NGUYÊN HÀ
28/10/2011 11:28 (GMT+7)
Theo Bộ trưởng Huệ, đến 31/12/2012 nợ công ước khoảng 58,4% GDP trên cơ sở kịch bản GDP tăng 6%, còn nếu GDP tăng 6,5% thì tỷ lệ thấp hơn đáng kể.
Không lạc quan nhưng cũng không nên quá lo ngại, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ bày tỏ quan điểm về nợ công của Việt Nam tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 28/10.
Không phải đến khi thảo luận tại hội trường, mà ngay từ phiên thảo luận tổ về kinh tế, ngân sách, nhiều đại biểu đã tỏ ra quan ngại về nợ công của Việt Nam, khi cơ sở để đưa ra nhận định là an toàn hay báo động còn khá mơ hồ.
Báo cáo kế hoạch kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc của kỳ họp Thủ tướng Chính phủ cho biết nợ công được giữ ở mức an toàn với con số ước khoảng 54,6% ở cuối năm nay. Và đến năm 2015 sẽ khoảng 60 - 65% GDP.
Theo Bộ trưởng Huệ, đến 31/12/2012 nợ công ước khoảng 58,4% GDP trên cơ sở kịch bản GDP tăng 6%, còn nếu GDP tăng 6,5% thì tỷ lệ thấp hơn đáng kể.
Cũng theo Bộ trưởng thì cơ cấu nợ công của Việt Nam cũng không như các nước khác, khi nợ vay ODA chiếm 75% còn vay thương mại chỉ 7%, vay ưu đãi chiếm 19%.
Cụ thể, trong 75% nợ ODA thời gian vay rất dài lãi suất ưu đãi, chẳng hạn vay Ngân hàng thế giới World Bank thời hạn vay là 40 năm, ân hạn 10 năm và lãi suất chỉ có 0,75%, vay ADB thời hạn là 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất 1%, vay Nhật Bản thời hạn vay 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất từ 1% - 2%, thông thường là 1% còn một số khoản cao hơn chỉ 2%.
Vì thế, khi so với các nước thì cần chú ý cơ cấu này, vì các nước vay thương mại nhiều, hơn nữa về phương pháp tính cũng khác nhau. Ở các nước đã phát triển như Châu Âu người ta tính theo phương pháp tỷ lệ theo giá trị dòng tiền, còn Việt Nam tính theo phương pháp giá trị danh nghĩa. Nếu quy giá trị danh nghĩa này với giá trị dòng tiền hiện tại thì tỷ lệ nợ công của Việt Nam đã báo cáo với Quốc hội sẽ còn thấp hơn.
Đối với nợ Chính phủ, Bộ trưởng cho biết, nợ nước ngoài chiếm 58% và đang có xu hướng giảm trong cơ cấu, còn nợ trong nước là 42% và xu hướng này đang tăng lên. Đây là một xu hướng tốt, giảm được lệ thuộc vào nước ngoài và chủ động hơn trong việc vay nợ.
Hiện nay Bộ Tài chính đang xây dựng chiến lược quản lý nợ công đến 2020 để trình Chính phủ. Đồng thời, Bộ đang xây dựng kế hoạch trung hạn và đề án cụ thể thực hiện chiến lược này một khi chiến lược được thông qua, ông Huệ nói.
Đồng tình với ý kiến của các đại biểu cho rằng, quan trọng là việc trả nợ như thế nào, Bộ trưởng Huệ lý giải, mỗi năm, phần trả nợ của Việt Nam chiếm 14-16% ngân sách nhà nước. Trong khi theo thông lệ quốc tế, mức trả nợ an toàn là không quá 30%.
Cùng với tái cấu trúc kinh tế, quản lí nợ sẽ tốt hơn. Chúng ta không lạc quan nhưng không nên quá lo lắng về nợ công, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng đề nghị Quốc hội cho giữ tỷ lệ nợ công đã trình theo kế hoạch 5 năm, đối với nợ quốc gia là không quá 50%, nợ Chính phủ không quá 53% và nợ công thì khoảng 60-65%.
Cũng liên quan đến nợ công, tại báo cáo tiếp thu, giải trình một số vấn đề về ngân sách vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội, Chính phủ cũng khẳng định “với mức dư nợ, cơ cấu nợ, thời hạn và mức lãi suất hiện tại thì nợ công của Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn là an toàn, không gây sức ép cho ngân sách Nhà nước”.
Không phải đến khi thảo luận tại hội trường, mà ngay từ phiên thảo luận tổ về kinh tế, ngân sách, nhiều đại biểu đã tỏ ra quan ngại về nợ công của Việt Nam, khi cơ sở để đưa ra nhận định là an toàn hay báo động còn khá mơ hồ.
Báo cáo kế hoạch kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc của kỳ họp Thủ tướng Chính phủ cho biết nợ công được giữ ở mức an toàn với con số ước khoảng 54,6% ở cuối năm nay. Và đến năm 2015 sẽ khoảng 60 - 65% GDP.
Theo Bộ trưởng Huệ, đến 31/12/2012 nợ công ước khoảng 58,4% GDP trên cơ sở kịch bản GDP tăng 6%, còn nếu GDP tăng 6,5% thì tỷ lệ thấp hơn đáng kể.
Cũng theo Bộ trưởng thì cơ cấu nợ công của Việt Nam cũng không như các nước khác, khi nợ vay ODA chiếm 75% còn vay thương mại chỉ 7%, vay ưu đãi chiếm 19%.
Cụ thể, trong 75% nợ ODA thời gian vay rất dài lãi suất ưu đãi, chẳng hạn vay Ngân hàng thế giới World Bank thời hạn vay là 40 năm, ân hạn 10 năm và lãi suất chỉ có 0,75%, vay ADB thời hạn là 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất 1%, vay Nhật Bản thời hạn vay 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất từ 1% - 2%, thông thường là 1% còn một số khoản cao hơn chỉ 2%.
Vì thế, khi so với các nước thì cần chú ý cơ cấu này, vì các nước vay thương mại nhiều, hơn nữa về phương pháp tính cũng khác nhau. Ở các nước đã phát triển như Châu Âu người ta tính theo phương pháp tỷ lệ theo giá trị dòng tiền, còn Việt Nam tính theo phương pháp giá trị danh nghĩa. Nếu quy giá trị danh nghĩa này với giá trị dòng tiền hiện tại thì tỷ lệ nợ công của Việt Nam đã báo cáo với Quốc hội sẽ còn thấp hơn.
Đối với nợ Chính phủ, Bộ trưởng cho biết, nợ nước ngoài chiếm 58% và đang có xu hướng giảm trong cơ cấu, còn nợ trong nước là 42% và xu hướng này đang tăng lên. Đây là một xu hướng tốt, giảm được lệ thuộc vào nước ngoài và chủ động hơn trong việc vay nợ.
Hiện nay Bộ Tài chính đang xây dựng chiến lược quản lý nợ công đến 2020 để trình Chính phủ. Đồng thời, Bộ đang xây dựng kế hoạch trung hạn và đề án cụ thể thực hiện chiến lược này một khi chiến lược được thông qua, ông Huệ nói.
Đồng tình với ý kiến của các đại biểu cho rằng, quan trọng là việc trả nợ như thế nào, Bộ trưởng Huệ lý giải, mỗi năm, phần trả nợ của Việt Nam chiếm 14-16% ngân sách nhà nước. Trong khi theo thông lệ quốc tế, mức trả nợ an toàn là không quá 30%.
Cùng với tái cấu trúc kinh tế, quản lí nợ sẽ tốt hơn. Chúng ta không lạc quan nhưng không nên quá lo lắng về nợ công, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng đề nghị Quốc hội cho giữ tỷ lệ nợ công đã trình theo kế hoạch 5 năm, đối với nợ quốc gia là không quá 50%, nợ Chính phủ không quá 53% và nợ công thì khoảng 60-65%.
Cũng liên quan đến nợ công, tại báo cáo tiếp thu, giải trình một số vấn đề về ngân sách vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội, Chính phủ cũng khẳng định “với mức dư nợ, cơ cấu nợ, thời hạn và mức lãi suất hiện tại thì nợ công của Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn là an toàn, không gây sức ép cho ngân sách Nhà nước”.
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
- AC201116:52 (GMT+7) - Thứ Sáu, 28/10/2011
- An Bình14:56 (GMT+7) - Thứ Sáu, 28/10/2011Nợ nước ngoài thì tính theo ngoại tệ, tăng trưởng thì tính theo tiền đồng, tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ và tiền đồng thì luôn tăng nhanh.
Chúng ta cần xem xét thật kỹ càng hiệu quả đầu tư và trả nợ.
Thế mới biết giúp người nên giúp “cần câu hơn con cá” đâu phải lúc nào cũng đúng. Con cháu chúng ta mai mốt phải trả nợ cho các nguồn vay ưu đãi nhưng nếu đầu tư không hiệu quả thì ơn đó cũng như nước chảy lá môn, gánh nợ có khi còn nặng hơn, ví như câu nói nôm na là “ưu đãi thành ngược đãi” của người được mua CP ngày nào.
Mong Bộ trưởng nói vậy nhưng cũng cảnh tỉnh tương lai cho các món nợ “lâu bền” này.