04:23-14/07/2011
P.V |
Trong ngày 12/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã cùng đoàn công tác là đại diện các Bộ ngành, tới làm việc với hai cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu Việt Nam là Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (Viện KHCN) và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (Viện KHXH).
Những vấn đề thời sự
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng, hai Viện đã có những báo cáo khái quát và chi tiết, qua đó xác định những thực trạng kinh tế xã hội mà đất nước và nền khoa học Việt Nam đang đối diện.
Một số vấn đề gắn với lợi ích chiến lược quốc gia được các nhà khoa học đề cập với Phó Thủ tướng là cải tổ cơ cấu kinh tế, duy trì hòa hợp ổn định tôn giáo, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nghiên cứu biển, địa chấn… và đặc biệt là nghiên cứu các luận cứ khoa học nhằm bảo vệ chủ quyền biển là những vấn đề chiến lược của quốc gia mà Chính phủ cần quan tâm tạo điều kiện cho các nhà khoa học. Bên cạnh đó, trong bối cảnh quốc tế đang lo ngại trước những tổn thất do động đất và sóng thần, và trong tình hình Việt Nam đã và sẽ thực hiện những công trình trọng điểm, như thủy điện Sơn La, hay Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận, một hệ thống cảnh báo địa chấn là vô cùng cần thiết. Vì vậy, các nhà khoa học đề xuất Chính phủ ủng hộ đề án “tăng cường mạng lưới trạm quan sát động đất phục vụ báo tin động đất và cảnh báo sóng thần Việt Nam”. Ngoài những vấn đề được các nhà khoa học đề xuất, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Viện KHCN đặc biệt lưu tâm về vấn đề nghiên cứu bảo đảm an toàn mạng Internet trong bối cảnh vấn đề này đang dần trở nên vô cùng quan trọng trên thế giới hiện nay.
Thiếu nhân lực và chế độ đãi ngộ hợp lý
Lãnh đạo hai Viện đều cho rằng, để có thể giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia, đội ngũ các nhà khoa học cần được tăng cường nhân lực và có chế độ đãi ngộ thích đáng. Trong đó, lực lượng nghiên cứu biển được đề xuất phải tăng cường số lượng cao gấp ba lần hiện nay trong vòng 10 năm tới. Viện KHCN hiện vẫn còn những chuyên gia tốt được đào tạo từ Liên Xô cũ, nhưng thế hệ này sắp đến tuổi về hưu. Vì vậy, cần cấp tốc gửi các cán bộ trẻ đi đào tạo tại nước ngoài. Ngay ở Viện có tiềm lực khoa học mạnh như Viện Toán học (thuộc Viện KHCN) cũng phản ánh về tình trạng thiếu chuyên gia trong các lĩnh vực toán học quan trọng như thống kê, mô phỏng, mô hình, mật mã. Viện trưởng - GSTS Ngô Việt Trung bày tỏ lo ngại vì chế độ đãi ngộ cho các nhà khoa học chưa hợp lý, khiến không thu hút được các cán bộ trẻ thay thế cán bộ về hưu, đặc biệt là tình trạng các cán bộ trẻ không trở về sau khi ra nước ngoài học tập nghiên cứu. Ông đề nghị Chính phủ có những giải pháp cụ thể, ví dụ như xem xét thí điểm cấp nhà ở công vụ cho các nhà khoa học.
Trong lĩnh vực KHXH do thiếu chế độ đãi ngộ nên rất thiếu chuyên gia trong những lĩnh vực đặc biệt như nghiên cứu tiếng Sanskrit để đi sâu am hiểu tình hình Phật giáo Nam Tông miền Tây Nam Bộ, hay nghiên cứu Hán Nôm để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Đánh giá tổng quan về những hạn chế đối với chế độ làm việc và đãi ngộ nhà khoa học, PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định rằng thực chất các nhà khoa học Việt Nam hiện nay đang là những viên chức hành chính khoác áo nhà khoa học, nằm trong những “cơ quan hành chính bậc thấp nhất trong các cơ quan hành chính”.
Chia sẻ với các nhà khoa học, đồng chí Nguyễn Quân - Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học & Công nghệ - cho rằng các cán bộ nghiên cứu khoa học đang chịu nhiều thiệt thòi hơn so với mặt bằng chung của cán bộ công chức, “hiện nay chỉ có cán bộ ngành khoa học và nghệ thuật là chưa có phụ cấp nào ngoài lương”.
Chính phủ ủng hộ đầu tư cho nhân lực làm KH
Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian qua, năng suất và hiệu quả lao động ở Việt Nam có xu hướng giảm. Trong đầu tư, các địa phương nhìn chung mới chỉ có phương án về “tiền và đất”, ngoài ra cứ “giả định rằng người đã có sẵn”. Cái nhìn phiến diện này gây ra sự thiếu chuẩn bị về đào tạo con người. Chưa có địa phương, lãnh đạo ngành nào đặt đầu bài nghiêm túc cho ngành giáo dục về vấn đề đào tạo nhân lực để phát triển.
Đối với nhu cầu tăng cường nhân lực làm khoa học, Phó Thủ tướng yêu cầu các Viện phải phối hợp chặt chẽ với hai trường Đại học Quốc gia để tính toán nhu cầu cán bộ nghiên cứu cho khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, và đưa ra những đề xuất thật cụ thể về nhu cầu và lộ trình đào tạo nhân lực cùng chế độ đãi ngộ, từ đó Chính phủ mới có cơ sở nghiên cứu và đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực hợp lý. Ông cũng ủng hộ ý tưởng của Viện Toán về việc thành lập các nhóm nghiên cứu chuyên sâu làm toán ứng dụng nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn như bảo vệ mật mã, hay an toàn mạng. Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Quân cho rằng cần áp dụng thí điểm chế độ chính sách ưu đãi cho các cán bộ làm nhiệm vụ khoa học của quốc gia, như chế tạo vệ tinh, tên lửa hành trình, giải mã gene… Ông cũng đề nghị Chính phủ ủng hộ ý tưởng xây dựng một bảo tàng khoa học, nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu khoa học ở thế hệ trẻ.
Vấn đề tự chủ trong khoa học công nghệ
Việc tự chủ đề xuất đề tài nghiên cứu và tự chủ trong tài chính là một trong những vấn đề Phó Thủ tướng chú trọng lưu ý các Viện trong các buổi làm việc. Ông cho biết đã có những cơ quan nghiên cứu mạnh dạn đề xuất cho phép thành lập ra những công ty cổ phần để triển khai kinh doanh kết quả nghiên cứu. Ông khẳng định Chính phủ ủng hộ các hoạt động tự chủ tài chính của các Viện nghiên cứu, bất kể khi nào “nhà khoa học được lợi, Viện được lợi, và Nhà nước cũng được lợi”.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Quân cho rằng Chính phủ đã cung cấp tương đối đầy đủ cơ sở pháp lý để các viện nghiên cứu đứng ra tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, việc triển khai còn những khó khăn. Các cơ quan nghiên cứu vẫn “rất rụt rè trong việc đăng ký thành lập các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tự chủ”. Theo ông có ba nguyên nhân chính. Thứ nhất là vướng mắc về xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với những kết quả nghiên cứu được Nhà nước cấp kinh phí. Thứ hai là thị trường sở hữu trí tuệ còn kém phát triển, và thiếu cơ chế định giá tài sản sở hữu trí tuệ, khiến việc nhà khoa học gặp khó khăn khi muốn kinh doanh hoặc góp vốn cổ phần bằng kết quả nghiên cứu. Thứ ba là các viện nghiên cứu vẫn còn tâm lý lo ngại, e rằng sau khi thành lập ra các doanh nghiệp tự chủ, nếu sau này doanh nghiệp thành công sẽ mang theo các tài sản trí tuệ tách ra khỏi viện. Ông cho rằng lo ngại này là không cần thiết, vì các viện nghiên cứu có thể duy trì cổ phần của mình trong các công ty họ thành lập ra.
