Wednesday, December 7, 2011

07/12 'VN đang tiến gần tới một nền kinh tế thị trường đầy đủ'


Thứ tư, 7/12/2011, 16:48 GMT+7

Một trong những thành công của Việt Nam sau 4 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là được nhiều thành viên hơn công nhận là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ.
FDI tăng vọt sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO

Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO (B-WTO) cho Việt Nam vừa tổ chức tổng kết công tác năm thứ nhất - Giai đoạn II. Một trong những cấu phần quan trọng của dự án do Chính phủ Anh và Australia tài trợ này là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Việt Nam đã được Nam Phi và Belarus công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Ảnh: L.C
Việt Nam đã được Nam Phi và Belarus công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Ảnh: L.C
Dù đã gia nhập WTO từ tháng 7/2007 nhưng một số thành viên của tổ chức này vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Theo đánh giá của chương trình, đây là rào cản, bất lợi lớn cho Việt Nam trong quá trình đám phá song phương và thực hiện các cam kết với nước có liên quan.
Để khắc phục rào cản này, định hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam sau khi trờ thành thành viên WTO là tăng cường thể chế chính sách về cạnh tranh, kiểm soát giá, tạo mặt bằng lãi suất phù hợp, phát triển, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, quản lý đất đai và xã hội hóa dịch vụ công.
Trong giai đoạn đầu của Giai đoạn II, Chương trình đã tập trung hỗ trợ Chính phủ thực hiện các mục tiêu nói trên, trong đó tập trung vào xây dựng thể chế. Với kinh nghiệm giải trình kinh tế thị trường học tập từ Nga, các Tổ công tác liên ngành của Việt Nam đã sử dụng để đàm phán với Nam Phi, Belarus, EU, Mỹ và Nhật. Thành công bước đầu là việc Nam Phi và Belarus đã công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ vào cuối năm 2010.
Ngoài ra, Chương trình cũng hỗ trợ Chính phủ trong các dự án xây dựng, thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, phát triển thị trường hàng hóa - dịch vụ (trong đó có bất động sản, dịch vụ môi trường, sở hữu trí tuệ…).
Ở các cấu phần khác, Chương trình cũng giúp Việt Nam trong việc giải quyết những tác động bất lợi từ môi trường kinh tế - xã hội hội nhập tại khu vực nông thôn, nâng cao năng lực điều phối hội nhập, thực hiện các kế hoạch hành động tại địa phương cũng như quản lý các quỹ tín thác tài trợ…
Đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình trong năm thứ nhất, ban điều phối cho rằng tất cả các dự án đều đã được thực hiện thành công. Kết quả mang lại đã góp phần quan trọng vào mục tiêu hội nhập của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, nhằm gỡ bỏ tối đa các rào cản sau khi gia nhập WTO, Chương trình khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần sớm nghiên cứu, ban hành các văn bản quan trọng, trong đó có Nghị quyết mới về hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, cần chủ động kêu gọi những đề xuất dự án trong lĩnh vực ưu tiên, mở rộng phạm vi đối tượng thực hiện để lựa chọn được những đề xuất, dự án tốt, phục vụ cho quá trình phát triển.
Nhật Minh

No comments:

Post a Comment