Friday, October 7, 2011

07/10 Chiến lược an ninh biển của Trung Quốc

Thứ sáu, 07 Tháng 10 2011 00:00
EmailInPDF.
Bài viết của Thiếu tướng, GS. Cố Đức Hân, nguyên Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu quan hệ quốc tế, Đại học Quốc phòng Trung Quốc phân tích chiến lược an ninh biển của Trung Quốc từ khía cạnh xử lý một số quan hệ chiến lược, theo đó, chiến lược này không loại trừ khả năng áp dụng hành động tấn công thay vì phòng ngự để bảo vệ lợi ích của nước này. 

Trong thực tiễn đấu tranh quốc tế, các nước trên thế giới khi xây dựng và thực hiện chiến lược an ninh quốc gia thường đề ra chiến lược hoặc chính sách an ninh biển quốc gia. Các yếu tố cấu thành thông thường bao gồm mục tiêu, kế hoạch và nguyên tắc chiến lược. Bài viết này xin phân tích về vấn đề chiến lược an ninh biển của Trung Quốc từ góc độ xử lý một số quan hệ chiến lược.
(i) Xử lý tốt quan hệ giữa quyền lực lục địa và quyền lực biến, lấy quyền lực lục địa làm điểm cơ sở, kiên đinh tăng cường và mở rộng quyền lực biển.
Trung Quốc từng là nước bị hại do các nước lớn phương Tây theo đuổi quyền lực lục địa và quyền lực biến. Dưới sức ép của các nước lớn phương Tây, lãnh thổ của Trung Quốc đã bị chia cắt, chủ quyền và an ninh quốc gia có giai đoạn đã bị mất. Sau khi nước Trung Quốc mới thành lập, an ninh quốc gia vẫn phải chịu áp lực và đe doạ từ 2 hướng lục địa và biển. Xét về tổng thể, an ninh lục địa tất nhiên vẫn chiếm vi trí hàng đầu trong an ninh quốc gia, phát triển lực lượng lục địa vẫn là trọng điềm trong xây dựng lực lượng quân sự của Trung Quốc. Việc giải quyết vấn đề Đài Loan, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển, bảo vệ thương mại ngoài nước, khai thác biển và an ninh tuyến đường biển vận chuyển năng lượng và tài nguyên đã trở thành những vấn đề lớn mà an ninh quốc gia đang phải đối mặt. Những vấn đề này chủ yếu đến từ hướng biển, do đó tăng cường và mở rộng quyền lực biến là sự lựa chọn cho an ninh chiến lược quốc gia. Do đó đồng thời với việc lấy quyền lực lục địa làm điểm cơ sở của an ninh quốc gia, cần đặt quyền lực biển lên vi trí ưu tiên trong chiến lược an ninh quốc gia.
Việc Trung Quốc tăng cường và mở rộng quyền lực biển về bản chất khác với việc các nước phương Tây bành trướng thế lực và quyền lực biển. Thứ nhất, thể hiện của nó là việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi (right) biển quốc gia, chứ không phải việc bành trướng quyền lực (power) làm tổn hại tới lợi ích các nước khác. Thứ hai là quyền nghiên cứu khoa học, khai thác và tự do hàng hải được luật biển hiện đại cho phép. Quyền lợi này cùng hưởng chung với các nước khác, chứ không phải quyền khống chế và quyền quản lý biển loại trừ các nước khác trong khái niệm quyền lực biển của phương Tây. Thứ ba, lực lượng trên biển của Trung Quốc là để bảo vệ cái vốn có và lợi ích đạt được của các quyên lợi trên, sự phát triển của nó có giới hạn, chứ không phải dùng để uy hiếp trật tự biển vốn có và an ninh của các nước khác. Do đó, việc Trung Quốc tăng cường vả mở rộng quyền lực biển có đặc điểm tự vệ, hòa bình, hợp tác và có giới hạn.
(ii) Về thời gian chiến lược, xử lý tốt quan hệ giữa ngắn hạn và dài hạn, vừa quy hoạch thời kỳ cơ hội chiến lược, vừa hướng tới 50 năm, thậm chí 100 năm trong tương lai.