Quan trọng là ở đầu ra
Báo cáo thẳng thắn với Phó Thủ tướng, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng khoa học Việt Nam thiếu một cơ chế đánh giá và cạnh tranh đầu ra. Khác với các công trình nghiên cứu của nước ngoài trước và sau khi in ra đều phải đối diện công khai với “những ý kiến phản biện gay gắt”, đa số các công trình khoa học của Việt Nam hầu như chỉ biết đến bởi những hội đồng dễ dãi đầy tính “thông cảm”, và sau khi in ra thì nằm im trên giá sách, coi như đã “thuộc về lịch sử”.
Nếu duy trì tình trạng này, khoa học Việt Nam sẽ không thể giải quyết được những vấn đề cấp bách mà thực tiễn đặt ra. Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng về việc liệu các kết quả nghiên cứu khoa học xã hội của Viện KHXH đã thực sự là sản phẩm hữu ích cho các ngành, các địa phương, GSTS Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện KHXH đặt lại câu hỏi liệu “các cơ quan và nhà lãnh đạo đã sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm nghiên cứu của nhà khoa học”. Ông khuyến nghị rằng bản thân các cơ quan quản lý cũng cần có đội ngũ nhà khoa học đủ trình độ để đánh giá, thẩm định các sản phẩm nghiên cứu, từ đó chắt lọc ra những kết quả thực sự hữu ích.
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng, hai Viện đã có những báo cáo khái quát và chi tiết, qua đó xác định những thực trạng kinh tế xã hội mà đất nước và nền khoa học Việt Nam đang đối diện.
Một số vấn đề gắn với lợi ích chiến lược quốc gia được các nhà khoa học đề cập với Phó Thủ tướng là cải tổ cơ cấu kinh tế, duy trì hòa hợp ổn định tôn giáo, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nghiên cứu biển, địa chấn… và đặc biệt là nghiên cứu các luận cứ khoa học nhằm bảo vệ chủ quyền biển là những vấn đề chiến lược của quốc gia mà Chính phủ cần quan tâm tạo điều kiện cho các nhà khoa học. Bên cạnh đó, trong bối cảnh quốc tế đang lo ngại trước những tổn thất do động đất và sóng thần, và trong tình hình Việt Nam đã và sẽ thực hiện những công trình trọng điểm, như thủy điện Sơn La, hay Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận, một hệ thống cảnh báo địa chấn là vô cùng cần thiết. Vì vậy, các nhà khoa học đề xuất Chính phủ ủng hộ đề án “tăng cường mạng lưới trạm quan sát động đất phục vụ báo tin động đất và cảnh báo sóng thần Việt Nam”. Ngoài những vấn đề được các nhà khoa học đề xuất, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Viện KHCN đặc biệt lưu tâm về vấn đề nghiên cứu bảo đảm an toàn mạng Internet trong bối cảnh vấn đề này đang dần trở nên vô cùng quan trọng trên thế giới hiện nay.
