ADB cho rằng lạm phát ở Việt Nam vẫn còn cao, điều đó đe dọa tới tăng trưởng năm 2011
Tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển ở châu Á sẽ giảm nhẹ trong 6 tháng cuối năm 2011, nhưng vẫn "mạnh khỏe" nhờ nhu cầu nội địa và thương mại nội vùng đang tăng lên gần đây, tờ Wall Street Journal dẫn báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố hôm 14/9 cho biết.
Theo đó, ADB hạ dự báo tăng trưởng của khu vực này xuống 7,5% trong năm nay, từ mức 7,8% đưa ra hồi tháng 4. Sở dĩ định chế tài chính này giảm dự báo tăng trưởng bởi lo ngại các điều kiện kinh tế đang trở xấu ở các nền kinh tế phát triển sẽ gây sức ép lên các quốc gia châu Á chủ yếu dựa vào xuất khẩu.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Rhee Changyong của ADB, phần lớn hàng hóa xuất khẩu của châu Á được đưa sang các nền kinh tế phát triển như phương Tây do đó không thể tránh được những ảnh hưởng từ sự suy giảm kinh tế của các nước này.
Tuy nhiên, ông Rhee nhận định nhu cầu tiêu thụ nội địa và giao thương trong khu vực được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng, duy trì đà tăng trưởng toàn khu vực.
"Tiêu dùng cá nhân đang tăng lên sẽ chiếm phần lớn tăng trưởng GDP nửa sau năm 2011 ở vùng lãnh thổ Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Thái Lan, cũng như chiếm phần lớn trong tăng trưởng ở các nền kinh tế khác", ADB cho biết trong một tuyên bố.
Ngân hàng Phát triển châu Á cũng hạ dự báo mức tăng trưởng của toàn khu vực trong năm 2012, từ mức 7,7% đưa ra hồi tháng 4 xuống còn 7,5%. Dự báo này được đưa ra trên cơ sở giả định Mỹ và châu Âu không rơi trở lại vào suy thoái.
Theo ADB, lạm phát sẽ vẫn là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách trong khu vực này, mặc dù giá cả hàng hóa đang giảm nhiệt đã xoa dịu phần nào áp lực. Định chế này nâng dự báo mức lạm phát của cả khu vực trong năm nay lên 5,8% từ mức 5,3% trước đó, nhưng giữ nguyên mức dự báo 4,6% trong 2012.
Trong nửa đầu năm, lạm phát đã cao hơn 30% so với mức dự báo trước đó của ADB do sự gia tăng của giá hàng hóa. "Có sự không đồng đều giữa lạm phát các nước châu Á. Một số nước sẽ có tỷ lệ này vượt quá 20% và 10%. Trong khi đó, hầu hết các nước còn lại có tỷ lệ lạm phát 5% và 4%", ông Rhee cho biết.
Ngân hàng cảnh báo, các nhà hoạch định chính sách cũng cần đề phòng với tính chất không ổn định của các dòng vốn do sự thiếu chắc chắn của kinh tế toàn cầu.
Về đánh giá khu vực, theo ADB, Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ và vùng lãnh thổ Đài Loan) sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất là 8,1% trong năm nay và 8% trong năm tới. Còn khu vực Đông Nam Á sẽ ở mức 5,4% trong 2011 và 5,6% trong 2012.
Riêng về Việt Nam, ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2011 từ 6,1% xuống 5,8%, và của năm 2012 từ 6,7% xuống 6,5%. Nguyên nhân ADB hạ dự báo tăng trưởng năm 2011 của Việt Nam là bởi lạm phát vẫn ở mức tương đối cao và do những tác động từ tình hình kinh tế suy giảm ở các nước phát triển.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2012 có thể đạt 6,5%, giảm nhẹ hơn so với dự báo trước đây, là bởi môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn sẽ thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư. Dẫu vậy, tốc độ tăng trưởng này sẽ vẫn thấp hơn mức trung bình 8% đạt được trong giai đoạn 2003–2007.
Tuy nhiên, ADB dự báo lạm phát của Việt Nam có xu hướng giảm dần nhờ thắt chặt chính sách tiền tệ, giá lương thực, dầu thô thế giới giảm. ADB cho rằng, sản xuất lương thực của Việt Nam sẽ tăng trưởng trở lại khi ngành nông nghiệp khắc phục được ảnh hưởng của thời tiết. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2011 giảm xuống 3,7% từ mức 3,8% đưa ra trước đây.
