Chủ nhật, 27/11/2011, 06:02 GMT+7
Cả Bộ trưởng Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội đều khẳng định cần phải xem xét lại mức độ hợp lý về khoản lương bình quân 7,3 triệu đồng một tháng của nhân viên ngành điện.
>'EVN đang lỗ mà trả lương cao là khó chấp nhận'
>Nhân viên EVN kêu oan về lương 7,3 triệu đồng
>Tủi thân khi biết 'lương EVN chỉ có 7,3 triệu đồng'
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, bản thân ông đã nghe câu chuyện về mức lương 7,3 triệu đồng. Theo ông Huệ, điện thuộc ngành sản xuất kinh doanh đặc thù, đảm bảo an ninh năng lượng, công nghiệp nặng... Do đó, Bộ trưởng Huệ nhấn mạnh, điều quan trọng tiền lương làm sao phải phù hợp với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Nhân viên nhà đèn, mức lương 7,3 triệu đồng năm 2009 mà lãnh đạo EVN công bố chưa phản ánh đúng bản chất của toàn ngành. Ảnh: Hoàng Hà |
Trước đó, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho hay, lãnh đạo EVN cho rằng mức lương 7,3 triệu đồng một tháng không sống được ở thành thị là không phù hợp với thực tiễn. Bởi hiện nay, thực tế lương tối thiểu khối doanh nghiệp là 2 triệu đồng mỗi tháng. "EVN nói 7 triệu mà không sống được thì nên xem lại", bà Chuyền thẳng thắn.
Theo bà Chuyền, trước mắt, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có thể yêu cầu kiểm tra việc trả lương cho người lao động đã phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị chưa. Trong trường hợp bất hợp lý thì Bộ sẽ kiến nghị phải theo cơ chế hiện hành của Nhà nước.
Thời gian gần đây, dư luận bày tỏ sự bức xúc chuyện thu nhập trung bình của ngành điện 7,3 triệu đồng. Người cho rằng đây là mức quá cao, còn lãnh đạo EVN cảm thấy xót xa khi thu nhập của cán bộ ngành mình quá thấp. Còn theo nhân viên nhà đèn, mức lương 7,3 triệu đồng năm 2009 mà lãnh đạo EVN công bố chưa phản ánh đúng bản chất của toàn ngành.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết giá điện hiện vẫn còn bao cấp cho sản xuất thép và xi măng. Theo kết quả kiểm toán Nhà nước, riêng năm 2010 khối lượng, sản lượng điện thương phẩm mà cung cấp cho sản xuất thép, xi măng chiếm đến hơn 11% tổng lượng điện thương phẩm. Ngành điện đã bao cấp chéo cho sản xuất xi măng, thép là lên đến 2.547 tỷ đồng. Kế hoạch lỗ của EVN trong năm nay riêng về điện là trên 11.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hết 9 tháng đầu năm nay thì lỗ thực đối với sản xuất điện của EVN chỉ có 680 tỷ đồng. Năm nay, EVN đã tiết giảm được 460 tỷ liên quan đến các vật tư và chi phí sửa chữa cho các nhà máy. Do việc mua dầu chạy giá cao này cho nên phát sinh thêm một khoản 2.655 tỷ, cộng với 680 tỷ trước đây dự kiến đến cuối năm 2011 thì lỗ của EVN đối với kinh doanh điện khoảng 3.540 tỷ đồng, chưa kể chênh lệch tỷ giá. "So với kế hoạch lỗ là 11.705 tỷ đồng thì năm nay áp lực tăng giá điện do lỗ của EVN giảm đi rất nhiều", ông Huệ cho hay. |
Hoàng Lan
5 ngày trước
Lỗ - Lãi
Tại sao không công bố xem EVN lỗ lãi trong sản xuất kinh doanh điện là bao nhiêu và lỗ lãi khi kinh doanh các ngành nghề khác là bao nhiêu. Mức lương 7,3 triệu đồng năm 2009 chỉ là mức lương trung bình mà thôi còn những người công nhân ngành điện chưa chắc đã được hưởng mức lương này đâu.
( phuonganh )
5 ngày trước
Lại vòng vèo và "làm hàng"
Ở mình cái gì cũng thế. Có những sự việc cứ "sờ sờ", "lù lù" ra trước mắt nhưng chả ai thèm động đến. Mặc dù đấy có là chuyện kinh thiên động địa đi chăng nữa. Chuyện lương lậu này cũng vậy. Mức lương, mức thu nhập bình quân này chẳng nhẽ trước đó Bộ Tài Chính, Bộ LĐ-TB- XH không biết một chút nào hay sao? Vậy bình thường thì họ " biết" những cái gì? Rồi cứ khi lên báo xong, lúc nào cũng bắt đầu một xâu chuỗi các sự kiện: Rà soát, kiểm tra, đánh giá.... Mệt mỏi lắm vì cái cách làm việc hình thức mãi thôi!
( Công Nguyễn )
No comments:
Post a Comment