Thứ năm, 18 Tháng 8 2011 13:30
Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông ngày càng có xu hướng tăng lên do lối hành xử hung hăng từ phía Trung Quốc đối với các quốc gia tranh chấp, đặc biệt là Việt Nam và Philippin, bài báo đăng trên mạng Sonin (Mông Cổ) nhận định rằng, nếu tình hình cứ tiếp tục, điều này có thể dẫn đến đụng độ nguy hiểm, do vậy, Trung Quốc cần phải tiến hành chính sách mềm dẻo hơn.
Mọi người đều biết Biển Đông đang trở thành điểm nóng mới. Hà Nội lại yêu cầu Bắc Kinh phải chấm dứt bất kỳ hoạt động nào đe dọa đến chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc các tàu nghiên cứu khoa học của TQ tiến hành thăm dò địa lý gần khu vực các đảo đang tranh chấp với Philippin, Malaysia, Bruney và Đài Loan đã làm cho Hà Nội bức xúc. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động trên biển, TQ đã tập trung binh lính và trang thiết bị chiến đấu của mình tại gần khu vực biên giới với VN. Bắc Kinh giải thích rằng, hoạt động này liên quan đến cuộc tập trận quân sự thường xuyên của TQ.
Trong bối cảnh quan hệ Việt - Trung trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây thì việc Quân khu Quảng Châu tích cực vận chuyển và tập trung binh lính và vũ khí như vậy được Hà Nội coi là hành động khiêu khích. Điều này chỉ làm cho tình hình càng trầm trọng hơn. Tại VN, phong trào chống đối TQ liên quan đến tranh chấp lãnh thổ đang tiếp diễn ra trong suốt 03 tuần qua. Các tàu TQ luôn gây cản trở các hoạt động của các tàu thăm dò dầu khí và tàu đánh cá của VN tại lãnh hải được coi là có tranh chấp, chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình chống đối TQ.
Bắc Kinh đã gửi hồ sơ lên LHQ, trong đó xác định rõ đường biên giới lãnh hải tại Biển Đông với ý đồ biến các hòn đảo đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu của mình, kể cả các đảo mà VN đang nắm giữ. Tất nhiên, VN cực lực phản đối lại vấn đề này. Hiện các nước có tranh chấp tại Biển Đông đang tích cực phát triển cơ sở hạ tầng quân sự của mình. Giới phần tích cho rằng, điều này có thể dẫn đến cuộc đụng độ nguy hiểm. Chính sách bành trướng do TQ tiến hành tại Biển Đông đã làm cho các quốc gia láng giềng của TQ tìm kiếm sự bảo vệ từ Wasington, nhất là trong năm 2010, Bắc Kinh đã tuyên bố khu vực này là vùng lơị ich cốt lõi của mình.
Mỹ là đồng minh quân sự của Philippin và hạm đội của hai nước đang tiến hành tập trận chung trên biển. Trong 6 tháng đầu năm 2011, Mỹ đã thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quân sự với VN. Đúng vậy, Ấn Độ đã tuyên bố rằng, nhờ mở rộng liên minh hải quân giữa Độ và VN nên hạm đội của Ấn Độ sẽ có mặt để đáp lại hành động bành trướng của TQ; đồng thời Ấn Độ cũng muốn bố trí lực lượng hải quân của mình tại Biển Đông. Nhìn toàn cảnh trên cho thấy, trong khu vực này có triển vọng hình thành một liên minh hùng mạnh với sự tham gia của Mỹ để chống lại TQ. Do vậy, Bắc Kinh phải tiến hành chính sách mềm dẻo hơn. Mới đây, tại cuộc gặp cấp Bộ trưởng TQ - ASEAN tại Bali, các bên đã tán thành dự thảo “lộ trình” về quy tắc hoạt động tại Biển Đông. ASEAN cho rằng, nguyên nhân của văn bản này bị “đình trệ” trong suốt 9 năm qua là do lập trường của TQ. Hơn nữa, quan hệ giữa TQ với VN và Philippin đang căng nên văn kiện này chưa được thực hiện ngay.
Tình hình của các đảo ở Biển Đông đã lặp lại như ở biển Hoa Đông. Vừa rồi, Chánh Văn phòng Nội các NB, ông Yukio Edano đã tuyên bố rằng, nếu bên ngoài sử dụng vũ lực thì Tokyo cũng sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ quần đảo Senkaku (TQ gọi Điếu Ngư). Tuyên bố này ám chỉ gián tiếp tới các hoạt động thăm dò tài nguyên thường xuyên của TQ tại biển Hoa Đông và coi quần đảo Senkaku là một phần lãnh thổ của TQ. Đúng thế, NB cũng đang tranh chấp với HQ về chủ quyền đảo Dokto (NB gọi là Takeshima)./.
Theo Sonin
Trần Quang (gt)
No comments:
Post a Comment