản nào.
Đau đầu 21:35 (GMT+7) - Thứ Năm, 2/6/2011
Mình chờ xem VAFI sẽ đưa ra những nghiên cứu gì trước khi đưa ra đề xuất này, hi vọng không phải vì một phút bốc đồng mà nghĩ ra kế sách này nhầm giảm nhập siêu.
Theo tôi, nhà nước nên tạo cơ hội để doanh nghiệp mang nhiều ngoại tệ hơn về cho quốc gia hơn là cố gắng ngăn chặn dòng ngoại tệ xuất ra nước ngoài. Nếu không kiếm được tiền tất nhiên sẽ chẳng ai bỏ ra quá nhiều tiền để mua siêu xe.
Mình chờ xem VAFI sẽ đưa ra những nghiên cứu gì trước khi đưa ra đề xuất này, hi vọng không phải vì một phút bốc đồng mà nghĩ ra kế sách này nhầm giảm nhập siêu.
Theo tôi, nhà nước nên tạo cơ hội để doanh nghiệp mang nhiều ngoại tệ hơn về cho quốc gia hơn là cố gắng ngăn chặn dòng ngoại tệ xuất ra nước ngoài. Nếu không kiếm được tiền tất nhiên sẽ chẳng ai bỏ ra quá nhiều tiền để mua siêu xe.
Đức Hùng 21:01 (GMT+7) - Thứ Năm, 2/6/2011
Trong tình hình kinh tế như hiện nay, tôi thấy đề xuất này là hợp lý nhằm giảm bớt tiền đô chảy ra nước ngoài, đây cũng sẽ góp phần triệt tiêu bớt tâm lý sính hàng ngoại ngày càng gia tăng trong người dân.
Trong tình hình kinh tế như hiện nay, tôi thấy đề xuất này là hợp lý nhằm giảm bớt tiền đô chảy ra nước ngoài, đây cũng sẽ góp phần triệt tiêu bớt tâm lý sính hàng ngoại ngày càng gia tăng trong người dân.
Nguyên Hà 20:50 (GMT+7) - Thứ Năm, 2/6/2011
Đây là đề xuất kỳ lạ nhất từ trước tới nay. Chắc chắn cuối năm nay VAFI sẽ được bình chọn trong mục chuyện cười Việt Nam với những đề xuất khó hiểu và ngộ nghĩnh.
Đây là đề xuất kỳ lạ nhất từ trước tới nay. Chắc chắn cuối năm nay VAFI sẽ được bình chọn trong mục chuyện cười Việt Nam với những đề xuất khó hiểu và ngộ nghĩnh.
Hong nam 20:35 (GMT+7) - Thứ Năm, 2/6/2011
Phương tiện giao thông công cộng thì xập sệ, không đáp ứng được nhu cầu người dân mà lại còn đưa ra những đề xuất hoang tưởng. Xe máy loại nào là bình dân? Loại nào là cao cấp?
Phương tiện giao thông công cộng thì xập sệ, không đáp ứng được nhu cầu người dân mà lại còn đưa ra những đề xuất hoang tưởng. Xe máy loại nào là bình dân? Loại nào là cao cấp?
Abc 17:37 (GMT+7) - Thứ Năm, 2/6/2011
Đúng là chúng ta ko có khả năng nội địa hóa lĩnh vực này thật.
nhưng bỏ tiền ra để có quyền mua nhằm mục đích hạn chế lượng xe nhập khẩu, lưu thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và giải phóng mặt bằng thì vô lí quá!
Giải quyết thì phải từ gốc. Nếu muốn giản thiểu tai nạn thì tốt nhất là làm luật thật chặt, thật nghiêm. Về mặt đường xá cũng vậy, chấp hành nghiêm khắc những luật ban hành xử phạt những phương tiện là hư hao đường xá.
Phương tiện đi lại là nhu cầu của công dân. ko thể nào vì ko đảm bảo được thì lại cấm họ sử dụng. Như vậy có khác gì cái cây bị sâu ăn mình ko bắt sâu mà lại hái những cái lá hư bỏ đi.
Đúng là chúng ta ko có khả năng nội địa hóa lĩnh vực này thật.
nhưng bỏ tiền ra để có quyền mua nhằm mục đích hạn chế lượng xe nhập khẩu, lưu thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và giải phóng mặt bằng thì vô lí quá!
Giải quyết thì phải từ gốc. Nếu muốn giản thiểu tai nạn thì tốt nhất là làm luật thật chặt, thật nghiêm. Về mặt đường xá cũng vậy, chấp hành nghiêm khắc những luật ban hành xử phạt những phương tiện là hư hao đường xá.
Phương tiện đi lại là nhu cầu của công dân. ko thể nào vì ko đảm bảo được thì lại cấm họ sử dụng. Như vậy có khác gì cái cây bị sâu ăn mình ko bắt sâu mà lại hái những cái lá hư bỏ đi.
Cấn Minh Thái 17:03 (GMT+7) - Thứ Năm, 2/6/2011
Nếu mục đích của việc thu phí là nhằm giảm ùn tắc giao thông, thì cớ gì lại thu phí theo giá trị xe? Không lẽ xe đắt tiền thì chiếm nhiều đường hơn, gây ùn tắc giao thông hơn xe rẻ tiền?
Bản thân tôi không có xe hơi (vì thấy dùng xe hơi quá bất tiện trong điều kiện TPHCM và Hà Nội, mà tôi đang sống ở TPHCM), nhưng không tài nào chấp nhận cái lối tư duy này.
Nếu mục đích của việc thu phí là nhằm giảm ùn tắc giao thông, thì cớ gì lại thu phí theo giá trị xe? Không lẽ xe đắt tiền thì chiếm nhiều đường hơn, gây ùn tắc giao thông hơn xe rẻ tiền?
Bản thân tôi không có xe hơi (vì thấy dùng xe hơi quá bất tiện trong điều kiện TPHCM và Hà Nội, mà tôi đang sống ở TPHCM), nhưng không tài nào chấp nhận cái lối tư duy này.
No comments:
Post a Comment