ANH QUÂN
17/12/2011 18:00 (GMT+7)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với VCCI - Ảnh: Anh Quân.
“Trong lịch sử 81 năm của Đảng, lần đầu tiên chúng ta có một nghị quyết về phát huy vai trò doanh nhân”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại buổi làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng ngày 17/12.
Trước đó, ngày 9/12, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Theo ghi nhận của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vai trò của doanh nhân đã và đang được đánh giá ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. Nếu từ văn kiện Đại hội 9 của Đảng, vị trí của doanh nhân còn đứng sau công nhân, nông dân và phụ nữ, người cao tuổi, thì đến đại hội 11 đã xác định cần tạo điều kiện xây dựng, phát triển vững mạnh hơn nữa.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng nêu các con số thống kê đáng chú ý, hiện cả nước đã có trên 2 triệu doanh nhân và dưới sự điều hành của đội ngũ này, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tham gia thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm …
“Cho đến nay, khu vực doanh nghiệp đã đóng góp trên 70% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút được 7,4 triệu lao động, chiếm 81,7% lực lượng lao động phi nông nghiệp, hay 16,3% lực lượng lao động của toàn xã hội”, ông Lộc cho biết.
Tuy nhiên, phía cộng đồng doanh nghiệp cũng nhận thấy những tồn tại lớn trong quá trình phát triển vừa qua.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM Huỳnh Văn Minh phát biểu, doanh nghiệp Việt Nam phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua, nhưng đa số là doanh nghiệp quy mô nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu.
Đứng ở góc độ quản trị, Tổng giám đốc Công ty Bảo vệ thực vật An Giang thẳng thắn: “Tôi cảm nhận rằng hiện tôi mặc áo vét, đeo cà vạt, nhưng điều hành còn “hai lúa” lắm…”.
Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải khi đề cập đến những tồn tại của đội ngũ doanh nhân hiện nay cũng cho rằng, quá trình phát triển vừa qua dù khá nhanh nhưng hội tụ vốn, công nghệ, năng suất… ở những doanh nghiệp được đội ngũ này điều hành còn yếu.
Dữ liệu từ VCCI cho biết, quy mô doanh nghiệp Việt Nam hiện còn nhỏ bé với khoảng 9% có trên 50 lao động và 2,68% trên 200 lao động; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn thấp, nợ trên vốn cao, đầu tư dàn trải; doanh nghiệp tư nhân ít có khả năng tham gia đấu thầu quốc tế và đa số gặp rào cản trong tiếp cận công nghệ, thị trường, vốn; quản trị doanh nghiệp yếu và thiếu chiến lược phát triển…
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý thêm rằng, sự quan tâm của toàn xã hội đến đội ngũ doanh nhân hiện nay còn chưa đúng mức. Ông đơn cử như việc quá chuộng hàng ngoại đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Ngoài ra, việc hình thành một thị trường lao động mà đối tượng hàng hóa là doanh nhân, theo ông Hải, cũng chưa được quan tâm, với khả năng Chính phủ thuê các doanh nhân giỏi vào các vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước…
Nhưng nhiều thay đổi về quan điểm đã được đặt ra tại Nghị quyết 09 của Bộ chính trị, từ đó xuyên suốt tới các mục tiêu, cũng như phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới.
Về quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết cho rằng, đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế…
Mục tiêu, vì vậy cũng đầy “tham vọng”: xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội cao… Và đặc biệt Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu năm 2020 có một số doanh nhân, doanh nghiệp có thương hiệu đạt tầm cỡ khu vực Đông - Nam Á.
Về phương hướng nhiệm vụ, đáng chú ý là những nội dung như: nâng cao nhận thức về vai trò doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nhân; hỗ trợ đội ngũ doanh nhân mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nhân khu vực nông thông; quan tâm, tạo chuyển biến trong đào tạo và bồi dưỡng doanh nhân…
Nhiều đại biểu doanh nhân tại cuộc gặp sáng 17/12 cho rằng, nội dung Nghị quyết đã bao quát được những vấn đề lâu nay giới này mong muốn và kiến nghị.
