MAI MINH
05/12/2011 12:02 (GMT+7)
TS. Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Kinh tế Việt Nam năm 2012 sẽ tiếp tục phải đối mặt với ba thách thức “chuyển giao” từ năm 2011, TS. Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nói.
Nhìn lại nền kinh tế năm 2011, theo cảm nhận của ông, gam sáng nhiều hơn hay là ngược lại?
Tôi nghĩ rằng đó là sự đan xen giữa sáng và tối. Năm 2011, nền kinh tế của chúng ta đạt được các thành công như GDP ước tăng khoảng 6%, tuy thấp so với kế hoạch đưa ra là 7-7,5% nhưng cần đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay đang suy giảm từ 5,1% xuống 4% và các nước trong khu vực ASEAN trước đây tăng trưởng 6,9% nay chỉ còn 5,3%.
Năm 2011, cũng là năm lần đầu tiên chúng ta đã kéo giảm được bội chi xuống dưới 5% GDP. Đối với nhập siêu chúng ta đã có tốc độ giảm đáng kể và ở mức 10% kim ngạch xuất khẩu so với kế hoạch lên tới 18% kim ngạch xuất khẩu.
Nhưng, những thành công đó lại cũng còn đồng thời là những tồn tại.
Chẳng hạn, với bội chi, mặc dù lần đầu tiên chúng ta kéo giảm được xuống mức dưới 5% GDP, nhưng bội chi ngân sách đã kéo dài liên tục trong nhiều năm qua chưa có xu hướng cân bằng. Năm 2011 đã chi vượt dự toán là 9,7%, tương đương khoảng 70.400 tỷ đồng.
Để bù đắp bội chi ngân sách, Chính phủ phải phát hành trái phiếu để huy động vốn và trở thành đối thủ cạnh tranh của chính các doanh nghiệp Việt Nam, người nộp tiền cho ngân sách nhà nước, từ đó đẩy lãi suất tăng cao. Doanh nghiệp đã khó khăn lại càng thêm khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và thất nghiệp gia tăng.
Đã có nhiều ý kiến nhận định rằng năm 2011 là một năm nền kinh tế dường như “chùng” xuống vì lạm phát leo cao và chính sự trầm lắng này là sự báo trước cho một cuộc suy thoái mới, sẽ diễn ra vào năm 2012. Còn quan điểm của ông?
Tôi không quá bi quan về tình hình kinh tế năm 2012, nhưng theo tôi, nền kinh tế của chúng ta trong năm tới sẽ tiếp tục phải đối mặt với ba thách thức và nếu Chính phủ không có những động thái tích cực hơn trong việc đối mặt với những thách thức này, thì nền kinh tế cũng sẽ không có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với năm 2011.
Trước hết, đó là lạm phát. Lạm phát tại Việt Nam đã tăng cao và kéo dài trong suốt 5 năm qua, kể từ năm 2007 đến nay và bình quân mỗi năm là 13%, gấp 3 lần so với các nước trong khu vực. Giá cả tăng cao và nhiều thời điểm còn có nhiều mặt hàng tăng phi lý, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào sự điều hành của Chính phủ.
Lạm phát của Việt Nam có nhiều nguyên nhân, trong đó có chính sách tiền tệ, có chính sách tài khóa, nhưng tôi nghĩ rằng yếu tố quan trọng hơn nữa là vấn đề quản lý giá. Chúng ta thường nói rằng, giá cả biến động theo quy luật cung cầu, nếu nhu cầu tăng, giá có thể tăng và ngược lại. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, mặc dù đường cung dịch chuyển hướng tăng lên theo đúng quy luật giá phải giảm, nhưng giá vẫn tăng.
Việt Nam có những thế mạnh về nông nghiệp, về lương thực, thực phẩm nhưng giá cả về mặt lương thực, thực phẩm tăng cao hơn các nước trong khu vực. Chúng ta có thể thấy một điều bất hợp lý là không phải thiếu nguồn cung giá sốt, cung tăng dồi dào nhưng giá vẫn sốt, vì vậy, tôi cho rằng, Chính phủ phải quyết liệt hơn trong quản lý và điều hành giá.
Thứ hai là vấn đề lãi suất cho vay cao khiến việc vực dậy nền kinh tế nội tại cũng như sản xuất kinh doanh trong nước càng khó khăn hơn. Nếu không giảm nhanh được mức lãi suất cho vay mà để tiếp tục ở mức cao như hiện nay, sẽ “giết chết” doanh nghiệp của chúng ta ngay trên sân nhà.
