08:28-09/10/2011Ba trụ cột cho sự phát triển thịnh vượng, bền vững của nước Mỹ
Nguyễn Cảnh Bình* |
James Madison (1751-1836), người được mệnh danh
là cha đẻ bản Hiến pháp Mỹ
Một ngôi nhà lớn cũng như một quốc gia hùng mạnh không thể chỉ xây dựng trên một trụ cột. Thực tiễn cho thấy nhà nước Mỹ thịnh vượng, bền vững như ngày hôm nay được xây dựng trên nhiều trụ cột, trong đó trụ cột thứ nhất chính là bản hiến pháp phù hợp với dân tộc Mỹ, khai thác được tiềm năng và đảm bảo khuôn khổ cho sự phát triển của đất nước.
Không một công ty, một doanh nghiệp nào khi mới thành lập tự nhiên đã là người khổng lồ, không một quốc gia nào tự nhiên sinh ra đã hùng mạnh. Quá trình phát triển của nước Mỹ trở thành một cường quốc như hiện nay cũng là sự hội tụ của nhiều yếu tố và trải qua nhiều biến động và thăng trầm của lịch sử và phát triển lâu dài. Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, khi mới thành lập, nước Mỹ là một vùng đất hứa và là một quốc gia trung bình, có tiềm năng phát triển, chưa phải là cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Vượt qua nhiều biến động thăng trầm từ những ngày dựng nước, đến công cuộc giải phóng nô lệ của Abraham Lincoln, vượt qua Chiến tranh thế giới thứ nhất dưới thời Woodthrow Wilson, đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế và Chiến tranh thế giới thứ hai của thời kỳ Roosevelt những năm 1940, nước Mỹ mới trở thành một cường quốc. Rồi trải qua cuộc Chiến tranh Lạnh thời kỳ Kennedy và sự sụp đổ của Đông Âu năm 1989, Hoa Kỳ mới thực sự trở thành siêu cường…
Nước Mỹ được xây dựng nên như ngày hôm nay là nhờ ba trụ cột: (1) Một bản hiến pháp hiệu quả, phù hợp với dân tộc Mỹ, khai thác được tiềm năng của đất nước và đảm bảo khuôn khổ cho sự phát triển. Đại diện tiêu biểu là James Madison, Cha đẻ bản Hiến pháp Mỹ; (2) Vai trò của những chính trị gia, nhà lãnh đạo xuất chúng, có tầm nhìn đã hoạch định và thực thi được các chính sách phù hợp với bản Hiến pháp đã được thiết lập. Nhân vật tiêu biểu nhất là Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên. (3) Một nền giáo dục lành mạnh, thực tiễn để đào tạo ra các thế hệ công dân khai sáng, có kiến thức và hiểu biết, từ đó hình thành các thế hệ lãnh đạo tương lai tài giỏi cho đất nước… Nhân vật tiêu biểu là Thomas Jefferson, Tác giả Tuyên ngôn Độc lập, Tổng thống thứ ba của Mỹ.
Các thế hệ lãnh đạo đầu tiên của nước Mỹ nhận thức và hiểu được rằng, nền độc lập giành được từ người Anh là chưa đủ để đảm bảo việc xây dựng một quốc gia thịnh vượng. Năm 1787, khi tham dự Hội nghị Lập hiến, George Mason người soạn Tuyên ngôn Nhân quyền cho bang Virginia đã viết thư cho con trai: “Cuộc Cách mạng giành độc lập từ nước Anh và quá trình xây dựng chính quyền mới lúc đó chẳng là gì so với công trình vĩ đại [Ý nói là việc soạn bản Hiến pháp] đang ở trước mắt cha... Việc thiết lập chính quyền này có thể sẽ mang lại hạnh phúc hay đau khổ cho hàng triệu người, cả hiện nay và trong tương lai. Đó vẫn là mục tiêu cao cả, đầy hấp dẫn và thách thức sự hiểu biết của loài người.”
Các sử gia trên thế giới đều đánh giá rằng có hai văn bản quan trọng nhất làm cơ sở cho sự hùng mạnh và bền vững của nước Mỹ là bản Tuyên ngôn Độc lập được soạn năm 1776 và Hiến pháp Mỹsoạn thảo năm 1787. Có thể nói bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ mà sau này được Hồ Chủ tịch trích dẫn trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta năm 1945 chính là bản tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu của người dân Mỹ mong muốn xây dựng một quốc gia độc lập, thịnh vượng... Còn bảnHiến pháp Mỹ là bộ luật tối cao, là khuôn khổ, là công cụ để người dân và chính phủ Mỹ đạt được mục tiêu mà Tuyên ngôn Độc lập đã nói. Có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là văn bản thể hiện ý chí, khát vọng và tình cảm còn bản Hiến pháp Mỹ thể hiện lý trí, sự khôn ngoan và sự trù liệu kỹ càng để người dân Mỹ đạt được mục tiêu đó.
Trong những bản hiến pháp đang có hiệu lực trên thế giới hiện nay, Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp cổ xưa nhất với lịch sử tồn tại trên 220 năm và đến nay, bản Hiến pháp Mỹ đã được sửa đổi 27 lần nhưng trừ 10 tu chính án đầu tiên là Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of Rights) ban hành ngay sau khi thông qua hiến pháp thì những lần sửa đổi sau chỉ sửa, bỏ đi hay thêm các điều khoản nhỏ chứ không phải viết lại mới hoàn toàn. Về căn bản, cấu trúc của chính quyền, quyền hạn, tổ chức, cách bầu chọn các cơ quan của Liên bang Hoa Kỳ vẫn không thay đổi so với khi Hiến pháp được soạn ra… Các sử gia và chính khách Mỹ đều khẳng định rằng bản Hiến pháp Mỹ đã đặt nền tảng cho quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, góp phần quan trọng biến một miền đất của 13 tiểu bang lỏng lẻo và yếu kém bên bờ Đại Tây Dương đang đứng trước nguy cơ tan rã và nội chiến đã trở thành một quốc gia hùng mạnh như hiện nay.
Tại Hội nghị lập hiến, Benjamin Franklin đã kêu gọi những đại biểu khác ủng hộ bản Hiến pháp và tự đánh giá bản thân: “Tôi thừa nhận rằng lúc này có nhiều điểm trong bản Hiến pháp tôi không thể chấp nhận, nhưng tôi không chắc rằng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận nó. Tôi đã sống đủ lâu để hiểu rằng chúng ta không nên dựa quá nhiều vào sự phán xét của chính bản thân mình. Tôi thường thấy mình sai lầm ngay tại những điều ưng ý nhất. Khi tôi càng nhiều tuổi, tôi càng nghi ngờ sự phán xét của chính mình và quan tâm chú ý hơn đến những nhận xét của người khác. …Với những suy nghĩ đó, thưa Ngài Chủ tịch, tôi đồng ý với bản Hiến pháp này với mọi lỗi lẫm của nó, nếu có, bởi tôi nghĩ rằng chúng ta cần một chính quyền chung… Tôi cũng nghi ngờ rằng không một Hội nghị nào có thể làm ra được một bản Hiến pháp tốt đẹp hơn. Thưa Ngài, tôi nghĩ bản Hiến pháp này cũng làm những kẻ thù của chúng ta ngạc nhiên, những kẻ đang tin tưởng trông chờ rằng chúng ta cũng giống như những người xây dựng Tháp Babel; rằng các tiểu bang của chúng ta đang ở bên bờ miệng vực của sự tan rã, gặp nhau tại đây chỉ để cắt cổ họng của người khác."
Trong suốt 10 năm sau cuộc cách mạng Mỹ 1776-1786, chính dân tộc Mỹ đó, những con người đó, đất đai đó với 13 tiểu bang khá độc lập với nhau liên minh với nhau dưới một bản Hiến pháp mờ nhạt năm 1781 mang tên Các điều khoản Hợp bang đã tạo nên tình trạng rất lộn xộn, thậm chí có nguy cơ tan rã do thiếu vắng một chính quyền hiệu quả. Theo mô hình này, cả 13 tiểu bang chỉ thuần túy tham gia liên minh với nhau chứ không có một chính quyền chung. Cơ quan điều hành khi đó là Quốc hội Hợp bang, nhưng về hình thức cũng chỉ giống như đại hội đại biểu các tiểu bang nhưng không có thực quyền, không có bộ máy hỗ trợ, không có tòa án, không có quân đội nên không thể điều hành liên minh hiệu quả, khiến nước Mỹ đứng trước nguy cơ nội chiến và tan rã. Trước thực trạng đó, James Madison cho rằng, điều đầu tiên cần là phải xây dựng được một mô hình, một thể chế phù hợp và hiệu quả, tức là cần soạn thảo một bản hiến pháp mới, làm nền tảng cho một quốc gia muốn thịnh vượng và bền vững.
