Sunday, October 9, 2011

[anti-Hanoi] Tí thức khuynh tả, thân CS miền Nam

----- Forwarded Message -----
From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Saturday, October 8, 2011 6:02 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Tí thức khuynh tả, thân CS miền Nam
 
Ngàn năm mây trắng còn bay
Nghiệp kia là đấy, chướng này là kia
Dĩ nhiên là những người theo CS đúng nghĩa, là những người duy vật.
Nhưng nghiệp chướng đây không chỉ có ý nghĩa tôn giáo, mà là lịch sử
Ai biết đời tư, gia đình của những người này, sẽ hiểu hơn.

D~


0o0

Cập nhật lúc : 8:00 AM, 15/04/2006

Ba người miền Nam được "thong dong" qua cầu Hiền Lương ra Bắc

Chính quyền Sài Gòn lúc ấy bày một trò "cân não" để dằn mặt trí thức sinh viên miền Nam: "đày" ba thành viên cao cấp của Phong trào Hoà Bình và Tự quyết ra miền Bắc. Ba nhà trí thức không những không xin ở lại mà khi qua đến nửa phần cầu thuộc miền Bắc thì ngoái lại giơ tay chào đồng bào, hẹn gặp lại sau ngày giải phóng miền Nam…

Phong trào Hoà bình và Dân tộc tự quyết

Ngày 17/2/1965, cuộc họp báo ra mắt tổ chức Phong trào tranh đấu bảo vệ Hoà bình và Hạnh phúc Dân tộc và Phong trào Dân tộc tự quyết tại Sài Gòn. Những người lãnh đạo của hai tổ chức này đã từng có mặt trong các cuộc biểu tình trước Toà Đại sứ Mỹ thời chính phủ Hương.

Tổ chức Phong trào tranh đấu bảo vệ Hoà bình và Hạnh phúc Dân tộc do Thượng toạ Thích Quảng Liên (Tổng Vụ trưởng Văn hoá của Viện Hoá Đạo) làm Chủ tịch. Các thành viên chủ chốt gồm: Bác sĩ Thú y Phạm Văn Huyến (thân sinh bà Luật sư Phạm Thị Thanh Vân, tức bà Ngô Bá Thành); Nhà báo Phi Bằng (Cao Minh Chiếm), Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, Luật sư Trịnh Đình Thảo (Bộ trưởng thời Chính phủ Trần Trọng Kim); ông Đinh Xáng (Kỹ nghệ gia)... Những thành viên nổi tiếng khác có: Bà Ngô Bá Thành; Luật sư Dương Trung Tín; Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (em Luật sư Tín)...

Tổ chức Phong trào Dân tộc tự quyết do Luật sư Nguyễn Long làm Chủ tịch. Các thành viên chủ chốt: Kỹ sư Tô Văn Cang, Kỹ sư Hồ Văn Bửu...

Cương lĩnh của hai tổ chức này đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó có hai điều làm cho Chính phủ Mỹ bối rối nhất là đòi "quân đội Mỹ phải triệt thoái khỏi Việt Nam Cộng hoà và "vấn đề thống nhất của Việt Nam phải để cho người Việt Nam tự giải quyết". Ngành tình báo và Công an cảnh sát Sài Gòn (do Đại tá Phạm Văn Liễu đứng đầu) ngờ rằng hai yêu cầu ấy "trùng hợp với lập trường 4 điểm của Hà Nội". Dưới áp lực của Hoa Kỳ, chính phủ Phan Huy Quát đã phải ra tay trấn áp hai Phong trào rất tàn nhẫn.

Trong cuộc họp báo ngày 1/3/1965, ông Quát loan báo đã cách chức 300 công chức tham gia Phong trào tranh đấu bảo vệ Hoà bình và Hạnh phúc Dân tộc, bắt giữ gần 100 người, trong đó có bác sĩ Phạm Văn Huyến, nhà báo Phi Bằng (Cao Minh Chiếm), Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ.

Đối với Thượng toạ Thích Quảng Liên, chính phủ Quát không dám bắt nhưng làm áp lực buộc Thượng toạ phải từ chức. Thượng toạ không đồng ý. Chính phủ Quát quay qua thương lượng với Thượng toạ Tâm Châu - Viện trưởng Viện Hoá Đạo, ra Thông bạch (ngày 11/3/1965) giải thích rằng Thượng toạ Thích Quảng Liên đã tham gia Phong trào tranh đấu bảo vệ Hoà bình và Hạnh phúc dân tộc với tư cách cá nhân, không liên quan gì đến Viện Hoá Đạo. Để giữ hoà khí trong nội bộ Viện Hoá Đạo, ngày 17/3, Thượng toạ Thích Quảng Liên thông báo từ chức Chủ tịch Phong trào tranh đấu bảo vệ Hoà bình và Hạnh phúc dân tộc. Sau đó Thượng toạ Thích Quảng Liên miễn cưỡng lên đường qua Nhật Bản dự Đại hội Phật giáo. Người đứng đầu Phong trào tranh đấu bảo vệ Hoà bình và Hạnh phúc dân tộc đã ra khỏi Việt Nam thế nhưng Chính phủ Hoa Kỳ đang hăm hở leo thang chiến tranh vẫn chưa yên tâm. Theo lời người đứng đầu ngành công an cảnh sát chế độ Sài Gòn lúc ấy kể lại: "Ngày 28/4, nhân dịp ghé thăm Sài Gòn, ông Cabot Lodge - người được chỉ định thay thế Tướng Taylor làm Đại sứ trong một tương lai gần đã khuyên Thủ tướng Quát cần mạnh tay hơn với Thượng toạ Thích Quảng Liên. Bởi thế, khi thấy Thích Quảng Liên về nước ngày 25/5, Thủ tướng Quát chỉ thị Phạm Văn Liễu - Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia phải thông báo "thầy nên tạm ở lại nước ngoài".

Thông báo này có giá trị như một lệnh trục xuất. Không được trở lại Sài Gòn, Thượng toạ Thích Quảng Liên phải rời sân bay Tân Sơn Nhất, bay qua Thái Lan và ở luôn tại đó.
Ba người miền Nam được "thong dong" qua cầu Hiền Lương ra miền Bắc

Đối với Bác sĩ Phạm Văn Huyến, Nhà báo Phi Bằng và Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ thì chính quyền Sài Gòn theo lệnh Hoa Kỳ bày một trò "cân não" để dằn mặt trí thức sinh viên miền Nam lúc ấy. Ba ông Phạm Văn Huyến, Phi Bằng và Tôn Thất Dương Kỵ là người miền Bắc và miền Trung nên chính phủ Sài Gòn giao cho chính quyền vùng I chiến thuật - dưới trướng của tướng Nguyễn Chánh Thi, ở gần sông Bến Hải, giải quyết. Trong ba người ấy có Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ là một trí thức yêu nước tiêu biểu của Huế trong nhiều thập kỷ trước đó. Chính quyền Sài Gòn nghĩ rằng "Trừng trị, khuất phục được Tôn Thất Dương Kỵ thì bọn trí thức sinh viên học sinh Huế sẽ chùn bước đấu tranh". Nhưng họ đã nhầm.

Tôn Thất Dương Kỵ (1914 - 1987), người Hoàng tộc (hậu duệ của Từ Sơn, hoàng tử út của vua Gia Long), ngụ tại làng Vân Dương, xã Thuỷ Vân, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên - Huế. Ngoài kiến thức Tây học, ông còn hiểu biết về nho học khá rộng. Trước năm 1945, đã viết một số bài nghiên cứu về văn, sử, địa đăng trên tạp chí Tri Tân và một số báo, tạp chí khác. Sau Cách mạng tháng 8/1945, ông làm thư ký Hội trí thức cứu quốc Thừa Thiên... Từ 1947-1954, vừa dạy học ở trường Khải Định vừa hoạt động bí mật ở thành phố. Ông chủ trương tạp chí Tiến Hoá - cơ quan ngôn luận của trí thức tiến bộ, yêu nước miền Trung. Tờ Tiến Hoá bị đóng cửa, ông bị bắt giam. Năm 1955, ra tù, ông phải chuyển địa bàn vào Sài Gòn, dạy học ở các trường Marie Curie, Đại học Văn khoa... Năm 1962, ông lại bị bắt, đến sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ (1/11/1963) mới được tự do. Trò "cân não" của Nguyễn Chánh Thi đối với 3 vị trí thức miền Nam được thực hiện trong khi Thi vừa chặn đứng được cuộc đảo chính do Đại tá Phạm Ngọc Thảo và tướng Lâm Văn Phát cầm đầu ở Sài Gòn (21/2/1965) và tướng Không quân Nguyễn Cao Kỳ vừa dẫn 24 phi cơ (14/3/1965) ném bom một căn cứ thuỷ quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở đảo Hòn Cọp (Cồn Cỏ) thuộc khu Vĩnh Linh phía Bắc Quảng Trị. Tướng Thi chủ trương buộc ba nhà lãnh đạo phong trào Hoà bình và Tự quyết vào dù, rồi cho tàu bay chở họ ra thả xuống miền Bắc. Chủ trương thả dù có mục đích khủng bố tinh thần ba nhà trí thức của Thi đến tai ông Thủ tướng dân sự Phan Huy Quát. Ông Quát sợ dân chúng và thế giới lên án nên không đồng ý. Tướng Thi giải thích: "Phải làm như thế ba ông trí thức mới tởn và không dám đòi hoà bình, tự quyết nữa". Ông Quát không tin biện pháp ấy có thể khuất phục được ba nhà trí thức mà ông Quát biết rõ là họ "bất khuất". Thi lại nói: "Vậy thì cho họ ra miền Bắc mà bất khuất với Cộng sản". Nhiều người làm việc gần Thi cho biết thêm: Thi bảo rằng ba nhà trí thức miền Nam đã quen cuộc sống sung sướng ở đô thị, ra miền Bắc đang bị bắn phá cực khổ thế nào họ cũng xin ở lại"! Vào sáng ngày 19/3/1965, Thi cho tổ chức một cuộc tụ tập dân chúng, trí thức sinh viên học sinh Huế bên bờ Nam cầu Hiền Lương để xem chính quyền Vùng I Chiến thuật "đày" ba thành viên cao cấp của Phong trào Hoà Bình và Tự quyết ra miền Bắc. Trong ý đồ của Tướng Thi muốn cho giới "tai mắt" của Huế thấy ba ông trí thức sẽ cầu xin được xách cặp trở lại miền Nam và hứa sẽ không dám đòi "Hoà bình", "Tự quyết" nữa! Buổi lễ bắt đầu, Tướng Thi đọc "nội trạng" gây trở ngại cho công cuộc chống Cộng của ba nhà trí thức và đó là lý do khiến chính quyền Vùng I đày họ ra miền Bắc. Thi vừa đọc xong, lính quân cánh mở cửa sau một chiếc xe thùng bịt kín đẩy ba nhà trí thức đến đầu phía Nam cầu Hiền Lương. Dân chúng chăm chú nhìn theo. Người xuất hiện đầu tiên là Bác sĩ Phạm Văn Huyến rồi đến nhà báo Phi Bằng, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ. Mặt mày ai trông cũng tỉnh táo không lộ vẻ sợ  hãi gì cả. Ba người mang theo ba cái xắc đựng vài cặp quần áo với đồ dùng cá nhân nhẹ nhàng. Tướng Thi và quần chúng hồi hộp chờ đợi ba vị trí thức quay đầu và chắp tay lạy ông Thi để được ở lại "miền Nam tự do".
Không ngờ ba ông trí thức không những không xin ở lại mà khi qua đến nửa phần cầu thuộc miền Bắc thì ngoái lại giơ tay chào đồng bào và hẹn sẽ gặp lại sau ngày giải phóng miền Nam. Đồng bào và sinh viên học sinh có mặt hôm đó rất khâm phục tư cách của ba nhà trí thức. Họ muốn vỗ tay tán thưởng nhưng sợ chính quyền của Tướng Thi làm khó dễ nên chỉ nhìn trao nhau một nụ cười kín đáo mà thôi. Đồng bào cười để mừng ba nhà trí thức được thong dong qua cầu Hiền Lương ra miền Bắc và cũng để cười cái trò "cân não" của ông tướng võ biền quá thiếu óc não. Ông tướng Thi thấy trò lố của mình đã thảm bại rất tức. Ông ta chửi bới bọn bộ hạ tưng bừng rồi lái xe Zép quay đầu hướng vào Đà Nẵng bỏ mặc chính quyền địa phương phải cuốn cờ đưa vào Quảng Trị. Vì thế sau này, trong cuốn hồi ký "Việt Nam - Một trời tâm sự" (Hoa Kỳ, 1987), ông Thi huênh hoang đủ chuyện ở miền Trung nhưng không dám đề cập đến bất cứ một chi tiết nào liên quan đến sự kiện "ba nhà trí thức được thong dong qua cầu Hiền Lương ra miền Bắc" hôm 19/3/1965.
Có lẽ sau 39 năm, tướng Thi với "một trời tâm sự" ở đất khách quê người cũng đã biết giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ sau khi được "thong dong" qua cầu Hiền Lương ra miền Bắc sau một thời gian, lại trở về Nam và được cử làm Tổng thư ký Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Việt Nam (1968). Sau ngày giải phóng miền Nam, năm 1977, ông lại được cử làm Uỷ viên thư ký Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mười năm sau (1987) ông mới qua đời. Còn bác sĩ Phạm Văn Huyến ra đi nhưng con gái ông là Luật sư Phạm Thị Thanh Vân (bà Ngô Bá Thành) ở lại hoạt động yêu nước cho đến ngày đất nước được thống nhất. Trong lúc đó bác sĩ Dương Quỳnh Hoa không được nói tiếng nói hoà bình với Mỹ và chính quyền Sài Gòn họ đã ra vùng kháng chiến làm Chủ tịch Liên minh, làm Bộ trưởng trong Chính phủ Cộng hoà miền Nam - Việt Nam và trở lại Sài Gòn trong niềm vui giải phóng miền Nam.

Đối với người Việt Nam dù trước đây ở bên này hay bên kia sông Bến Hải, tất cả những chuyện cũ thời kháng chiến đều đã trở thành kỷ niệm. Mà kỷ niệm thì có chuyện vui xen với chuyện buồn. Đối với lịch sử, những gì đã xảy ra thì không bao giờ biến mất. Câu chuyện về ba vị trí thức trong Phong trào Hoà bình và Tự quyết 1965 "thong dong" qua cầu Hiền Lương ra miền Bắc là một trong những sự kiện chưa biến mất ấy./.


0o0

http://www.ducthohatinh.gov.vn/?u=nws&su=d&cid=31&id=173

Luật sư Ngô Bá Thành 6/5/2008 7:42:21 AM
hatinh2008377592.jpg


Nữ luật sư Ngô Bá Thành (
1931 - 2004), tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô Bá Thành là tên người chồng quá cố của bà) nguyên là Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội các khoá 6, 7, 8 và 10, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam.

Bà sinh ra tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, là con gái của ông Phạm Văn Huyến, bác sĩ thú y đầu tiên của Việt Nam. Năm 26 tuổi, bà bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ Luật tại Pháp. Sau đó, bà được đích thân Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thời bấy giờ, ông Dag Hammarskjöld, mời làm việc cho ban luật quốc tế với tư cách là nữ luật gia Việt Nam đầu tiên thông thạo ba hệ thống pháp luật và ba ngoại ngữ Anh, PhápTây Ban Nha. Tuy nhiên bà đã từ chối để nhận một công việc khác tại Việt Nam.

Bà là Phó Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, Uỷ viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội, Đại biểu Quốc hội từ khóa 6 đến khóa 8 và khóa 10. Tuy nhiên trong lần ứng cử tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1992 vào Quốc hội khóa 9, bà đã không được bầu. Trong trả lời phỏng vấn của đài BBC, bà đã tức giận gọi đây là sự gian lận. Đến khóa sau, bà được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ra ứng cử tại Hà Nội và đã trúng cử vào Quốc hội khóa 10 (1997). Tới lần bầu cử Quốc hội khóa 11, bà cũng ra ứng cử tại Hà Nội nhưng đã thất cử mặc dù đang là Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội khóa 10.

Năm 1998 Uỷ ban về Phụ nữ của Viện Tiểu sử Hoa Kỳ (ABI) đã bầu bà là "Người phụ nữ của năm 1998". Cũng năm đó Trung tâm tiểu sử quốc tế (IBC) bầu bà là "Người phụ nữ thiên niên kỷ", đồng thời trao cho bà chức vụ Phó tổng giám đốc Trung tâm tiểu sử quốc tế đầu tiên khu vực châu Á".
 


0o0


Người vợ Pháp của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch

30.08.2011 05:48

(NguoiViet.de) Qua những lần trò chuyện, nghe BS Phạm Ngọc Thạch kể về quê hương, Marie Louise vừa ngỡ ngàng, vừa bắt đầu hiểu ra còn có những vấn đề rất nặng nề, phức tạp giữa những người nắm quyền ở nước Pháp và thuộc địa.

Người vợ Pháp và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
Người vợ Pháp và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
LTS: Ngày 2/9/1945, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt. Thành phần Chính phủ bao gồm đại biểu các tầng lớp nhân dân, gần một nửa số bộ trưởng là nhân sĩ, trí thức không đảng phái; một số cán bộ Đảng và Việt minh đã tự nguyện rút khỏi danh sách Chính phủ để nhường chỗ cho các nhân sĩ yêu nước. Nhà sử học Dương Trung Quốc từng nhận xét, Hồ Chủ tịch "đã giương ngọn cờ "Đại Nghĩa" tập hợp được "Thế hệ Vàng" tụ nghĩa để làm nên một giai đoạn lịch sử huy hoàng khó có thể lặp lại của Dân tộc ta". Tiến tới kỷ niệm 66 năm Quốc khánh Việt Nam, Bee.net.vn xin điểm lại những gương mặt của "Thế hệ Vàng đó".
 
Lòng nhiệt thành, tài năng và sự tận tụy của BS Thạch đã thuyết phục cô. Tự bao giờ, trái tim cô đã dành cho người đàn ông Việt Nam hiếm hoi hành nghề bác sĩ trên nước Pháp...

Bà Marie Louise - Phu nhân bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thời trẻ (ảnh do GĐ cung cấp)
Bà Marie Louise - Phu nhân bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thời trẻ (ảnh do GĐ cung cấp).
Một ngày đầu tháng 12/2008, bác sĩ, Anh hùng lao động Đoàn Thúy Ba - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế gọi điện cho tôi, báo tin: "Tháng 5/2009 là 100 năm ngày sinh của cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch. Alain Phạm Ngọc Định từ Pháp mới vừa về nước. Lần này, Định ở lại Việt Nam khá lâu, bàn kế hoạch kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch...".

Ngừng một lúc, bà nói thêm: "Định muốn kể về mẹ, bà Marie Louise - vợ của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch...". Sau đó, bà Đoàn Thúy Ba nhiệt tình trao cho tôi số liên lạc của anh Định.

Ngôi nhà gắn liền với lịch sử

Sống giữa Sài Gòn, nhiều lần đi qua lại con đường trung tâm, vậy mà mãi đến giờ tôi mới biết đến tòa nhà mang đậm tính lịch sử, gắn liền với tên tuổi BS Phạm Ngọc Thạch. Sau khi du học từ Pháp trở về Việt Nam, BS Phạm Ngọc Thạch thuê căn biệt thự này - 202 đường Stratégique (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) làm phòng mạch Tại đây, ông đã khám và chữa căn bệnh hiểm nghèo cho I-đa; tên trùm mật vụ Nhật Bản.

Năm xưa, cũng chính nơi này, ông đã khám, chữa bệnh, nuôi giấu, che chở cho những cán bộ lãnh đạo cao cấp của cách mạng. Và cũng chính tại đây, BS Phạm Ngọc Thạch đã trải qua bao đêm trắng suy nghĩ về thế cuộc. Ông bị giằng xé bởi những câu hỏi "tồn tại hay không tồn tại", liệu nước Đức Hitler có đánh bại Liên Xô? Một ách Pháp ta bẻ không gãy, giờ hai ách Pháp - Nhật chồng lên cổ, ta còn hy vọng gì?!

Chính tại căn biệt thự này, ông đã đi đến một quyết định quan trọng. Sau khi đảo chính Pháp, Nhật muốn thiết lập và củng cố bộ máy cai trị bằng cách nắm lấy lực lượng thanh niên. Nhật cử I-đa đến gặp BS Thạch, ngỏ lời mời ông đứng ra thành lập tổ chức thanh niên. Ông đã cho liên lạc với Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu báo cáo tình hình I-đa đề nghị ông đứng ra làm thủ lĩnh thanh niên Sài Gòn.

Nhận định đây là một cơ hội tốt, cần lợi dụng thế hợp pháp của Nhật để xây dựng lực lượng, ông Trần Văn Giàu khuyên ông nhận lời. Chỉ trong vòng hai tuần, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cùng kỹ sư Kha Vạn Cân, Nguyễn Văn Thủ, Thái Văn Lung và Huỳnh Văn Tiểng đã phân công chạy cùng khắp các tỉnh Nam Bộ, tổ chức xong hệ thống Thanh niên Tiền Phong có các "thủ lĩnh" ở mỗi cấp và tập hợp thanh niên biểu dương lực lượng, luyện tập quân sự, mít tinh tuyên thệ, biểu tình, tổ chức biểu diễn ở tỉnh (Long Xuyên, Cần Thơ) rồi ở Sài Gòn...