Sau khi thành lập nước, Trung Quốc đã đề ra mục tiêu lâu dài phát triển hải quân, lựa chọn đúng đắn con đường xây dựng và phát triển hải quân. Trong các giai đoạn phát triển khác nhau, lần lượt đưa ra phương châm chiến lược phòng ngự ven bờ và phòng ngự biển gần. Trong thế kỷ 21 , các giai đoạn phát triển của chiến lược an ninh biển Trung Quốc cần bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Về thời gian, thời kỳ cơ hội chiến lược 20 năm đầu thế kỷ 21 thuộc ngắn hạn, từ đó đến giữa thế kỷ 21 là trung hạn, nửa cuối thế kỷ 21 là dài hạn. Về mục tiêu, ngắn hạn: cơ bản hoàn thành thực hiện thống nhất tổ quốc, bảo vệ có hiệu quả chủ quyền trên biển và quyền lợi biển; trung hạn: bảo vệ có hiệu quả công tác khai thác biển và an ninh tuyến đường vận chuyển năng lượng và tài nguyên trên biển, cơ bản loại bỏ các mồi đe dọa đối với an ninh quốc gia đến từ hướng Thái Bình Dương, dài hạn: bảo vệ an ninh chủ quyền và quyên lợi biển của Trung Quốc, xây dựng lực lượng trên biển có thể bảo vệ có hiệu quả lợi ích đất nước và hòa bình thế giới.
Giai đoạn ngắn hạn, việc thực hiện chiến lược an ninh biển của Trung Quốc đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Việc giải quyết vấn đề Đài Loan là cánh cửa mà Trung Quốc phải vượt qua để thực hiện sự nghiệp phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Do đó, đồng thời với việc tăng cường công tác trong các lĩnh vực chính tri, kinh tế, ngoại giao, Trung Quốc cần tiếp tục đẩy mạnh đâu tư xây dựng lực lượng trên biển, xây dựng lực lượng uy hiếp thiết thực vả có hiệu quả, khiến kè thù bên ngoái nhìn mà không dám tiên, làm cho thế lực chia cắt đất nước và thế lực xâm chiêm lãnh thổ, quyền lợi biển của Trung Quốc từ bỏ những hoang tưởng không thực tế. Trong đó, hải quân là lực lượng cốt lõi thực hiện chiến lược an ninh biển.
Tỷ lệ kinh tế biển trong GDP toàn quốc Trung Quốc đã tăng từ 3,9% năm 2004 lên 9,53% năm 2009. Tài nguyên và dầu khí nhập khẩu của TQ chủ yếu vận chuyển bằng đường biển. Trong khoảng 50.000 tàu thuyền hàng năm đi qua eo biển Malacca thì 60% là đến hoặc xuất phát từ Trung Quốc. Hiện nay và trong tương lai, nhiệm vụ bảo vệ an ninh biển của Trung Quốc là rất nặng nề. Việc tiếp tục tăng tỷ lệ chi phí cho hải quân trong chi phí quốc phòng, mở rộng quy mô hải quân trong lực lượng quân sự thông thường là hết sức cấp bách để hoàn thành mục tiêu chiến lược ngắn hạn và rất cần thiết đối với việc hoàn thành mục tiêu lâu dài.
Trong giai đoạn trung hạn và dài hạn, Trung Quốc sẽ vươn lên vũ đài thế giới với thân phận là cường quốc thế giới và nước lớn về biển. Mục tiêu này vừa đòi hỏi phải quy hoạch từng giai đoạn phát triển trong chiến lược an ninh biển, vừa phải đòi hỏi bố trí tổng thể đối với sự phát triển các lĩnh vực chính tri, kinh tế, quân sự. Ví dụ, việc nghiên cứu, chế tạo trang thiết bị hiện đại của hải quân và chu kỳ hình thành sức chiến đấu phải dài, chu kỳ sử dụng các tàu mặt nước cỡ lớn phải dài. Dài hạn dẫn dắt ngắn hạn, ngắn hạn phục vụ dài hạn, các giai đoạn phục vụ chiến lược tổng thề.
(iii) Về không gian chiến lượcxử lý tốt quan hệ giữa biển gần và biển xa, đồng thời với việc quantâm an ninh biển gần, cố gắng bảo vệ và tìm kiếm quyền lợi và lợi ích biển xa.
Biển gần của Trung Quốc là một khái niệm địa lý, chỉ Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông; đồng thời còn là một khái niệm chiến lược, bao gồm việc phá vỡ chuỗi đảo thứ nhất ở Thái Bình Dương từ Kyushu, Okinawa của Nhật Bản đến Đài Loan và quần đảo Philippines. Biển xa về địa lý là chỉ các đại dương về chiến lược là hướng Đông, phá vỡ chuỗi đảo thứ hai ở Thái Bình Dương từ quân đảo Osagawara, Sulfur của Nhật Bản đến quần đảo Mariana của Mỹ,  tiến vào rốn Thái Bình Dương; hướng Nam là bảo đảm an ninh vùng biển Ấn Độ Dương từ 35 vĩ độ Nam ở châu Phi về phía Bắc.
