ANH MINH
22/12/2011 09:38 (GMT+7)
Người đại diện cho Chính phủ cho hay tình hình kinh tế thế giới trong năm 2012 dự báo còn diễn biến phức tạp, xu hướng phục hồi chậm và bất ổn định, qua đó ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, trong bài phát biểu tại hội nghị Chính phủ mở rộng tổ chức ngày hôm nay (22/12) tại Hà Nội, nhấn mạnh rằng trong điều hành kinh tế năm 2012, sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.
Những nội dung này sẽ được cụ thể hóa trong nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 của Chính phủ.
Người đại diện cho Chính phủ cho hay tình hình kinh tế thế giới trong năm 2012 dự báo còn diễn biến phức tạp, xu hướng phục hồi chậm và bất ổn định, qua đó ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước.
Cho đến thời điểm này, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của 2012 đã được xây dựng và đưa vào dự thảo nghị quyết, bao gồm GDP tăng khoảng 6-6,5%, chỉ số tăng giá tiêu dùng tăng dưới 10%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%, nhập siêu khoảng 11-12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33,5% GDP.
Theo Phó thủ tướng, năm 2011, điều hành chính sách tiền tệ được coi là công cụ trọng tâm để thực hiện mục tiêu điều hành theo lạm phát mục tiêu để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm chủ động, linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; trong đó chủ động điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 khoảng 15 - 17% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 14 - 16%.
Đối với chính sách tài khóa, Chính phủ sẽ tăng cường quản lý thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách Nhà nước với mục tiêu giảm bội chi năm 2012 xuống dưới 4,8% GDP và giảm dần trong những năm tiếp theo.
Song song, Chính phủ cũng sẽ tăng cường công tác kiểm soát thị trường, giá cả, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, bảo đảm đời sống nhân dân.
Trong năm 2012, Chính phủ cũng sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.
Phó thủ tướng tái khẳng định, 2012 là năm bản lề trong việc thực hiện chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, với ba khâu đột phá quan trọng: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu tài chính, ngân hàng, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nước.
Những nội dung này sẽ được cụ thể hóa trong nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 của Chính phủ.
Người đại diện cho Chính phủ cho hay tình hình kinh tế thế giới trong năm 2012 dự báo còn diễn biến phức tạp, xu hướng phục hồi chậm và bất ổn định, qua đó ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước.
Cho đến thời điểm này, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của 2012 đã được xây dựng và đưa vào dự thảo nghị quyết, bao gồm GDP tăng khoảng 6-6,5%, chỉ số tăng giá tiêu dùng tăng dưới 10%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%, nhập siêu khoảng 11-12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33,5% GDP.
Theo Phó thủ tướng, năm 2011, điều hành chính sách tiền tệ được coi là công cụ trọng tâm để thực hiện mục tiêu điều hành theo lạm phát mục tiêu để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm chủ động, linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; trong đó chủ động điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 khoảng 15 - 17% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 14 - 16%.
Đối với chính sách tài khóa, Chính phủ sẽ tăng cường quản lý thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách Nhà nước với mục tiêu giảm bội chi năm 2012 xuống dưới 4,8% GDP và giảm dần trong những năm tiếp theo.
Song song, Chính phủ cũng sẽ tăng cường công tác kiểm soát thị trường, giá cả, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, bảo đảm đời sống nhân dân.
Trong năm 2012, Chính phủ cũng sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.
Phó thủ tướng tái khẳng định, 2012 là năm bản lề trong việc thực hiện chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, với ba khâu đột phá quan trọng: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu tài chính, ngân hàng, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nước.
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
- Giang09:37 (GMT+7) - Thứ Sáu, 23/12/2011
- Nguyễn Hoàng17:03 (GMT+7) - Thứ Năm, 22/12/2011Luôn có sự đánh đổi giữa ổn định và tăng trưởng, vấn đề là người ta quyết định đánh đổi như thế nào là phù hợp với nền kinh tế.
- An Bình16:11 (GMT+7) - Thứ Năm, 22/12/2011Suy cho cùng các chính sách tiền tệ và tài khóa đều hướng đến tìm kiếm nguồn vốn lớn cho phát triển nhưng lại phải bảo đảm mục tiêu hạ lạm phát.
Thật quá khó và giường như rất khó khả thi để đạt được tốt cả 2 mục tiêu đó bằng nguồn vốn nội lực.
Thiết nghĩ, cần tìm ra những cơ chế chính sách cởi mở hơn nữa để khơi thông dòng vốn ngoại. Muốn vậy môi trường đầu tư phải hơn các nước khác, năng lực cạnh tranh và kinh doanh phải tăng điểm chứ cứ tụt hạng thì thật khó quá. - Nguyễn Đỗ Việt15:10 (GMT+7) - Thứ Năm, 22/12/2011Tác dụng của mỗi chính sách là hữu hạn.
Rút kinh nghiệm việc điều hành mức tăng trưởng tín dụng 4 năm qua từ mức 51.39% năm 2007 giảm còn 30% năm 2008 rồi lại tăng vọt lên 37.73% năm 2009. Thành quả của việc giảm tăng trưởng tín dụng từ 27.65% năm 2010 xuống còn 15% năm 2011 cần phải giữ và như vậy chủ trương kiểm soát ở mức 15-17% là hợp lý. Tuy nhiên, do đầu tư toàn xã hội lớn trong những năm qua nên hiện có rất nhiều công trình dở dang vì vậy cần kiên quyết điều tiết nguồn tiền vốn đã ít ỏi này cho các công trình có thể đưa vào khai thác ngay để tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
Chủ trương cắt giảm đầu tư công chưa thấy chính phủ điều hành quyết liệt đến mức cần thiết, hiệu quả sử dụng đồng vốn chưa thấy đề cập nhiều, đặc biệt là trong khi định mức tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được xác định là 33,5% GDP thì bài toán giảm lạm phát trông chờ chủ yếu vào chính sách tiền tệ là sẽ không tạo được kết quả tổng hợp.
Trong điều kiện giá cả thế giới cao và nợ nước ngoài còn lớn thì cũng cần tính toán để việc tác động của việc nhập khẩu lạm phát và tác động của việc hỗ trợ xuất khấu qua tỷ gía tới tổng nợ quốc gia. Vì vậy Chính phủ nên nhấn mạnh thêm chủ trương hạn chế nhập khẩu và có chính sách khuyến khích tiêu dùng nội địa để kích thích sản xuất. - Minh Trí10:48 (GMT+7) - Thứ Năm, 22/12/2011Rất vui với chủ trương đúng đắn của Nhà nước, để giảm lạm phát và giảm sự gia tăng núi nợ xấu của các ngân hàng thì năm 2012 càng phải thắt chặt tiền tệ hơn nữa, đặc biệt thắt chặt hơn nữa trong lĩnh vực nhà đất. Những năm qua bất động sản đã gây bất ổn kinh tế xã hội và đang có nguy cơ rất lớn cho năm sau.
- Lý Chí Đức10:31 (GMT+7) - Thứ Năm, 22/12/2011Đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế bởi việc cung tiền quá trớn trong thời gian vừa qua khiến lạm phát ở VN vào hàng cao nhất khu vực. Thắt chặt tiền tệ để ổn định kinh tế là mục tiêu hàng đầu. Tôi ủng hộ chính sách trên.
Giải quyết được vấn đề này ở 7 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thì Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc và vượt xa Thái Lan.
Và mấu chốt nữa là pháp luật không hiệu quả, không đủ sức răn đe.