Thiếu nhân lực và chế độ đãi ngộ hợp lý
Lãnh đạo hai Viện đều cho rằng, để có thể giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia, đội ngũ các nhà khoa học cần được tăng cường nhân lực và có chế độ đãi ngộ thích đáng. Trong đó, lực lượng nghiên cứu biển được đề xuất phải tăng cường số lượng cao gấp ba lần hiện nay trong vòng 10 năm tới. Viện KHCN hiện vẫn còn những chuyên gia tốt được đào tạo từ Liên Xô cũ, nhưng thế hệ này sắp đến tuổi về hưu. Vì vậy, cần cấp tốc gửi các cán bộ trẻ đi đào tạo tại nước ngoài. Ngay ở Viện có tiềm lực khoa học mạnh như Viện Toán học (thuộc Viện KHCN) cũng phản ánh về tình trạng thiếu chuyên gia trong các lĩnh vực toán học quan trọng như thống kê, mô phỏng, mô hình, mật mã. Viện trưởng - GSTS Ngô Việt Trung bày tỏ lo ngại vì chế độ đãi ngộ cho các nhà khoa học chưa hợp lý, khiến không thu hút được các cán bộ trẻ thay thế cán bộ về hưu, đặc biệt là tình trạng các cán bộ trẻ không trở về sau khi ra nước ngoài học tập nghiên cứu. Ông đề nghị Chính phủ có những giải pháp cụ thể, ví dụ như xem xét thí điểm cấp nhà ở công vụ cho các nhà khoa học.
Trong lĩnh vực KHXH do thiếu chế độ đãi ngộ nên rất thiếu chuyên gia trong những lĩnh vực đặc biệt như nghiên cứu tiếng Sanskrit để đi sâu am hiểu tình hình Phật giáo Nam Tông miền Tây Nam Bộ, hay nghiên cứu Hán Nôm để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Đánh giá tổng quan về những hạn chế đối với chế độ làm việc và đãi ngộ nhà khoa học, PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định rằng thực chất các nhà khoa học Việt Nam hiện nay đang là những viên chức hành chính khoác áo nhà khoa học, nằm trong những “cơ quan hành chính bậc thấp nhất trong các cơ quan hành chính”.
Chia sẻ với các nhà khoa học, đồng chí Nguyễn Quân - Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học & Công nghệ - cho rằng các cán bộ nghiên cứu khoa học đang chịu nhiều thiệt thòi hơn so với mặt bằng chung của cán bộ công chức, “hiện nay chỉ có cán bộ ngành khoa học và nghệ thuật là chưa có phụ cấp nào ngoài lương”.
Chính phủ ủng hộ đầu tư cho nhân lực làm KH
Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian qua, năng suất và hiệu quả lao động ở Việt Nam có xu hướng giảm. Trong đầu tư, các địa phương nhìn chung mới chỉ có phương án về “tiền và đất”, ngoài ra cứ “giả định rằng người đã có sẵn”. Cái nhìn phiến diện này gây ra sự thiếu chuẩn bị về đào tạo con người. Chưa có địa phương, lãnh đạo ngành nào đặt đầu bài nghiêm túc cho ngành giáo dục về vấn đề đào tạo nhân lực để phát triển.
Đối với nhu cầu tăng cường nhân lực làm khoa học, Phó Thủ tướng yêu cầu các Viện phải phối hợp chặt chẽ với hai trường Đại học Quốc gia để tính toán nhu cầu cán bộ nghiên cứu cho khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, và đưa ra những đề xuất thật cụ thể về nhu cầu và lộ trình đào tạo nhân lực cùng chế độ đãi ngộ, từ đó Chính phủ mới có cơ sở nghiên cứu và đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực hợp lý. Ông cũng ủng hộ ý tưởng của Viện Toán về việc thành lập các nhóm nghiên cứu chuyên sâu làm toán ứng dụng nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn như bảo vệ mật mã, hay an toàn mạng. Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Quân cho rằng cần áp dụng thí điểm chế độ chính sách ưu đãi cho các cán bộ làm nhiệm vụ khoa học của quốc gia, như chế tạo vệ tinh, tên lửa hành trình, giải mã gene… Ông cũng đề nghị Chính phủ ủng hộ ý tưởng xây dựng một bảo tàng khoa học, nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu khoa học ở thế hệ trẻ.