Đây là ý tưởng rất thông minh bởi lúc đó hầu hết các chính trị gia đương thời sa lầy vào những cuộc tranh luận vô bổ tại Quốc hội Hợp bang mà Madison cho là những tranh luận vụn vặt. Hầu hết những người dân Mỹ và cả các chính khách khác đều bất bình với những rối ren lộn xộn. Khi cuộc sống không được đảm bảo, sự lộn xộn về kinh tế và cả chính trị khiến đất nước không phát triển nên họ đã chỉ trích chế độ đương thời và mong muốn sự thay đổi. Những tiếng la ó có ở khắp mọi nơi, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân xuất hiện đòi lật đổ chính quyền cộng hòa non trẻ do mất niềm tin. Thậm chí, còn có đề xuất 13 tiểu bang khi đó nên chia thành ba quốc gia Bắc, Trung, Nam hoặc mời một vị hoàng gia ở châu Âu sang làm Vua nước Mỹ. Nhiều chính trị gia khác thể hiện thái độ bất mãn hoặc thờ ở, bàng quan với thời cuộc.
Nhưng James Madison và Alexander Hamilton đều có cách tiếp cận và xử lý vấn đề với tinh thần xây dựng và sáng tạo. Cả hai nhân vật này khi đó mới 36 và 30 tuổi. Họ đều là những chính trị gia trẻ, tiêu biểu cho thế hệ chính khách thứ hai của Mỹ, đã hợp tác và chia sẻ quan điểm với nhau và cùng thống nhất mục tiêu chúng là nỗ lực vận động xây dựng một chính quyền Liên bang mới, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Họ đều thống nhất rằng nước Mỹ cần một chính quyền liên bang mạnh và hiệu quả chứ không phải là một nên dân chủ thái quá và lộn xộn. Với suy nghĩ đó, Madison và Hamilton đã nỗ lực vận động chính giới Mỹ tổ chức Hội nghị Lập hiến tại Philadenphia từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1787, tập hợp các chính khách và lãnh tụ có uy tín của cả 13 tiểu bang để soạn thảo ra một bản Hiến pháp mới.
Lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều quốc gia hùng mạnh nhưng rồi lại lụi tàn, từng có nhiều đế chế ban đầu được lập nên bởi những vị vua khai sáng, uy tín và đức hạnh, nhưng rồi lại chấm dứt bằng chế độ độc tài, chuyên chế hoặc rồi lại vô kỷ cương, vô chính phủ với một ông vua bù nhìn, nhu nhược, ngu dốt… Vì thế, Madison hiểu rằng để xây dựng được một mô hình chính quyền hiệu quả, thì cần phải hiểu cặn kẽ mọi ngóc ngách của các mô hình chính quyền từng tồn tại trên thế giới rồi tìm ra một mô hình phù hợp. Để chuẩn bị cho Hội nghị Lập hiến, mùa Xuân-Hè năm 1786, Madison rời bỏ mọi công việc tại chính quyền tiểu bang và liên bang, một mình lặng lẽ trở về ngôi nhà của ông ở Montperlier, tiểu bang Virginia mải mê vùi đầu vào hàng trăm cuốn sách. Ðó là những cuốn rất nổi tiếng của các tác giả Thế kỷ Ánh sáng như Khế ước Xã hội, Tinh thần Pháp luật, Về Một Cộng đồng hoàn hảo và những cuốn khác về lịch sử tồn tại và diệt vong của các nhà nước Hy Lạp và La Mã cổ đại, Hợp bang Thuỵ Sĩ thế kỷ 14, Liên bang Bỉ, Phổ giữa thế kỷ 17... Madison đặt mục tiêu tìm ra những nguyên lý và trở ngại cho sự hoạt động bền vững của chính quyền. Madison nghiền ngẫm những ý tưởng và rồi viết những điều ông thấy bổ ích về những đặc điểm hình thành và nguyên nhân sụp đổ của các mô hình trên thế giới vào cuốn sổ nhỏ có tên là Những ghi chép về các mô hình liên bang cổ xưa và hiện đại. Rồi ông tự ghi chép và phân tích những điều yếu kém của thể chế Hợp bang của Mỹ khi đó vào cuốn Những trục trặc trong hệ thống chính quyền Mỹ. Ông quá thông minh và đã rất thực tiễn khi hiểu rằng để xây dựng một mô hình nhà nước Mỹ vững mạnh thì cần phải tìm ra những nguyên lý đúng đắn trên cơ sở cả lý thuyết và thực tiễn.
