Thứ ba, 16 Tháng 8 2011 11:48 | ||||||||
(GDVN) - Quan điểm của Mỹ trước hành động Trung Quốc gân hấn trên biển Đông, tổng thống Philipines thăm Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng , tác động của tàu sân bay đối với biển Đông,...là những thông tin được các báo tiếp tục phản ánh ngày hôm nay. Lo ngại Trung Quốc gây hấn trên biển Đông, Mỹ quyết tâm dấn thân vào Châu Á. Theo thông tin được đăng tải trên các báo: Do lo ngại về các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông; Mỹ chú trọng phục hồi quan hệ với ASEAN và các quốc gia thành viên then chốt của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Philippines - quan chức ngoại giao hàng đầu Mỹ tuyên bố.
Đến thăm Australia trong khuôn khổ cuộc “Đối thoại lãnh đạo Mỹ - Australia” cuối tuần qua tại Perth, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách châu Á Thái Bình Dương Kurt Campbell đã dành cho báo The Australia lời kêu gọi “đặc biệt”. Ông thừa nhận là Mỹ quan ngại về các vụ hải thuyền Trung Quốc liên tục bắt nạt hay xung đột với tàu thuyền của các nước khác, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam. Theo nhà ngoại giao Mỹ, trong bối cảnh này, Mỹ đã tăng cường đối thoại với Trung Quốc, nhưng không phải chỉ có quan hệ với Bắc Kinh là quan trọng nhất. “Mỹ không có chủ trương xem nhẹ Trung Đông, nhưng quan điểm chiếm đa số hiện nay tại Washington là Mỹ quyết tâm dấn thân vào vùng châu Á”. Ông phát biểu thêm. Ông Campbell cũng bác bỏ những lập luận cho rằng siêu cường Mỹ đang suy yếu nên khó có thể đóng vay trò then chốt tại châu Á trong bối cảnh Trung Quốc vươn dậy. Theo ông, thì lập luận “Mỹ suy yếu” đã từng được đưa ra nhiều lần, nhưng cuối cùng thực tế đã chứng minh ngược lại. Thêm vào đó, ông Campbell nói rằng những quan ngại trên đã khiến ông và Ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra một thông điệp cơ bản đối với khu vực: Mỹ vẫn tiếp tục hiện diện ở châu Á và các cam kết về kinh tế cũng như an ninh của nước này đối với khu vực vẫn mạnh hơn bao giờ hết. Biển Đông căng thẳng: Sứ mệnh nặng gánh của TT Philippines khi thăm TQ Theo thông tin được đăng tải trên Vietnamnet, Tổng thống Philippines chuẩn bị thăm Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng vì vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay đầu tiên, một động thái đầy ý nghĩa thể hiện sức mạnh hải quân đang trỗi dậy và dường như cũng làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và những quốc gia hàng hải châu Á nhỏ bé hơn, trong đó có Philippines xung quanh vấn đề chủ quyền với các đảo ở Biển Đông. Con tàu nặng 67.000 tấn, đã hoàn thành cuộc thử nghiệm đầu tiên trên biển trong bối cảnh hải quân Mỹ nỗ lực biểu dương lực lượng ở vùng biển tranh chấp và chiếc tàu chiến lớn nhất từ Mỹ được chuyển giao cho hải quân Philippines, con tàu thuộc lớp Hamilton. Con tàu này gần đây được đổi tên là BRP Gregorio del Pilar, đang trên đường từ California tới Philippines.