Giữa thập kỷ 80 thế kỷ 20, hải quân Trung Quốc đã xác lập lý luận "tích cực phòng ngựtác chiến biển gần", xác định trọng tâm thực hiên Phòng ngư chiến lược của lực lượng trên biển Trung Quốc là biển gần. Trước khi hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và cục diện cơ bản "phương Tây mạnh Trung Quốc yếu chưa thay đổi" thì trọng tâm này khó có thể thay đổi. Do môi trường thay đổi và sự điều chỉnh thực lực, chính sách, vòng ngoài của biển gần vẫn luôn ở vào trạng thái biến động. Khả năng phòng ngự biển gần thể hiện ở việc có thể bảo đảm an ninh quốc gia từ hướng biển, bảo vệ chủ quyền và lợi ích biển của đất nước, chủ yếu được cấu thành bởi khả năng tấn công trên mặt nước, dưới nước và trên bờ, thực hiện phòng ngự có hiệu quả ở Bột Hài, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông, có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến quy mô tương đối lớn ở các vùng biển trên.
Lực lượng biển xa là sự phát triển vươn ra của lực lượng phòng ngự biển gần, là bộ phận cấu thành của lực lượng trên biển. Việc phát triển lực lượng biển xa không thể tránh khỏi  xảy ra mâu thuẫn với các nước lớn hoặc với lợi ích địa chính trị của các nước liên quan khác, xung đột với vùng đệm chiến lược của các nước lớn được hình thành trong nhiều năm. Gìn giữ hoà bình mà không tìm kiếm bá quyền, phát triển lực lượng có giới hạn chứ không xây dựng lực lượng ưu thế vì nhu cầu bảo vệ lợi ích, tôn trọng trật tự biển hiện có chứ không phá vỡ trật tự, chủ trương hợp tác chứ không độc chiếm là cọn đường để TQ vừa có thể bảo đảm được quyền lợi biển, vừa có thể tránh xảy ra đối kháng mang tính căn bản với các nước lớn về biển.
(iv) Xử lý tốt quan hệ giữa việc duy trì cân bằng lực lượng khu vực và xác lập lại cân bằng lực lượng.
Kết cấu cân bằng lực lượng tồn tại nhiều năm ở Đông Á đã và sẽ tiếp tục bị gây xáo trộn. Khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên có khả năng gây ra cuộc chạy đua hạt nhân ở khu vực ĐBÁ, phá vỡ cân bằng lực lượng hạt nhân vốn có ở khu vực. Nhật Bản phát triển thành nước lớn về quân sự, phát triển lực lượng trên biển ra hướng biển Hoa Đông, phá vỡ so sánh lực lượng ở biển Hoa Đông. Trọng tâm chiến lược của Mỹ dịch Tây, có ý đồ một lần nữa mở rộng tuyến đầu chiến lược từ biển lên lục địa. Ở Biển Đông, các nước đã giành được lợi ích muốn thông qua việc phá vỡ cân bằng lực lượng ở Biển Đông để giành lợi ích. Đồng thời, việc các nước lớn phương Tây suy yếu và sự lớn mạnh của các nước mới nổi là không thể tránh khỏi. Xu thế của cục diện thế giới đa cực là không thế ngăn cản. An ninh và phát triển của TQ cần một môi trường bên ngoài tương đối ôn định, càng cẩn phải bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Để thực hiện sự nghiệp thống nhất đất nước, thuận theo xu thế phát triển và thay đổi của kết cấu lực lượng khu vực Đông á, việc không thể không phá vỡ kết cấu lực lượng khu vực Đông Á trong thời điểm đã xác định cảng trở thành sự lựa chọn chiến lược không thể né tránh.
Thực tiễn cho thấy, khi kết cấu lực lượng thay đổi thường kéo theo hợp tác và đối kháng, sự phân hoá hoặc sắp xếp lại lực lượng. Khủng hoảng đột xuất hoặc xung đột quân sự có thể không tránh được. Lịch sử được mờ ra do ngẫu nhiên, chiến tranh là lĩnh vực có thể phát huy tác dựng nhất mang tính ngẫu nhiên. Đối với biển gần và biển xa, việc ngăn ngừa và ứng phó với khủng hoảng đột xuất và xung đột quân sự luôn là chủ đề mà chiến lược an ninh biển không thể né tránh.