Tìm hiểu tất cả những điều đó đã dẫn Madison đến kết luận rằng, dù hoàn toàn đồng ý với Jefferson rằng “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” nhưng Madison lại cho rằng rồi đây trong cuộc đời, mỗi người chúng ta sẽ trở nên rất khác nhau. Chúng ta trưởng thành khác nhau, sở hữu những tài sản và trí tuệ khác nhau và tất yếu sẽ có những quan điểm khác nhau. Hơn nữa, con người rồi sẽ tự tìm những biện pháp để bảo vệ tài sản và quan điểm của mình, đó là những nhóm lợi ích. Ông viết thêm: “Mọi xã hội văn minh tất yếu đều chia thành những tầng lớp khác nhau với lợi ích khác nhau, tất yếu sẽ tạo ra những con nợ và chủ nợ, người giàu và người nghèo, nông dân, nhà buôn hay người thợ sản xuất...” Ðối với Madison, sự bình đẳng có nghĩa là các tầng lớp, phe phái và các nhóm lợi ích khác nhau đó phải có cơ hội và điều kiện tự bảo vệ mình và để kiểm soát lẫn nhau. Do vậy, ông kết luận rằng “Ước nguyện lớn lao nhất của một chính quyền là sự cân bằng đủ để trung lập những xung đột đó, để kiểm soát bộ phận dân chúng này không chiếm dụng quyền và áp bức các bộ phận khác, và tự kiểm soát mình khỏi việc ban thành những đạo luật đi ngược lại lợi ích chung của toàn xã hội.”
Từ những nghiền ngẫm này, Madison bắt đầu hình thành phác thảo của riêng ông về mô hình chính quyền liên bang Mỹ. Ông cũng viết rất nhiều thư cho Jefferson, Washington và các chính trị gia khác để thảo luận về mô hình này. Nhờ những kiến thức từ lý thuyết, thực tiễn và những trao đổi, tranh luận mà khi tới dự Hội nghị Lập hiến, Madison đã có sự chuẩn bị hơn hết thảy các đại biểu khác. Quan điểm và những lập luận về mô hình nhà nước liên bang của ông đã thuyết phục được hội nghị. Dù không phải tất cả các dự định của ông được thông qua nhưng phác thảo của ông đã trở thành nền tảng cho mô hình nhà nước liên bang Hoa Kỳ. Các đại biểu khác không có sự chuẩn bị chu đáo như ông tới mức ông được ca ngợi rằng là người duy nhất hiểu cặn kẽ mọi vấn đề về Hiến pháp trong khả năng mà trí tuệ con người có thể vươn tới được, bởi ở ông là sự kết hợp tuyệt vời giữa một chính trị gia xuất sắc và một học giả uyên thâm. Ông là bộ não, là “Cha đẻ bản Hiến pháp Mỹ”
Vấn đề mấu chốt đối với ông là phải xây dựng được một hệ thống chính quyền đại diện cho dân chúng theo một cách thức phù hợp nhất, ổn định nhưng không quá bảo thủ, năng động nhưng không quá vội vàng và đủ đảm bảo sự bình đẳng giữa nhóm lợi ích khác nhau đó. Ví dụ như đa số không được đàn áp thiểu số và ngược lại thiểu số không chiếm đoạt quyền của đa số, ví như tránh nguy cơ những con nợ hợp sức tự xoá bỏ những món nợ, ngược lại các chủ nợ không được chèn ép và bức bách họ. Trong khi một số đại biểu ủng hộ mô hình chính quyền tập trung mạnh bằng cách sáp nhập tất cả các tiểu bang thành một quốc gia duy nhất; một số khác muốn duy trì quyền tự quyết và tự chủ của tiểu bang và các tiểu bang chỉ liên minh với nhau; còn đa số các đại biểu khác không có chính kiến và thiếu sự hiểu biết sâu sắc về chính quyền thì Madison kiên quyết ủng hộ mô hình nhà nước liên bang.
Sau này, Madison cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thông qua Hiến pháp ở Virginia, rồi hợp tác với Alexander Hamilton viết loạt các bài luận Người Liên bang để giải thích và vận động người dân Mỹ hiểu và phê chuẩn Hiến pháp.