Theo đó, ADB hạ dự báo tăng trưởng của khu vực này xuống 7,5% trong năm nay, từ mức 7,8% đưa ra hồi tháng 4. Sở dĩ định chế tài chính này giảm dự báo tăng trưởng bởi lo ngại các điều kiện kinh tế đang trở xấu ở các nền kinh tế phát triển sẽ gây sức ép lên các quốc gia châu Á chủ yếu dựa vào xuất khẩu.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Rhee Changyong của ADB, phần lớn hàng hóa xuất khẩu của châu Á được đưa sang các nền kinh tế phát triển như phương Tây do đó không thể tránh được những ảnh hưởng từ sự suy giảm kinh tế của các nước này.
Tuy nhiên, ông Rhee nhận định nhu cầu tiêu thụ nội địa và giao thương trong khu vực được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng, duy trì đà tăng trưởng toàn khu vực.
"Tiêu dùng cá nhân đang tăng lên sẽ chiếm phần lớn tăng trưởng GDP nửa sau năm 2011 ở vùng lãnh thổ Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Thái Lan, cũng như chiếm phần lớn trong tăng trưởng ở các nền kinh tế khác", ADB cho biết trong một tuyên bố.
Ngân hàng Phát triển châu Á cũng hạ dự báo mức tăng trưởng của toàn khu vực trong năm 2012, từ mức 7,7% đưa ra hồi tháng 4 xuống còn 7,5%. Dự báo này được đưa ra trên cơ sở giả định Mỹ và châu Âu không rơi trở lại vào suy thoái.
Theo ADB, lạm phát sẽ vẫn là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách trong khu vực này, mặc dù giá cả hàng hóa đang giảm nhiệt đã xoa dịu phần nào áp lực. Định chế này nâng dự báo mức lạm phát của cả khu vực trong năm nay lên 5,8% từ mức 5,3% trước đó, nhưng giữ nguyên mức dự báo 4,6% trong 2012.
Trong nửa đầu năm, lạm phát đã cao hơn 30% so với mức dự báo trước đó của ADB do sự gia tăng của giá hàng hóa. "Có sự không đồng đều giữa lạm phát các nước châu Á. Một số nước sẽ có tỷ lệ này vượt quá 20% và 10%. Trong khi đó, hầu hết các nước còn lại có tỷ lệ lạm phát 5% và 4%", ông Rhee cho biết.
Ngân hàng cảnh báo, các nhà hoạch định chính sách cũng cần đề phòng với tính chất không ổn định của các dòng vốn do sự thiếu chắc chắn của kinh tế toàn cầu.
Về đánh giá khu vực, theo ADB, Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ và vùng lãnh thổ Đài Loan) sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất là 8,1% trong năm nay và 8% trong năm tới. Còn khu vực Đông Nam Á sẽ ở mức 5,4% trong 2011 và 5,6% trong 2012.
Riêng về Việt Nam, ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2011 từ 6,1% xuống 5,8%, và của năm 2012 từ 6,7% xuống 6,5%. Nguyên nhân ADB hạ dự báo tăng trưởng năm 2011 của Việt Nam là bởi lạm phát vẫn ở mức tương đối cao và do những tác động từ tình hình kinh tế suy giảm ở các nước phát triển.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2012 có thể đạt 6,5%, giảm nhẹ hơn so với dự báo trước đây, là bởi môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn sẽ thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư. Dẫu vậy, tốc độ tăng trưởng này sẽ vẫn thấp hơn mức trung bình 8% đạt được trong giai đoạn 2003–2007.
Tuy nhiên, ADB dự báo lạm phát của Việt Nam có xu hướng giảm dần nhờ thắt chặt chính sách tiền tệ, giá lương thực, dầu thô thế giới giảm. ADB cho rằng, sản xuất lương thực của Việt Nam sẽ tăng trưởng trở lại khi ngành nông nghiệp khắc phục được ảnh hưởng của thời tiết. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2011 giảm xuống 3,7% từ mức 3,8% đưa ra trước đây.
No comments:
Post a Comment