Đêm 24 rạng ngày 25/8/1945, Việt Minh nhanh chóng giành được chính quyền, Ủy ban Hành chính lâm thời được thành lập, cử BS Phạm Ngọc Thạch làm Ủy viên phụ trách ngoại giao. Và khi thực dân Pháp núp bóng quân Đồng minh quay trở lại chiếm lại tòa nhà Phủ toàn quyền, Trần Văn Giàu viết lời hiệu triệu đồng bào Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống lại quân Pháp, BS Phạm Ngọc Thạch từ biệt phòng mạch từng gắn bó với ông suốt nhiều năm vào chiến khu. Từ đó, ông dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng.

Bà Marie Louise cùng hai con Colette Như Mai và Alain Phạm Ngọc Định trước ngôi nhà 202 đường Stratégique - Nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai (ảnh do GĐ cung cấp).
Bà Marie Louise cùng hai con Colette Như Mai và Alain Phạm Ngọc Định trước ngôi nhà 202 đường Stratégique - Nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai (ảnh do GĐ cung cấp).

Ông được Đảng và Chính phủ giao thêm nhiều trọng trách, trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế khi ra miền Bắc... Rồi ông lại đi ngược vào phương Nam, bị thôi thúc mãnh liệt được "sống" trực tiếp tại chiến trường nóng bỏng...
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7 tháng 5 năm 1909 tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Ông được phân công là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ủy viên Ủy ban Nhân dân Nam Bộ. Sau đó, lần lượt ông giữ chức Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, Trưởng phái đoàn Chính phủ tại Nam Bộ (1948-1950), Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Trưởng ban Y tế của Đảng Lao Động Việt Nam, Thứ trưởng Y tế (1954-1958).

Từ năm 1958, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế cho tới khi mất lúc 6 giờ 30 phút ngày 7/11/1969 tại một khu căn cứ kháng chiến ở vùng rừng núi tỉnh Tây Ninh do viêm phúc mạc mật và sốt rét ác tính.
Ngày 8/11/1968, BS Phạm Ngọc Thạch trút hơi thở cuối cùng bởi chứng bệnh sốt rét ác tính nghiệt ngã. Ông được đồng đội đưa về nơi an nghỉ cuối cùng tại cánh rừng bên tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, dưới cơn mưa lâm râm... Bên cạnh ông lúc cuối đời chỉ có đồng chí, đồng đội. Ông hy sinh không có một người thân bên cạnh. Vợ và hai con của ông ở xa tít phía trời Tây...
Mối tình không biên giới

Anh Alain Phạm Ngọc Định - con trai út của BS Phạm Ngọc Thạch không ngăn được những dòng nước mắt khi nói về cha mình: "Cha tôi là một người anh hùng. Đó là một sự thật. Chúng tôi tự hào về người cha anh hùng của mình. Nhưng chúng tôi là những đứa con thiệt thòi, chịu nhiều mất mát. Đó cũng là một thực tế. Song hành trong niềm tự hào về người cha anh hùng là nỗi buồn sâu thẳm khi nhớ về những năm tháng tuổi thơ không hề có cha bên cạnh...".

Tôi không ngờ người đàn ông ở tuổi gần 70, từng là một giáo sư toán học của một trường đại học danh tiếng ở Pháp lại đa cảm như thế khi nhắc về cha mẹ. Cùng với những giọt nước mắt, ký ức về cha mẹ tuôn trào trong anh...

Những giọt nước mắt của Alain Phạm Ngọc Định giúp tôi hiểu được cội nguồn sâu thẳm của dòng họ Phạm Ngọc. Dù sống ở Pháp nhưng vị giáo sư toán học Trường Orleaus vẫn đau đáu tìm về cội nguồn. Để giải mã những bí ẩn về cuộc đời của một người con mẹ Pháp lai Việt, anh đã gõ nhiều cánh cửa, đã "xâm phạm" cả những bí mật riêng tư của mẹ, thậm chí đã từng chất vấn mẹ, đã thốt lên những câu mang tính "phản biện" để mẹ anh mở lòng... Nhờ vậy, nhiều câu hỏi anh thắc mắc, đeo mang được sáng tỏ...

Bs Phạm Ngọc Thạch lúc sang Pháp du học (ảnh do GĐ cung cấp).
Bs Phạm Ngọc Thạch lúc sang Pháp du học (ảnh do gia đình cung cấp).
Anh kể về cơ duyên mối hôn nhân giữa một bác sĩ Việt Nam và một người phụ nữ Pháp. Tôi thực sự bất ngờ khi anh lý giải cơ duyên ấy có một nguồn gốc xa xưa, sâu thẳm. Nhờ những giọt nước mắt đa cảm của anh mà tôi được biết bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mồ côi mẹ khi mới lên 2. Rồi không bao lâu cha ông qua đời.

Bà Phạm Thị Ngọc Diệp - chị gái của Phạm Ngọc Thạch may mắn lấy được người chồng giàu có, vốn là một dược sĩ thời Pháp thuộc. Nhờ vậy, bà Diệp có điều kiện nuôi nấng, giúp đỡ em trai học lên bác sĩ.

Sau thời gian học Đại học Y khoa ở Hà Nội, Phạm Ngọc Thạch quyết sang Pháp du học, chuyên sâu về bệnh lao phổi. Sau 2 năm miệt mài học tập, ông được thăng chức làm giám đốc bệnh viện lao vùng núi phía đông nước Pháp, vừa là bác sĩ chuyên khoa tại Viện Điều dưỡng Haute Ville.

Tại Bệnh viện Lao, ông gặp gỡ Marie Louise, một cô gái Pháp xinh đẹp, tận tụy, gương mẫu trong vai trò một nữ y tá. Qua những lần trò chuyện, nghe BS Phạm Ngọc Thạch kể về quê hương, cô vừa ngỡ ngàng, vừa bắt đầu hiểu ra còn có những vấn đề rất nặng nề, phức tạp giữa những người nắm quyền ở nước Pháp và thuộc địa.

Lòng nhiệt thành, tài năng và sự tận tụy của BS Thạch đã thuyết phục cô. Tự bao giờ, trái tim cô đã dành cho người đàn ông Việt Nam hiếm hoi hành nghề bác sĩ trên nước Pháp. Đem lòng yêu BS Thạch, cô cũng bắt đầu tìm hiểu và dành cho đất nước Việt Nam một tình cảm đặc biệt.

Đầu năm 1936, BS Phạm Ngọc Thạch quyết định trở về Việt Nam. Đọc được trong mắt Marie Louise một nỗi buồn sâu thẳm, ông thẳng thắn nói với cô: "Chúng mình có thể tạo nên một cuộc sống bên nhau. Nhưng trước khi em quyết định, em phải biết là cuộc đời tôi ưu tiên cho cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc tôi. Nếu em chấp nhận tôi ở ý nghĩa này thì em có thể gặp lại tôi ở Sài Gòn, sau vài tháng".

Trong đáy lòng, ông không nghĩ Marie Louise đi đến quyết định rời Pháp đến Việt Nam. Thật ra, với Marie Louise, một cô gái được sinh ra trong một gia đình truyền thống ở Pháp, đó không phải là một quyết định dễ dàng. Nhưng trái tim cô luôn bị thôi thúc được gặp lại ông, dù phía trước với cô là một đất nước xa xôi, bất ổn với các khuynh hướng chính trị.

 Tiến sĩ toán học Alain Phạm Ngọc Định và vợ bên chiếc xe đạp quen thuộc khi về Việt Nam, năm 2008.
Tiến sĩ toán học Alain Phạm Ngọc Định và vợ bên chiếc xe đạp quen thuộc khi về Việt Nam, năm 2008.

Anh Định nói: "Khi xách vali xuống tàu là mẹ tôi đã can đảm "bước một bước lớn" hơn 10.000 cây số từ Pháp đến Việt Nam. Vì vậy, khi nhận được điện của mẹ tôi báo tin sẽ đến Việt Nam, cha tôi cũng không tin đó là sự thật. Ông vừa ngỡ ngàng, vừa thấy tràn ngập hạnh phúc đón mẹ tôi. Papa tôi vô cùng xúc động khi nhận ra mẹ tôi chỉ mua vé lượt đi mà không có khứ hồi. Phải có một tình yêu mãnh liệt, bà mới dám "phiêu lưu" như vậy. Lúc đó, bà chỉ có một thứ vũ khí duy nhất là tin vào sự thôi thúc của trái tim mình.

Papa tôi đưa bà đến Tòa Thị chính làm giấy hôn thú. Mẹ tôi thoáng buồn vì không thuyết phục được ông làm đám cưới ở nhà thờ theo lễ nghi đạo Công giáo. Bù lại, ông dành cho mẹ tôi một tình yêu sôi nổi, chân thành.

Thời gian đầu cha mẹ tôi thuê một căn biệt thự ở đường Sương Nguyệt Ánh. Sau đó ông thuê biệt thự số 202 đường Stratégique (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) mở rộng phòng mạch. Tôi đã từng có những năm tháng tuổi thơ gắn bó với tòa nhà này...".

Tại ngôi biệt thự này, từ năm 1936 cho đến trước khi cuộc Cách mạng tháng Tám diễn ra ở Sài Gòn, Marie Louise đã trải qua những năm tháng tràn ngập hạnh phúc. BS Thạch nhanh chóng giàu có nhờ chuyên sâu nghiên cứu bệnh lao phổi, một căn bệnh nan y đang hoành hành ở Việt Nam những năm trước 1930.

Nhờ những mối quan hệ rộng, ông cũng biết đầu tư sinh lời. Ông dành tiền mua hàng ngàn mẫu đất ở miền Tây, mua nhiều biệt thự ở Đà Lạt, liên tục đổi xe hơi. Vào ngày nghỉ, ông tự tay lái xe đưa vợ con đi Đà Lạt, Vũng Tàu "đổi gió". Chính tại ngôi nhà này, bà đã biết được mối quan hệ của chồng với những người bạn thân thiết của ông như luật sư Thái Văn Lung, kỹ sư Kha Vạn Cân, BS Nguyễn Văn Thủ...

Bà biết được mối quan hệ của ông với những người làm "quốc sự" lật đổ chính quyền thực dân. Bà biết được cả mối quan hệ phức tạp giữa BS Thạch và tên trùm mật vụ I-đa với "người giấu mặt" là những cán bộ cao cấp của Cộng sản. Bà biết tất cả nhưng lặng lẽ quan sát, lặng lẽ ủng hộ chồng.
 
Trầm Hương
0o0

Tôn Nữ Thị Ninh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tôn Nữ Thị Ninh
Sinh Tôn Nữ Thị Ninh
30 tháng 10, 1947 (63 tuổi)
TP. Huế, Thừa Thiên-Huế
Nơi cư trú Hà Nội
Tên khác Thị Ninh
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Học vấn Cao
Tôn Nữ Thị Ninh (sinh ngày 30 tháng 10 năm 1947) từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) và một số quốc gia như Bỉ, Hà Lan, v.v... Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Bà có vai trò tích cực trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam.

Tiểu sử

Tôn Nữ Thị Ninh sinh ra tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, là hậu duệ của hoàng tộc nhà Nguyễn. Năm 1950 bà theo gia đình sang Pháp và sau đó lại cùng gia đình trở về Sài Gòn. Vào năm 1964, bà sang Pháp du học ở Đại học Paris (Pháp) và Đại học Cambridge (Anh), bà đã tham gia hoạt động với Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Bà còn dạy Anh vănvăn học AnhĐại học Paris 1, École Normale Supérieure, Fontenay-aux-RosesUniversité des Droits. Sau đó, khi về nước, bà dạy ở Đại học Văn khoa Sài Gòn. Cho đến năm 1975, tình cờ bà gặp Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là ông Xuân Thuỷ - người đã từng biết bà trong thời gian hội nghị Paris (1968-1972) và theo lời khuyên của ông, bà về làm việc tại Ban Đối ngoại Trung ương.
Bà trở thành nhà ngoại giao bắt đầu bằng công việc phiên dịch và bà đã học được nhiều kinh nghiệm khi đi dịch cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Xuân Thuỷ, ông Nguyễn Cơ Thạch... Ông Jean-Pierre Debris, khi nghe bà dịch cho Tổng thống Pháp François Mitterrand trong chuyến thăm Việt Nam năm 1993 đã ví bà như người thợ kim hoàn lành nghề. Bà đã làm đại sứ ở ba nước Bỉ, Hà LanLuxembourgLiên minh châu Âu (EU). Bà còn giữ cương vị là người đứng đầu đại diện của phái đoàn Việt Nam ở Liên minh châu Âu tại Brussel (Bỉ) và đã từng giữ một nhiệm kỳ trong Ủy ban Trung ương của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Cương vị gần đây nhất mà bà nắm giữ là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. Trên cương vị đó bà đã có một số những phản bác tương đối mạnh mẽ trước một số cáo buộc về vấn đề nhân quyền từ phía Hoa Kỳ và Quốc hội Hoa Kỳ. Tháng 8 năm 2007, bà đã thôi giữ chức tại quốc hội và tham gia vào lĩnh vực giáo dục với tư cách Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường Đại học Tư thục Trí Việt.

Liên kết ngoài

(Jean-Pierre Debris: Người Pháp, ủng hộ MTGPMN, bị bắt giam tại khám Chí Hòa, vì tội trưng cờ MTGPMN vào ngày 25, tháng7, 1970 ....)

0o0
http://suutamlichsu.blogspot.com/2007/02/bs-duong-quynh-hoa.html

jeudi 8 février 2007

Bs Duong Quynh Hoa

Bác sĩ ly khai đảng cộng sản qua đời tại Sài Gòn


Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa, cựu bộ trưởng Bộ Y Tế Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, qua đời, thọ 76 tuổi

SÀI GÒN 28-02 - 2006 - Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa, một trong những nhà "ly khai" đảng Cộng Sản sớm nhất và một cách chính thức tại Việt Nam, đã qua đời ở Sài Gòn hôm 25 Tháng Hai năm 2006, thọ 76 tuổi.

Bà Dương Quỳnh Hoa, nguyên là bác sĩ nhi khoa, một trong những thành viên sáng lập và là cựu bộ trưởng Bộ Y Tế Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (hay tên khác là "Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam", một cái bình phong của Cộng Sản Miền Bắc) trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Tuy nhiên, báo Tuổi Trẻ trong nước loan tin về cái chết của bà Dương Quỳnh Hoa không hề nhắc đến những điều này mà chỉ nhắc bà Hoa là một trong ba nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đầu tiên đệ đơn kiện lên tòa án Hoa Kỳ. Báo này cũng nói là bà mắc nhiều căn bệnh như ung thư vú, tiểu đường... Ðặc biệt là những báo trong nước không dám nhắc đến chi tiết bà Dương Quỳnh Hoa đã ly khai đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 1975 khi bà gặp trực tiếp thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, ông Phạm Văn Ðồng, xin ra khỏi đảng vì những bất đồng ý kiến với bộ máy lãnh đạo Hà Nội lúc đó. Tuy nhiên, đến năm 1979 bà Hoa mới chính thức được "ra khỏi đảng".

Bà Dương Quỳnh Hoa sinh ngày 6 Tháng Ba năm 1930 tại Sài Gòn, cựu học sinh trường Chasseloup và đỗ tú tài vào năm 15 tuổi. Sau đó bà Hoa theo học y khoa tại Sài Gòn rồi sang Pháp năm 1948 học tiếp và đỗ bác sĩ năm 1953. Năm 1954 bà tốt nghiệp bằng chuyên ngành nhi khoa và sản phụ khoa. Tại Pháp bà Hoa đã liên lạc với đảng Cộng Sản Pháp và hoạt động tại đây trong những năm 1948-1954. Cũng trong năm 1954, bà Hoa trở về Sài Gòn và tham gia hoạt động cho đảng Cộng Sản tại miền Nam. Năm 1969 bà Hoa là bộ trưởng Bộ Y Tế của "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam" và đây cũng là chức vụ cao nhất.

Sau biến cố 30 Tháng Tư năm 1975, bà Dương Quỳnh Hoa tiếp tục giữ chức bộ trưởng trong "Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam", nhưng đến Tháng Bảy năm đó, "bức bình phong" này bị đảng Cộng Sản giải tán vì hết "nhiệm vụ lịch sử". Nhiều thành viên trong mặt trận này cũng bị vô hiệu hóa, thất sủng và chỉ được giao những nhiệm vụ hình thức mà không có quyền lực thực sự.
Nói về bà Dương Quỳnh Hoa, đài BBC đã dẫn lời những người như Trương Như Tảng, người sau này sống lưu vong ở Pháp, cho rằng những đóng góp và vị trí của họ đã không được thừa nhận đầy đủ sau chiến tranh.

Năm 1979, bà Dương Quỳnh Hoa xin ra khỏi Ðảng. Ông Võ Nhân Trí, một nhà kinh tế vào Ðảng năm 1961 nhưng sau này rời bỏ, nói rằng sau 1975, bà Dương Quỳnh Hoa tỏ ra thất vọng.


"Sau 1975, Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa tỏ ra bất đồng ý kiến với chính phủ Hà Nội. Bất đồng về chính sách nói chung, và nhất là về chính sách đối với miền Nam. Bà ấy không chịu đứng trong danh sách những ứng cử viên vào quốc hội sau 1975."

"Chính phủ Hà Nội khi ấy đề nghị bà Hoa ra Hà Nội để nhận chức vụ thứ trưởng Bộ Y Tế. Nhưng bà Hoa từ chối. Ðồng thời, bà xin ra khỏi Ðảng."

Theo lời kể của ông Võ Nhân Trí, thủ tướng Việt Nam khi đó, ông Phạm Văn Ðồng, đã nói chuyện với bà.


"Bà ấy trực tiếp đề nghị với Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng về việc xin ra khỏi Ðảng. Theo bà Hoa kể lại với tôi, ông Phạm Văn Ðồng hỏi lại bà ấy: Chị suy nghĩ kỹ chưa về những hậu quả của việc này?"

Bà Hoa nói bà nghĩ kỹ, và sau khi bàn bạc với ban lãnh đạo, ông Ðồng mới nói đồng ý, "Nhưng với một điều kiện rất quan trọng, là bà chỉ được nói công khai việc ra khỏi đảng 10 năm kể từ khi bà nộp đơn," ông Võ Nhân Trí nhớ lại.




From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Friday, 7 October 2011 9:12 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Tôn Thất Dương Tiềm & Dương Kỵ dòng nào ?

 
Tôn Thất Dương Tiềm &  Dương Kỵ dòng nào ?
Hai cán bộ CS này đều thuộc dòng con trai út vua Gia Long: Từ-Sơn Công (hoàng tử thứ mười ba), sau Nguyễn Phúc Từ Ðàn, Tôn Thất Thể Ngô
Nguyễn Đắc Xuân: không cho là mình sai
0o0

02-04-10, 08:08 AM
Riêng họ Nguyễn, còn là họ triều đại quân chủ cuối cùng, có thêm một lý do khác khiến họ này trở nên thông dụng nhưng lại khó hiểu dưới mắt người Tây phương. Ðời Trần Thái-Tông (1232), sau khi đã đoạt ngôi nhà Lý, Trần Thủ Ðộ lấy lý do tổ nhà Trần tên Lý, đã bắt tất cả những người họ Lý là họ dòng vua vừa bị hoán vị, lẩn dân gian, phải đổi làm họ Nguyễn; tuy nhiên ý đồ thật sự là khai tử dòng vua Lý để sẽ không còn ai nhớ đến dòng họ Lý nữa.

Ngoài ra, có người cải đổi tên họ vì trốn sưu thuế, trốn lính hoặc bất đắc dĩ phải đổi lấy họ đương triều vì ông cha bị tội hình như "tru di tam tộc" - cũng là lý do tại sao ngày xưa khi đi thí phải khai họ ba đời. Có người đổi họ vì một lý do riêng tư khác. Như Hàn Thuyên vốn họ Nguyễn, được vua Trần ban cho họ Hàn vì ông làm bài văn ném xuống sông khiến cá sấu bỏ đi, như chuyện Hàn Dũ bên Trung Hoa trước đó. Và vì Hàn Thuyên hay làm thơ phú bằng quốc âm nên về sau các nhà văn học sử có khi gọi thơ văn chữ Nôm là thơ văn "Hàn luật". Hoặc như Hồ Quý Ly tổ tiên gốc người Chiết Giang (Trung Hoa) sang nước ta định cư, đến tổ tiên đời thứ tư là Hồ Liêm làm con nuôi nhà họ Lê nên đổi lấy họ Lê. Nhưng khi Hồ Quý Ly dấy nghiệp, ông lấy lại họ Hồ và đặt cả quốc hiệu là Ðại Ngu vì ông nhận làn dòng dõi nhà Ngu.

Hoặc vì kiên tên húy của vua chúa, nhiều người phải đổi họ, như ông trạng Hoàng Nghĩa Phú (1511), tổ tiên vì kiêng tên vua Lý mà đổi ra họ Trịnh, rồi lại phải đổi ra họ Trần; đến đời Trần Khắc Minh mới đổi lấy lại họ Hoàng. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ vốn họ Hồ và dòng dõi Hồ Quý Ly, sau lấy họ mẹ là Nguyễn. Cùng trường hợp với Nguyễn Quang Bích là cháu đời thứ hai của Ngô Quyền.

Hoàng-tộc nhà Nguyễn
  Chúng tôi mở dấu ngoặc bàn về họ gia đình vua nhà Nguyễn (1802-1945) vì các họ thuộc về gia đình này không khỏi gây thắc mắc cho nhiều người, nhất là đối với người nước ngoài, như làm sao họ có thể hiểu cha họ Bửu mà con họ Vĩnh. Dòng chúa Nguyễn đến đời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) mới dùng chữ lót "phúc". Con cháu gia đình họ Nguyễn này, từ đời Minh Mạng (1820-1841) trở đi, đã phân biệt nhau theo dòng và thế hệ bằng nhiều "họ mới" khác nhau. Theo thứ tự, con cháu cùng một đời mang cùng một họ riêng nhưng luôn hiểu ngầm là họ Nguyễn. Cứ mỗi "họ mới" là một đời, bắt nguồn từ bài Ðế-hệ thi của vua Minh Mạng, dùng cho "chánh hệ" (primary royal branch) tức dòng vua Gia Long:

Miên Hồng (Hường) Ưng Bửu Vĩnh

Bảo Quý Ðịnh Long Trường

Hiền Năng Khang Kế Thuật

Thế Thoại Quốc Gia Xương

Thí dụ: Miên Tông (Thiệu Trị), Miên Thẩm Tùng Thiện Vương, Miên Trinh Tuy Lý Vương

Hồng Nhậm (Tự Ðức), Hồng Bảo (nổi loạn năm 1848 ), Hồng Dật (Hiệp Hòa)

Ưng Trình, Ưng Quả, Ưng Kỳ, Ưng Lịch (Hàm Nghi), Ưng Thuyên Bửu Ðảo (Khải Ðịnh), Bửu Lân (Thành Thái), Bửu Lộc, Bửu Hội Vĩnh San (Duy Tân), Vĩnh Thụy (Bảo Ðại), Vĩnh Lộc Bảo Long, Bảo Quốc, v.v.

Như sẽ trình bày trong phần tiếp về chữ lót, cách định họ trước này bị ảnh hưởng người nhà Thanh (Mãn Châu) lúc đó đang cai trị Trung Hoa. Vua Minh Mệnh là vị vua nhà Nguyễn chịu nhiều ảnh hưởng của Trung quốc. Theo phong cách của những người trong giới vua chúa và quan lại nhà Thanh, một ông tổ dụng công nghĩ ra đặt saûn chữ lót cho nhiều thế hệ nối tiếp, có khi cho là do thần truyền mộng. Ðó là nguồn gốc của nguyên tắc "hệ thi" có thể dùng cho nhiều đời liên tiếp.

Tuy nhiên các họ từ bài "đế-hệ thi" nói trên chỉ được dùng cho hậu duệ dòng vua Minh Mạng, vì ngoài "dế-hệ thi" vua còn làm mười bài "phiên-hệ thi" nhắm cho mười ông hoàng anh em của vua. Tưởng cũng cần biết, vua Gia Long có cả thảy 13 hoàng nam; vua Minh Mạng tên Nguyễn-Phúc Ðãm là hoàng tử thứ tư và trưởng nam là hoàng tử Cảnh đã qua đời lúc trẻ tuổi. Sau khi phổ biến 10 bài "phiên-hệ thi" thì Quang-Oai Công, ông hoàng thứ 10 cũng chết trẻ, còn một số ông hoàng khác cũng tuyệt tự sớm hoặc từ đời thứ hai. Ðó là lý do tại sao đến nay trong thực tế chỉ có bốn bài "phiên-hệ thi" được dùng cho hậu duệ bốn ông hoàng kể sau:

- Anh Ðuệ Hoàng Thái-tử (Nguyễn-Phúc Cảnh, hoàng trưởng-tử của vua Gia Long):

Mỹ Duệ Tăng Cường Tráng

Liên Huy Phát Bội Hương

Linh Nghi Hàm Tấn Thuận

Vỹ Vọng Biểu Khôn Quang

Hoàng-tử Cảnh mất khi 22 tuổi, ông có hai con trai: Mỹ Ðường bị chú là Minh Mạng kết tội và giáng làm dân đinh, con cháu chỉ được phụ chép vào sau tôn-phả, và người con thứ hai Mỹ Thùy mất sớm. Kỳ-Ngoại Hầu Cường Ðể và các con ông là Tráng Cử, Tráng Liệt, Tráng Ðinh thuộc nhánh (phòng) này.

- Kiến-An Vương (hoàng tử thứ năm):

Lương Kiến Ninh Hòa Thuật

Du Hành Suất Nghĩa Phương

Dưỡng Dĩ Tương Thức Hảo
Cao Túc Thể Vi Tường
Kiến-An quận-công Lương Viên cũng như ông Hòa Giai và con Thuật Hanh, Thuật Hy thuộc phòng này.

- Ðịnh-Viễn Quận-vương (hoàng tử thứ sáu):

Tĩnh Hoài Chiêm Viễn Ái
Cảnh Ngưỡng Mậu Thanh Kha
Nghiêm Khắc Do Trung Ðạt
Liên Trung Tập Bát Da
Ông Tĩnh Cơ cũng như Chiêm Nguyên và các con Viễn Ngô, Viễn Cẩm, Viễn Tống hay ông Chiêm Tân và con Viễn Bào đều thuộc nhánh này.

- Từ-Sơn Công (hoàng tử thứ mười ba):

Từ Thể Dương Quỳnh Cẩm

Phu Văn Ái Diệu Dương

Bách Chi Quân Phụ Dực

Vạn Diệp Hiệu Khuông Tương

Từ Ðàn, Thể Ngô cũng như giáo sư Dương Kỵ và con là Quỳnh Trân, ông Dương Thanh và con Quỳnh Nam đều là hậu duệ con trai út của vua Gia Long.

Các bài "phiên-hệ thi" và "đế-hệ thi" đồng thời là những bài thơ chữ Hán đúng niêm luật và có ý nghĩa; tài của "tác giả" là ở đó, không một chữ trùng điệp. Ở mười một bài tứ tuyệt! Người ta vẫn tương truyền là "ngự chế" do thần mộng! Các bài này năm 1823, được vua Minh Mạng ra lệnh cho khắc lên một cuốn sách kim-loa.i ("kim sách") bằng vàng ròng cho bài "đế-hệ thi" và muời cuốn bằng bạc ("ngân sách") cho mười bài "phiên-hệ thi". Các kim và ngân sách này được bảo trì kỹ lưỡng cho đến thời Tự Ðức thì phần lớn phải nấu ra kim loại để trả nợ chiến phí bốn triệu đồng cho Pháp và Tây-ban-nha theo hiệp ước Nhâm-tuất (1962). Không ai biết sự thật ra sao vì đến ngày Bảo Ðại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn thoái vị, các sách kim loại này đã biến mất!

Vua Minh Mạng cũng quyết định rằng hậu duệ của Triệu-tổ Tịnh Hoàng-đế Nguyễn Kim mà không phải là hậu duệ ngành vua Gia Long, tức hoàng tộc "tiền hệ", thì chỉ dùng họ "Tôn-thất". Riêng về nữ giới hậu duệ của vua Minh Mạng thì dùng các cách gọi sau đây, thay đổi theo thứ tự thế hệ:

Công-chúa : chị em vua Minh Mạng

Công-nữ : con của vua

Công tôn-nữ: cháu của vua

Công-tằng tôn-nữ : chắt của vua

Công-huyền tôn-nữ: chít của vua

Lai-huyền tôn-nữ : con của chít của vua MM.

Người trong hoàng tộc thuộc "đế-hệ thi" thường không để "Nguyễn-phúc" hay "Tôn-thất" phía trước họ mới như Bảo Long, Bửu Dưỡng, Ưng Quả,... trong khi những người thuộc "phiên-hệ thi" thì lại hay dùng "Tôn-thất" trước họ mới như Tôn-thất Viễn-Bào, Tôn-thất Dương Kỵ,...

Nói chung, các "họ mới" này giúp đoán biết người nào thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn và là hậu duệ của ngành Gia Long, Minh Mạng hay Nguyễn Kim. Tuy nhiên, các "họ" này không thật là "họ" theo nguyên nghĩa, do đo chúng tôi sẽ không ghi vào danh sách các họ ở cuối bài. Riêng con cháu dòng nhà Lê cũng có một hệ thống tên lót "Cam, Hồng, Phước" để phân biệt thế hệ, tuy nhiên chúng tôi chưa tìm được tài liệu (*) để có thể xác nhận.

(http://diendan.zing.vn/vng/archive/index.php/t-2104169.html?s=3a73f2c229a1cd3ae21e314f274c30e0)

0o0

http://batkhuat.net/bl-thugoi-nguyendacxuan.htm

http://dankeu.com/~/goto/bang-phong-dang-van-au-lai-noi-voi-do-te-1724.aspx

Thư gửi Nguyễn Đắc Xuân - người bạn học ngồi cùng bàn năm xưa


Bằng Phong Đặng văn Âu

Thành phố Houston, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, ngày 20 tháng 12 năm 2010

Này Nguyễn Đắc Xuân,
Lấy tình bạn học ngồi cùng bàn, cùng lớp một thời với mày, tao viết thư này cho mày để trả lời cái email mới nhất của mày gửi cho tao hôm nay. Tao sẽ nhờ trang mạng toàn cầu đăng thư này lên để những thằng bạn học cũ ở trường Quốc Học năm xưa được dịp đọc (bạn ở trong nước lẫn bạn ở ngoài nước). Dưới đây là nguyên văn thư mày:

"Âu ơi,
Mi đã đọc được nhật ký bị thất lạc của tau hả Âu? Trời ơi vui quá. Mấy chục năm nay tau mong có người xác nhận tau có đánh rơi cuốn nhật ký đó. Như vậy chứng tỏ chuyện tau viết trong bài Hậu quả của cái chết của tôi là đúng rồi. Nếu có thể mi cho tau biết mi đọc trong trường hợp nào? Mi còn nhớ gì nữa không?
Còn chuyện kháng chiến VN, tau chỉ nói một câu, và chính câu đó mâu thuẫn giữa tau và tụi bây. Đất nước bị ngoại xâm, bị chia cắt, tau tham gia kháng chiến đánh đuổi ngoại bang, thống nhất đất nước. Như thế là tau thấy hoàn thành nhiệm vụ của người học sử và viết sử VN. Còn mọi chuyện khác ai muốn nói chi thì nói, nói đúng được ca ngợi, nói sai chịu trách nhiệm với lịch sử.
Sáng thứ tư nầy, tau sẽ gặp anh Đặng Văn Việt của mi ở Huế. Tau sẽ nói chuyện mi viết mail cho tau để anh Việt biết cho vui. Tau với anh Việt rất thân.
Chúc mi khỏe mạnh. Tau nghe chưởi cũng nhiều rồi, có chi đáng chưởi nữa mi cứ việc, tau xin nghe tiếp. Nhưng không một chút giận mi. Rất vui mỗi lần nhận được mail của mi.
Thằng Chiếu".

Nguyễn Đắc Xuân ơi!
Tao sẽ nói lên những gì rất thật mà tao nghĩ về cuộc chiến. (Kèm theo đây là bài viết "Hết Thuốc Chữa" tao mới viết xong). Đã từng là bạn cùng học một lớp, mày biết tính tao không bao giờ chấp nhận sự bất công, sai trái. Ngay cả giáo sư Tôn Thất T. dạy môn Lý Hóa là người nổi tiếng nghiêm khắc, mà nói không phải, tao cũng lên tiếng phản đối. Khi ở trong quân đội, cấp trên sai trái, tao cũng có phản ứng. Người nào giao du với tao không cần phải đề phòng, cảnh giác, vì bạn bè xưa nay vẫn bảo tao là thằng "ruột để ngoài da". Tao ghét ai chơi trò tiểu xảo, thủ đoạn, nên tao vẫn là cái thằng ưa thích "ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp, trong thú yên hà cuộc tỉnh say" vì tính tao ngông nghênh không bao giờ chịu quỵ lụy người quyền thế.

Khi còn học trong lớp, tao thấy mày là thằng hiền lành, thường bị những thằng khác tinh nghịch chọc ghẹo, ăn hiếp, nên tao luôn đứng ra bênh vực mày. Tao là thằng to khỏe nhất lớp lại có biết chút ít võ nghệ, nên không thằng nào dám dùng vũ lực với tao. Về sau nghe mày tâm sự hoàn cảnh gia đình mày, tao lại càng thương mày hơn. Vì lẽ đó tao mới rủ mày về nhà tao chơi để biết bà cụ tao cưng quý bạn bè của tao như thế nào. Năm ngoái, viết email cho tao, mày nhắc đến bà cụ tao một cách thân tình, nên ác cảm trong tao đối với một thằng theo Việt Cộng như mày cũng giảm đi phần nào. Tình cảm đó có thể mày chê là ủy mị kiểu tiểu tư sản? (Anh Đặng văn Việt cũng bị quy là thành phần tiểu tư sản nên dù lập nhiều chiến công trong kháng chiến chống Pháp, vẫn là Trung tá suốt đời, trong khi thuộc cấp của anh đều lên Tướng.)

Tới giờ phút này mà mày còn bảo mày đi theo Việt Cộng là để chống lại ngoại xâm? Mày cho rằng Mỹ là kẻ ngoại xâm thì đủ thấy trình độ nhận thức của mày quá kém cỏi. Nay mày khoe mày đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, rồi trở thành nhà sử học thì tao thấy tội nghiệp cho thế hệ mai sau của Việt Nam phải học sử do mày viết ra. Mày có biết các Tổng thống Hoa Kỳ trước Đệ nhị Thế chiến đã chống lại chủ trương thuộc địa của các nước thực dân? Mày có biết nếu không có Hoa Kỳ giúp cộng sản Nga chống lại liên minh "Đức – Ý – Nhật" thì nước Nga bị phe Trục đánh sụm rồi, chứ làm gì có thể sản xuất cách mạng đến các nước chậm tiến? Mày có biết Hoa Kỳ đánh bại quân Đức, quân Ý, xong rồi Hoa Kỳ có chiếm lấy một tấc đất nào của Âu Châu không? Hay là Hoa Kỳ giúp cho các nước Âu Châu phục hồi kinh tế qua kế hoạch Marshall? Mày có biết sau khi đánh bại quân Nhật, Hoa Kỳ có chiếm một tấc đất nào của Nhật làm thuộc địa không? Hay Hoa Kỳ giúp Nhật thành một nước giàu đứng hàng thứ hai trên thế giới, làm chiếc dù che chở cho Nhật chống lại tham vọng bành trướng của Trung Cộng? Nếu không có sự hiện diện của Hoa Kỳ đứng đầu khối NATO thì Nga Sô xơi tái Âu Châu rồi? Nếu không có sự hy sinh của những anh hùng Mỹ đẩy lui cuộc xâm lăng của Mao Trạch Đông thì toàn thể bán đảo Triều Tiên đã biến thành hỏa ngục dưới sự cai trị của cha con, cháu chắt Kim Nhật Thành rồi! Làm sao Hàn Quốc (Nam Triều tiên) tồn tại để viện trợ, đầu tư cho Việt Nam Cộng Sản như ngày nay?

Xuân ơi! Tao chỉ sơ lược kể ra cho mày một số sự kiện lịch sử để mày thấy, chứ đừng nghĩ vì tao ăn bơ sữa của Hoa Kỳ, thành công dân Hoa Kỳ mà biến thành một thứ bồi bút đi nịnh nhà giàu. Nếu không có "quân xâm lược Mỹ", hỏi ai đã bỏ tiền ra nuôi dân Miền Nam sau khi thực dân Pháp cuốn gói? Ai đã giúp gần một triệu dân Miền Bắc chạy trốn họa cộng sản năm 1954? Ai đã bỏ tiền ra để xây trường Đại học để những sinh viên nghèo như mày có thể theo học không phải đóng học phí mà còn được cấp học bổng, để trở thành nhà nọ, nhà kia (nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà Huế học) như mày? Mày có bao giờ đọc những gì nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn – một người lớn lên ở Miền Bắc, đi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ở Bắc – nhận định, so sánh nền văn học hai miền chưa? Đây là lời phát biểu của Vương Trí Nhàn với bà Thụy Khuê trên đài phát thanh RFI: "Văn học miền Nam đã đi trước cũng như đã để lại những thành quả mà bây giờ chúng tôi không dễ gì vượt qua. Nếu công nhận Văn học miền Nam thì Văn học miền Bắc coi như là thua, là kém, là không ra gì cả, thậm chí là hỏng, là vứt đi." Một chế độ bị đế quốc xâm lược Mỹ bóc lột, kìm kẹp mà có một nền văn học khai phóng như Miền Nam được hay sao, hỡ Xuân? Nếu bảo đọc Vương Trí Nhàn rồi mà hôm nay mày còn dám mở miệng cho rằng mày đi theo Việt Cộng là làm nghĩa vụ của người học lịch sử, làm lịch sử thì rõ ràng mày đọc kinh cứu khổ ba trăm quyển cũng không ăn thua gì?

Nếu mày bảo Hoa Kỳ là quân xâm lược bóc lột xây dựng chế độ tay sai, độc tài thì làm sao Miền Nam có được một Trịnh Công Sơn để mày viết "Có Một Thời Như Thế"? Cụ Hoàng văn Chí xuất bản cuốn "Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc" vào năm 1959, mày có đọc không? Biết bao nhiêu nhân tài thượng thặng của đất nước như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán, Trần Dần … bị Đảng Cộng Sản đầy đọa, vùi dập như thế nào, mày có biết không? Những cây đại thụ văn học từng lên rừng theo Kháng Chiến Chống Pháp còn bị Đảng coi không ra gì. Những thứ như Hoàng Phủ Ngọc Tường, như mày thì hy vọng gì được Đảng đãi ngộ, mà bày đặt vỗ ngực tự hào đi làm cách mạng? Trước năm 1975, có bao giờ nhân dân Miền Nam phải nhai bo bo như lừa, như ngựa không, mà mày hãnh diện về cuộc cách mạng thống nhất đất nước?

Bộ phim tài liệu 13 tập rút từ cuốn sách " Viet Nam: The Ten Thousand day History". (Published as a companion volume to "Vietnam: A Television History." a 13–part documentary film series for the PBS network produce by WGBH Boston, in cooperation with Central Independent Television/ United Kingdom and Antenne –2/France, and in association with LRE Production) do giáo sư Nguyễn văn Lục (em trai giáo sư Nguyễn văn Trung, cựu Hiệu trưởng trường Quốc Học) trích dẫn những gì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trả lời ký giả:
"Hỏi:
Ông có thể mô tả biến cố nổi dậy ở Huế, đặc biệt liên quan đến vụ thảm sát. Ở đây, xin đề nghị ông trả lời cho biết những gì xảy ra bấy giờ ở Huế, có những vụ trả thù, đàn áp?
Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Ông muốn nói đến vụ thảm sát Mậu thân ở Huế? Đó là một chiến công vĩ đại của nhân dân Huế. Nhưng nhân dân Huế đã phải trả một giá đắt cho chiến thắng này. Đó là là một sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ và Ngụy sau đó. Vì thế nhân dân Huế đã phải trả giá đắt nhất so với các thành phố khác của chúng tôi. Cũng chỉ vì ở đây người Mỹ đã chịu sự tổn thất nặng nề về sinh mạng, về vật chất và chính trị tại Huế. Sự trả đũa đã vô cùng khủng khiếp. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi là một người đã từng sống qua các thời kỳ chiến đấu chống lại người Pháp và thời chiến tranh chống lại người Mỹ, tôi nghĩ rằng bọn chủ nghĩa thực dân mới thì khôn hơn bọn thuộc địa cũ. Bọn thuộc địa cũ nó chơi "franc jeu" hơn là thực dân mới. Nói cách khác, bọn chủ nghĩa thực dân mới thường bạo tàn hơn thực dân cũ. Và điều đó là chắc chắn đúng như vậy trong suốt cuộc tổng công kích tết Mậu Thân vừa qua. Bởi vì tội ác do Mỹ tạo ra được toàn thể thế giới bên ngoài quan tâm, chúng chuyển tất cả tội ác của chúng và đổ lỗi cho những người làm cách mạng chống lại nhân dân của họ. Tôi ám chỉ việc chúng đã dùng vụ thảm sát như một bửu bối đặc biệt để bôi nhọ cách mạng Việt Nam trong cuộc hòa đàm Paris.
Đây là điều tôi muốn nêu rõ vì tôi biết như là một chứng nhân. Tôi sẽ nói cho ông mọi sự một cách khách quan nhất.
Thứ nhất riêng những người bị giết, có nhiều người đã bị giết chắc chắn là do chúng tôi phải thi hành bản án tử hình. Bởi vì khi chúng tôi đến nhà họ, họ đã bắn đến cùng vào những chiến sĩ của chúng tôi làm bị thương khi chúng tôi kêu gọi họ đầu hàng. Vì thế những người này đã bị chúng tôi bắn chết tại chỗ. Trong đám những người này có tên phó tỉnh trưởng, lúc đó hắn đang sống ở Huế.
Trong một ít trường hợp, một số bị giết vì đã từng tra tấn các cư dân, gây cho toàn thể gia đình phải tù tội và đầy ra Côn Đảo. Chính nhân dân căm thù quá lâu, họ bị tra tấn, gia đình họ phải trả thù. Vì thế, khi cách mạng bùng lên và lấy lại được thế kẻ mạnh, nhân dân bùng lên đi lục soát tìm cho ra những tên bạo ngược này để trừ khử chúng như trừ khử những con rắn độc mà nếu như để chúng sống sót, chúng sẽ tiếp tục gây ra tội ác hơn nữa trong chiến tranh.
Mặc dầu chính sách của chúng tôi chỉ là nhằm cải tạo và không bao giờ giết bất cứ ai đã đầu hàng chúng tôi, song khi dân của thành phố đã nắm công lý trong tay của chính họ, thì các cấp lãnh đạo cách mạng của chúng tôi không còn có thể kiểm soát dân chúng trong suốt thời kỳ đang diễn ra. Nhưng tôi phải nói cho ông biết rằng mỗi một tên bị giết thì chúng đã giết ít nhất mười người khác trong các gia đình bị nạn.
Chúng giết mười người bây giờ giết một người bọn chúng, cái giá đó là rất nhẹ. Giết một người là công bằng. Nợ máu đó, căm thù và thi hành bản án như vậy là rất là nhẹ và công bằng.
Theo tôi nghĩ, bất cứ ai từng theo dõi hoàn cảnh chiến tranh, sự thể có thể chỉ là một sự trả thù nhỏ nhoi. Sự căm thù và sự thi hành bản án như vậy là nhẹ. Và theo tôi, mọi cuộc cách mạng đều giống nhau. Bởi vì đó là một cuộc chiến tranh mà sức mạnh quân sự và trang bị cực kỳ chênh lệch. Nhân dân chúng tôi không sở hữu được những thứ vũ khí như đế quốc Mỹ có. Song điều ấy cũng chẳng sao cả.
Còn đa số đã đầu hàng do chúng tôi giữ lại thì được đưa lên rừng ở trại cải tạo. Hầu hết đã được trở về. Vài người tôi biết chịu đựng không nổi vì khí hậu. Nhưng họ đã trở về với gia đình cả. Nhưng có một số bị giết. Thật không đáng kể, còn lại sau ngày giải phóng đã được trở về.
Phần lớn sự chết chóc đã xảy ra. Một khối lớn những xác chết đó là ai? Chính nhân dân bị bọn Mỹ làm chết không biết bao nhiêu trong các đợt phản kích này. Những người này bị giết và được chôn trong thành phố rồi sau đó được khai quật bởi Mỹ và quay phim tuyên truyền cho Mỹ.
Chẳng hạn, nó đã bỏ bom rơi vào một bệnh viện nhỏ, gần chợ Đông Ba. Nó thả bom làm 200 người vừa chết vừa bị thương. Tôi đã đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pile lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn phá. Và thế rồi, những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn. (HPNT tự xác nhận sự hiện diện của mình trong Tết Mậu Thân, nhưng trong cuộc phỏng vấn của bà Thụy Khuê năm 1997 thì y lại chối).
Lý do thứ hai, những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra thì có nhiều người đã tham gia cách mạng. Những người này theo lực lượng cách mạng, vào rừng sau cuộc tấn công tết Mậu Thân. Và khi kẻ thù trở về vào thành phố, chúng đã giết những người thân của các gia đình này rồi đem chôn trong các hầm tập thể. Những xác chết của lính giải phóng, những người mà chúng tôi không thể thu nhặt được xác cũng bị chúng đem bỏ vào những hố chôn tập thể.
Cộng thêm vào những tù nhân đi theo chúng tôi vào rừng cũng bị giết hại bởi máy bay Mỹ, chết chung với các đồng chí của chúng tôi. Máy bay Mỹ cũng tập kích và giết chết các đồng chí của chúng tôi. Những giải phóng quân của chúng tôi cũng bị hy sinh.
Trong những năm 1975 đến 1977, trong khi đào các đường mương và kênh dẫn thủy, chúng tôi khám phá ra được rất nhiều hố chôn tập thể, cái được gọi là nạn nhân bị thảm sát thì chỉ toàn là những người mang đồng phục quân Giải phóng và nón tai bèo của lực lượng giải phóng.
Điều này nói lên mưu mô quanh co, xảo quyệt của bọn tân thực dân. Cuộc chiến này là ranh mãnh của chủ nghĩa thực dân mới. Chúng giết hai con chim bằng một hòn đá. Trước hết là vì chúng muốn tìm cách che dấu tội ác của chúng.
Hơn nữa là chúng muốn đổ lên đầu bộ đội cách mạng những tội ác của chúng. Đây là điều mà tôi đã chứng kiến. Và một sử gia người Mỹ sau đó viếng thăm Huế đã nói cách công khai rằng đây là kế hoạch tuyên truyền vĩ đại của Mỹ, một chiến dịch tuyên truyền chiến thuật đã làm hao tổn tiền bạc của Hoa Kỳ cho cân xứng với cái giá về tiền bạc mà tên Kissinger nhằm bôi nhọ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam về tết Mậu thân.
Tôi muốn nhấn mạnh là cả một bộ máy tuyên truyền của Mỹ với thế giới đã cố dùng tất cả bộ máy tuyên truyền để đổi trắng thành đen để lừa bịp nhân loại.
Sự thực là có một số xác chết nạn nhân bị giết là do sự giận dữ của dân chúng.(sic!)
Những con số này quá nhỏ so với con số quá lớn kẻ thù còn sống sót và chúng nó đã chạy ra nước ngoài, chúng tiếp tục nói xấu Việt Nam. Giờ đây họ đã vu khống có tổ chức nhằm chống lại cách mạng Việt Nam. Thế nhưng, ông phải nhìn nhận rằng mặc dù chúng tôi được sự ủng hộ của khắp thế giới khi chúng tôi chiến đấu chống lại kẻ thù của chúng tôi, mà chỉ có dân chúng tôi bị bịt mồm và chịu đổ máu trước họng súng của kẻ thù. Chúng tôi đã phải đổi máu của chúng tôi một cách đơn độc.
Trong suốt cuộc chiến đấu, chúng tôi đã phải đem lại công lý chống lại kẻ thù không đội trời chung của nhân dân – những kẻ mà thế giới đã nhìn nhận như những tội phạm chiến tranh. Dân chúng thế giới đã có một phiên tòa của Bertrand Russell là một thí dụ cho rằng nếu đã có tòa án kiểu Nuremberg, thì đã có hàng ngàn người đã được tha chết trong trận Tết Mậu Thân là những kẻ đáng bị treo cổ sau khi chiến tranh chấm dứt.
Theo như Bertrand Russsell đã dẫn chứng, công lý chẳng bao giờ được thi hành. Vì vậy mà một sĩ quan Mỹ như trung úy William Calley đã giết nhiều người ở Sơn Mai mà nó không bị lên án treo cổ.
Và để nhằm mục đích gây chú ý trong trường hợp tội phạm này, chúng đã ngụy tạo một cuộc thảm sát Tết Mậu Thân để bôi bẩn cách mạng. Điều này chứng tỏ Mỹ không quan tâm đến vấn đề danh dự của nước lớn đi đánh một nước nhỏ bé. Chính quyền Mỹ đã nói láo về trận tấn công Tết Mậu thân
."

Đó là luận điệu của người cộng sản Hoàng Phủ Ngọc Tường với ký giả vào năm 1982. Nhưng qua năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời bà Thụy Khuê trên đài RFI thì lại khác hẳn. Ông Tường nói: "Người ta cho tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế thì đó là một sự bịa đặt mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966 và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu thân 1968, tôi không có mặt ở Huế. Điều quan trọng còn lại, tôi xin tỏ bày ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và đã trở về; ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải chịu cho hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế vào năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc và nhìn từ quan điểm chiến tranh cách mạng".

Nguyễn Đắc Xuân ơi!

Nghe một số người trong nước nói cho biết Hoàng Phủ Ngọc Tường đi khắp các nơi thờ tự linh thiêng để cầu đảo cho qua khỏi chứng bại liệt, tao cũng cảm thấy tội nghiệp cho y. Chẳng hiểu trong lúc cầu, y có bày tỏ sự hối hận, hay là vẫn kiên định lập trường tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa? Nhờ mày nhắn với y hãy từ bỏ "vô thần" đi thì cầu đảo mới ứng nghiệm được.
Tao từng lái máy bay chở những tù binh cộng sản bị bắt ngoài mặt trận. Tao đối đãi với họ rất tử tế, khi thì mời điếu thuốc, khi thì mời viên kẹo, bởi vì tao biết họ là người bị bắt buộc cầm súng đánh nhau với tụi tao. Tao cũng đã dự các cuộc trao đổi tù binh hai bên. Tù nhân bên Ngụy thì gầy trơ xương, lết không nổi. Tù nhân bên Việt Cộng thì béo tốt, hồng hào. Đó là sự thật, tao không nói điêu.
Tao khinh những trí thức (!) thành phố được hưởng mọi quyền tự do của chế độ lại đi thông đồng làm nội tuyến cho giặc. Những phong trào phản chiến đều là bịp bợm, là công cụ của cộng sản. Kẻ thực sự phản chiến là những người lính của hai bên, vì chiến tranh càng kéo dài thì cơ may sống sót của họ rất mong manh. Vả lại, kêu gọi hòa bình thì phải đòi hỏi hai bên ngưng chém giết. Đàng này chỉ lên án kẻ tự vệ mà không đả động gì kẻ gây hấn xâm lăng thì trí thức cái quái gì? Tu hành cái quái gì? Biểu tình đốt tòa Đại sứ Mỹ, đuổi Mỹ về nước tức là dâng Miền Nam cho quân xâm lược Miền Bắc rồi, còn gì? Tao đã gặp những thằng biểu tình, tranh đấu ở Huế đang sống phây phây trên đất Mỹ này đây Xuân. Bây giờ cái đảng của mày đang lạy lục Mỹ quay trở lại Việt Nam đấy! Mày còn tiếp tục "Chống Mỹ cứu nước" nữa không? Nghe nói mày cũng đi sang Mỹ để "giao lưu" với hải ngoại rồi phải không?

Bây giờ mày hãy trả lời câu hỏi chót của tao, trước khi tao trả lời câu hỏi của mày viết trong email. Có bao giờ mày chứng kiến những nạn nhân trong cuộc giao tranh bỏ chạy về "vùng giải phóng" của Việt Cộng không? Hay là họ chạy về phía Ngụy bọn tao? Nếu mày bảo có thì mày giống Hoàng Phủ Ngọc Tường, nói dối như Vẹm. Nếu mày bảo không hề thấy nạn nhân chiến tranh chạy qua "vùng giải phóng Việt Cộng" mà mày cho rằng mày theo Việt Cộng là làm nghĩa vụ lịch sử thì tao không còn gì để nói. Cái khác nhau giữa chế độ ở Miền Nam và ở Miền Bắc là, nếu mày bị An Ninh VNCH bắt thì tao dù chỉ là một Thiếu tá thôi, nhưng có thể ký giấy bảo lãnh cho mày ra tù và nếu năm 1975 tao kẹt lại thì "lão thành cách mạng" như Hùm Xám Đặng văn Việt cũng không thể bảo lãnh cho thằng em. Tao sẽ bị bỏ xương nơi rừng thiêng núi thẳm vì cái tính không chịu khuất phục bẩm sinh. Nếu Miền Nam áp dụng chế độ "công an trị" như Miền Bắc thì chẳng bao giờ những thứ như Ngô Bá Thành, Nhất Hạnh, Tôn thất Dương Tiềm, Tôn thất Dương Kỵ, Trí Quang, Nguyễn Ngọc Lan có đất sống!

Về cuốn nhật ký của mày, tao được một Đại Úy VNCH cho biết quân đội Hoa Kỳ chuyển giao một số tài liệu Việt Cộng tịch thu được trong một cuộc hành quân lục soát mà có hồi ký Nguyễn Đắc Xuân. Nghe đến tên của Nguyễn Đắc Xuân, tao liền nhớ đến tên của thầy Lê văn Thi – nguyên giáo sư Lý Hóa trường Quốc Học – bị thảm sát trong Tết Mậu Thân là tao giận sôi gan lên rồi, không thèm tò mò đọc. Tao hỏi ông Đại Úy VNCH, Nguyễn Đắc Xuân viết gì trong đó thì được ông ta cho biết mày tường thuật cuộc đánh bom B-52 và kêu lên hai tiếng "Mẹ ơi!" vì quá khiếp đảm.
Có lẽ cuốn nhật ký của mày được lưu trữ trong thư khố An Ninh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã bị thiêu hủy do những "giải phóng quân" Miền Bắc sau ngày "giải phóng" rồi chăng?

Nguyễn Đắc Xuân ơi! Mày chọn lầm đường rồi! Chế độ dân chủ của Miền Nam hãy còn phôi thai, chưa phải là chế độ hoàn hảo vì vừa mới thoát ra khỏi bàn tay thực dân, vì bị bọn nằm vùng phá hoại và vì bị những hạng trí thức dở hơi tiếp tay cho cộng sản Miền Bắc xâm lăng dưới chiêu bài giải phóng dân tộc. Giữa cái chưa tốt và cái tồi tệ, mày lại đi chọn cái tồi tệ để cho tình trạng nước nhà hôm nay bị suy đồi về mọi mặt từ đạo đức đến giá trị con người. Miền Bắc xâm lăng Miền Nam để hiến toàn cõi đất nước cho Trung Cộng, chứ giải phóng, thống nhất cái quái gì?
Những gì tao viết ở trên, mày đừng nghĩ tao chửi mày. Tao thương mày vì sự mê muội của mày và tao giận mày vì sự ngoan cố của mày tới giờ này mà chưa tỉnh ngộ! Những người đi làm "cách mạng" với mày năm xưa biểu tình đốt tòa Lãnh sự Mỹ trốn biệt đâu hết rồi? Sao ngày nay mày không tập hợp lại để tái lập chiến đoàn quyết tử Nguyễn Đại Thức, để đốt tòa Đại sứ Trung Cộng như năm xưa hăng say chống Mỹ cứu nước? Những Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng đang bán nước cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc mà sao không thấy nhà "cách mạng" nào đăng đàn như năm xưa đọc diễn văn đả đảo quân phiệt Thiệu Kỳ? Khí thế "cách mạng" bị "đảng ta" nghiền cho nát hết rồi sao? Trương Tấn Sang, người Việt gốc Tầu, mới viết bài cương quyết chống "diễn biến hòa bình" để Việt Nam được sáp nhập vào nước Tầu, mày đã đọc chưa?
Thư viết cho mày đến đây đã khá dài. Hẹn mày thư sau. Nhắc lại, tao không chửi mày. Tao chỉ nói sự thật. Hãy cố gắng mở mắt ra mà nhìn sự thật trên đất nước ngày nay ra sao.

Bằng Phong Đặng văn Âu,

người bạn học năm xưa của mày.

0o0
http://nguoisaigon.vn/diendan/showthread.php?t=432&page=1
TÔN THẤT DƯƠNG KỴ (1914-1987)

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, sinh năm 1914 tại xã Văn Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên-Huế trong một gia đình hoàng tộc .

Khi còn trẻ, ông đã phấn đấu, kiên trì tự học và trở thành một học giả uyên thâm cả Tây học lẫn Nho học. Từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, dưới bút hiệu Mãn Khánh, giáo sư đã viết nhiều thảo luận về văn, sử, địa đăng trên các tạp chí.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, giáo sư Tôn Thất Dương Kỹ là thư ký Hội Trí thức Cứu quốc Thừa Thiên-Huế (1945-1946). Từ năm 1947 đến năm 1955, giáo sư là cán bộ Trí vận thành phố Huế, hoạt động Bí mật ở Nội thành. cũng trong thời gian này, giáo sư dạy học tại Trường Khải Định (nay là Trường Quốc học Huế); tại đây, ông đã truyền bá tư tưởng cách mạng cho nhiều lớp thanh niên học sinh. Năm 1949, giáo sư đã cùng một nhóm nhà giáo, văn nghệ sĩ tiến bộ sáng lập và biên ta65p tạp chí tiến hoá - cơ quan tranh đấu văn hoá - chính trị của trí thức miền Trung. Sau khi tiến hoá bị địch đóng cửa, năm 1954 giáo sư lại lập ra tập văn Ngày Mai - Cơ quan tranh đấu của phong trào đòi hoà bình, hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà ở miền trung. Chẳng bao lậu tập văn Ngày Mai bị Mỹ - Diệm đóng cửa, chúng cho bọn côn đồ vây nhà hành hung, bắt giám giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ.

Năm 1955, sau khi ra tù, giáo sư vào Sài gòn dạy học tại các Trường Marie Curie, Đại học Văn khoa và Đại học Vạn Hạnh.

Năm 1962, giáo sư bị địch bắt, mãi đến khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ (cuối 1963) giáo sư mới được thả.

Năm 1962, giáo sư Tôn thất Dương Kỵ được Đại hội Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cử vào Ủy ban Trung ương với bí danh là Dương Kỳ Nam. trong thời gian này, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ vẫn tiếp tục sống công khai ở Sài Gòn và cùng những người yêu nước khác đã lãnh đạo phong trào Dân tộc tự quyết Việt Nam với cương vị Ủy viên Ban chấp hành và Ủy ban Vận động hoà bình Việt Nam với cương vị Tổng thư ký.

Tháng -1963, giáo sư bị địch bắt giam rồi "Tồng xuất" qua cầu Hiền Lương (sông Bến Hải) ra miền Bắc. Sau đó, giáo sư lại trỏ về miền Nam hoạt động.
Sau tết Mậu thân (1968), giáo sư được cử làm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và Hoà bình Việt Nam.

Từ năm 1977, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ được cử làm Ủy viên thư ký Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam .

---
Theo Trí thức Nam Bộ (1945-1954) NXB Đại học Quốc gia TP.HCM


0o0

05/02/2009
HỌ NGUYỄN-PHƯỚC
Tuệ Quang Tôn-thất Tuệ
(Canada)
Bài viết này không phải là một biên khảo hoàn chỉnh. Trong một phạm vi có giới hạn, người viết chỉ mong điều chỉnh vài sự kiện không chính xác về dòng ho. Nguyễn-Phước đã được phổ biến trước đây trên một số tài liệu, nhằm  mục đích giúp bà con  phân biệt các  chi nhánh và nhận biết rõ mối liên hệ huyết thống trong gia tộc tránh lẫn lộn với người thuộc dòng họ khác, kết chặt dây liên lạc giữa họ hàng để đoàn kết nâng đỡ đùm bọc nhau và nhất là để tránh xẩy ra  những trường hợp hôn nhân đồng tộc.
Khi nghiên cứu và thực hiện bài viết, tác giả cố gắng gạt bỏ mọi chủ quan thiên kiến, những xúc động nhất thời, tránh bị chi phối bởi mặc cảm dù là tự tôn hay tự ti. Bài viết hoàn toàn không có dụng ý tôn vinh một dòng họ nào. Triều đại nào cũng có minh quân và hôn quân, dòng họ nào cũng có người tốt và kẻ không tốt, giới nào cũng có người tự trọng và kẻ tự kiêu.
Tác giả đã cố gắng cẩn trọng tối đa để tránh vấp phải sự  vụng về vô ý có thể  xúc phạm người khác. Tuy nhiên nếu có những chi tiết nào, vì nhằm mục đích điều chỉnh các luận cứ hay sự kiện không chính xác, mà vô tình làm buồn lòng  người liên hệ, tác giả chân thành xin được cảm thông, tha thứ.
Họ Nguyễn
Có rất đông người VIỆT NAM mang họ NGUYỄN. Cũng có rất nhiều dòng họ NGUYỄN khác nhau: Nguyễn, Nguyễn bá, Nguyễn cảnh, Nguyễn cao, Nguyễn công, Nguyễn cửu, Nguyễn chế, Nguyễn chí, Nguyễn đình, Nguyễn đức, Nguyễn hữu, Nguyễn khắc, Nguyễn mậu, Nguyễn minh, Nguyễn ngọc, Nguyễn phúc, Nguyễn quốc, Nguyễn tấn, Nguyễn thái, Nguyễn thành, Nguyễn thế, Nguyễn Thiện, Nguyễn thuận, Nguyễn tư, Nguyễn tường, Nguyễn trọng, Nguyễn văn, Nguyễn xuân  v.v ...
Thật khó tìm ra được hết những mối dây liên hệ xa gần giữa tất cả các dòng họ Nguyễn này.
Vào thuở xa xưa, không rõ các dòng Nguyễn xuất phát từ đâu và vào thời kỳ nào. "Đại Việt  Sử  Ký Toàn Thư "  chép đời Tấn Mục Đế nhà Đông Tấn có Nguyễn Phu làm Thứ  Sử  Giao Châu (353). Lê Tắc trong "An Nam Chí lược" chép đời nhà Tống thời Nam Bắc triều ở Trung Hoa (420-588) có hai người họ  Nguyễn làm Thứ Sử Giao Châu là  Nguyễn di Chi và  Nguyễn Nghiên. Trần trọng Kim trong "Việt Nam sử lược" va ụPhạm văn Sơn trong "Việt Sử Toàn Thư " chép vào thời kỳ "Mười hai sứ quân" (945- 967) có các sứ quân tên là Nguyễn Khoan, Nguyễn thu? Tiệp và Nguyễn Siêu; vào đời nhà Đinh (968- 980) có vị khai quốc công thần tên là Nguyễn Bặc, vốn là anh em kết nghĩa với Đinh bô. Lĩnh và Đinh Điền, năm 791 được vua Đinh phong tước Định Quốc Công đồng thời với Lê Hoàn được phong làm Thập Đạo Tướng Quân.
Định Quốc Công Nguyễn Bặc là vị tổ xưa nhất còn lưu lại dấu tích trong quốc sử, dã sử và tộc phả của dòng họ NGUYỄN-PHƯỚC.
Họ Nguyễn-phước (hay Nguyễn-phúc)
Con cháu của Định Quốc Công Nguyễn Bặc có nhiều người giữ những chức vụ quan trọng dưới các triều đại nhà Lý, nhà Trần và nhà Lê .
Vào thời vua Lê Chiêu-Tông, trong triều có nhiều quan lộngỹ quyền hiếp vua khiến việc triều chánh rối loạn, Trừng-Quốc-Công Nguyễn Hoằng Dụ đem bộ thuộc về đóng giữ vùng Thanh Hóa. Khi Mạc đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê (1527), con của Nguyễn Hoằng Dụ là Điện-tiền Tướng-quân An-Tĩnh-Hầu Nguyễn Kim (Nguyễn Cam) lánh sang Ai Lao chiêu mộ binh sĩ, lập con út vua Lê Chiêu-Tông lên ngôi tức vua Lê Trang-Tông rồi đem quân đánh họ Mạc, mưu việc khôi phục nhà Lê và được vua Lê Trang-Tông phong làm "Thái-Sư Thượng-phụ Hưng-quốc Công chưởng nội-ngoại-sự".
Nguyễn Kim có một con gái là Nguyễn thị Ngọc Bảo gả cho Trịnh Kiểm (là người khai sáng sự nghiệp chúa Trịnh ở ngoài Bắc) và hai con trai: trưởng là Tả-tướng Lãng-Quận-Công Nguyễn Uông bi. Trịnh Kiểm giết hại, thứ là Thái Úy Đoan-Quận Công Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào trấn thủ đất Thuận Hóa vào năm 1558. Nguyễn Hoàng là người khai sáng sự nghiệp chúa Nguyễn ở trong Nam, đã cùng các thế hệ con cháu về sau tiếp tục và hoàn thành công trình nam tiến của dân tộc.
Người con thứ sáu của Đoan-Quận Công Nguyễn Hoàng được đặt tên là Nguyễn-Phúc Nguyên. Sử chép rằng trong thời kỳ mang thai ông, bà mẹ nằm mộng thấy thần nhân ban cho một tờ giấy viết đầy chữ  "PHÚC" nên đã dùng chữ này làm tên lót cho con, đặt tên là NGUYỄN-PHÚC NGUYÊN (1563).  Sau này Nguyễn-Phúc Nguyên lên kế vị cha, sử gọi là Chúa Sãi (1613-1635). Từ đó về sau con cháu đều mang họ NGUYỄN-PHÚC hay NGUYỄN-PHƯỚC.
Tôn-thất
Sau khi Nguyễn-Phúc Ánh lên ngôi xưng đế hiệu là Gia Long, nhà vua đã truy tôn các tổ phụ làm Hoàng đế. Có tất cả mười một vị được truy tôn Hoàng đế và được xếp thuộc vào phần Vương phả:
- Triệu-Tổ Tĩnh-Hoàng-đế Nguyễn Kim (hay Nguyễn Cam)
- Thái-Tổ Gia-Dũ Hoàng-đế Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên)
- Hy-Tông Hiếu-Văn Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Nguyên (Chúa Sãi)
- Thần-Tông Hiếu-Chiêu Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Lan (Chúa Thượng)
- Thái-Tông Hiếu-Triết Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Tần (Chúa Hiền)
- Anh-Tông Hiếu-Nghĩa Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Thái (Chúa Nghĩa)  (1)
- Hiển-Tông Hiếu-Minh Hoàng-đế  Nguyễn-Phúc Chu (Quốc Chúa)
- Túc-Tông Hiếu-Ninh Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Thụ (Ninh Vương)  (2)
- Thế-Tông Hiếu-Võ Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Khoát (Vũ Vương)
- Duệ-Tông Hiếu-Định Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Thuần (Định-Vương)
- Hưng-Tổ Hiếu-Khang Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Côn  (3)
Từ Thái-Tổ Gia-Dũ Hoàng-đế Nguyễn Hoàng đến Duệ-Tông Hiếu-Định Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Thuần gồm chín đời được Sử gọi là Chúa và như trên đã nói, tên họ NGUYỄN-PHƯỚC bắt đầu từ Chúa Sãi Nguyễn-Phúc Nguyên.
Tộc phả Nguyễn-phước gồm hai phần :
1.Phần "Tiền biên".- Các vị được truy tôn Hoàng Đế từ trước đời vua Gia Long cùng con cháu hậu duệ thuộc phần Tiền biên và được liệt vào "Tiền hệ".
2.Phần "Chánh biên".- Các vị thực sự ở ngôi Hoàng đế kể từ vua Gia Long trở về sau cùng với con cháu hậu duệ thuộc phần "Chánh biên" và được liệt vào "Chánh hệ".
Từ khi vua Gia Long lên ngôi, tất cả những người trong họ NGUYỄN-PHÚC đều liệt vào Hoàng-Tộc và phái Nam được dùng hai chữ  TÔN-THẤT, phái Nữ được dùng hai chữ TÔN NỮ  ghép thêm vào tên ho. NGUYỄN-PHÚC như một từ ngữ lót để phân biệt với người thuộc các dòng ho. Nguyễn khác, tỷ dụ như Nguyễn-Phước Tôn-thất Quang, Nguyễn-Phước Tôn-nữ thị Lan. (Về sau, để giản dị hóa, hai chữ Nguyễn-Phước không phải nhắc lại và ở phái nữ nhiều người lược bỏ luôn  chữ  "thị"  thành ra Tôn-thất Quang, Tôn-nữ Lan, Tôn-nữ Thúy Liễu...). Tôn-thất chỉ có nghĩa là thuộc dòng họ nhà vua tức hoàng-tộc (famille royale, famille impériale). Đời nhà Trần, người thuộc dòng họ vua Trần là tôn-thất nhà Trần. Đời nhà Lê, người trong dòng họ vua Lê là tôn-thất nhà Lê.
Được liệt vào hoàng-tộc triều đại NGUYỄN-PHƯỚC và được dùng tên lót TÔN-THẤT, TÔN NỮ  bao gồm các con cháu của Triệu-Tổ Tĩnh-Hoàng-đế Nguyễn Kim đã đi theo Thái-Tổ Gia-Dũ Hoàng-đế Nguyễn Hoàng vào Nam, góp công lao trong việc xây dựng sự nghiệp Chúa Nguyễn  cùng với những hậu duệ của các vị ấy.(4)
Hậu duệ của những người khác trong dòng họ, kể cả con trai hay cháu nội của Thái-Tổ Nguyễn Hoàng, nếu đã lưu lại ngoài Bắc làm quan dưới triều vua Lê chúa Trịnh như trường hợp các ông Nguyễn Vịnh, Nguyễn Mặc (đều là con của Nguyễn Hán và là cháu nội của Thái-Tổ Nguyễn Hoàng) hoặc là hậu duệ của Đảng-Khấu Tướng-quân Uy-Xuân-Hầu Nguyễn Tôn Thái (em ruột của Triệu-Tổ Nguyễn Kim) đều chỉ được ban công-tánh "Nguyễn hựu" chứ không được liệt vào hàng Tôn-thất Nguyễn-Phúc. Những người bị kết tội phản nghịch và bị khai trừ ra khỏi dòng ho. Nguyễn-Phúc như trường hợp các ông Nguyễn Hạp, Nguyễn Trạch (đều là con của Thái-Tổ Nguyễn Hoàng) thì phải cùng con cháu về sau đổi sang họ "Nguyễn thuận".
Hoàng-tộc Tiền hệ
"Tiền hệ" gồm có mười hệ theo thứ tự trước sau của các vị Hoàng-đế  không thực sự ở ngôi vua mà chỉ được vua Gia Long truy tôn, bắt đầu từ "HỆ NHẤT" thuộc Triệu-Tổ Tĩnh-Hoàng-đế Nguyễn Kim đến "HỆ MƯỜI" thuộc Duệ-Tông Hiếu-định Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Thuần. (4)
Trên thực tế, ở phần Tiền Hệ chỉ có bảy trong mười hệ là có con cháu kế truyền. Đó là các hê. Nhất, Nhì, Ba, Năm, Bảy, Tám và Chín.
Hệ NHẤT hay MỘT.- Triệu-Tổ Nguyễn Kim , người được vua Gia Long  truy tôn làm vị Hoàng-đế thứ nhất, là tổ của Hệ Nhất (hay hệ Một) thuộc Tiền Hệ.  Tiền hệ Nhất gồm tất cả hậu duệ của Triệu Tổ Nguyễn Kim, dòng Lãng-Quận-Công Nguyễn Uông. Sau khi Nguyễn Uông bi. Trịnh Kiểm giết hại, người con là Nguyễn Uyên đã theo giúp chú là Đoan-Quận-Công Nguyễn Hoàng vào dựng nghiệp trong Nam.
Hệ NHÌ hay HAI.- Hậu duệ của Thái-Tổ Nguyễn Hoàng, tuy cũng là con cháu của Triệu-Tổ Nguyễn Kim, nhưng không thuộc Tiền-hệ Nhất mà thuộc về Tiền-hệ Nhì (hay hệ Hai), vì Nguyễn Hoàng được vua Gia Long truy tôn là Hoàng-đế thứ nhì và là tổ của Hệ Hai thuộc Tiền Hệ.
Hệ BA.- Con cháu trực hệ của Hy Tông Nguyễn-Phúc Nguyên tuy cũng là hậu duệ của Thái Tổ Nguyễn Hoàng nhưng không liệt vào Hệ Hai mà thuộc Hệ Ba vì Nguyễn-Phúc Nguyên là vị Hoàng-đế  thứ ba.
Cứ như thế :
Hệ NĂM.- gồm hậu duệ của Thái Tông Nguyễn-Phúc Tần
Hệ BẢY.- gồm hậu duệ của Hiển Tông Nguyễn-Phúc Chu
Hệ TÁM.- gồm hậu duệ của Túc Tông Nguyễn-Phúc Thụ
Hệ CHÍN.- gồm hậu duệ của Thế Tông Nguyễn-Phúc Khoát
Các vị Hoàng-đế thứ tư là Thần-Tông Hiếu-Chiêu Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Lan tức Chúa Thượng chỉ có một con trai kế tự là Nguyễn-Phúc Tần sau lên nối ngôi Chúa tức Chúa Hiền mở ra Hệ Năm, thứ sáu là Anh-Tông Hiếu-Nghĩa Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Thái tức Chúa Nghĩa cũng chỉ có một con trai kế tự là Nguyễn-Phúc Chu, sau lên nối ngôi Chúa  tức Quốc Chúa mở ra Hệ Bảy và thứ mười là Duệ-Tông Hiếu-Định Hoàng-đế Nguyễn-Phúc Thuần thì không có con trai mà chỉ có một con gái cho nên các hệ Tư, Sáu và Mười đều bị khuyết. (Xem Phả đồ Tiền Hệ).
Sau khi Duệ-Tông Hiếu-Định Hoàng-đế mất, người cháu gọi bằng chú là Nguyễn-Phúc Ánh (cháu nội của Thế Tông Nguyễn-Phúc Khoát, con của Hưng Tổ Nguyễn-Phúc Côn , người bị quyền thần Trương phúc Loan bức hại) tiếp tục chống nhau với nhà Tây Sơn rồi toàn thắng, thống nhất đất nước, lên ngôi vua tức Thế-Tổ Cao-Hoàng-đế Gia Long, mở ra "Chánh Hệ".
Ngoài các Hệ, tộc phả Nguyễn-Phước còn ghi chép Phòng và Chi. Mỗi Hệ gồm nhiều hay ít Phòng tùy theo số lượng và thứ tự của các Hoàng-tử con của vị Chúa (nếu là Tiền Hệ) hay của vị Vua (nếu là Chánh Hệ) đã mở đầu Hệ đó. Mỗi Phòng của một Hoàng-tử lại gồm nhiều hay ít Chi tùy theo số lượng và vị thứ các con trai của vị Hoàng-tử  ấy.
Ví dụ:
Thế Tông Nguyễn-Phúc Khoát là tổ của Tiền Hệ Chín, có 18 con trai, mỗi con trai mở ra một Phòng .
Nguyễn-Phúc Kính, con thứ 7 của Thế Tông, là tổ của Phòng Bảy thuộc Tiền Hệ Chín. Ông Nguyễn-Phúc Kính có 3 con trai, mỗi người mở ra một Chi.
Ông Nguyễn-Phúc Tôn-thất Đạo, con trai thứ  3 của ông Nguyễn-Phúc Kính,  là tổ của Chi Ba thuộc Phòng Bảy của Tiền Hệ Chín.
  
PHẢ ĐỒ TIỀN HỆ
Hoàng-tộc Chánh Hệ
Tộc phả Nguyễn-Phước về thời kỳ các "Vua chính thức ở ngôi" kể từ Gia Long trở đi thuộc phần Chánh biên. Hậu duệ của các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị v.v... được liệt vào Chánh Hệ.
Về Chánh Hệ, vua Minh Mạng có sáng tác mười một bài thơ, gồm một bài "Đế hệ thi" và mười bài "Phiên hệ thi". Mỗi chữ theo thứ tự  trong các bài thơ ấy được dùng làm tên đệm cho một thế hệ con cháu. Con cháu của vua Minh Mạng thì dùng những chữ trong "Đế hệ thi", còn con cháu của các hoàng tử khác (con của vua Gia Long, tức anh em của vua Minh Mạng) thì dùng những chữ trong các bài "Phiên hệ thi".
Không kể những người con bị mất sớm sau khi được sinh ra, vua Gia Long còn có được mười ba hoàng tử hoặc còn  sống sau khi nhà vua lên ngôi hoặc tuy chết trước khi vua lên ngôi nhưng trước đó đã được phong tước, đã thành hôn và có con kế truyền (như trường hợp Hoàng Tử Cảnh tức "Đông Cung Nguyên-soái Anh-Duệ Hoàng-thái-tử Nguyễn-Phúc Cảnh", mà Kỳ Ngoại Hầu Cường Để sau này là một phần tử hậu duệ ).
Trong số mười ba hoàng tử con của vua Gia Long, có ba người  vô tự là hoàng tử thứ nhì: Thuận-an công Nguyễn-Phúc Hy chết lúc 20 tuổi (1801), hoàng-tử thứ ba: Nguyễn-Phúc Tuấn chết lúc 12 tuổi (1809) và hoàng-tử thứ mười: Quảng Uy công Nguyễn-Phúc Quân chết vào lúc 21 tuổi (1829). Quảng-Uy công Nguyễn-Phúc Quân tuy cũng được vua Minh Mạng ban cho một bài phiên-hệ thi (bài thứ 7), nhưng ông không có con cháu kế truyền. Vị hoàng tử thứ mười hai là An-Khánh vương Nguyễn-Phúc Quang mặc dù không có con  nhưng  nuôi cháu là Diên Điệp (con của Diên-Khánh Vương Nguyễn-Phúc Tấn) làm con nuôi đổi tên là Khâm Thịnh, nhờ đó chi nhánh của ông được có người kế tập.
Như vậy trên thực tế chỉ có mười người con trai của Thế-Tổ Cao-Hoàng-đế Gia Long là có người kế tự, trong số đó vị hoàng-tử thứ tư là Nguyễn-Phúc Đảm (hay Kiểu) lên nối ngôi vua  tức Thánh-Tổ Nhân-Hoàng-đế Minh Mạng mở ra hệ Nhì của Chánh Hệ, còn chín vị kia mở ra chín phòng thuộc hệ Nhất của Chánh Hệ .
Sau đây là những bài thơ do vua Minh Mạng sáng tác:
Đế hệ thi (nhánh vua Minh Mạng)
Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quí Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương.
(Nguyễn-Phúc Miên Tông: vua Thiệu Trị , Nguyễn-Phúc Miên Trinh: Tuy Lý Vương, Nguyễn-Phúc Hồng Nhậm: vua Tự Đức, Nguyễn-Phúc Ưng Lịch: vua Hàm Nghi, Nguyễn-Phúc Bửu Lân: vua Thành Thái, Nguyễn-Phúc Vĩnh San: vua Duy Tân, Nguyễn-Phúc Vĩnh Thụy: vua Bảo Đại ...)
Về bên phái Nữ, cũng như  các đời vua chúa khác, con gái của vua Minh Mạng được phong là CÔNG CHÚA (Công chúa An Phú: Nguyễn-Phúc Khuê Gia). Ngoài ra nhà vua còn phong thêm cho vài đời  kế tiếp (cháu, chắt, chiu, chút, chít) những tước hiệu khác  như:
Cháu nội gái: CÔNG NỮ , cùng thế hệ HỒNG bên ngành Nam
Chắt nội gái: CÔNG TÔN NỮ, cùng thế hệ ƯNG
Chiu nội gái: CÔNG TẰNG TÔN NỮ, cùng thế hệ BỬU
Chút nội gái: CÔNG HUYỀN TÔN NỮ, cùng thế hệ VĨNH
Chít nội gái: LAI HUYỀN TÔN NỮ, cùng thế hệ BẢO (5)
           
Phiên hệ thi 1(nhánh Đông Cung Anh-Duệ Hoàng-thái-tử  Nguyễn-Phúc Cảnh) (6)
Mỹ Duệ Tăng Cường Tráng
Liên Huy Phát Bội Hương
Linh Nghi Hàm Tốn Thuận
Vỹ Vọng Biểu Khôn Quang
(Nguyễn-Phúc Mỹ Đường, Kỳ ngoại hầu Nguyễn-Phúc Cường Để, Tráng Đinh, Tráng Liệt, Liên Thành ...)
Phiên hệ thi 2 (nhánh Kiến-An Vương Nguyễn-Phúc Đài)
Lương Kiến Ninh Hòa Thuật
Du Hành Suất Nghĩa Phương
Dưỡng Di Tương Thức Hảo
Cao Túc Thể Vi Tường
(Nguyễn-Phúc Lương Kỳ, Kiến-An Quận công Nguyễn-Phúc Lương Viên ...)
Phiên hệ thi 3 (nhánh Định-Viễn Quận-vương Nguyễn-phúc Bính)
Tĩnh Hoài Chiêm Viễn Ái
Cảnh Ngưỡng Mậu Thanh Kha
Nghiễm Khác Do Trung Đạt
Liên Trung Tập Cát Đa
(Nguyễn-Phúc Tĩnh Cơ, Tôn-thất Chiêm Tân, Tôn-thất Viễn Bào, Tôn-thất Ái Diên ...)
Phiên hệ thi 4 (nhánh Diên-Khánh Vương Nguyễn-Phúc Tấn)
Diên Hội Phong Hanh Hiệp
Trọng Phùng Tuấn Tuấn Lãng Nghi
Hậu Lưu Thành Tú Diệu
Diễn Khánh Thích Phương Huy
(Mộ-Trạch Đình-Hầu Nguyễn-Phúc Diên Vực ...)
Phiên hệ thi 5 (nhánh Điện-Bàn công Nguyễn-phúc Phổ)
Tín Diện Tư Duy Chính
Thành Tồn Lợi Thỏa Trinh
Túc Cung Thừa Hữu Nghị
Vinh Hiển Tập Khanh Danh
(Tôn-thất Duy Lan  ...)
Phiên hệ thi 6 (nhánh Thiệu-Hóa Quận Vương Nguyễn-Phúc Chẩn)
Thiện Thiệu Kỳ Tuần Lý
Văn Tri Tại Mẫn Du
Ngưng Lân Tài Chí Lạc
Địch Đạo Doãn Phu Hưu
(Thiệu-Hóa Công Nguyễn-Phúc Thiện Khuê, Lại-Trạch Đình-hầu Nguyễn-Phúc Thiện Chi ...)
Phiên hệ thi 7 (nhánh Quảng-uy công Nguyễn-Phúc Quân)(7) 
Phụng Phù Huy Khải Quảng
Kim Ngọc Trác Tiêu Kỳ
Điển Học Kỳ Gia Chí
Đôn Di Khắc Tự Trì
(Nhánh này không có người kế tự )
Phiên hệ thi 8 (nhánh Thành-Tín Quận Vương Nguyễn-Phúc Cự)  (7)
Thường Cát Tuân Gia Huấn
Lâm Trang Túy Thanh Cung
Thận Tu Di Tấn Đức
Thọ Ích Mậu Tân công
(Vĩnh-Ân Hầu Nguyễn-Phúc Thường Đổng, Trợ-Quốc Khanh Nguyễn-Phúc Thường Lâu  ...)
Phiên hệ thi 9 (nhánh An-Khánh Vương Nguyễn-Phúc Quang)(8)
Khâm Tùng Xưng Ý Phạm
Nhã Chính Thủy Hoằng Qui
Khải Để Đằng Cần Dự
Quyến Ninh Cộng Tập Hy
(An-Khánh Vương không con, cháu là Nguyễn-Phúc Diên Điệp được làm con nuôi kế tập đổi tên là Khâm Thịnh . )
Phiên hệ thi 10 (nhánh Từ-Sơn Công Nguyễn-Phúc Mão)
Từ Thể Dương Quỳnh Cẩm
Phu Văn Ái Diệu Dương
Bách Chi Quân Phụ Dực
Vạn Diệp Hiệu Khuông Tương
(Nguyễn-Phúc Từ Đàn, Tôn-thất Thể Ngô, Tôn-thất Dương Kỵ, Tôn-thất Quỳnh Nam ...)
Do từ các chữ lót được qui định trong các bài thơ trên, người ta có thể phân biệt được các thế hệ và các chi nhánh thuộc Chánh hệ. Ví dụ Ưng Quả thuộc nhánh vua Minh Mạng và là cháu đời thứ tư của vua Gia Long; Tráng Đinh thuộc nhánh Anh-Duệ Hoàng-thái tử Nguyễn-phúc Cảnh và là cháu đời thứ sáu của vua Gia Long v.v...
Để giản dị hóa hộ tịch, nhiều người không muốn ghi đủ tên họ "Nguyễn-Phúc" mà chỉ dùng tên đệm "Tôn-thất" ở trường hợp thuộc Tiền Hệ (như Tôn-thất Thuyết, Tôn-thất Phan ...), còn những người thuộc Chánh Hệ thì hoặc chép thêm sau tên đệm "Tôn-thất" hoặc tên họ Nguyễn-Phúc các chữ lót được qui định ở các bài thơ Đế hệ hay Phiên hệ (như  Tôn-thất Dương Tiềm, Tôn-thất Chiêm Tân, Nguyễn-Phúc Lương Viên ...) hoặc chỉ dùng đơn độc các chữ  trong các bài thơ ấy (như  Cường Để, Ưng Thuyên, Bửu Lân, Vĩnh Thụy ...).
Đề cập tới  Tôn-thất Thiệp, Ưng Bình, Bửu Hội ..., ta biết không phải các vị đó mang họ Tôn-thất, Ưng hay Bửu ... , mà sự thật là cùng chung họ  "Nguyễn-Phước", chỉ khác nhau về chi nhánh (Tiền hệ hay Chánh hệ)  và về thế hệ (hậu duệ đời thứ mấy của một vị Vua).
Những người họ tên có chữ  đệm Tôn-thất, Cường, Ưng, Bửu, Thể, Dương ... đều là hậu duệ của Triệu-Tổ Nguyễn Kim, không có họ hàng với  những người thuộc các dòng họ Nguyễn khác như Nguyễn văn Thành, Nguyễn đình Chiểu, Nguyễn Khắc Du ... Nếu không  dùng  tên đệm để phân biệt, chỉ gọi chung chung là họ Nguyễn-Phước thì còn có thể lẫn lộn với một số ít người khác cũng mang họ Nguyễn và cũng chọn từ "phước" làm chữ lót như các ông Nguyễn-phước Đại, Nguyễn phước Hải ...vốn không có cùng huyết thống. Lại nữa có một số chữ  lót trong các bài Phiên hệ thi trùng với những tên họ khác như  Lương , Tư, Dương , Văn ... Ở trường hợp này, nếu không ghép thêm tên đệm Tôn-thất hay tên họ Nguyễn-Phúc vào như Tôn-thất Dương Kỵ,  Nguyễn-Phúc Lương Viên thì người ta có thể lẫn lộn với những người có tên Kỵ mà họ Dương hay tên Viên mà họ Lương ...
Từ năm 1945, vị vua cuối cùng của triều đại Nguyễn-Phước là Bảo Đại thoái vị, chính thể quân chủ cáo chung. Những ai trong dòng họ Nguyễn-Phước đã trót giản dị hóa họ tên, chỉ dùng các chữ lót như Tôn-thất, Bửu, Vĩnh... nay nếu muốn bổ túc thêm tên họ Nguyễn-Phước thì cần phải thông qua những thủ tục pháp lý nhiêu khê  về  hộ tịch. Những người này nếu còn ở trong nước, khi sinh con có thể dùng họ Nguyễn-Phước trong khai sinh của con. Nhưng  trường hợp cư trú ở hải ngoại, hộ tịch được qui định theo luật lệ địa phương. Tại nhiều quốc gia, vì người nước khác không am tường  ý nghĩa cấu trúc trong họ tên và chữ lót của dân tộc ta, nhất là đối với họ Nguyễn-Phước, cho nên cứ người mang chữ lót Bửu thì sinh con phải lấy họ là Bửu, chữ lót Vĩnh thì con phải mang họ là Vĩnh.
Ông Bửu A sinh con đặt tên là B  phải dùng chữ Bửu làm tên họ cho con. Để phân rõ thế hệ, ông A cho lót thêm chữ Vĩnh trước tên B của con mình: Bửu Vĩnh B. Khi thấy tên Bửu Vĩnh B, người ta sẽ biết rằng B thuộc dòng họ Nguyễn-Phước, hậu duệ của vua Minh Mạng, thuộc thế hệ Vĩnh, rời Việt Nam ra cư trú ở hải ngoại từ đời cha thuộc thế hệ Bửu.
Có trường hợp con lấy theo họ mẹ thì dù là con trai mà mẹ là Công-Tằng cũng phải mang họ là Công-Tằng. Bà Công-Tằng H.T, ái nữ của Bác Sĩ  Ưng H., một bác sĩ nổi tiếng ở Huế, đem hai con đến tỵ nạn tại New Jersey, gái khai là Công-Tằng Lena trai là Công-Tằng  Leno .
Con gái mà cha Tôn-thất thì phải mang  họ Tôn-thất chứ không là Tôn-nữ. Con trai của tôi là Tôn-thất Quốc Phong sinh cho tôi một cháu nội gái phải lấy họ tên là Tôn-thất Minh Anh chứ không là Tôn-nữ Minh Anh.  Sở dĩ có tình trạng này là bởi người nước khác vì không đủ điều kiện nghiên cứu, tưởng lầm  những chữ Vĩnh, Bảo là họ đơn và Công-Tằng, Tôn-thất là họ kép.
Bởi những lý do và hoàn cảnh phức tạp như kể trên mà những danh hiệu Tôn-thất, Vĩnh, Bảo, Dương, Quỳnh ... vẫn còn tiếp tục được dùng trong hộ tịch những người  thuộc dòng họ Nguyễn-Phước, chưa có cơ hội và điều kiện thuận lợi để sửa đổi cho thống nhất .
Một số người vừa thấy triều đại Nguyễn-Phước cáo chung vội vàng chối bỏ ngay danh hiệu Tôn-thất để tỏ ra mình thức thời, tiến bộ (trong thể chế Cộng Hòa) hoặc tệ hơn nữa tỏ ra giác ngộ giai cấp, chống  phong kiến (dưới thể chế Cộng sản). Thiển nghĩ những ai mang tư tưởng như thế thật có phần thiển cận.
Thực tế lịch sử đã chứng minh cho thấy dưới thể chế Cộng Hòa có nhiều người đã làm Tổng thống trọn đời, cha truyền con nối , dưới chế đô. Cộng Sản có đầy rẫy những hiện tượng quan liêu, phong kiến, độc tài, áp bức, bất công ... đưa nhiều quốc gia và nhiều dân tộc vào cuộc sống vô cùng bi thảm. Trái lại cũng có những nước còn theo thể chế quân chủ hay quân chủ lập hiến mà đất nước rất phú cường, nhân dân được sống tự do an lạc.
Nếu quan niệm rằng những từ ngữ trên chỉ là danh xưng có giá trị như chữ lót để dễ nhận rõ các thế hệ, các chi nhánh của dòng họ Nguyễn-Phước và để phân biệt khỏi có sự lẫn lộn giữa dòng họ này với những dòng họ Nguyễn khác thì chẳng phải mất công trải qua nhiều thủ tục phiền toái để sửa đổi, làm một việc chẳng bổ ích gì cho ai.
Tốt hay xấu, tiến bộ hay lạc hậu ... là do ở cung cách, tác phong, đạo đức, tư tưởng trong lối xử thế của từng cá nhân chứ không do từ hình thức của một danh hiệu.
                       
Chú thích.-
Căn  cứ  vào những tài liệu khả tín như  Tộc phả,  gia phả của dòng họ Nguyễn-Phước , ta phát hiện ở vài sử liệu, tài liệu được  phổ biến trước đây có một số sự kiện bị ghi chép không xác thực.
1.- Trần trọng Kim (trong Việt Nam Sử Lược) và nhiều nhà biên khảo khác chép Chúa Nghĩa là Nguyễn-Phúc Trăn thay vì Nguyễn-Phúc Thái. Sự thật thì Nguyễn-Phúc Trăn (sinh năm 1652, mất năm 1685) là con thứ ba của Chúa Hiền, em cùng mẹ với Chúa Nghĩa, tước vị  Cương Quận Công, là vị Tổ của Phòng Ba, tiền hệ Năm. Còn Chúa Nghĩa tên là Nguyễn-Phúc Thái (sinh năm 1650, mất năm 1691) là con thứ nhì của Chúa Hiền, mới đúng là người nối ngôi cha làm Chúa tức Anh Tông Hiếu-Nghĩa Hoàng đế và là tổ của Tiền hệ Sáu (Hệ này bị khuyết vì Chúa Nghĩa chỉ có một con trai là Nguyễn-Phúc Chu sau mở ra Tiền hệ Bảy). Con trưởng của Chúa Hiền là Phúc Quốc Công Nguyễn-Phúc Diễn đã từ trần trước cha nên không nối ngôi Chúa mà chỉ là Tổ của Phòng Nhất tiền hệ Năm.
2.- Tôn-thất  Cổn trong  "Hoàng tộc lược biên"  âm là Túc, Trần trọng Kim trong "Việt Nam sử lược" âm là Trú hay Chú.
3.- Hưng-tổ Hiếu-Khang Hoàng đế Nguyễn-Phúc Côn, con thứ nhì của Vũ Vương Nguyễn-Phúc Khoát và là anh khác mẹ của Định-Vương Nguyễn-Phúc Thuần. Khi Vũ Vương mất, con trưởng là Nguyễn-Phúc Chương cũng đã qua đời, Nguyễn-Phúc Côn đáng lẽ được lên kế vị nhưng bị quyền thần Trương phúc Loan mưu hại. Ông có sáu người con trai, năm người hoặc mất sớm hoặc bị chết hại trong cuộc chiến chống nhà Tây Sơn, chỉ còn lại người con thứ ba là Nguyễn-Phúc Ánh sau lên ngôi vua (Gia Long) mở ra Chánh hệ. Ông Nguyễn-Phúc Côn được truy tôn là Hoàng đế nhưng chưa hề ở ngôi Vua hay ngôi Chúa ngày nào cả.
4.- Năm 1997 trong tạp chí Quốc gia ở Montréal, một ký giả ở Hoa Kỳ đã nhầm lẫn viết rằng" Một họ do vua chúa nhà Nguyễn ban cho các công thần là họ Tôn-thất. Các công thần có công với triều Nguyễn được ban họ này, cho dù trước đây mang họ Lê, Lý, Trần... cũng trở thành Tôn-thất, cho nên họ Tôn-thất chia thành nhiều hệ: hệ gốc họ Lê, hệ gốc họ Trần v.v...
5.- Các từ ngữ như Công Chúa , Công Nữ , Công Tôn Nữ , Công Tằng Tôn Nữ , Công Huyền Tôn Nữ, Lai  Huyền Tôn Nữ  bên ngành Nữ cũng như chữ Hoàng Tử bên ngành Nam chỉ là những tước hiệu thuộc dòng NỘI của vua MINH MẠNG chứ không phải là "họ kép" thuộc dòng NGOẠI như  có người gần đây đã thuyết minh không đúng trên vài diễn đàn điện tử.
Theo chủ trương "Ngũ bất lập", vua Minh Mạng không lập ngôi vị Thái Tử.
Trong tập san Việt Nam Học  phát hành ở Montréal, cũng có người đã thuyết minh sai, cho rằng mỗi từ trong Đế hệ thi (Miên , Hường , Ưng , Bửu ,Vĩnh ...) là một họ.
6.- Theo Nguyễn-Phúc Tộc Thế phả thì Hoàng Tử Cảnh sinh năm Canh Tý (ngày
6-4-1780), mất năm Tân Dậu (ngày 20-3-1801) vì bệnh đậu mùa, hưởng dương 21 tuổi.
Một Tập san ở Hoa Kỳ chuyên viết về Huế có bài nói là Hoàng tử Cảnh mất sớm, không có con cháu kế truyền.  Sự thực Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là hậu duệ của Hoàng Tử  Cảnh.
Gần đây một bài viết được đưa lên các diễn đàn điện tử, không biết căn cứ vào đâu, nói rằng Hoàng tử Cảnh mất vào lúc 15 tuổi.
7.- Hai vị Quảng-Uy Công Nguyễn-Phúc Quân và Thường-Tín Quận Vương Nguyễn-Phúc Cự  có chung cùng mẹ là bà Đức phi Lê thị Bình tức công chúa Ngọc Bình, em của công chúa Ngọc Hân. Một tài liệu về họ Nguyễn-Phước chú thích sai lầm rằng  hai Hoàng tử  này là con của bà công chúa  Ngọc Hân.
8.- Có thể nói chỉ chín người con trai của vua Gia Long có con cháu kế truyền và Chánh hệ Nhất chỉ có tám Phòng vì lẽ Hoàng-tử thứ Mười Hai là An-Khánh Vương Nguyễn-Phúc Quang không có con, cháu là Diên Điệp (con của Diên-Khánh Vương) lo việc thừa tự xem như là con nuôi và đổi tên là Khâm Thịnh .
Tài liệu tham khảo :
- Nguyễn-Phúc tộc Thế phả. Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phúc Tộc, nxb Thuận Hóa-Huế ,1995.
- Nguyễn-Phúc Tộc Hoàng Triều Tôn phả. Phòng Kính Quận Công, Huế.
- Hoàng Tộc Lược Biên. Tôn-Nhơn Phủ, 1942.
- Nguyễn Phước Tộc Lược Biên. Hội Đồng Hoàng Tộc Việt Nam Hải Ngoại, California 1995
- Gia phả Họ Nguyễn-Phước, Hệ 9 Phòng 7 Chi 3.Tôn-thất Tuệ, Montréal 1999, bổ sung 2007.
- An Nam Chí Lược. Lê Tắc-Viện Đại Học Huế phiên dịch, 1961
- Việt Nam Sử lược. Trần Trọng Kim, Nhà xb Đại Nam, California Hoa Kỳ.
- Việt Sử Toàn Thư - Phạm văn Sơn, Hiệp Hội Người Việt tại Nhật xb,1983
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên; Viện Khoa Học Xã  Hội VN phiên dịch 1985-1992; nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội,1993; Chuyển điện tử 2001.
- Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu. Cao Xuân Dục 1908; Quốc Sử Quán phiên dịch 1925;    Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa VN xb 1972; Chuyển điện tử 2001.
- Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Quốc sử quán triều Nguyễn 1856-1881; Viện Sử Học phiên dịch 1957-1960; nxb Giáo Dục-Hanoi 1998; Chuyển điện tử 2001.
(Nguồn: sưu tầm)
Người post bài: Nguyen Ngoc Tho   
http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1044&Itemid=118


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Friday, 7 October 2011 5:05 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Hình ảnh Tôn Thất Dương Tiềm & tt T Đôn Hậu

 

http://pda.vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Nhan-chung-song-khong-biet-noi/55295704/412/
'Nhân chứng' sống không biết nói

Thứ sáu, 30 Tháng tư 2010, 11:45 GMT+7
  1. Clip: Vòng 1 V-League 2010: SLNA bị Navibank Sài gòn chia điểm trên sân nhà
  2. Clip: Cắt tóc tươi mát ở Sài Gòn
  3. Clip: Sài Gòn nhìn từ tòa nhà cao nhất thành phố
  4. Clip: Dân Sài Gòn đội mưa xem bắn pháo hoa
  5. Clip: Việt kiều cướp taxi náo loạn Sài Gòn

\'Nhân chứng\' sống không biết nói Những dòng chữ thành nhân chứng sống. Những lá thư thay cho tất cả những lời muốn nói của những người đã kinh qua cuộc chiến. Chúng là nhân chứng sống.

Trên khắp cả nước, chắc chắn có rất nhiều bức thư của những chiến sĩ cách mạng – người thân gửi cho nhau, trong những năm đánh Mỹ.
Có thể là giữa vùng giải phóng và vùng địch chiếm, giữa hai miền Nam Bắc. Đó là những tài liệu chứa đựng những giá trị lịch sử, tinh thần to lớn.
\'Nhân chứng\' sống không biết nói, Tin tức trong ngày, Lá thư,chiến tuyến,miền Nam,lịch sử,tinh thần
Giáo sư Dương Tiềm (phía sau) tháp tùng Hòa thượng Thích Đôn Hậu thăm Mông Cổ (1969).
Đầu thập niên 1990, nhà giáo Tôn Thất Dương Tiềm, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục thành phố Huế, trao lại cho nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân một số ảnh tư liệu và một lá thư.
Lá thư là của giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, người anh con ông bác ruột, gửi từ căn cứ Trung ương cục miền Nam cho Tôn Thất Dương Tiềm, người em con ông chú, đang ở miền Bắc. Thư viết tay, kín hai mặt tờ giấy pơ-luya gấp đôi, đề ngày 21-7-1969.
Khi ông Dương Kỵ ra miền Bắc (1965) thì ông Dương Tiềm đang ở Huế. Sau Tết Mậu Thân (1968), ông Dương Tiềm tham gia Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và Hoà bình thành phố Huế rồi ra Bắc thì ông Dương Kỵ đã vượt Trường Sơn trở lại miền Nam. Giáo sư Dương Kỵ viết:
Chúng mình xa nhau như thế là đã mấy năm rồi Tiềm nhỉ? Rảnh rỗi là mình lại thương nhớ đến Tiềm, đến những ngày đêm hoạt động với nhau đến đêm mình bị địch rượt đuổi, nửa khuya nhảy vào nhà Tiềm...
Nhớ đến các bạn D.Tr (các anh ấy hồi này ra sao?); đến tờ Ngày mai. "Ngày mai trời sẽ tạnh" Tiềm đã viết như vậy, nay thì đã gần thành hiện thực rồi, chúng mình sẽ gặp lại nhau ở miền Nam.
Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ sinh năm 1914 tại làng Vân Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thời trai trẻ ông kiên trì tự học và trở thành một học giả uyên thâm cả Tây học lẫn Nho học.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ là thư ký Hội Trí thức Cứu quốc Thừa Thiên - Huế (1945-1946). Từ năm 1947 đến năm 1955, ông dạy học tại Trường Khải Định (Trường Quốc Học Huế).
Ông đã truyền bá tư tưởng cách mạng cho nhiều lớp thanh niên học sinh. Năm 1949, giáo sư đã cùng một nhóm nhà giáo, văn nghệ sĩ tiến bộ sáng lập tạp chí Tiến Hóa - cơ quan tranh đấu văn hóa - chính trị của trí thức miền Trung.
Sau khi Tiến Hóa bị địch đóng cửa, năm 1954 giáo sư lại lập ra tờ Ngày Mai - Cơ quan tranh đấu của phong trào đòi hòa bình, hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà ở miền Trung. Một trong những người cầm trịch tờ Ngày Mai hiện đang sống ở Huế là giáo sư - tử tù Côn Đảo Lê Quang Vịnh.
Ngày Mai bị chính quyền Ngô Đình Diệm đóng cửa, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ bị bắt giam. Năm 1955, ra tù, giáo sư Dương Kỵ vào Sài Gòn dạy học tại các trường Marie Curie, Đại học Văn khoa. Năm 1962, giáo sư lại bị địch bắt, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ ông mới được thả ra.
Từ khi bọn nó tống xuất (người viết nhấn mạnh) mình - bấy giờ bị đột ngột quá, mình không kịp thư từ gì cho Tiềm, cho các bạn ở Huế cả. Mình sống gần một năm ở miền Bắc thân yêu rồi đi Campuchia làm như độ nọ ở Huế với Tiềm, bị bắt, tù, trục xuất qua Lào ngồi tù. Ở Lào trục xuất về lại Campuchia, lại ngồi tù ở đấy. Cuối cùng về vùng giải phóng như Tiềm đã biết. Tóm tắt là thế đấy, từ khi chúng mình xa nhau.
Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ được Đại hội Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cử vào Ủy ban Trung ương với bí danh là Dương Kỳ Nam. Trong thời gian này giáo sư tiếp tục sống hợp pháp và hoạt động ở Sài Gòn.
Ông cùng những người yêu nước khác lãnh đạo phong trào Dân tộc tự quyết Việt Nam với cương vị Ủy viên Ban chấp hành và Ủy ban Vận động hòa bình Việt Nam với cương vị Tổng thư ký. Không bao lâu, phong trào Dân tộc Tự quyết bị đàn áp, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ cùng nhiều nhân sĩ đồng sự của ông bị bắt và bị tống xuất ra miền Bắc.
Cuộc tống xuất đó đã được nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ghi lại trong Hồi ký Ba năm tranh đấu ở đô thị (sắp xuất bản) được tóm lược lại sau đây:
Phong trào Dân tộc tự quyết bị chính quyền Sài Gòn ngăn cấm, trấn áp. Thủ tướng dân sự Phan Huy Quát đã cách chức 300 công chức tham gia phong trào Tranh đấu bảo vệ Hoà bình và Hạnh phúc Dân tộc, và bắt giữ gần 100 người, trong đó có bác sĩ Phạm Văn Huyến, nhà báo Phi Bằng (Cao Văn Chiếm), giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ.
Đối với bác sĩ Phạm Văn Huyến, nhà báo Phi Bằng và giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, chính quyền Sài Gòn đã bày một trò "cân não" để dằn mặt trí thức sinh viên miền Nam lúc ấy. Ba ông là người miền Bắc và miền Trung nên chính phủ giao cho chính quyền Vùng I chiến thuật, do tướng Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, giải quyết.
Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ là một trí thức yêu nước tiêu biểu của Huế trong hơn hai thập kỷ trước đó. Chính quyền Sài Gòn nghĩ rằng "Trừng trị, khuất phục được Tôn Thất Dương Kỵ thì bọn trí thức sinh viên học sinh Huế sẽ chùn bước đấu tranh". Nhưng chúng đã nhầm.
Nguyễn Chánh Thi có ý định buộc ba nhà lãnh đạo phong trào Hòa bình và Tự quyết vào dù, rồi cho máy bay chở họ ra miền Bắc, thả xuống. Chủ trương thả dù có mục đích khủng bố tinh thần ba nhà trí thức được Nguyễn Chánh Thi giải thích: "Phải làm như thế ba ông trí thức mới tởn và không dám đòi hoà bình, tự quyết nữa".
Thế nhưng Thủ tướng Phan Huy Quát không đồng ý vì sợ dân chúng trong nước và thế giới lên án. Ông Quát không tin biện pháp ấy có thể khuất phục được ba nhà trí thức mà ông ta biết rất rõ là họ "bất khuất".
Tướng Thi lại nói: "Vậy thì cho họ ra miền Bắc mà bất khuất với Cộng sản". Nhiều người làm việc gần tướng Thi cho biết: Ông ta bảo rằng ba nhà trí thức miền Nam đã quen cuộc sống sung sướng ở đô thị, ra miền Bắc đang bị chiến tranh phá hoại, cực khổ, thế nào họ cũng xin ở lại".
Vào sáng ngày 19-3-1965, tướng Thi cho tổ chức một cuộc tụ tập dân chúng, trí thức sinh viên học sinh Huế bên bờ nam cầu Hiền Lương để xem chính quyền Vùng I Chiến thuật "đày" ba thành viên cao cấp của phong trào Hoà bình và Tự quyết ra miền Bắc.
Ý đồ của tướng Thi là muốn cho giới "tai mắt" của Huế tận mắt thấy ba ông trí thức sẽ cầu xin được xách bót trở lại miền Nam và hứa sẽ không dám đòi "hòa bình" "tự quyết" nữa.
Buổi lễ bắt đầu, tướng Thi đọc "tội trạng" gây trở ngại cho công cuộc chống Cộng của ba nhà trí thức và đó là lý do khiến chính quyền Vùng I "đày" họ ra miền Bắc. Tướng Thi vừa đọc xong, lính quân cảnh mở cửa sau chiếc xe thùng bịt kín đẩy ba nhà trí thức đến đầu phía Nam cầu Hiền Lương. Dân chúng chăm chú nhìn theo.
Người xuất hiện đầu tiên là nhà báo Phi Bằng, rồi đến bác sĩ Phạm Văn Huyến và giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ. Cả ba ông đều rất tỉnh táo không lộ vẻ sợ hãi gì cả. Ba người mang theo 3 cái xắc đựng vài cặp quần áo với đồ dùng cá nhân nhẹ nhàng.
Tướng Nguyễn Chánh Thi chờ đợi giây phút ba vị trí thức quay đầu và chắp tay lạy ông Thi để được ở lại "miền Nam tự do". Không ngờ ba ông không những không xin ở lại mà khi qua đến nửa phần cầu thuộc miền Bắc thì ngoái lại giơ tay chào đồng bào và hẹn sẽ gặp lại sau ngày giải phóng miền Nam. Đồng bào và sinh viên học sinh có mặt hôm đó rất khâm phục tư cách của ba nhà trí thức. Họ muốn vỗ tay tán thưởng nhưng sợ chính quyền làm khó dễ nên chỉ nhìn nhau trao một nụ cười kín đáo mà thôi.
Hiên ngang đi bộ qua cầu Hiền Lương ra miền Bắc, từ miền Bắc giáo sư Dương Kỵ lại vượt Trường Sơn trở về miền Nam hoạt động. Sau tết Mậu thân - 1968, giáo sư được cử làm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và Hoà bình Việt Nam. Cuối lá thư gửi ông Dương Tiềm, giáo sư Dương Kỵ viết:
Mình vừa mới tiếp được thư của thầy Đôn Hậu (Hoà thượng Thích Đôn Hậu, Ủy viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lúc đó đang ở miền Bắc -NV), thì giờ gấp quá, tay mình lại đau viết chữ xấu như ri e bất tiện.
Nhờ Tiềm thưa lại với thầy mình xin trân trọng gửi lời cảm ơn thầy đã phúc đáp thư mình, và mình sẽ biên thư thăm thầy nay mai. Cho mình gửi lời thăm cụ Đoá (Phó Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam -NV), anh Hảo (giáo sư Lê Văn Hảo) và tất cả các vị trong Liên minh nhé... -Tư Nhiên
Viết thư cho mình thì đề tên ấy, rồi gởi cho ông Nguyễn Văn Hiếu – 53 Samdich Panu, Phnompenh. Nhờ giao lại cho Tư Nhiên. Nếu viết theo địa chỉ ấy là thành công khai đó Tiềm nghe. Nhớ ký (tên-NV) Thiếu-Đào chứ đừng ký Tiềm, và không nói hết được lòng đâu. Ở Campuchia kiểm duyệt nó theo chỉ (thị-NV) ở Sài Gòn.
Thư viết ngày 21-7-1969 nhưng chưa chuyển ngay – có lẽ do chưa có đợt chuyển thư tín theo đường giao liên (?). Vì phía dưới có mấy dòng tái bút: Mình đã tranh thủ viết thư cho thầy Đôn Hậu rồi, Tiềm khỏi thưa như mình dặn.
Nhà giáo Tôn Thất Dương Tiềm đã qua đời nên chúng tôi không kiểm chứng được phải mất bao nhiêu ngày lá thư này mới đến tay người nhận. Nhưng nếu để ý tìm hiểu, dù lá thư để lại chỉ khoảng 600 chữ nhưng chứa đựng rất nhiều thông tin về phong trào đấu tranh ở đô thị nói riêng, phong trào đấu tranh cách mạng ở miền Nam nói chung.
Trong đó còn có cả cuộc đời, sự nghiệp và gia cảnh của một trí thức lớn khi dấn thân vào sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và độc lập dân tộc, thống nhất đất nước như giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ. Đoạn nói về gia cảnh, giáo sư Dương Kỵ viết:
Thím Tiềm và các cháu (lúc đó đang ở Huế -NV) ra sao? Tiềm có tin tức gì không? Còn gia đình mình thì vợ chồng Huế bị tù, Trai bị bắt mất tích, đang tìm mà chưa có tin. Cháu Huyền rút vào bí mật. Hoạt động của các cháu ở trong nớ là vậy. Đánh Mỹ thì tự nhiên phải gian khổ thôi, và cũng tất thắng thôi.
Sau ngày đất nước thống nhất, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ được bầu làm Ủy viên thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông mất năm 1987.
(Theo Tiền phong)




From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; "exryu-ww-forum@yahoogroups.com" <exryu-ww-forum@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, 5 October 2011 12:13 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Nguyễn Đắc Xuân xử bắn Trần Mậu Tý. Hoàng phủ Ngọc Tường chôn sống 204 dân vô tội. Hoàng phủ Ngọc Phan chôn sống 3 GS BS Y Khoa Đức và bắn chết 3 sinh viên và gia đình họ.

 
Lịch sử còn đó, cho cả hai phía được quyền trưng bằng cớ

0o0

Trong trường hợp Beheitto, Beheiren ..., bằng chứng đã cho thấy, vào dịp tấn công chiếm Tòa Đại Sứ, nhóm này đã dùng từ "Mừng Chiến Thắng ...", thay vì "Mừng Hòa Bình" và trưng hình Hồ Chí Minh, cố chủ tịch
VNDCCH Mền Bắc Cộng Sản.

Bài hát "Như có bác Hồ, trong ngày vui đại thắng ..."

Cho thấy, cuộc chiến tranh "giải phóng" thực sự là cuộc chiến tranh chủ nghĩa, quyền lực mà Miền Bắc CS "giải phóng Miền Nam"

Nhiều tài liệu cho thấy vài lãnh tụ Beheiren là điệp viên cho Nga
(bài đã posted trên diễn đàn này)

0o0

Không hề có bằng chứng là tòa Đại Sứ VNCH đã trả tiền để đặt những nhóm hay 1 nhóm sinh viên "quốc gia" nào để "chống cộng" tại Nhật. Dù có thể có vài cá nhân cung cấp tin tức về các hoạt động sinh viên hai phía ?

Báo chí Miền Nam và thế giới không thể che dấu tội ác chiến tranh từ phía Mỹ hay Miền Nam, và nhiều hình ảnh và phiên tòa đã được công bố

Dù sao, tội ác chiến tranh phải được công bố và xử, bất kể, tội ác đó do phe nào gây ra


0o0

Trong cuộc chiến Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa năm 1974, sinh viên VN du học tại Nhật, có  tổ chức biểu tình chống xâm lăng. Dù có kêu gọi nhóm khuynh tả, và Beheito tham gia, nhưng những sinh viên này im lặng, thậm chí có người còn cho là "có thể Hoàng Sa chưa chắc là của VN".

Sau 1975, một số sinh viên khuynh tả hoặc theo cộng sản đã chấp nhận về đóng góp cho chế độ mới, nhưng phần đông qua các nước khác sinh sống, dưới nhiều danh nghĩa khác nhau như du học, di dân có tay nghề, đoàn tụ gia đình... Nhưng hình như không có ai lấy danh nghĩa "tìm đường cứu nước".

0o0

Phong trào Việt Kiều yêu nước, "hòa hợp hòa giải", "xóa quá khứ", "huề cả làng" ... chỉ được một thiểu số ủng hộ.

Nhiều cố gắng của 1 số chuyên gia cựu sinh viên du học tại Nhật cho "nhà nước CSVN" không "cứu" nổi sự xa đọa đạo đức, yếu kém kinh tế, tàn bạo trị dân ..., nhưng cũng đủ cho danh tiếng họ được báo chí nhà nước xưng tụng, và họ đã là nhịp "cầu" để chính phủ, doanh nhân, kỹ nghệ ... các nước Âu-Mỹ, cộng tác với nhà nước CSVN. Có người có được cả con trai, gái, dâu, rể xây đắp nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, và đã chứng kiến sự thăng trầm của ngành sờ tóc VN

0o0

Rất nhiều lời kêu gọi để những dữ kiện lịch sử được công bố

D~



0o0 

----- Forwarded Message -----
From: Bu`i Ba?o So+n
To:
Sent: Wednesday, 5 October 2011 10:02 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Nguyễn Đắc Xuân xử bắn Trần Mậu Tý. Hoàng phủ Ngọc Tường chôn sống 204 dân vô tội. Hoàng phủ Ngọc Phan chôn sống 3 GS BS Y Khoa Đức và bắn chết 3 sinh viên và gia đình họ.

 





--- On Tue, 10/4/11, sirbing <bvinh2@aol.com> wrote:



Tội ác của đảng viên đảng cọng sản VN, trong thảm sát Tết Mậu Thân taị Huế:
- Nguyễn Đắc Xuân xử bắn Trần Mậu Tý
- Hoàng Phủ Ngọc Tường Chủ Tịch Tòa Án Nhân dân tại truờng Gia Hội Quận II thị xã Huế, chôn sống 204 nạn nhân vô tội

- Hoàng Phủ Ngọc Phan bắt và chôn sống 3 BS GS Y Khoa người Đức, thầy của Phan, và bắn chết 3 người bạn sinh viên y khoa và gia đình củ họ.
5327 đồng bào Huế vô tội bị thãm sát và 1200 người bị bọn cs bắt đi mất tích !
sirbingĐem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo.
                        Nguyễn Trãi

Xin phổ biến rộng rải trong và ngoài nước, nhất là trong nước.   Xin đa tạ .

Nếu không muốn nhận thư. Reply "Ngưng gửi địa chỉ này", thư ngưng ngay.



Tên đao phủ Nguyễn Đắc Xuân xử bắn Trần Mậu Tý
thanhuuphong2
1- Nguyễn Đắc Xuân xử bắn Trần Mậu Tý.
Tên sát nhân Nguyễn Đắc Xuân

Rạng sáng ngày mồng hai Tết, tại khu vực cửa Đông Ba thuộc Quận I thị xã Huế, đội An Ninh và tự Vệ của Nguyễn Đắc Xuânđã dẫn 6 nạn nhân ra đứng sắp hàng ngang úp mặt vào tường tại thượng thành ngay cửa Đông Ba. Nhiều nhân chúng đã kể lại cho ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên/ Huế rằng họ nhận diện được 2 nạn nhân trong 6 người nầy là:
- Ông chồng bà Nội thương gia, chủ tiệm xe đạp tại gần cuối đường Phan Bội Châu. 
- Sinh viên Trần Mậu Tý. 

Các nhân chúng cũng đã nhận diện được ngoài tiểu đội VC có mặt tại hiện trường, còn có
những tên 
Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm, Hoàng Văn Giàu. 
Chính
 tên Nguyễn Đắc Xuân đã đích thân xử bắn Trần Mậu Tý, và tên
 Tôn Thất Dương Tiềm ra lệnh cho Tiểu đội VC xử bắn 5 nạn nhân kia. Vậy Trần Mậu Tý là ai mà Nguyễn Đắc Xuân đã đích thân xử bắn? 
Trần Mậu Tý chính là nhân viên tình báo của ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên/ Huế hoạt động trong lòng địch. Anh cũng là đảng viên đảng Đại Việt. 

Trong suốt thời gian cuộc tranh đấu 1966, Trần Mậu Tý còn là sinh viên Đại học Huế. Khi Nguyễn Đắc Xuân theo lệnh Trí Quang và Trung Tá VC Hoàng Kim Loan thành lập 3 đại Đội Sinh Viên Quyết Tử, thì Trần Mậu Tý là một trong 3 đại đội Trưởng đại đội Quyết Tử. Trần Mậu Tý và Nguyễn Đắc Xuân là đôi bạn thân. Tuy là người quốc gia chân chính, nhưng Trần Mậu Tý rất nặng tình bạn. Trần Mậu Tý đã giúp Nguyễn đắc Xuân thoát hiểm, khỏi bị chúng tôi vây bắt khi Nguyễn Đắc Xuân đang trốn tại chùa Tường Vân đợi giao liên VC đưa lên mật Khu vào tháng 7/1966. 

Trần Mậu Tý bất cẩn đã để lộ là nhân viên tình báo và là đảng viên đảng Đại Việt, nên khi đột nhập vào thành phố, không như người bạn nặng tình nặng nghĩa phía quốc gia,Nguyễn Đắc Xuân quyết tìm bắt ngay cho được Trần Mậu Tý và thẳng tay xả súng Ak 47 vào người Trần Mậu Tý. 
Trần Mậu Tý đã nhận lãnh cái chết thê thảm từ chính người bạn thân, người mà Tý vì tình cảm, đã giúp trốn thoát, nay trở về giết Tý. Câu nói "cứu vật, vật trả ơn, cứu bọn súc sinh, bọn súc sinh trả oán" quả không sai khi áp dụng cho bọn cộng sản. 

Một nén hương lòng cho Trần Mậu Tý, một nhân viên tình báo của ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên/Huế, đã bỏ mình vì tận tụy với chính nghĩa VNCH, với đồng bào. Xin được vinh danh anh, cho dù là đã quá trễ. Bốn mươi mốt năm rồi Tý!
2- Thằng Hoàng Phủ Ngọc Tường Chủ Tịch Tòa Án Nhân dân tại truờng Gia Hội Quận II thị xã Huế
Tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trong những ngày đầu chiếm Huế, Tống Hoàng Nguyên, trưởng Ban An Ninh Khu ủy Trị Thiên, cùng hai thành ủy viên Thành ủy Huế là Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh thiết lập Tòa Án Nhân Dân đầu tiên tại trường học Gia Hội, thuộc Quận II thị xã Huế. Ông Quan Tòa của tòa án nhân dân là tên Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hiện diện trong buổi đấu tố cóNguyễn Đắc Xuân, trưởng đoàn An Ninh Bảo Vệ Khu Phố,Hoàng Phủ Ngọc Phan, sinh viên y khoa, Nguyễn Thiết chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Quận II, Nguyễn Bé, chủ tịch khu phố. Ngồi đằng sau là Hoàng Lanh và Hoàng Kim Loan, cùng tham dự và quan sát phiên tòa 

Nạn nhân thuộc thành phần Công Chức, Quân Nhân, Cảnh Sát, trốn tại nhà, bị bắt. 
Thằng 
Hoàng Phủ Ngọc Tường xếp họ vào loại ác ôn. 

Một số khác là cô nhi quả phụ, vợ con của anh em quân nhân, cảnh sát, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, cán bộ Xây dựng Nông Thôn đã tử trận. Tất cả những người nghèo khổ nầy, đi làm tạp dịch như dọn dẹp phòng ngủ, giặt quần áo v.v…cho lính Mỹ tại căn cứ Dạ Lê, Phú Bài hoặc ở cơ quan MAC-V kiếm sống, nuôi con. Số người này được 
tên súc sinh Tường xếp vào loạ
i làm việc cho tình báo Mỹ CIA. 

Với những tội danh nêu trên, tất cả phải bị 
bọn vẹm Thừa Thiên-Huế và bọn súc sinh mệnh danh c
ách mạng trừng phạt đích đáng để làm gương. Đó là bản án tử hình! Kết quả có 204 nạn nhân lãnh bản án tử hình. Tất cả bị chôn sống ngay tại chỗ, trong khuôn viên trường Gia Hội.Tháng 5/1972 khi ty CSQG Thừa Thiên bắt được Trung Tá VC Hoàng Kim Loan, đích thân tôi và một số sĩ quan cảnh sát khác đã thẩm vấn y, và điều tra rất kỷ về Tòa Án Nhân Dân tại trường Gia Hội Quân II thị Xã Huế, thì Trung Tá VC Hoàng Kim Loan nói như sau: 

"
Tống Hoàng Nguyên , Hoàng Lanh và tôi hội ý với nhau. Lúc đầu có ý định đưa Nguyễn Đắc Xuân làm chủ tịch phiên tòa, nhưng sau đó chúng tôi chọn Hoàng Phủ Ngọc Tường, bởi lẽ, vào thời điểm đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường đang giữ chức Tổng Thư Ký Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình. Đây là một lực lượng kết hợp các thành phần trí thức, tôn giáo, những lực lượng và những cá nhân có uy tín tại Huế đứng lên chống Thiệu Kỳ, chống Mỹ. Vậy tòa án Nhân Dân giao cho Tổng thư ký của lực lượng này, đại diện dân chúng Huế ngồi xử các tên ác ôn, các tên tay sai của Thiệu-Kỳ và Mỹ, là thích hợp và thuận lòng dân."3- Thằng Hoàng Phủ Ngọc Phan bắt và sát hại bốn bác sĩ Y Khoa người Đức, thầy của Phan, và bắn chết 3 người bạn sinh viên y khoa.
Tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Phan

Theo chương trình trợ giúp của chính Phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức với trường Đại Học Y Khoa Huế, bốn vị bác sĩ người Đức có tên là: 

-
 Bác Sĩ Raimund Discher. 
- Bác Sĩ Hort Gunther Kranick và vợ 
- Bác sĩ Slois Alterkoster. 


