Tuesday, August 30, 2011

30/08 Vai trò của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông



EmailInPDF.
Bài viết của tác giả Trang Ngọc Hoa, đăng trên trang trang mạng “Viện Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế Trung Quốc – China Institute of International studies” đã nêu ra một số đánh giá và phân tích của phía Trung Quốc về lợi ích, vai trò và chính sách của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông.
Năm 2010, sau khi Hoa Kỳ bày tỏ sự “quan tâm” xoay quanh vấn đề Biển Đông đối với Trung Quốc, Nhật Bản cũng bắt đầu tích cực có hoạt động can thiệp vào, đồng thời, còn làm khó Trung Quốc trên vấn đề biển Đông hải. Hàng loạt những hành động trên tất nhiên không phải do tình cờ, điều này vốn có quan hệ mật thiết với chính sách hải dương của Nhật Bản bấy lâu nay vẫn nhắm vào Trung Quốc. Trên vấn đề Biển Đông, chính sách tổng thể của Nhật Bản có thể chia ra làm bốn thời kỳ. Thời kỳ đầu sau khi chiến tranh kết thúc, đối với chủ quyền, Nhật bản không có những phản đối khác, tới những năm của thập niên 80 thì bắt đầu đặt quan tâm, sau Chiến tranh lạnh bắt đầu lập kế hoạch để can thiệp, và hiện nay, Nhật Bản đang tích cực can thiệp vào vấn đề. Trọng tâm chiến lược hải dương của Nhật Bản trong tương lai tại Đông hải và Thái Bình Dương sẽ là tiếp tục mở rộng, nhưng cũng sẽ dựa trên nhiều yếu tố quan trọng khác như, an toàn hàng hải của bản thân Nhật bản, kiềm chế thế lực của Trung quốc, ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, đòi hỏi về hải quyền, và đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền tại Đông Hải. Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục thực hiện liên minh với Hoa Kỳ, lôi kéo Việt Nam, và còn diễn vai trò của kẻ khoắng nước để dụng hỏa đả công.
I-Vị thế của Biển Đông thay đổi trong chiến lược đối ngoại của Nhật Bản

1-Từ thập niên 80 của thế kỷ 20, Nhật Bản bắt đầu quan tâm chú tới vấn đề Biển Đông.

Nhật Bản là quốc gia thiếu thốn tài nguyên, có tới 95% lượng năng lượng tiêu thụ phải dựa vào nhập khẩu[1], nguồn năng lượng quan trọng nhất là dầu mỏ chủ yếu đi qua tuyến đường vận chuyển trên Biển Đông để tới được Nhật Bản. Ngoài ra, có tới 99% lượng hàng hóa Nhật Bản xuất khẩu đi các nơi cũng dựa vào tuyến đường biển, những sản phẩm hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển tới thị trường Âu châu, những hàng mậu dịch xuất nhập khẩu vào Đông Nam Á và Châu Đại Dương cũng chủ yếu dựa vào tuyến đường qua Biển Đông. Nếu để tầu thuyền chở hàng di chuyển qua Philippine theo tuyến hải trình phía đông, nó sẽ làm cho giá thành hàng hóa thành phẩm của Nhật Bản tăng lên từ 2 đến 5%. Do đó, tuyến đường hàng hải trên Biển Đông được Nhật Bản nhìn nhận đánh giá là “tuyến đường sinh tử” trên biển. Theo đà thực lực kinh tế phát triển nhanh chóng, Nhật Bản ngày càng mở rộng thái độ quan tâm đối với an ninh hàng hải trên tuyến đường Biển Đông.
Đồng thời, thực lực quân sự ngày càng được tăng cường cũng làm cho Nhật Bản chú ý xem xét hơn tới việc bảo vệ an ninh trên tuyến đường biển. Trong thời kỳ đầu lực lượng phòng vệ Nhật Bản mới được thành lập, phạm vi phòng vệ được xác định lấy lãnh thổ làm trung tâm và trải rộng ra trong vòng 200 hải lý, cho tới các vùng eo biển Tsugaru và Tsushima. Những năm của thập niên 80, Hoa kỳ dần thực hiện chiến lược rút gọn trên toàn cầu, đồng thời yêu cầu Nhật Bản đẩy mạnh mở rộng trang bị quân sự, đảm trách nhiều nhiệm vụ tác chiến hơn. Năm 1981, Thủ tướng Nhật Bản Zenko Suzuki viếng thăm Hoa Kỳ, chính thức tiếp nhận yêu cầu của phía chính phủ Mỹ, và cam kết để lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ cho tuyến đường 1000 hải lý trên biển. Từ đó đến nay, Nhật Bản chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn cho “tuyến đường biển tây nam” từ vịnh Osaka tới eo biển bashi, còn tuyến đường biển từ eo biển Bashi xuống phía nam do quân đội Hoa Kỳ đảm trách[2]. Trong “ Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 1983” đã lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc: “Hàng trăm hải lý xung quanh Nhật Bản, và khoảng 1000 hải lý trên tuyến đường biển trong khu vực là thuộc phạm vi phòng thủ địa lý của Nhật Bản”[3].  
2-Sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản điều chỉnh mục tiêu chiến lược quốc gia, trên mặt chiến lược, từng bước can thiệp vào khu vực Biển Đông.
Sau chiến tranh lạnh, tình hình quốc tế phát sinh nhiều thay đổi sâu sắc. Thực lực kinh tế và quân sự Nhật Bản nhanh chóng được tăng cường, tranh chấp trở thành chính trị, cường quốc về quân sự được khẳng định là mục tiêu chiến lược quốc gia. Đồng thời, từ phía Nhật Bản nhìn lại, sự phát triển nhanh chóng của Trung quốc đã đưa tới cho Nhật Bản một tương lai chịu những áp lực và thách thức, mâu thuẫn Trung - Nhật càng gia tăng. Dưới hoàn cảnh đó, Nhật Bản đã để mắt tới những tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời xây dựng luật pháp để thò tay can thiệp vào những vấn đề an ninh liên quan, không ngừng tăng cường mở rộng sức ảnh hưởng tại khu vực này.
Sau khi bùng phát tranh chấp giữa Trung - Phi - Mỹ xung quanh dải đá ngầm Mischief Reef (dải Vành Khăn của VN) năm 1995, Nhật Bản bắt đầu có thái độ khai thác can thiệp trính trị. Trong khi hội đàm giữa những nhà lãnh đạo Nhật Bản và lãnh đạo Trung Quốc, phía Nhật Bản đã liên tiếp bày tỏ ý kiến quan tâm tới quần đảo Trường Sa. Khi tham gia hội nghị Diễn đàn Đông Nam Á lần 2, Ngoại trưởng Nhật Yohey Kono đã đưa ra ý kiến về việc có thể đem vấn đề Biển Đông ra thảo luận trong khuôn khổ của “Diễn đàn khu vực Đông Nam Á”. Nhật Bản kỳ vọng sẽ học hỏi được kinh nghiệm xử lý đối phó với Trung Quốc từ những tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời còn muốn dùng những tranh chấp này để khống chế Trung Quốc.
Đọc toàn bộ bản dịch bài viết tại đây
Theo Tạp chí “Nghiên cứu các vấn đề quốc tế”, kỳ số 3, năm 2011)
Người dịch: Đăng Dương– Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông


[1] Điều tra thống kê tài nguyên của Cục Chính sách Công nghiệp và Kinh tế, thuộc Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản.
[2] Báo cáo của Tiểu ban Hợp tác và Phòng vệ trực thuộc Uỷ ban Hiệp định  An ninh và Phòng thủ chung Mỹ Nhật. Bản “Báo cáo Triệu Hòa, ngày 27 tháng 11 năm 1953”.http://www.clearing.mod.go.jp/hakusho_data/1981/w1981_9134.html.
[3] Xem “ Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản ”. Bản in năm Triệu Hòa thứ 58http://www.clearing.mod.go.jp/hakusho_data/1983/w1983_03.html

No comments:

Post a Comment