▪ VŨ QUỲNH
09:28 (GMT+7) - Thứ Sáu, 20/5/2011
Theo nghị quyết, từ nay đến 2020, Việt Nam phấn đấu thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2% năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4% năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.
Với mục tiêu này, Chính phủ đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo như hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ về giáo dục đào tạo; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý;...
Cụ thể, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật công nghệ vào sản xuất.
Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả nước.
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật.
Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu rõ, hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới không thuộc huyện nghèo trong thời gian chưa tự túc được lương thực được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng.
Chính phủ cũng có chính sách ưu đãi cao hơn về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn học đại học; xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự án định canh, định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Đối với xã nghèo, ưu tiên đầu tư trước để hoàn thành, đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới đối với cơ sở trường học, trạm y tế, nhà văn hóa ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
09:28 (GMT+7) - Thứ Sáu, 20/5/2011
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 80/NQ-CP về việc định hướng giảm nghèo bền vững, thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
Theo nghị quyết, từ nay đến 2020, Việt Nam phấn đấu thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2% năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4% năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.
Với mục tiêu này, Chính phủ đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo như hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ về giáo dục đào tạo; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý;...
Cụ thể, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật công nghệ vào sản xuất.
Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả nước.
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật.
Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu rõ, hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới không thuộc huyện nghèo trong thời gian chưa tự túc được lương thực được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng.
Chính phủ cũng có chính sách ưu đãi cao hơn về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn học đại học; xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự án định canh, định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Đối với xã nghèo, ưu tiên đầu tư trước để hoàn thành, đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới đối với cơ sở trường học, trạm y tế, nhà văn hóa ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
No comments:
Post a Comment