Họ đến Huế giảng dạy tại trường Đại Học Y Khoa, đồng thời còn làm việc tại bệnh viện Trung Ương Huế. Họ là ân nhân của hằng ngàn bênh nhân địa phương. Vậy mà những ngày đầu chiếm thành phố, nhiều nhân chứng đã khai với ty cảnh sát Thừa Thiên/Huế rằng, họ thấy rõ 
Hoàng Phủ Ngọc Phan đi cùng toán An Ninh Thành đến vây bắt 4 vị thầy của mình, và sau đó tham dự vào cuộc chôn sống bốn bác sĩ này tại vùng gần chùa Tường Vân. 
Ngoài ra, khi chiếm và lục soát đập phá một số phòng ốc và dụng cụ của trường Đại Học Y Khoa, Hoàng Phủ Ngọc Phan đã bắt gặp một người bạn học của y đang lẫn trốn với người em gái trong đó, Phan đem người bạn này ra bắn ngay truớc sự chứng kiến kinh hoàng của người em gái. Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn sinh viên này vì tình nghi anh ta làm cho tình báo CIA. Sau đó Hoàng phủ Ngọc Phan bắt cô gái dẫn về nhà của cô ta để tìm kiếm thêm hai người anh của cô ta ở đường Hàm Nghi thuộc quận III thị xã Huế. 

Khi Hoàng Phủ Ngọc Phan và toán VC An Ninh Thành ập vào nhà, hai người anh của cô ta đang trốn trên gác. Những loạt đạn AK 47 của đám An ninh Việt Cộng và của Hoàng Phủ Ngọc Phan đã đốn ngã hai thân xác từ trên gác rơi xuống nền nhà. Mọi người trong gia đình kinh hoàng gào thét. Ông Cụ Nội của cô ta, uất hận chữi rủa Hoàng Phủ Ngọc Phan, bị Phan bắn 
một lọat AK vào người, ông cụ ngã xuống chết tươi tại chỗ. Cô gái đó nay là một thiếu phụ và cách đây gần một năm đã kể lại với tôi câu chuyện đau thương nầy bằng một giọng nói đầy đau buồn:

" Ông biết không, chứng kiến cảnh ba người anh ruột và ông nội bị bắn chết trước mắt mình, tôi xin lỗi ông mà nói như thế nầy: "Khi đó tôi quá sợ đã đi tiểu và đi tiêu trong qu
n hồi nào mà không hay". 

"Mẹ tôi đã điên loạn, và mất trí gần một năm sau đó, tôi cũng vậy".
 
Thiếu phụ đó đã viết bản trường thuật đầy đử sự việc trên cho tôi, và bà ta bằng lòng đứng ra tố giác và làm nhân chứng vụ này, một khi mà chuyện tội ác Mậu Thân được đưa ra trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế. 

Vì lý do an ninh của bà ta và gia đình, tôi không thể tiết lộ danh tánh và nơi cụ ngụ của bà ta, chỉ có thể nói rằng, bà ta hiện đang định cư tại Hoa kỳ và sẵn sàng phối hợp với chúng ta đứng ra truy tố tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Phan ra Tòa án Hình Sự Quốc Tế về tội diệt chủng. 
Tóm lại, Hồ Chí Minh, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam và những kẻ nội thù, những tên Việt Cộng nằm vùng, là những tên đồ tễ, những kẻ giết hại dân Huế không gớm tay trong những ngày đầu xuân Mậu Thân 1968 tại Huế. 
Huế 624 giờ kinh hoàng, Huế, địa ngục trần gian có thật!
Huế chỉ trong 624 giờ đã có 5327 thường dân vô tội bị Việt Cộng sát hại và 1200 người bị bọn chúng bắt đi mất tích. Đây là một cuộc tàn sát của đảng cộng sản đối với người dân Miền Nam, dã man tàn bạo chưa từng có trong lịch sử Việt. 
Trong số 5327 người bị sát hại, có một số là viên chức quân, cán, chính, các vị tu sĩ và một số nhân viên ngọai quốc, được liệt kê như sau:

1- Ông Trần Đình Thương, Phó thị Trưởng thị xã Huế bị bắn ngay trước tư gia. 
2- Thượng Nghị Sĩ Trần Điền bị bắt tại dòng Chúa Cứu Thế, sau này tìm ra thi hài tại Lăng Xá Bàu. 
3- Ông Bửu Lộc bị bắt và dẫn ra Bắc 
4- Thiếu tá Từ Tôn Kháng, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Xây Dựng Nông Thôn bị bắn chết tại tư gia. 
5- Nguyễn văn Cư, Phó Giám Đốc CSQG/Vùng I bị bắn chết tại tư gia. 
6- Lê văn Phú, Quận Truởng Quân II bị bắn chết tai tư gia. 
7- Trân văn Nớp, trưởng ban Nhân Viên BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế, bị bắn chết gần tư gia.
8- Ông Nguyễn Văn Đãi, Phụ tá Đại Biểu Chính phủ, bị bắt đưa ra Bắc. 
9- Ông Nguyễn Khoa Hoàng, chánh án Tòa Thượng Thẩm Huế, cùng người con trai, bị bắn chết tại tư gia. 
10- Thiếu tá Bửu Thạnh, Ủy viên tòa án Quân Sự mặt trận, bị bắt và bị bắn chết. 
11- Chuyên viên nguyên tử lực tên Lê văn Thi và phụ thân bị bắt và bị chôn sống gần xã Thủy Xuân. 
12- Bốn vị Bac si Giao su đai học Y Khoa người Đức Tình nguyện giảng dạy tại trường Đại Học Y khoa Huế.. Ngoài ra bốn vị này làm còn việc tại Bệnh viện Trung Ương Huế, cứu sống rất nhiều bênh nhân. Tất cả đều bị bắt và bị chôn sống: 
- Bác Sĩ Raimund Discher 
- Bác Sĩ Hort Gunther Kranickvà bà vợ 
- Bác Sĩ Slois Alterkoster 
13- Linh Mục Dom Roman Guillaurn bị bắn chết ngay tại dòng tu Thiên An. 
14- Linh mục Urban và Gay thuộc Dòng tu Thiên An cũng bị bọn chúng bắt đi, sau đó tìm được xác của họ gần lăng Vua Đồng Khánh. 
15- Linh mục Bửu Đồng bị bắt và sau đó tìm được xác tại Phú Xuân.

Căn cứ theo báo cáo cửa lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế, và cá nhân tôi đã hiện diện tại tất cả các hiện trường, có khoảng 19 địa điểm có mồ chôn tập thể ở một số quận tại tỉnh Thừa Thiên và 3 quận ở thành phố Huế, được liệt kê như sau:
1- Quận I: 
Mồ chôn tập thể gần cửa Đông Ba.
2- QuậnII: 
Trường học Gia Hội, Bãi Dâu, chùa Áo Vàng tức Tăng Quang Tự.
3- Quận III: 
Sau lưng Tiểu Chủng Viện.
4- Quận Hương Thủy: Cồn Hến, Lăng Xá Bàu, Xăng Xá Cồn, Nam giao, gần Chùa Tường Vân, cạnh lăng vua Tự Đức, lăng vua Đồng Khánh, cạnh lăng Đông Cung Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh, Chùa Từ Hiếu, Nhà máy nước Vạn Niên, đồi Quãng Tế, khu vực dòng tu Thiên An, Lăng Vua Khải Định, Làng Châu Chữ. 5- Quận Hương Trà: 
Cầu An Ninh, trường tiểu học An Ninh Hạ, chợ Thông, trường Văn Chí.
6- Quận Phú Vang. 
Vùng Tiên Nộn
7- Quận Phú Thứ: Vùng Đồng Di, Tây Hồ.8- Quận Nam Hòa : Vùng Định Môn, Lăng Vua Gia Long, Khe Lụ, Khe Đá Mài. 
Mỗi mồ chôn tập thể, ít thì năm, mười thi hài, nhiều thì vài trăm thi hài.

Có thể nói

Huế trước Mậu Thân 1968
: Dân chúng sửa soạn đón xuân trong niềm hân hoan của những ngày thành bình hưu chiến không tiếng súng. 

Huế trong những ngày Tết Mậu Thân 1968
: Dân chúng đón xuân trong nỗi kinh hoàng bị Cộng Quân và Việt Cộng nằm vùng tấn công, trong súng nỗ vang trời từ bốn phương tám hướng, trong máu và nước mắt, trong thây người và thây người

Huế sau 26 ngày Tết Mậu Thân 1968
: Dân chúng Huế đón xuân trong hoang tàn, đổ nát, trong tang tóc đau thương, trong chờ đợi mòn mõi người thân, những người đã bị VC bắt dẫn đi, mãi vẫn chưa thấy về. 

Rồi ngày tháng qua, họ chợt hiểu. Những người thân yêu của họ bị Việt Cộng bắt đi, sẽ vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Họ biết rằng, tất cả đã bị giết bằng cách chôn sống, bằng mã tấu, bằng vật cứng đập vào đầu. Thân xác những người này đã bị vùi lấp dưới hầm sâu, hố cạn, đây đó trên đồi núi Thừa Thiên-Huế.

Huế sau Mậu Thân 1968
: Huế với hằng ngàn cổ quan tài đơn sơ xếp thẳng hàng, với khăn tang áo chế đầy đường, đầy phố. Huế phủ kín một màu tang. Một giải dài vô tận khăn tang trắng kéo dài từ thành phố lên tận Ba Đồn, nơi an nghỉ tập thể của hằng ngàn dân lành vô tội. 

Đã bốn mưoi mốt năm trôi qua, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn lặng thinh, giấu nhẹm, chối bỏ vụ tàn sát diệt chủng này. Những tội đồ, những tay sát thủ, những quỹ dữ nhúng tay vào máu dân lành vô tội tại Huế, Mậu Thân 1968 nhờ vào sự ém nhẹm của đồng bọn đảng cầm quyền, vẫn được an nhiên tự tại trước lưới trời lồng lộng. Chúng, 
Nguyễn Đắc Xuân, anh em Hoàng Phủ, Nguyễn thị Đoan Trinh, Nguyễn Đóa, thầy bói Diệu Linh, v.v, vẫn gượng gạo cố chối tội sát nhân. 
Vào ngày 1 tháng 2 năm 2008, tức là ngày 25 tháng Chạp năm Đinh Hợi, 5 ngày nữa là Tết Mậu Tý, 
Trung Uơng đảng Cộng Sản Việt Nam mở một cuộc mít-tinh diễn hành rầm rộ kỷ niệm 40 năm "Chiến thắng Mậu Thân 1968" tại thành phố Sài Gòn. Nhiều cấp lãnh đạo cũ và mới của Trung Ương đảng Cộng Sản đều có mặt ăn mừng giết được tổng cộng 6527 người và phá hủy di tích lịch sử cố đô. 
Chúng làm điều càn rỡ này, mục đích để khỏa lấp tội ác!

Chúng khỏa lấp được không? Trong lúc bọn chúng làm lễ "40 năm chiến thắng Mậu Thân", với cờ xí sặc sỡ, múa ca nhảy nhót vang lừng, thì tại Huế, 5327 bàn thờ vong linh dân lành vô tội cũng âm thầm đơn sơ hương khói. Thân nhân của những vong linh này đang nuốt nước mắt cho sự oan khiên phẫn nộ thấu trời. Lễ nào cũng gọi là lễ, nhưng có những lễ trái với đạo làm người, trái với luân thường đạo lý. Đó là lễ hội ăn mừng Mậu Thân của cộng sản. Chúng ăn mừng phá hủy được cố đô của bọn phong kiến! Chúng ăn mừng giết được tổng cộng 6537 người Việt Nam! 

Câu hỏi được đặt ra: Ai đã ra lệnh, ai thi hành, ai chịu trách nhiệm vụ tàn sát dân Huế trong Mậu Thân năm 1968? 

Bộ chính trị đảng Công Sản Việt Nam vẫn phớt lờ không đá động đến biến cố lịch sử đầy máu này, như họ đã từng không đếm xỉa gì đến các tội ác trước đây của họ như Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại Chống Đảng v.v. 

Nhưng điều tệ hại nhất là chúng lại còn ĂN MỪNG MẬU THÂN!! 

Trời cao đất rộng sao vẫn để bọn vô nghì này tồn tại? 

- Cựu Đại Tá Cộng Sản Bùi Tín, hiện đang sống tại Pháp, một đảng viên Cộng Sản lâu đời, đã gián tiếp biện hộ cho Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam bằng cách đổi trắng thay đen như sau: 

Khi mở cuộc tiến công vào Huế, bộ đội miền Bắc đã cơ bản chiếm được thành phố Huế, vào đêm mồng 4 tháng 2, ngay lúc ấy đã có 5 ngàn Sĩ Quan, quân nhân đủ lọai ra trình diện. 

Trong bản quy định kỷ luật chiến trường có ghi: 

Không được đánh đập tù binh, chỉ có các cán bộ chỉ huy và chuyên môn mới được hỏi cung tù binh… 
Kiểm tra lại thì không một ai, không một cấp nào ra lệnh thủ tiêu tù binh cả."

Thưa ông Bùi Tín, miệng lưỡi những tên Cộng Sản điếm đàng xưa nay đều như vậy! Xin ông đừng đi vào vết xe đổ này. Thực tế làm gì có chuyện 5 ngàn sĩ quan, quân nhân VNCH đủ loại ra trình diện các đồng chí của ông Bùi Tín trong đêm 4 tháng 2 năm 1968. Ông Bùi Tín, một người cộng sản đã cảnh tỉnh, một người Việt Nam từng theo cộng sản tương đối có tư cách, ông đã thấy rõ ràng đảng cộng sản là Cơ Sở Sản Xuất Tội Ác, sao ông vẫn còn có thể bịa đặt để binh vực đến như thế? 

Nếu 5 ngàn quân nhân quân lực VNCH ra trình diện, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản để yên cho họ? Ông nói chuyện thần thoại đấy sao? Thưa ông Bùi Tín? 

Xin ông vui lòng trả lời tôi, Liên Thành, cựu chỉ huy trưởng lực lượng CSQG Thừa Thiên/ Huế, và tập thể như anh em chiến hữu của tôi, và nhất là đồng bào Huế, câu hỏi trên.

Thực tế là 5327 thường dân Huế vô tội, một số bị lùa bắt, một số vì tin lời dụ dỗ của bọn chúng, ra trình diện trong thời gian 22 ngày chiếm đóng Huế, đã bị các đồng chí của Ông Bùi Tín bắt giết. Họ không mặc quân phục, cũng chẳng cầm súng chiến đấu tại mặt trận. Họ chẳng là hàng binh và cũng chẳng phải tù binh, họ chỉ là dân thường, tại sao đảng cộng sản lại ra lệnh giết họ? 

Con số 5327 thường dân bị giết là "tù" dân sự, một số bị bắn chết tại nhà, tại thành phố, số lớn còn lại bị các đồng chí của ông Bùi Tín sát hại truớc khi thua trận tháo chạy. Vậy mà ông Bùi Tín còn nói những người bị sát hại là do bom đạn của Mỹ và VNCH! Nay, một số tên Việt Cộng Nằm Vùng như anh em Hoàng Phủ, Nguyễn Đắc Xuân cũng bắt chước luận điệu quen thuộc của ông và đảng cộng sản để chối tội. Lời chối tội này còn ấu trĩ và hài hước lắm, làm sao che mắt thế gian?

Xin Hỏi ông Bùi Tín, bom đạn nào của Mỹ của VNCH làm cho 5327 nạn nhân bị chết? khi mà tất cả khi khai quật tử thi, các bác sĩ pháp y đã nhận định một số bị chết vì ngột thở vì bị chôn sống, một số khác chết vì bị vật cứng đập vào đầu bể sọ?

Chúng tôi, những nhân viên công lực và chuyên viên của chính phủ VNCH, chúng tôi được huấn luyện và đào tạo để làm nhiệm vụ dưới ánh sáng mặt trời, dưới ánh sáng của công lý, luật pháp, sự thật và dưới ống kính của báo chí quốc nội quốc tế, không phải như các ông và cựu đồng chí các ông, đó là thực thi bạo lực cách mạng dưới ánh đuốc soi đường của Mác Lê, của những tên đồ tể thế giới: Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh v.v mà thành tích giết trên 100 triệu người trên thế giới là bằng chứng không thể chối cãi. Cho nên, lời đổ tội để chạy tội này chỉ làm tăng sự khinh thường của người dân Việt Nam và của anh em quân nhân, cảnh sát quốc gia VNCH chúng tôi với đối với bọn cộng sản và bọn đầy tớ nằm vùng của chúng mà thôi. 

Ông cố xuyên tạc sự thật để chạy tội sát nhân, diệt chủng cho Hồ Chí Minh, cho đảng Cộng Sản Việt Nam, liệu ông có làm được điều này với lịch sử? Hay là hành động đó chỉ làm giảm uy tín cả nhân của ông? 

Xin tặng ông và bất cứ những ai cố tình bênh vực tội ác của bọn cộng sản Việt Nam
 vài câu thơ của tên súc sinh Tố Hữu:

Giết giết nữa bàn tay không phút nghĩ 
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong 
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng, 
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt!

- Nguyễn Đắc Xuân tên đại đồ tể sắt máu, giết người không gớm tay cũng đã chối tội, " Ngay khi trân đánh bắt đầu, tôi ở tuyến đầu của Bộ Chỉ huy Cánh Bắc. Vài ngày sau lui về phía sau lo cho thương binh!". 

Như vậy cuộc tàn sát dân lành vô tôi tại Huế trong suốt 22 ngày Nguyễn Đắc Xuân không nhúng tay vào sao? Có kẻ nào đó đã giả dạng Nguyễn Đắc Xuân? một Nguyễn Đắc Xuân sắt máu, hận thù, vai mang AK47, tay cầm súng lục K54, rút súng bắn thường dân, ngụy quân, ngụy quyền, công an, cảnh sát ngụy không chút nương tay. Không phải là Nguyễn Đắc Xuân, mà là kẻ nào đó đã giả dạng? Kẻ đó hẳn cũng đã giả dạng Nguyễn Đắc Xuân bắn chết Trần Mậu Tý, người bạn chí thân của Nguyễn Đắc Xuân, đã từng nặng tình giải thoát cho y?

Và cũng kẻ nào đó đã giả dạng Nguyễn Đắc Xuân sáng ngày mồng hai Tết đi kêu gọi đồng bào Huế trong Quận I và Quân II hãy treo cờ Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình của Ông Thích Đôn Hậu lên, nếu không có thì lấy cờ Phật Giáo treo lên! 

Kẻ âm mưu vu oan giá họa cho Phật Giáo cũng không phải là Nguyễn Đắc Xuân! Ai đó, chứ không phải Nguyễn Đắc Xuân??? 

Sau gần 41 năm, tuổi đời mỗi ngày mỗi nhiều, qua bao thăng trầm thay đỗi của lịch sử, sự thật đã rõ ràng, thì Nguyễn Đắc Xuân vẫn vậy. Vẫn giọng điệu s
át máu, vẫn lưu manh điếm đàng hạ cấp. Một thay đổi độc nhất của Nguyễn Đắc Xuân là tự phong và hãnh diện cho mình là "Nhà Huế Học"! 

Nguyễn Đắc Xuân không còn hãnh diện nghề "Việt Cộng Nằm Vùng" nữa sao? Mà lại chuyển thành nghề "Nhà Huế Học"? cái học vị này nghe khá buồn cười, ngô nghê, và hợm hĩnh. Tất cả những gì Nguyễn Đắc Xuân viết về Huế, về Triều Đại nhà Nguyễn đều do một số tài liệu mà sau 1975 ông ta đã dùng quyền hạn của tên sát nhân nằm vùng Mậu Thân Huế, cướp giựt tại một vài nơi trong Đại nội, trong thư viện đem ra sao chép lại, rồi tự phong là "Nhà Huế học"! Và nhà "Huế Học" Nguyễn Đắc Xuân cũng không bao giờ đề cập đến tết Mậu Thân 68 và vụ thảm sát 5327 đồng bào Huế vô tội! Như vậy, có thể tự gọi là nhà "Huế Học" không? Viết về Huế mà không viết về Mậu Thân thì danh từ "Nhà Huế Học" nghe chừng như không ổn, có phải vậy không 
tên súc sinhNguyễn Đắc Xuân? 




"When you cannot defend freedom through peaceful means, you have to use arms to fight..." Marek Edelman

WE SHOULD NOT BELIEVE WHAT THE COMMUNISTS SAID. INSTEAD, WE SHOULD WATCH WHAT THEY ACTUALLY DID.
Note: When forwarding this email, please have the courtesy to respect the privacy and confidentiality of the sender by deleting all previous
email trails and addresses before you proceed to forward this email to others. This will also possibly help avoid your mailbox from SPAM.










__._,_.___
Recent Activity:
MARKETPLACE
.
__,_._,___


No comments:

Post a Comment