Thứ ba là thách thức về độ mở của nền kinh tế chúng ta đã lên đến 166%. Với độ mở như vậy, Việt Nam rất nhạy cảm với “thời tiết” kinh tế của thế giới. Các nước ASEAN, sau cuộc khủng hoảng vừa qua, họ đã kéo độ mở xuống như Thái Lan dưới 100% GDP, Indonesia là 36,7% và Phillipines là 53,6%.
Các nước này đều là các nước xuất siêu mà họ còn phải nỗ lực kéo giảm như vậy, trong khi chúng ta lại là nước nhập siêu và nhập siêu liên tục trong nhiều năm với mức nhập siêu rất cao. 5 năm 2001 - 2005 nhập siêu chỉ có 19 tỷ USD, nhưng trong 5 năm 2006 - 2010 ta nhập siêu 63 tỷ USD. Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, chúng ta tiếp tục nhập siêu 68 tỷ USD...
Theo đánh giá của ông thì Chính phủ đã có những nhìn nhận kịp thời về những tồn tại, thách thức này chưa?
Tôi nghĩ rằng Chính phủ cũng đã thể hiện rõ quyết tâm trong điều hành để chúng ta có được một sự ổn định kinh tế vĩ mô và trụ vững được trước thách thức. Vì thế, Chính phủ đã đề ra mục tiêu là không chạy theo tăng trưởng cao, mà chỉ phấn đấu ở mức tăng trưởng vừa phải, còn lại tiếp tục tập trung sức cho kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính phủ cũng đã thẳng thắn nhìn nhận rằng bất ổn kinh tế vĩ mô, vì ba nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân thuộc về khách quan, hai nguyên nhân còn lại đến từ những yếu kém của nội tại nền kinh tế và nguyên nhân do điều hành.
Cũng từ ba nguyên nhân đó, thì Chính phủ cũng đã xác định được ba mũi nhọn trong tái cấu trúc nền kinh tế.
Chính phủ cần tiến hành nhanh chóng hơn việc tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Bởi vì, một trong những gánh nặng lớn nhất cho nền kinh tế lúc này nằm ở lãi suất cho vay. Điều đó thể hiện hiệu quả trong hoạt động ngân hàng đang rất kém, nên họ mới dồn hết chi phí lên doanh nghiệp thông qua lãi suất này.
Nhìn lại nền kinh tế năm 2011, theo cảm nhận của ông, gam sáng nhiều hơn hay là ngược lại?
Tôi nghĩ rằng đó là sự đan xen giữa sáng và tối. Năm 2011, nền kinh tế của chúng ta đạt được các thành công như GDP ước tăng khoảng 6%, tuy thấp so với kế hoạch đưa ra là 7-7,5% nhưng cần đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay đang suy giảm từ 5,1% xuống 4% và các nước trong khu vực ASEAN trước đây tăng trưởng 6,9% nay chỉ còn 5,3%.
Năm 2011, cũng là năm lần đầu tiên chúng ta đã kéo giảm được bội chi xuống dưới 5% GDP. Đối với nhập siêu chúng ta đã có tốc độ giảm đáng kể và ở mức 10% kim ngạch xuất khẩu so với kế hoạch lên tới 18% kim ngạch xuất khẩu.
Nhưng, những thành công đó lại cũng còn đồng thời là những tồn tại.
Chẳng hạn, với bội chi, mặc dù lần đầu tiên chúng ta kéo giảm được xuống mức dưới 5% GDP, nhưng bội chi ngân sách đã kéo dài liên tục trong nhiều năm qua chưa có xu hướng cân bằng. Năm 2011 đã chi vượt dự toán là 9,7%, tương đương khoảng 70.400 tỷ đồng.
Để bù đắp bội chi ngân sách, Chính phủ phải phát hành trái phiếu để huy động vốn và trở thành đối thủ cạnh tranh của chính các doanh nghiệp Việt Nam, người nộp tiền cho ngân sách nhà nước, từ đó đẩy lãi suất tăng cao. Doanh nghiệp đã khó khăn lại càng thêm khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và thất nghiệp gia tăng.
Đã có nhiều ý kiến nhận định rằng năm 2011 là một năm nền kinh tế dường như “chùng” xuống vì lạm phát leo cao và chính sự trầm lắng này là sự báo trước cho một cuộc suy thoái mới, sẽ diễn ra vào năm 2012. Còn quan điểm của ông?
Tôi không quá bi quan về tình hình kinh tế năm 2012, nhưng theo tôi, nền kinh tế của chúng ta trong năm tới sẽ tiếp tục phải đối mặt với ba thách thức và nếu Chính phủ không có những động thái tích cực hơn trong việc đối mặt với những thách thức này, thì nền kinh tế cũng sẽ không có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với năm 2011.
Trước hết, đó là lạm phát. Lạm phát tại Việt Nam đã tăng cao và kéo dài trong suốt 5 năm qua, kể từ năm 2007 đến nay và bình quân mỗi năm là 13%, gấp 3 lần so với các nước trong khu vực. Giá cả tăng cao và nhiều thời điểm còn có nhiều mặt hàng tăng phi lý, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào sự điều hành của Chính phủ.
Lạm phát của Việt Nam có nhiều nguyên nhân, trong đó có chính sách tiền tệ, có chính sách tài khóa, nhưng tôi nghĩ rằng yếu tố quan trọng hơn nữa là vấn đề quản lý giá. Chúng ta thường nói rằng, giá cả biến động theo quy luật cung cầu, nếu nhu cầu tăng, giá có thể tăng và ngược lại. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, mặc dù đường cung dịch chuyển hướng tăng lên theo đúng quy luật giá phải giảm, nhưng giá vẫn tăng.
Việt Nam có những thế mạnh về nông nghiệp, về lương thực, thực phẩm nhưng giá cả về mặt lương thực, thực phẩm tăng cao hơn các nước trong khu vực. Chúng ta có thể thấy một điều bất hợp lý là không phải thiếu nguồn cung giá sốt, cung tăng dồi dào nhưng giá vẫn sốt, vì vậy, tôi cho rằng, Chính phủ phải quyết liệt hơn trong quản lý và điều hành giá.
Thứ hai là vấn đề lãi suất cho vay cao khiến việc vực dậy nền kinh tế nội tại cũng như sản xuất kinh doanh trong nước càng khó khăn hơn. Nếu không giảm nhanh được mức lãi suất cho vay mà để tiếp tục ở mức cao như hiện nay, sẽ “giết chết” doanh nghiệp của chúng ta ngay trên sân nhà.
Thứ ba là thách thức về độ mở của nền kinh tế chúng ta đã lên đến 166%. Với độ mở như vậy, Việt Nam rất nhạy cảm với “thời tiết” kinh tế của thế giới. Các nước ASEAN, sau cuộc khủng hoảng vừa qua, họ đã kéo độ mở xuống như Thái Lan dưới 100% GDP, Indonesia là 36,7% và Phillipines là 53,6%.
Các nước này đều là các nước xuất siêu mà họ còn phải nỗ lực kéo giảm như vậy, trong khi chúng ta lại là nước nhập siêu và nhập siêu liên tục trong nhiều năm với mức nhập siêu rất cao. 5 năm 2001 - 2005 nhập siêu chỉ có 19 tỷ USD, nhưng trong 5 năm 2006 - 2010 ta nhập siêu 63 tỷ USD. Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, chúng ta tiếp tục nhập siêu 68 tỷ USD...
Theo đánh giá của ông thì Chính phủ đã có những nhìn nhận kịp thời về những tồn tại, thách thức này chưa?
Tôi nghĩ rằng Chính phủ cũng đã thể hiện rõ quyết tâm trong điều hành để chúng ta có được một sự ổn định kinh tế vĩ mô và trụ vững được trước thách thức. Vì thế, Chính phủ đã đề ra mục tiêu là không chạy theo tăng trưởng cao, mà chỉ phấn đấu ở mức tăng trưởng vừa phải, còn lại tiếp tục tập trung sức cho kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính phủ cũng đã thẳng thắn nhìn nhận rằng bất ổn kinh tế vĩ mô, vì ba nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân thuộc về khách quan, hai nguyên nhân còn lại đến từ những yếu kém của nội tại nền kinh tế và nguyên nhân do điều hành.
Cũng từ ba nguyên nhân đó, thì Chính phủ cũng đã xác định được ba mũi nhọn trong tái cấu trúc nền kinh tế.
Chính phủ cần tiến hành nhanh chóng hơn việc tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Bởi vì, một trong những gánh nặng lớn nhất cho nền kinh tế lúc này nằm ở lãi suất cho vay. Điều đó thể hiện hiệu quả trong hoạt động ngân hàng đang rất kém, nên họ mới dồn hết chi phí lên doanh nghiệp thông qua lãi suất này.
No comments:
Post a Comment