Nó khá nhỏ nếu so với tàu sân bay Trung Quốc, nhưng các quan chức hải quân Philippines không ngại ngần khẳng định, con tàu (với những mục đích khác) sẽ được sử dụng để bảo vệ các lợi ích hàng hải của Philippines ở các vùng nước gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Theo các quan chức hải quân Philippines, con tàu sẽ được sử dụng để tuần tra ở gần khu vực Palawan, nơi nước này đã xây dựng các tiền đồn và dựng cờ để khẳng định chủ quyền sau những vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc trong năm tháng qua. Ba ngày sau hành trình của tàu sân bay Trung Quốc, Mỹ cũng thể hiện sự quan ngại của họ với chuyến thăm tuần trước của tàu sân bay USS Ronald Reagan tại Hong Kong. Theo giới phân tích, chuyến thăm của USS Ronald Reagan kéo dài bốn ngày dường như khẳng định với người Trung Quốc về sự hiện diện của hải quân Mỹ tại Biển Đông. Chính quyền của Tổng thống Philippines Aquino đang đối mặt với thách thức chủ quyền trong khi bị sụt giảm tín nhiệm qua các cuộc thăm dò dư luận với những chỉ trích ngày càng gia tăng về năng lực quản lý các vấn đề nội địa, trong đó có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay lại càng chất thêm gánh nặng cho Manila khi họ từng mạnh mẽ tuyên bố sẽ không bao giờ từ bỏ một tấc đất của Philippines cho bên tuyên bố chủ quyền đối lập tại các khu vực tranh chấp. Cuộc thử nghiệm tàu sân bay Trung Quốc được các nhà quan sát coi là dấu hiệu gia tăng sức mạnh hải quân. Tờ International Herald Tribune (IHT) dẫn lời Tân hoa xã nói rằng, động thái hạ thủy con tàu “mang tính biểu tượng cao của nỗ lực kéo dài nhiều năm nhằm tạo ra sự hiện diện của một tàu sân bay ở ngoài khơi Trung Quốc thuộc vùng biển Thái Bình Dương”. Tác động của tàu sân bay đối với Biển Đông Các chuyên gia quân sự nước ngoài đã tập trung giải mã câu hỏi, Trung Quốc sẽ làm gì với tàu sân bay? Mục đích thực sự của việc sở hữu tàu sân bay là gì, chiến lược của Trung Quốc sẽ thay đổi như thế nào sau sự kiện này? Tờ Đất Việt đưa tin.
Tàu sân bay Thi Lang là biểu tượng vô cùng mạnh mẽ cho sự lớn mạnh không ngừng của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng. Sự hoàn thiện khả năng chiến đấu đã có trước đó như các hệ thống vũ khí chiến lược như tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa chống hạm tầm siêu xa, hệ thống vệ tinh và tác chiến không gian mạng. Tuy nhiên, khả năng thực sự của tàu sân bay này là gì? Theo thông báo của Trung Quốc, tàu sân bay Thi Lang là một bản thiết kế lỗi thời, và sẽ được sử dụng cho mục đích đào tạo và nghiên cứu khoa học. Điều này có lẽ là khá chính xác. Nhà phân tích hải quân Andrew Erickson và Gabriel Collins mô tả rằng, tàu sân bay Varyag đã được thông báo khá rộng rãi là sẽ được đổi tên thành Thi Lang, được sử dụng như một tàu sân bay cho mục đích đào tạo, thật khó để tưởng tượng nó được sự dụng như một vũ khí chiến tranh. Trong khi đó, tiêm kích được dự định sử dụng trên tàu sân bay này là J-15 đang trong giai đoạn phát triển.