---
(*) Giám đốc Alpha Books
Nước Mỹ được xây dựng nên như ngày hôm nay là nhờ ba trụ cột: (1) Một bản hiến pháp hiệu quả, phù hợp với dân tộc Mỹ, khai thác được tiềm năng của đất nước và đảm bảo khuôn khổ cho sự phát triển. Đại diện tiêu biểu là James Madison, Cha đẻ bản Hiến pháp Mỹ; (2) Vai trò của những chính trị gia, nhà lãnh đạo xuất chúng, có tầm nhìn đã hoạch định và thực thi được các chính sách phù hợp với bản Hiến pháp đã được thiết lập. Nhân vật tiêu biểu nhất là Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên. (3) Một nền giáo dục lành mạnh, thực tiễn để đào tạo ra các thế hệ công dân khai sáng, có kiến thức và hiểu biết, từ đó hình thành các thế hệ lãnh đạo tương lai tài giỏi cho đất nước… Nhân vật tiêu biểu là Thomas Jefferson, Tác giả Tuyên ngôn Độc lập, Tổng thống thứ ba của Mỹ.
Các thế hệ lãnh đạo đầu tiên của nước Mỹ nhận thức và hiểu được rằng, nền độc lập giành được từ người Anh là chưa đủ để đảm bảo việc xây dựng một quốc gia thịnh vượng. Năm 1787, khi tham dự Hội nghị Lập hiến, George Mason người soạn Tuyên ngôn Nhân quyền cho bang Virginia đã viết thư cho con trai: “Cuộc Cách mạng giành độc lập từ nước Anh và quá trình xây dựng chính quyền mới lúc đó chẳng là gì so với công trình vĩ đại [Ý nói là việc soạn bản Hiến pháp] đang ở trước mắt cha... Việc thiết lập chính quyền này có thể sẽ mang lại hạnh phúc hay đau khổ cho hàng triệu người, cả hiện nay và trong tương lai. Đó vẫn là mục tiêu cao cả, đầy hấp dẫn và thách thức sự hiểu biết của loài người.”
Các sử gia trên thế giới đều đánh giá rằng có hai văn bản quan trọng nhất làm cơ sở cho sự hùng mạnh và bền vững của nước Mỹ là bản Tuyên ngôn Độc lập được soạn năm 1776 và Hiến pháp Mỹsoạn thảo năm 1787. Có thể nói bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ mà sau này được Hồ Chủ tịch trích dẫn trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta năm 1945 chính là bản tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu của người dân Mỹ mong muốn xây dựng một quốc gia độc lập, thịnh vượng... Còn bảnHiến pháp Mỹ là bộ luật tối cao, là khuôn khổ, là công cụ để người dân và chính phủ Mỹ đạt được mục tiêu mà Tuyên ngôn Độc lập đã nói. Có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là văn bản thể hiện ý chí, khát vọng và tình cảm còn bản Hiến pháp Mỹ thể hiện lý trí, sự khôn ngoan và sự trù liệu kỹ càng để người dân Mỹ đạt được mục tiêu đó.
Trong những bản hiến pháp đang có hiệu lực trên thế giới hiện nay, Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp cổ xưa nhất với lịch sử tồn tại trên 220 năm và đến nay, bản Hiến pháp Mỹ đã được sửa đổi 27 lần nhưng trừ 10 tu chính án đầu tiên là Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of Rights) ban hành ngay sau khi thông qua hiến pháp thì những lần sửa đổi sau chỉ sửa, bỏ đi hay thêm các điều khoản nhỏ chứ không phải viết lại mới hoàn toàn. Về căn bản, cấu trúc của chính quyền, quyền hạn, tổ chức, cách bầu chọn các cơ quan của Liên bang Hoa Kỳ vẫn không thay đổi so với khi Hiến pháp được soạn ra… Các sử gia và chính khách Mỹ đều khẳng định rằng bản Hiến pháp Mỹ đã đặt nền tảng cho quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, góp phần quan trọng biến một miền đất của 13 tiểu bang lỏng lẻo và yếu kém bên bờ Đại Tây Dương đang đứng trước nguy cơ tan rã và nội chiến đã trở thành một quốc gia hùng mạnh như hiện nay.
Tại Hội nghị lập hiến, Benjamin Franklin đã kêu gọi những đại biểu khác ủng hộ bản Hiến pháp và tự đánh giá bản thân: “Tôi thừa nhận rằng lúc này có nhiều điểm trong bản Hiến pháp tôi không thể chấp nhận, nhưng tôi không chắc rằng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận nó. Tôi đã sống đủ lâu để hiểu rằng chúng ta không nên dựa quá nhiều vào sự phán xét của chính bản thân mình. Tôi thường thấy mình sai lầm ngay tại những điều ưng ý nhất. Khi tôi càng nhiều tuổi, tôi càng nghi ngờ sự phán xét của chính mình và quan tâm chú ý hơn đến những nhận xét của người khác. …Với những suy nghĩ đó, thưa Ngài Chủ tịch, tôi đồng ý với bản Hiến pháp này với mọi lỗi lẫm của nó, nếu có, bởi tôi nghĩ rằng chúng ta cần một chính quyền chung… Tôi cũng nghi ngờ rằng không một Hội nghị nào có thể làm ra được một bản Hiến pháp tốt đẹp hơn. Thưa Ngài, tôi nghĩ bản Hiến pháp này cũng làm những kẻ thù của chúng ta ngạc nhiên, những kẻ đang tin tưởng trông chờ rằng chúng ta cũng giống như những người xây dựng Tháp Babel; rằng các tiểu bang của chúng ta đang ở bên bờ miệng vực của sự tan rã, gặp nhau tại đây chỉ để cắt cổ họng của người khác."
Trong suốt 10 năm sau cuộc cách mạng Mỹ 1776-1786, chính dân tộc Mỹ đó, những con người đó, đất đai đó với 13 tiểu bang khá độc lập với nhau liên minh với nhau dưới một bản Hiến pháp mờ nhạt năm 1781 mang tên Các điều khoản Hợp bang đã tạo nên tình trạng rất lộn xộn, thậm chí có nguy cơ tan rã do thiếu vắng một chính quyền hiệu quả. Theo mô hình này, cả 13 tiểu bang chỉ thuần túy tham gia liên minh với nhau chứ không có một chính quyền chung. Cơ quan điều hành khi đó là Quốc hội Hợp bang, nhưng về hình thức cũng chỉ giống như đại hội đại biểu các tiểu bang nhưng không có thực quyền, không có bộ máy hỗ trợ, không có tòa án, không có quân đội nên không thể điều hành liên minh hiệu quả, khiến nước Mỹ đứng trước nguy cơ nội chiến và tan rã. Trước thực trạng đó, James Madison cho rằng, điều đầu tiên cần là phải xây dựng được một mô hình, một thể chế phù hợp và hiệu quả, tức là cần soạn thảo một bản hiến pháp mới, làm nền tảng cho một quốc gia muốn thịnh vượng và bền vững.
Đây là ý tưởng rất thông minh bởi lúc đó hầu hết các chính trị gia đương thời sa lầy vào những cuộc tranh luận vô bổ tại Quốc hội Hợp bang mà Madison cho là những tranh luận vụn vặt. Hầu hết những người dân Mỹ và cả các chính khách khác đều bất bình với những rối ren lộn xộn. Khi cuộc sống không được đảm bảo, sự lộn xộn về kinh tế và cả chính trị khiến đất nước không phát triển nên họ đã chỉ trích chế độ đương thời và mong muốn sự thay đổi. Những tiếng la ó có ở khắp mọi nơi, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân xuất hiện đòi lật đổ chính quyền cộng hòa non trẻ do mất niềm tin. Thậm chí, còn có đề xuất 13 tiểu bang khi đó nên chia thành ba quốc gia Bắc, Trung, Nam hoặc mời một vị hoàng gia ở châu Âu sang làm Vua nước Mỹ. Nhiều chính trị gia khác thể hiện thái độ bất mãn hoặc thờ ở, bàng quan với thời cuộc.
Nhưng James Madison và Alexander Hamilton đều có cách tiếp cận và xử lý vấn đề với tinh thần xây dựng và sáng tạo. Cả hai nhân vật này khi đó mới 36 và 30 tuổi. Họ đều là những chính trị gia trẻ, tiêu biểu cho thế hệ chính khách thứ hai của Mỹ, đã hợp tác và chia sẻ quan điểm với nhau và cùng thống nhất mục tiêu chúng là nỗ lực vận động xây dựng một chính quyền Liên bang mới, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Họ đều thống nhất rằng nước Mỹ cần một chính quyền liên bang mạnh và hiệu quả chứ không phải là một nên dân chủ thái quá và lộn xộn. Với suy nghĩ đó, Madison và Hamilton đã nỗ lực vận động chính giới Mỹ tổ chức Hội nghị Lập hiến tại Philadenphia từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1787, tập hợp các chính khách và lãnh tụ có uy tín của cả 13 tiểu bang để soạn thảo ra một bản Hiến pháp mới.
Lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều quốc gia hùng mạnh nhưng rồi lại lụi tàn, từng có nhiều đế chế ban đầu được lập nên bởi những vị vua khai sáng, uy tín và đức hạnh, nhưng rồi lại chấm dứt bằng chế độ độc tài, chuyên chế hoặc rồi lại vô kỷ cương, vô chính phủ với một ông vua bù nhìn, nhu nhược, ngu dốt… Vì thế, Madison hiểu rằng để xây dựng được một mô hình chính quyền hiệu quả, thì cần phải hiểu cặn kẽ mọi ngóc ngách của các mô hình chính quyền từng tồn tại trên thế giới rồi tìm ra một mô hình phù hợp. Để chuẩn bị cho Hội nghị Lập hiến, mùa Xuân-Hè năm 1786, Madison rời bỏ mọi công việc tại chính quyền tiểu bang và liên bang, một mình lặng lẽ trở về ngôi nhà của ông ở Montperlier, tiểu bang Virginia mải mê vùi đầu vào hàng trăm cuốn sách. Ðó là những cuốn rất nổi tiếng của các tác giả Thế kỷ Ánh sáng như Khế ước Xã hội, Tinh thần Pháp luật, Về Một Cộng đồng hoàn hảo và những cuốn khác về lịch sử tồn tại và diệt vong của các nhà nước Hy Lạp và La Mã cổ đại, Hợp bang Thuỵ Sĩ thế kỷ 14, Liên bang Bỉ, Phổ giữa thế kỷ 17... Madison đặt mục tiêu tìm ra những nguyên lý và trở ngại cho sự hoạt động bền vững của chính quyền. Madison nghiền ngẫm những ý tưởng và rồi viết những điều ông thấy bổ ích về những đặc điểm hình thành và nguyên nhân sụp đổ của các mô hình trên thế giới vào cuốn sổ nhỏ có tên là Những ghi chép về các mô hình liên bang cổ xưa và hiện đại. Rồi ông tự ghi chép và phân tích những điều yếu kém của thể chế Hợp bang của Mỹ khi đó vào cuốn Những trục trặc trong hệ thống chính quyền Mỹ. Ông quá thông minh và đã rất thực tiễn khi hiểu rằng để xây dựng một mô hình nhà nước Mỹ vững mạnh thì cần phải tìm ra những nguyên lý đúng đắn trên cơ sở cả lý thuyết và thực tiễn.
Tìm hiểu tất cả những điều đó đã dẫn Madison đến kết luận rằng, dù hoàn toàn đồng ý với Jefferson rằng “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” nhưng Madison lại cho rằng rồi đây trong cuộc đời, mỗi người chúng ta sẽ trở nên rất khác nhau. Chúng ta trưởng thành khác nhau, sở hữu những tài sản và trí tuệ khác nhau và tất yếu sẽ có những quan điểm khác nhau. Hơn nữa, con người rồi sẽ tự tìm những biện pháp để bảo vệ tài sản và quan điểm của mình, đó là những nhóm lợi ích. Ông viết thêm: “Mọi xã hội văn minh tất yếu đều chia thành những tầng lớp khác nhau với lợi ích khác nhau, tất yếu sẽ tạo ra những con nợ và chủ nợ, người giàu và người nghèo, nông dân, nhà buôn hay người thợ sản xuất...” Ðối với Madison, sự bình đẳng có nghĩa là các tầng lớp, phe phái và các nhóm lợi ích khác nhau đó phải có cơ hội và điều kiện tự bảo vệ mình và để kiểm soát lẫn nhau. Do vậy, ông kết luận rằng “Ước nguyện lớn lao nhất của một chính quyền là sự cân bằng đủ để trung lập những xung đột đó, để kiểm soát bộ phận dân chúng này không chiếm dụng quyền và áp bức các bộ phận khác, và tự kiểm soát mình khỏi việc ban thành những đạo luật đi ngược lại lợi ích chung của toàn xã hội.”