(v) Xử lý tốt mối quan hệ giữa phòng ngự và tấn công, trong trạng thái phòng ngự tổng thể triển khai thế tấn công, cần thể hiện sức mạnh
Phòng ngự tích cực là chiến lược quân sự của Trung Quốc, bao gồm chiến lược hải quân. Tinh túy của phòng ngự tích cực chính là áp dụng hành động tấn công trong quá trình phòng ngự chiến lược,đây cũng chính là giá trị và sức sống của phòng ngự tích cực. Từ bỏ thế tấn công sẽ không có phòng ngự, mất thế tấn công phòng ngự sẽ không còn tiến đồ.
Trong phát triển trang bị vũ khí, không triển khai chạy đua vũ trang với các nước lớn về biển, mà là phát triển vũ khí tần công có khả năng đánh thắng cục bộ và khả năng tấn công lần thứ hai. Về !ựa chọn chiến trường, không đối kháng toàn diện và quyết đấu với đối phương, triển khai hành động theo phương pháp và chiến trường do mình lựa chọn. Về lựa chọn phương pháp, phát huy truyền thống tốt đẹp của chiến tranh nhân dân, đồng thời với việc tăng cường an ninh quốc phòng biển, cần lợi dụng tiềm lực và khả năng trên biển của xã hội và nhân dân, triển khai hành động phi quân sự để phối hợp với hành động quân sự.
(vi) Xử lý tốt quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền, quyền lợi biến và tăng cường hữu nghi với các nước láng giềng, nỗ lực thông qua phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp, nếu có người dưới sự dung túng của thế lực bên ngoài mà phá hoại tình hình thì cần phản kích.
Việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển chủ yếu là chủ quyền các đảo và lợi ích kinh tế, chính tri của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng biển truyền thống. Đối với vấn đề này, Trung Quốc đang đứng trước tình hình rất phức tạp. Bước vào thế kỷ 21, tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông tiếp tục căng thẳng. Nhật Bản tăng cường chiếm lĩnh thực tế đối với đảo Điếu Ngư. Năm 2009, TTh Philippines ký "Luật về đường cơ sở lãnh hải", đưa đảo Hoàng Nham và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa thuộc Philippines. Việt Nam trình LHQ Báo cáo xác đinh ranh giới ngoài 200 hai lý. Tiếp đó, dưới sự dung túng của thế lực bên ngoài, một số nước không thèm để ý đến văn bản DOC ký năm 2002, tăng mạnh đầu tư phát triển hải quân, đẩy mạnh các hoạt động trên biển, các quan chức cấp cao phát biểu không phù hợp, có ý đồ biến hành động đơn phương thành hành động đa phương, biến chiếm lĩnh thực tế thành chiếm lĩnh lâu dài. Các thế lực bên ngoài như Mỹ muốn can thiệp vào Biển Đông. Tình hình Biển Đông sau nhiều năm ổn định đang bước vào thời kỳ tương đối biến động. Việc ổn đinh tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông phù hợp với nhu cầu lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc. Trong thời kỳ cơ hội chiến lược, việc gìn giữ môi trường bên ngoài hòa bình, ổn đinh có lợi cho phát triển kinh tế và an ninh quốc gia của Trung Quốc. Việc Trung Quốc phát triền quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước ASEAN phù hợp với
lợi ích căn bản của các bên, cũng là điều kiện cần thiết để xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, thinh vượng. Đứng trước sự thay đôi của tình hình Biển Đông, việc thông qua con đường hòa bình giải quyết tranh chấp và hóa giải  nguy cơ phù hợp với lợi ích chiến lược lâu dài của Trung Quốc.
Giống như phòng ngự tích cực cần có hành động tấn công, hòa bình giải quyết cũng bao gồm biện pháp giải quyết phi hòa bình trong điều kiện đặc thù, mục đích là thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp. Nếu như con một con bò hung dữ xông vào sân nhà đâm húc lung tung, chủ nhà có lý do để dùng gậy đánh cho nó cảm thấy đau. Nếu như có người khuyên mãi nhưng không thèm đế ý đến con đường giái quyết hòa bình, dùng lời nói đi trước, vũ khí đi sau, thì ngoài biện pháp khuyên giải cần ápdụng biện pháp phán công, khiến đầu óc họ phải tính táo, quay lại bàn đàm phán. Tình hình càngphức tạp càng phải sử dụng nhiều biện pháp. Những thách thức đối với hòa bình, ổn định càng nghiêm trọng thì càng dễ xuất hiện cơ hội điều chỉnh lại và tạo ra cục diện hòa bình, ổn định hơn.
Bài viết đăng trên Tạp chí Thế giới Đương đại (TQ) tháng 9/2011.
Hoàng Loan, cộng tác viên tại Bắc Kinh (gt)

No comments:

Post a Comment