Dean Cheng một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Heritage Foundation của Mỹ ước tính rằng. Cột mốc cho tiêm kích J-15 hoàn thành công tác phát triển cần một khoảng thời gian ít nhất là 18 tháng nữa. Công tác đào tạo phi công thực tế trên tàu sân bay sẽ là một công việc cực kỳ khó khăn và tốn kém. Ông Cheng cảnh báo rằng “Họ sẽ phải hứng chịu những thất bại và mất mát cả phi công lẫn máy bay”. Liệu có phải Trung Quốc cần 3 tàu sân bay để chấm dứt sự thống trị của Mỹ, Ấn? Tờ Đất Việt tiếp tục đưa tin: Hiện có tin đồn là Trung Quốc đang xây dựng 2 tàu sân bay nội địa tại nhà máy đóng tàu Thượng Hải và Giang Nam. Mục tiêu của chương trình này đang nhắm đến năm 2015. Điều này giả định rằng, Trung Quốc có thể khắc phục các vấn đề khó khăn trong đóng tàu thông qua kinh nghiệm tân trang tàu sân bay Varyag. Thiết kế của tàu sân bay mới sẽ tiết lộ nhiều vấn đề, kích thước, khả năng hoạt động, hệ thống đẩy thông thường hay năng lượng hạt nhân, sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu hay sử dụng máy phóng. Tuy nhiên các kỹ sư Trung Quốc gần như không có kinh nghiệm trong việc phát triển máy phóng, cũng như các công nghệ liên quan. Ông Cheng tính toán rằng, Trung Quốc đã cải tạo Thi Lang từ khá lâu, vì vậy họ đã suy nghĩ về phương thức sử dụng tàu sân bay trong một thời gian dài. “Trung Quốc có thể xây dựng 2 tàu sân bay sau đó dừng lại, vì không có trong lịch sử việc xây dựng lớn lực lượng hải quân, ngoại trừ các tàu tuần tra và tàu tấn công". Tuy nhiên, Stacy Pedrozo, một thành viên của Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ cho rằng “Trung Quốc có ý định sử dụng tàu sân bay để chấm dứt sự thống trị của Mỹ tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong khoảng thời gian từ năm 2020-2040. Để đạt được điều này bạn cần ít nhất là 3 tàu sân bay trên biển”. Việc sở hữu tàu sân bay có tác động như thế nào đối với biển Đông? Theo đánh giá của tờ báo này: Việc sở hữu tàu sân bay sẽ là suy yếu lập luận của Trung Quốc, rằng chiến lược xây dựng quân đội của họ hoàn toàn mang tính chất phòng thủ. Một tàu sân bay không thể và không bao giờ được dùng cho mục đích phòng thủ. Tờ Đất Việt phân tích. Điều này làm các nước trong khu vực đặc biệt là ASEAN trở nên cảnh giác hơn, rất nhiều hệ thống tên lửa chống hạm tối tân và tàu ngầm mới xuất hiện tại đây, đó sẽ là vấn đề cho hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc. Biển Đông là một vùng nước khá sâu, đây là điều kiện lý tưởng cho hoạt động của tàu ngầm. Nếu Trung Quốc không đạt được sự tiến bộ về khả năng chống ngầm trong thời gian tới, tàu sân bay Thi Lang sẽ không nhận được sự tha thứ trong xung đột vũ trang. Giáo sư Carlyle Thayer tại Học viện quốc phòng Australia cho rằng: “Trung Quốc chưa bao giờ thông tin một cách rõ ràng về những gì mà tàu sân bay sẽ làm, điều này làm tăng các vấn đề nhạy cảm trong tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, điều mà Trung Quốc đang hướng tới cùng với một tàu sân bay là gì”. Giáo sư William Murray tại ĐH Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết “Trung Quốc sẽ mất một thời gian dài khó khăn để thuyết phục các nước láng giềng về vai trò của tàu sân bay”. Tàu sân bay của Trung Quốc có vẽ lỗi thời cũng như các hệ thống vũ khí khác, do đó Trung Quốc có thể chứng minh khả năng của mình bằng các vũ khí phi đối xứng đã được phát triển cho đến nay. Học thuyết quân sự của Trung Quốc có thể sẽ thay đổi khá nhiều sau khi tàu sân bay Thi Lang được đưa vào vận hành. Hải Hà (Tổng hợp) |
Tuesday, August 16, 2011
16/08 Biển Đông căng thẳng, Mỹ quyết "dấn thân" vào châu Á
Labels:
ASEAN-China,
ASEAN-US,
Biển Đông,
China Hegemony,
giaoduc
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment