Thủ tướng đã giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi bổ sung 4 dự án Luật lớn, trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Nhiều ý kiến cho rằng các mức giảm trừ này lạc hậu quá xa so với thực tế, nhất là khi giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của người làm công ăn lương... Bên cạnh đó, không ít quan điểm đang cho rằng khoảng cách giữa các bậc thuế hơi dày nên tạo áp lực rất lớn cho người nộp thuế. Chẳng hạn như mức 5-10 triệu đồng rồi 10-18 triệu đồng, do khung hẹp nên những người có thu nhập cao có mức điều tiết thuế tương đối cao. Đây cũng là một điểm được xem xét sửa đổi bổ sung trong Luật Thuế thu nhập cá nhân.
>Bắt đầu miễn thuế thu nhập cá nhân
Hiện nay, các khoản thu từ thuế thu nhập cá nhân đóng góp cho ngân sách 29.000-30.000 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Hoàng Hà. |
Theo đó, Bộ Tài chính sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân để trình Chính phủ vào tháng 5/2012 và đưa ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 7/2012.
Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ năm 2009 quy định, người lao động nằm trong diện chịu thuế được giảm trừ tối đa cho mình 4 triệu đồng mỗi tháng và thêm 1,6 triệu đồng cho mỗi cá nhân phụ thuộc (cha mẹ, người tàn tật, vợ hay con nhỏ dưới 18 tuổi…). Phần thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản này mới bị tính thuế.
Nhiều ý kiến cho rằng các mức giảm trừ này lạc hậu quá xa so với thực tế, nhất là khi giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của người làm công ăn lương... Bên cạnh đó, không ít quan điểm đang cho rằng khoảng cách giữa các bậc thuế hơi dày nên tạo áp lực rất lớn cho người nộp thuế. Chẳng hạn như mức 5-10 triệu đồng rồi 10-18 triệu đồng, do khung hẹp nên những người có thu nhập cao có mức điều tiết thuế tương đối cao. Đây cũng là một điểm được xem xét sửa đổi bổ sung trong Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Hồi cuối tháng 8 vừa qua, Quốc hội đã đồng ý với đề xuất của Chính phủ cho phép miễn thuế đối với các khoản thu nhập dưới 9 triệu đồng trong thời gian 5 tháng, tức là từ 1/8 đến hết 31/12/2011. Ngoài ra, một số khoản thu nhập từ cổ tức, chứng khoán cũng nằm trong diện được miễn giảm thuế lần này.
Chính phủ ước tính, tổng số thuế dự kiến miễn giảm theo Nghị quyết tháo gỡ khó khăn của Quốc hội lần này vào khoảng 13.300 tỷ đồng.
Hiện nay, các khoản thu từ thuế thu nhập cá nhân đóng góp cho ngân sách 29.000-30.000 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, khoảng 70% số thuế được thu từ đối tượng làm công ăn lương; 12% thu từ các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, tương đương 3.600 tỷ đồng. Còn lại là từ các khoản thu nhập khác.
Hồng Anh
Ý kiến bạn đọc () | Sắp xếp theo: |
Tại sao cứ áp một số tiền cụ thể
Tại sao các nhà làm Luật cứ cứng nhắc áp một số tiền cụ thể mà không dựa vào một chỉ số nào đó có tính chất cơ bản và thiết thực hơn, như dựa vào mức lương cơ bản của cán bộ công chức để tính mức phải chịu thuế. Ví dụ như: Nếu người nào có thu nhập gấp X lần mức lương cơ bản thì chịu thuế thu nhập cá nhân, và mức đóng tăng dần khi mức thu nhập càng cao.
Hiện nay là trên 4triệu/tháng thì phải đóng thuế, lương cơ bản 830.000đ. Vậy tại sao không áp gấp mấy lần lương cơ bản đó để chịu thuế, và cứ mỗi lần lương cơ bản tăng thì mức thu nhập chịu thuế cũng tăng theo, như vậy không thuận lợi hơn là áp một mức tiền cố định hay sao. Nếu lần này mà cứ áp một mức tiền cụ thể nữa thì chẳng bao lâu nữa sẽ lại sửa luật vì nó không còn phù hợp.
( vangdang )
Xem xét điều chỉnh thuế TNDN còn 10% để tăng thu ngân sách
Kính mong Thủ Tướng xem xét lại chính sách thuế TNDN hiện nay quá cao, đến 25% mà thực tế không thu thuế hết được, do các DN có vốn đầu tư nuớc ngòai thì khai báo lỗ triền miên cos cơ hội chuyển giá, các DN trong nuớc cũng khai báo lỗ, hoặc nếu khai báo lãi cũng chỉ khai báo thấp xuống như lãi thực 100 đồng phải đóng thuế 25 đồng thì DN tìm mọi cách khai báo có 40 đồng để chỉ đóng thuế 10 đồng.
Điều này tôi dám chắc là ai cũng biết mà không nói do chưa có giải pháp. Bản thân các DN và các công dân Việt Nam, ai cũng muốn là công dân tốt, muốn đóng thuế đầy đủ, không muốn là kẻ vi phạm pháp luật vì trốn thuế do thuế suất quá cao. Vì thế, kính mong Đảng và Nhà nước, xem xét hạ mức thuế TNDN xuống 10% như Singapore, để tất cả các DN có cơ hội khai báo thật doanh thu của họ không phải mất công tìm cách trốn thuế, chuyển giá...., vì khi đó lãi 100 đồng cũng chỉ đóng có 10 đồng mà thôi. Mặt khác với thuế suất 10% sẽ thu hút thêm các tập đòan lớn của nước ngòai đầu tư vào Việt Nam.
Có thể đưa việc này ra hội đồng khoa học nhà nuớc phản biện tính khả thi của nó. Tôi dám chắc, khi hạ thuế suất thuế TNDN xuống 10% cùng với các chế tài mạnh mẽ đối với các DN có dấu hiệu trốn thuế như NHNN vừa chế tài HD do huy động vượt trần, thì nguồn thu ngân sách từ thuế TNDN sẽ không giảm mà còn tăng do các DN đang khai báo lỗ sẽ khai báo lãi, các DN đang lãi ít sẽ báo lãi nhiều hơn do họ muốn có tiền sạch, hợp pháp chứ không phải tiền trốn thuế, và công ty có lãi mới được lên sàn chứng khóan.
Ngòai ra trong qua trình họat động, DN có các chi phí giao tế, ăn uống tiếp khách, không có hóa đơn chứng từ. Vì thế Bộ Tài Chính nên nghiên cứu tạo ra một tài khỏan chi phí giao tế không hóa đơn để DN sử dụng phần mềm kế tóan có thể hạch tóan vào đó, và khi chạạyphần mềm quyết tóan thuế TNDN thì phần chi phí này tự động xuất tóan không tính vào chi phí quyết tóan thuế. Khi đó coi như DN đã phải chịu thuế TNDN 10% trên chi phí không hóa đơn vì không được đưa vào chi phí quyết tóan thuế TNDN.
( nguoiyeu nuoc )
No comments:
Post a Comment