----- Forwarded Message -----
From: Dzung T
Sent: Monday, October 10, 2011 4:39 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Chú Sam bắt đầu gờm Xì Thẩu
Subject: [Exryu-ww-Forum] Chú Sam bắt đầu gờm Xì Thẩu
Chú Sam bắt đầu gờm Xì Thẩu
Mặc dầu tt Obama vẫn muốn nhũn như con chi chi
Cái gì phải đến sẽ đến
D~
07/10/2011
Tránh Chiến tranh tận diệt với Trung Quốc
Một cuộc tranh luận đang diễn ra giữa các nhà nghiên cứu TQ về việc Mỹ có nên coi TQ là một hiểm họa đối với an ninh của Mỹ và khu vực hay không. Trong một bài bình luận về bản tường trình «Các Liên minh châu Á trong thế kỷ XXI» do Viện Nghiên cứu Dự án 2049 (the Project 2049 Institute) xuất bản, ký giả James Traub đã cho rằng việc đối xử với TQ như một kẻ thù nhiều khả năng sẽ biến TQ thành một nước thù địch thực sự, và việc này có thể dẫn đến một đại chiến hủy diệt nhân loại – được Traub ví với Trận Armageddon trong Kinh Thánh (Xin xem: Liệu quá lo lắng về chiến tranh với TQ có dẫn đến chiến tranh thực sự hay không? http://www.boxitvn.net/bai/29387). Và sau đây là bài viết của các tác giả «Các Liên minh châu Á» dùng để trả lời ông Traub, qua đó chúng tôi hy vọng quý độc giả sẽ tiếp cận được nhiều thông tin đa chiều, như chủ trương của BVN «Chúng ta có bổn phận phải biết sự thật, vì chỉ có sự thật mới giải phóng con người» . Bauxite Việt Nam |
Điều đáng mừng là James Traub, một ký giả và nhà văn rất được kính nể, có lẽ đã bật ngửa, không còn tin tưởng Trung Quốc (TQ) là một cường quốc muốn duy trì "nguyên trạng", căn cứ một phần trên một bài nghiên cứu của chúng tôi.
Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều nhà văn tầm cỡ như Traub cũng bật ngửa như thế trước hiểm họa ngày càng đáng sợ của TQ. Sự thật là, cũng như mọi cường quốc đang trỗi dậy trong lịch sử nhân loại (kể cả Hoa Kỳ), TQ muốn thay đổi các quy tắc, các đường biên giới, và các luật lệ quốc tế được viết ra khi TQ còn yếu kém.
Traub nhận xét rằng TQ "có tiếng là kiên nhẫn và chín chắn" và vì thế "gần như là một điều lạ lẫm" khi TQ "thay đổi lập trường của mình đối với thế giới một cách cực đoan và nhanh chóng như thế". Nhưng Traub có đủ lương thiện trí thức để nhìn nhận rằng sự "kiên nhẫn" có tiếng của TQ có thể cũng chỉ là "một cách đóng kịch khéo léo, hay một giai đoạn quá độ" mà thôi.
Nhưng có lẽ sự kiên nhẫn của TQ đã luôn luôn được cường điệu. Suốt chiều dài lịch sử của TQ, nước này đã từng lao vào từ thảm họa này sang thảm họa khác, tổn thất không biết bao nhiêu nhân mạng và tài sản (chẳng hạn, Bước Nhảy vọt Vĩ đại, Cuộc Cách mạng Văn hóa, Chiến tranh của Bắc kinh với Việt Nam). Chắc chắn là, khi trở lại địa vị một cường quốc, TQ đã có thêm một cơ hội để "che giấu khả năng và chờ thời cơ" [thao quang dưỡng hối] như Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị. Nhưng thay vì làm như thế, TQ lại quyết định xây dựng một quân đội có khả năng gây bất ổn nghiêm trọng trong vùng (xin tham khảo các báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trong 10 năm qua, bản mới nhất https://mail.google.com/mail/?ui=2&view=bsp&ver=ohhl4rw8mbn4) và đã tiến hành những cuộc giương oai giễu võ với Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Nam Hàn, và, đáng lo ngại nhất, với Mỹ. Hiện nay chính TQ đã tạo điều kiện cho một sự bao vây mà TQ rất sợ.
Theo Traub, không những một mình cựu Thứ trưởng Ngoại giao James Steinberg "nhận xét rằng những khả năng quân sự được gia tăng của TQ" và "thái độ quyết đoán về quyền chủ quyền quá rộng lớn của TQ" ở Biển Đông đã khiến Mỹ và đồng minh phải "nghi ngờ các ý đồ của TQ". Các nhà lãnh đạo ngoại giao và quân sự của Mỹ cũng bày tỏ sự lo ngại tương tự. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, một người rất điềm đạm, cũng bày tỏ mối quan ngại của ông về quân lực TQ trên tờ Washington Post. Ông nói, quân đội TQ "rõ ràng có tiềm lực đe dọa các khả năng quân sự của chúng ta… Chúng ta cần phải đáp lại thích đáng bằng các chương trình quân sự của mình".