Trước đó, ngày 9/12, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Theo ghi nhận của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vai trò của doanh nhân đã và đang được đánh giá ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. Nếu từ văn kiện Đại hội 9 của Đảng, vị trí của doanh nhân còn đứng sau công nhân, nông dân và phụ nữ, người cao tuổi, thì đến đại hội 11 đã xác định cần tạo điều kiện xây dựng, phát triển vững mạnh hơn nữa.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng nêu các con số thống kê đáng chú ý, hiện cả nước đã có trên 2 triệu doanh nhân và dưới sự điều hành của đội ngũ này, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tham gia thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm …
“Cho đến nay, khu vực doanh nghiệp đã đóng góp trên 70% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút được 7,4 triệu lao động, chiếm 81,7% lực lượng lao động phi nông nghiệp, hay 16,3% lực lượng lao động của toàn xã hội”, ông Lộc cho biết.
Tuy nhiên, phía cộng đồng doanh nghiệp cũng nhận thấy những tồn tại lớn trong quá trình phát triển vừa qua.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM Huỳnh Văn Minh phát biểu, doanh nghiệp Việt Nam phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua, nhưng đa số là doanh nghiệp quy mô nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu.
Đứng ở góc độ quản trị, Tổng giám đốc Công ty Bảo vệ thực vật An Giang thẳng thắn: “Tôi cảm nhận rằng hiện tôi mặc áo vét, đeo cà vạt, nhưng điều hành còn “hai lúa” lắm…”.
Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải khi đề cập đến những tồn tại của đội ngũ doanh nhân hiện nay cũng cho rằng, quá trình phát triển vừa qua dù khá nhanh nhưng hội tụ vốn, công nghệ, năng suất… ở những doanh nghiệp được đội ngũ này điều hành còn yếu.
Dữ liệu từ VCCI cho biết, quy mô doanh nghiệp Việt Nam hiện còn nhỏ bé với khoảng 9% có trên 50 lao động và 2,68% trên 200 lao động; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn thấp, nợ trên vốn cao, đầu tư dàn trải; doanh nghiệp tư nhân ít có khả năng tham gia đấu thầu quốc tế và đa số gặp rào cản trong tiếp cận công nghệ, thị trường, vốn; quản trị doanh nghiệp yếu và thiếu chiến lược phát triển…
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý thêm rằng, sự quan tâm của toàn xã hội đến đội ngũ doanh nhân hiện nay còn chưa đúng mức. Ông đơn cử như việc quá chuộng hàng ngoại đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Ngoài ra, việc hình thành một thị trường lao động mà đối tượng hàng hóa là doanh nhân, theo ông Hải, cũng chưa được quan tâm, với khả năng Chính phủ thuê các doanh nhân giỏi vào các vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước…
Nhưng nhiều thay đổi về quan điểm đã được đặt ra tại Nghị quyết 09 của Bộ chính trị, từ đó xuyên suốt tới các mục tiêu, cũng như phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới.
Về quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết cho rằng, đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế…
Mục tiêu, vì vậy cũng đầy “tham vọng”: xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội cao… Và đặc biệt Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu năm 2020 có một số doanh nhân, doanh nghiệp có thương hiệu đạt tầm cỡ khu vực Đông - Nam Á.
Về phương hướng nhiệm vụ, đáng chú ý là những nội dung như: nâng cao nhận thức về vai trò doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nhân; hỗ trợ đội ngũ doanh nhân mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nhân khu vực nông thông; quan tâm, tạo chuyển biến trong đào tạo và bồi dưỡng doanh nhân…
Nhiều đại biểu doanh nhân tại cuộc gặp sáng 17/12 cho rằng, nội dung Nghị quyết đã bao quát được những vấn đề lâu nay giới này mong muốn và kiến nghị.
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
- Nguyễn Viết Thắng14:12 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
- Bùi Huy Trung Đức10:30 (GMT+7) - Chủ Nhật, 18/12/2011Giờ Việt Nam mới làm việc này cũng hơi trễ hơn so với các nền kinh tế đứng đầu. nhưng cũng chưa muộn. Chúng tôi sẽ chờ đón sự đổi mới của vị trí doanh nhân trong xã hộị, chính sách quản lý cũng như việc tạo điều kiện của Chính phủ phát huy nguồn nội lực đang có của mình.
Bây giờ chúng ta mới đến điều đó, tuy hơi muộn nhưng cũng còn tốt. Chỉ nên để lại một ít DNNN làm công ích, còn lại nên tư mhân hoá hoặc cổ phần hoá.