Từ những nghiền ngẫm này, Madison bắt đầu hình thành phác thảo của riêng ông về mô hình chính quyền liên bang Mỹ. Ông cũng viết rất nhiều thư cho Jefferson, Washington và các chính trị gia khác để thảo luận về mô hình này. Nhờ những kiến thức từ lý thuyết, thực tiễn và những trao đổi, tranh luận mà khi tới dự Hội nghị Lập hiến, Madison đã có sự chuẩn bị hơn hết thảy các đại biểu khác. Quan điểm và những lập luận về mô hình nhà nước liên bang của ông đã thuyết phục được hội nghị. Dù không phải tất cả các dự định của ông được thông qua nhưng phác thảo của ông đã trở thành nền tảng cho mô hình nhà nước liên bang Hoa Kỳ. Các đại biểu khác không có sự chuẩn bị chu đáo như ông tới mức ông được ca ngợi rằng là người duy nhất hiểu cặn kẽ mọi vấn đề về Hiến pháp trong khả năng mà trí tuệ con người có thể vươn tới được, bởi ở ông là sự kết hợp tuyệt vời giữa một chính trị gia xuất sắc và một học giả uyên thâm. Ông là bộ não, là “Cha đẻ bản Hiến pháp Mỹ”
Vấn đề mấu chốt đối với ông là phải xây dựng được một hệ thống chính quyền đại diện cho dân chúng theo một cách thức phù hợp nhất, ổn định nhưng không quá bảo thủ, năng động nhưng không quá vội vàng và đủ đảm bảo sự bình đẳng giữa nhóm lợi ích khác nhau đó. Ví dụ như đa số không được đàn áp thiểu số và ngược lại thiểu số không chiếm đoạt quyền của đa số, ví như tránh nguy cơ những con nợ hợp sức tự xoá bỏ những món nợ, ngược lại các chủ nợ không được chèn ép và bức bách họ. Trong khi một số đại biểu ủng hộ mô hình chính quyền tập trung mạnh bằng cách sáp nhập tất cả các tiểu bang thành một quốc gia duy nhất; một số khác muốn duy trì quyền tự quyết và tự chủ của tiểu bang và các tiểu bang chỉ liên minh với nhau; còn đa số các đại biểu khác không có chính kiến và thiếu sự hiểu biết sâu sắc về chính quyền thì Madison kiên quyết ủng hộ mô hình nhà nước liên bang.
Sau này, Madison cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thông qua Hiến pháp ở Virginia, rồi hợp tác với Alexander Hamilton viết loạt các bài luận Người Liên bang để giải thích và vận động người dân Mỹ hiểu và phê chuẩn Hiến pháp.
James Madison (1751-1836) Là một người cực kỳ thông minh và, ngay từ khi là sinh viên trường Princeton năm 1771, James Madison đã đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực chính quyền và luật pháp. Năm 1775 khi mới 24 tuổi, Madison tham gia Ủy ban cách mạng của quận Orange; 25 tuổi, tham dự Hội nghị soạn thảo bản Hiến pháp cho tiểu bang Virginia. Trong những năm 1776-1777, ông tham gia Viện dân biểu thị xã, sau đó, tham gia Hội đồng Hành pháp tiểu bang. 30 tuổi, Madison đại diện cho tiểu bang Virginia tại Quốc hội Hợp bang. Mặc dù là đại biểu trẻ nhất, nhưng ông đã đóng một vai trò rất quan trọng trong các cuộc tranh luận. Ông là người chỉ đạo ngầm đằng sau các cuộc họp ở Hội nghị Mount Vernon (1785), rồi tham gia Hội nghị Annapolis tiền đề cho Hội nghị Lập hiến (1786) và là người có nỗ lực lớn nhất vận động tổ chức Hội nghị Lập hiến. Madison được mệnh danh là "Cha đẻ của Hiến pháp Mỹ" vì sự đóng góp lớn lao trong việc soạn thảo văn kiện này cũng như trong quá trình thông qua Hiến pháp. Là một trong những lãnh tụ của Hạ viện Mỹ (1789-1797), Madison đóng góp chính vào Tuyên ngôn nhân quyền. Năm 1792, ông và Jefferson đã thành lập Ðảng Cộng hòa - Dân chủ để chống đối các chính sách tài chính – kinh tế của Hamilton và Đảng Liên bang. Ông cũng có công lớn soạn Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill Of Rights) bảo vệ quyền tự do của con người và cùng Thomas Jefferson sáng lập đảng Dân chủ Mỹ. Ông cũng trở thành Tổng thống thứ 4 của Mỹ. Trên cương vị này, ông có điều kiện và tư cách để thực thi những chính sách và chính bản hiến pháp mà ông góp phần soạn nên… |
---
(*) Giám đốc Alpha Books
No comments:
Post a Comment