Những bộ, ngành liên quan sẽ phải báo cáo Chính phủ về thực trạng cấp phép, thăm dò, khai thác khoáng sản.
09:00 (GMT+7) - Thứ Tư, 7/9/2011
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các cơ quan liên quan ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu từ ngày 30/8/2011 tạm dừng việc cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước cho đến khi có chỉ đạo mới.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2011 của Chính phủ, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng sẽ phải báo cáo một số nội dung cụ thể liên quan đến nội dung nói trên.
Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo thực trạng trong việc cấp phép thăm dò, khai thác các loại khoáng sản trên cả nước và những biện pháp cần chấn chỉnh tăng cường quản lý.
Bộ Công Thương có nhiệm vụ báo cáo quy hoạch và thực trạng khai thác, chế biến và xuất khẩu của từng loại khoáng sản hiện nay. Thủ tướng yêu cầu báo cáo nêu rõ mặt được, chưa được và có báo cáo rõ loại khoáng sản nào phải chế biến sâu, sâu đến mức nào và biện pháp chấn chỉnh quản lý.
Bộ Xây dựng báo cáo Quy hoạch và tình hình thực hiện khai thác, chế biến và xuất khẩu của từng loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng hiện nay, nêu rõ mặt được, chưa được và biện pháp chấn chỉnh quản lý.
Những yếu kém trong cấp phép, thăm dò và khai thác khoáng sản đã từng là vấn đề nóng được mổ xẻ tại nhiều diễn đàn.
Có hiệu lực thi hành từ ngày1/7/2011, Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ trong hoạt động khoáng sản. Thời hạn tối đa cho một giấy phép thăm dò khoáng sản cũng điều chỉnh từ 4 năm lên 8 năm để phù hợp với thực tiễn, nhất là đối với thăm dò khoáng sản kim loại.
Đồng thời, luật này cũng điều chỉnh quy định theo hướng tăng cường sự quản lý của Trung ương trong việc cấp phép: đối với các diện tích khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ chỉ phân cấp cho UBND cấp tỉnh cấp phép (thăm dò, khai thác khoáng sản) ở các khu vực đã được Bộ Tài nguyên Môi trường khoanh định và công bố.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu từ ngày 30/8/2011 tạm dừng việc cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước cho đến khi có chỉ đạo mới.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2011 của Chính phủ, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng sẽ phải báo cáo một số nội dung cụ thể liên quan đến nội dung nói trên.
Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo thực trạng trong việc cấp phép thăm dò, khai thác các loại khoáng sản trên cả nước và những biện pháp cần chấn chỉnh tăng cường quản lý.
Bộ Công Thương có nhiệm vụ báo cáo quy hoạch và thực trạng khai thác, chế biến và xuất khẩu của từng loại khoáng sản hiện nay. Thủ tướng yêu cầu báo cáo nêu rõ mặt được, chưa được và có báo cáo rõ loại khoáng sản nào phải chế biến sâu, sâu đến mức nào và biện pháp chấn chỉnh quản lý.
Bộ Xây dựng báo cáo Quy hoạch và tình hình thực hiện khai thác, chế biến và xuất khẩu của từng loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng hiện nay, nêu rõ mặt được, chưa được và biện pháp chấn chỉnh quản lý.
Những yếu kém trong cấp phép, thăm dò và khai thác khoáng sản đã từng là vấn đề nóng được mổ xẻ tại nhiều diễn đàn.
Có hiệu lực thi hành từ ngày1/7/2011, Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ trong hoạt động khoáng sản. Thời hạn tối đa cho một giấy phép thăm dò khoáng sản cũng điều chỉnh từ 4 năm lên 8 năm để phù hợp với thực tiễn, nhất là đối với thăm dò khoáng sản kim loại.
Đồng thời, luật này cũng điều chỉnh quy định theo hướng tăng cường sự quản lý của Trung ương trong việc cấp phép: đối với các diện tích khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ chỉ phân cấp cho UBND cấp tỉnh cấp phép (thăm dò, khai thác khoáng sản) ở các khu vực đã được Bộ Tài nguyên Môi trường khoanh định và công bố.
No comments:
Post a Comment