Nên đưa nội dung “Nhật ký trong tù”vào chương trình “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”
Trong cuốn “Nhật ký trong tù”, Bác đã viết:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao
Bài Nghe tiếng giã gạo:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bong
Sống ở trên đời, người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
Bài Đêm lạnh:
Đêm thu không đệm cũng không chăn
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh
Nhòm song. Bắc đẩu đã nằm ngang
Bài Mới ra tù, tập leo núi:
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa
Bài Trên đường đi:
Mặc dầu bị trói chân tay
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;
Vui say, ai cấm ta đừng.
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hưu
Bài Bốn tháng rồi:
“Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài”
Lời nói người xưa đâu có sai
Sống khác loài người vừa bốn tháng
Tiều tụy còn hơn mười năm trời
Bởi vì:
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ
Cho nên:
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gày đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân
May mà:
Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần
Bài Nhớ bạn:
Ngày đi bạn tiễn đến bên sông
Hẹn bạn về khi lúa đỏ đòng
Nay gặp đã xong, cầy đã khắp
Quê người, tôi vẫn chốn lao lung
Bài Vọng nguyệt:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Nhà thơ Tố Hữu trong buổi tọa đàm về Nhật ký trong tù tháng 5-1960 đã viết “Đọc Nhật ký trong tù không bụng dạ nào mà nghĩ mình đọc thơ, vì trong hoàn cảnh đó ( bị địch giam cầm) thơ bật ra ngoài chủ ý của người làm, chính vì thế mà nó lại là văn chương. Gọi Bác là nhà thơ lỗi lạc, nghe cứ thế nào ấy, nhưng đó lại là đúng. Nhật ký trong tù, thực là tập thơ lớn”.
Trong bài viết “Đạo đức và tác phong của Hồ Chủ tịch năm 1979, Tổng bí thư Trường Chinh đã viết “Trong thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi câu mỗi chữ đều mang chất thép, đều toát ra tư tưởng và tình cảm của một chiến sỹ vĩ đại”.
Nhà văn Đặng Thai Mai viết ”Tập thơ trước hết là một tác phẩm tả thực. Tả thực ở đây không chỉ phô bày cái đau đơn mà là một bản cáo trạng, là khả năng đấu tranh để sinh tồn và niền tin chiến thắng. Đọc Ngục trung nhật ký chúng ta luôn bắt gặp một nghệ sĩ, một con người yêu thiên nhiên. Tình cảm thiên nhiên dạt dào, lai láng trong thơ”.
Nhà văn Trần Huy Liệu lại viết “Với lời lẽ giản dị, điềm đạm, vui tươi, trong những ngày gian khổ, đen tối thơ Bác vẫn đầy lạc quan”.
Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: “Thiên nhiên trong thơ Bác thật phong phú, hào phóng và ấm áp lạ lùng. Toàn bộ tập thơ là một bản tuyên ngôn về tự do, thương yêu, cương quyết và khí phách anh hùng của một người cộng sản vĩ đại.”
Nhà thơ Hoài Thanh viết “Thế giới quen thuộc trong thơ Bác là thế giới những hoàn cảnh cụ thể, những sự việc cụ thể trong đời sống hàng ngày. Thơ Bác dắt dẫn ta đi sâu vào lối nhìn, lối nghĩ của người cộng sản.
Đọc “Nhật ký trong tù”giúp ta hiểu được thế nào là giá trị của độc lập tự do, do vậy nên đưa nội dung “Nhật ký trong tù” vào nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Ngọc Bích
Trong cuốn “Nhật ký trong tù”, Bác đã viết:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao
Bài Nghe tiếng giã gạo:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bong
Sống ở trên đời, người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
Bài Đêm lạnh:
Đêm thu không đệm cũng không chăn
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh
Nhòm song. Bắc đẩu đã nằm ngang
Bài Mới ra tù, tập leo núi:
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa
Bài Trên đường đi:
Mặc dầu bị trói chân tay
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;
Vui say, ai cấm ta đừng.
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hưu
Bài Bốn tháng rồi:
“Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài”
Lời nói người xưa đâu có sai
Sống khác loài người vừa bốn tháng
Tiều tụy còn hơn mười năm trời
Bởi vì:
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ
Cho nên:
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gày đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân
May mà:
Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần
Bài Nhớ bạn:
Ngày đi bạn tiễn đến bên sông
Hẹn bạn về khi lúa đỏ đòng
Nay gặp đã xong, cầy đã khắp
Quê người, tôi vẫn chốn lao lung
Bài Vọng nguyệt:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Nhà thơ Tố Hữu trong buổi tọa đàm về Nhật ký trong tù tháng 5-1960 đã viết “Đọc Nhật ký trong tù không bụng dạ nào mà nghĩ mình đọc thơ, vì trong hoàn cảnh đó ( bị địch giam cầm) thơ bật ra ngoài chủ ý của người làm, chính vì thế mà nó lại là văn chương. Gọi Bác là nhà thơ lỗi lạc, nghe cứ thế nào ấy, nhưng đó lại là đúng. Nhật ký trong tù, thực là tập thơ lớn”.
Trong bài viết “Đạo đức và tác phong của Hồ Chủ tịch năm 1979, Tổng bí thư Trường Chinh đã viết “Trong thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi câu mỗi chữ đều mang chất thép, đều toát ra tư tưởng và tình cảm của một chiến sỹ vĩ đại”.
Nhà văn Đặng Thai Mai viết ”Tập thơ trước hết là một tác phẩm tả thực. Tả thực ở đây không chỉ phô bày cái đau đơn mà là một bản cáo trạng, là khả năng đấu tranh để sinh tồn và niền tin chiến thắng. Đọc Ngục trung nhật ký chúng ta luôn bắt gặp một nghệ sĩ, một con người yêu thiên nhiên. Tình cảm thiên nhiên dạt dào, lai láng trong thơ”.
Nhà văn Trần Huy Liệu lại viết “Với lời lẽ giản dị, điềm đạm, vui tươi, trong những ngày gian khổ, đen tối thơ Bác vẫn đầy lạc quan”.
Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: “Thiên nhiên trong thơ Bác thật phong phú, hào phóng và ấm áp lạ lùng. Toàn bộ tập thơ là một bản tuyên ngôn về tự do, thương yêu, cương quyết và khí phách anh hùng của một người cộng sản vĩ đại.”
Nhà thơ Hoài Thanh viết “Thế giới quen thuộc trong thơ Bác là thế giới những hoàn cảnh cụ thể, những sự việc cụ thể trong đời sống hàng ngày. Thơ Bác dắt dẫn ta đi sâu vào lối nhìn, lối nghĩ của người cộng sản.
Đọc “Nhật ký trong tù”giúp ta hiểu được thế nào là giá trị của độc lập tự do, do vậy nên đưa nội dung “Nhật ký trong tù” vào nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Ngọc Bích
No comments:
Post a Comment