Tuesday, April 10, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Những dấu ấn trong phát triển kinh tế Việt Nam


Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được nhân dân cả nước tiếp tục tín nhiệm, tái đắc cử chức Thủ tướng ngay trong thời điểm Việt Nam đang vật lộn với những khó khăn do kinh tế vĩ mô bất ổn. Theo đánh giá của dư luận quốc tế vì nhân dân tiếp tục đặt lòng tin vào sự quyết đoán của ông, bằng việc Thủ tướng quyết liệt chỉ đạo thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Kinh tế Việt Nam: Cải cách để tồn tại và phát triển
Trả lời phỏng vấn của báo The Wall Street Journal bên lề hội nghị Asean lần thứ 20 tại Campuchia. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết,  Chính phủ Việt Nam sẽ thúc đẩy kế hoạch cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Đưa các doanh nghiệp Nhà nước tiến tới cạnh tranh sát hơn với khu vực kinh tế tư nhân nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, tái khởi động kế hoạch cổ phần hóa đang bị trì hoãn. Việc tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước “là một trong những vấn đề chính của quá trình tái cơ cấu kinh tế”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam hiện đang tập trung vào vấn đề xác định phạm vi và quy mô của khu vực kinh tế nhà nước
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam hiện đang tập trung vào vấn đề xác định phạm vi và quy mô của khu vực kinh tế nhà nước
Theo đó, Chính phủ Việt Nam hiện đang tập trung vào vấn đề xác định phạm vi, quy mô của khu vực kinh tế Nhà nước. Thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa để đa dạng hóa quyền sở hữu các doanh nghiệp nhà nước. Buộc các doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh nhiều hơn với khu vực tư nhân để khối doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả hơn. Với mục tiêu “chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước chủ đạo trong vài ngành nhất định”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định việc hội nhập kinh tế sâu hơn ở khu vực Đông Nam Á cũng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đồng thời dự báo, kế hoạch cắt giảm hàng rào thuế quan của ASEAN vào năm 2015 sẽ khuyến khích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực gia tăng, giúp các quốc gia trong khối dễ dàng đầu tư lẫn nhau. Đây là yếu tố “đặc biệt quan trọng” đối với những nền kinh tế có mức độ phát triển thấp hơn trong khu vực.
Báo Wall Street Journal nhận xét, đã có những tín hiệu khả quan Việt Nam đang lấy lại niềm tin khi lạm phát xuống thang. Ngân hàng Nhà nước mới đây đã hạ lãi suất cơ bản để hỗ trợ tăng trưởng, và các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang thận trọng trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam. Tháng 3/2012, Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã nhất trí khởi động đàm phán về một hiệp định tự do thương mại.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận bằng Tiến sĩ kinh tế danh dự
Tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân hôm 28/03, tại Hàn Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm trường Korea University và được trao bằng Tiến sĩ Kinh tế danh dự của Trường. Vì ghi nhận những đóng góp hiệu quả của Thủ tướng trong việc phát triển kinh tế Việt Nam. Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung – Chul nói: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những đóng góp tuyệt vời để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, hợp tác kinh tế giữa hai nước và cung cấp hỗ trợ cho các công ty Hàn Quốc tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một nhà lãnh đạo đã dành cả cuộc đời để phát triển đất nước và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
Báo điện tử Korea Herald (Hàn Quốc) cuối tháng 12/2011 viết: Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, nhiều biến động. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện rõ dấu ấn của mình bằng việc chèo lái thành công nền kinh tế Việt Nam vượt qua “cơn lốc xoáy” bằng các quyết sách linh hoạt, kịp thời, cân đối về kinh tế, ngoại giao. Kết quả, năm 2011 Việt Nam bước đầu kiểm soát được lạm phát, giữ mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo an sinh xã hội.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (đứng giữa) , Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul (bên trái), và hiệu trưởng Đại học Hàn Quốc Graduate School Park Jung-ho trong buổi nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Hàn Quốc hôm thứ Tư. (Đại học Hàn Quốc)
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (đứng giữa) , Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul (bên trái), và hiệu trưởng Đại học Hàn Quốc Graduate School Park Jung-ho trong buổi nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Hàn Quốc hôm thứ Tư. (Đại học Hàn Quốc)
Nhóm Giáo Sư – Chuyên Gia kinh tế Cấp Cao của Chính Phủ Hàn Quốc đã thực hiện cuộc nghiên cứu về tác động cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng, biến đổi khí hậu toàn cầu và tầm ảnh hưởng, khả năng lãnh đạo nền kinh tế ở các nước khu vực Đông Nam Á. Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy Việt Nam là nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhanh nhất và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là Thủ tướng có ảnh hưởng, xuất xắc nhất khu vực châu Á trong việc điều hành thành công nền kinh tế Việt Nam.
Bạch Dương

No comments:

Post a Comment