Vấn đề tự chủ trong khoa học công nghệ
Việc tự chủ đề xuất đề tài nghiên cứu và tự chủ trong tài chính là một trong những vấn đề Phó Thủ tướng chú trọng lưu ý các Viện trong các buổi làm việc. Ông cho biết đã có những cơ quan nghiên cứu mạnh dạn đề xuất cho phép thành lập ra những công ty cổ phần để triển khai kinh doanh kết quả nghiên cứu. Ông khẳng định Chính phủ ủng hộ các hoạt động tự chủ tài chính của các Viện nghiên cứu, bất kể khi nào “nhà khoa học được lợi, Viện được lợi, và Nhà nước cũng được lợi”.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Quân cho rằng Chính phủ đã cung cấp tương đối đầy đủ cơ sở pháp lý để các viện nghiên cứu đứng ra tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, việc triển khai còn những khó khăn. Các cơ quan nghiên cứu vẫn “rất rụt rè trong việc đăng ký thành lập các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tự chủ”. Theo ông có ba nguyên nhân chính. Thứ nhất là vướng mắc về xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với những kết quả nghiên cứu được Nhà nước cấp kinh phí. Thứ hai là thị trường sở hữu trí tuệ còn kém phát triển, và thiếu cơ chế định giá tài sản sở hữu trí tuệ, khiến việc nhà khoa học gặp khó khăn khi muốn kinh doanh hoặc góp vốn cổ phần bằng kết quả nghiên cứu. Thứ ba là các viện nghiên cứu vẫn còn tâm lý lo ngại, e rằng sau khi thành lập ra các doanh nghiệp tự chủ, nếu sau này doanh nghiệp thành công sẽ mang theo các tài sản trí tuệ tách ra khỏi viện. Ông cho rằng lo ngại này là không cần thiết, vì các viện nghiên cứu có thể duy trì cổ phần của mình trong các công ty họ thành lập ra.
Quan trọng là ở đầu ra
Báo cáo thẳng thắn với Phó Thủ tướng, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng khoa học Việt Nam thiếu một cơ chế đánh giá và cạnh tranh đầu ra. Khác với các công trình nghiên cứu của nước ngoài trước và sau khi in ra đều phải đối diện công khai với “những ý kiến phản biện gay gắt”, đa số các công trình khoa học của Việt Nam hầu như chỉ biết đến bởi những hội đồng dễ dãi đầy tính “thông cảm”, và sau khi in ra thì nằm im trên giá sách, coi như đã “thuộc về lịch sử”.
Nếu duy trì tình trạng này, khoa học Việt Nam sẽ không thể giải quyết được những vấn đề cấp bách mà thực tiễn đặt ra. Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng về việc liệu các kết quả nghiên cứu khoa học xã hội của Viện KHXH đã thực sự là sản phẩm hữu ích cho các ngành, các địa phương, GSTS Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện KHXH đặt lại câu hỏi liệu “các cơ quan và nhà lãnh đạo đã sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm nghiên cứu của nhà khoa học”. Ông khuyến nghị rằng bản thân các cơ quan quản lý cũng cần có đội ngũ nhà khoa học đủ trình độ để đánh giá, thẩm định các sản phẩm nghiên cứu, từ đó chắt lọc ra những kết quả thực sự hữu ích.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết Chính phủ sẽ cho tăng cường cả nghiên cứu và quản lý Nhà nước trong khoa học về biển. Chính phủ sẽ cân nhắc thành lập một Ban Chỉ đạo Quốc gia về biển, gồm đại diện từ các Bộ, ngành. Đồng thời sẽ cho xây dựng một chương trình dữ liệu về tài nguyên sinh học biển. Khác với các công trình nghiên cứu của nước ngoài trước và sau khi in ra đều phải đối diện công khai với “những ý kiến phản biện gay gắt”, đa số các công trình khoa học của Việt Nam hầu như chỉ biết đến bởi những hội đồng dễ dãi đầy tính “thông cảm”, và sau khi in ra thì nằm im trên giá sách, coi như đã “thuộc về lịch sử”. |
No comments:
Post a Comment