Và vào tháng Sáu năm nay, khi thuyết trình về việc TQ tăng cường quân lực, Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân, Đô đốc Mike Mullen, đã phát biểu, "Tôi đi từ tâm trạng tò mò sang tâm trạng thực sự lo ngại". Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton cũng đã đề cập vấn đề này. Phản ứng lại các vụ TQ sách nhiễu qua nhiều năm các tàu bè của Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, và Philippine, năm ngoái Bà Clinton đã có hành động đột phá bằng cách tuyên bố tại cuộc họp thượng đỉnh ở Hà Nội rằng "cũng như mọi quốc gia khác, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc tự do lưu thông, tự do tiếp cận các hải phận quốc tế tại châu Á, và có bổn phận tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông". Đây là một cách nói ngoại giao để cho TQ biết rằng chúng ta sẽ tiếp tục thao diễn quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của TQ, phù hợp với thông lệ quốc tế, và chúng ta sẽ đảm bảo các đối tác của chúng ta tại châu Á có đủ khả năng chống lại sự ức hiếp của TQ.
Điều này làm chúng tôi chú ý đến điểm bất đồng có vẻ lớn nhất của Traub đối với bài nghiên cứu của chúng tôi: rằng thực hiện những điều mà ông Gates và bà Clinton tuyên bố là cần phải làm (đáp lại TQ bằng các chương trình cải tiến quân sự của chúng ta và đảm bảo tự do thông thương và tự do tiếp cận hải phận quốc tế tại châu Á) là rất tốn kém. Đúng vậy. Duy trì an ninh quốc gia là một nỗ lực rất tốn kém. Nhưng lịch sử của chúng ta đã chứng minh, sự yếu kém quân sự (như giai đoạn trước Trân Châu Cảng, trước Chiến tranh Triều Tiên) khi đối diện với những đe dọa mới lại còn đắt giá hơn, về nhân mạng và ngân sách.
Bài nghiên cứu của chúng tôi không đưa ra tổng số phí tổn để xây dựng các khả năng quân sự mà chiến lược Mỹ cần đến. Nhưng vì ngân sách quốc phòng cơ bản hiện nay đang ở mức thấp nhất sau Thế chiến II, tức 3,5% GDP, cho nên bình ổn nó ở mức 4% GDP, con số mà Traub cho biết ứng viên Tổng thống Cộng hòa Mitt Romney muốn đề xuất, có vẻ là một khởi điểm hợp lý. Chúng tôi thực sự nhận ra được một số khả năng quân sự cần thiết cho chiến lược Mỹ (theo Traub, Blumenthal đã bàn rộng về điểm này trong bản điều trần trước quốc hội gần đây ). Một cách hữu hiệu để thoát khỏi sự phá sản chiến lược – một tình trạng mà một quốc gia lâm vào khi nó không đủ ngân sách để tài trợ những cam kết đã đưa ra – là phải cung cấp nguồn lực thích đáng cho các kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng đề xuất. Nhưng điều đáng lo ngại là, chính quyền Obama không chịu tài trợ các khả năng quân sự mà quân đội cho là cần thiết để thực thi các sứ mệnh mà các chủ nhân ông dân sự (civilian masters) đã giao phó cho họ.
Chẳng hạn, Hải quân Mỹ cần 328 chiến hạm so với con số 284 hiện nay, nhưng Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã tuyên bố mục tiêu đó nằm ngoài khả năng thực hiện. Nói rõ hơn, đội tàu ngầm tấn công hạt nhân chắc chắn sẽ chịu thêm nhiều sức ép. Yêu cầu mà Hải quân đã công bố là 48 tàu loại này. Tuy nhiên, nếu kế hoạch đóng tàu 30 năm của Hải quân không nhận thêm ngân sách, Hải quân Mỹ sẽ khó đạt đủ số 48 tàu ngầm. Ngoài ra, không có một điều khoản nào trong kế hoạch đóng tàu cho phép gia tăng sản xuất khẩn cấp để đáp lại việc TQ càng ngày càng có thêm nhiều tàu ngầm. Trong 16 năm liền, trung bình mỗi năm TQ đưa vào hoạt động trên hai tàu ngầm. Hiện nay TQ có trên 60 tàu ngầm tấn công trong đội tàu ngầm của mình, và đang đóng thêm nữa. Và khác với Mỹ là nước đang phân tán mỏng đội tàu ngầm của mình khắp Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, và Ấn Độ Dương, TQ tung tất cả tàu ngầm sẵn có vào Đông Á và Đông Nam Á.
Trong khi đó, theo ước tính của Không quân, binh chủng này sẽ thiếu hụt một số lượng chóng mặt là 800 máy bay chiến thuật trong vài năm tới. Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ ước tính sẽ sẽ thiếu hụt 200 máy bay chiến đấu trong cùng một giai đoạn. Hãy so sánh sự kiện này với việc TQ tăng cường lực lượng máy bay chiến đấu, kể cả chiếc máy bay chiến đấu tàng hình mới ra mắt đã khiến giới quan sát tình hình TQ (kể cả chúng tôi) thêm một lần nữa phải ngạc nhiên.
Bộ Quốc phòng đã ước tính những thiếu hụt của mình trước khi Chính quyền Obama và Quốc hội đề nghị cắt thêm 1.000 tỷ đôla trong các chương trình quốc phòng trong 5 năm tới. Những cắt giảm ngân sách này không những có ý nghĩa là Bộ Quốc phòng sẽ không thực hiện được những chương trình đầu tư hiện tại. Nếu được thực thi, những cắt giảm mới này còn có ý nghĩa là mọi hệ thống thiết bị mà quân đội cho là cần thiết trong tương lai sẽ bị lâm nguy (chẳng hạn, một loại máy bay ném bom hiện đại hơn, những hệ thống không gian, có lẽ cả tàu sân bay).
Những người đề nghị cắt giảm ngân sách quốc phòng không bao giờ trả lời câu hỏi này: Sẽ có những thiệt hại nào do việc không cung cấp đủ nguồn lực để thực hiện các kế hoạch và chính sách Mỹ? Mỹ sẽ rút lui những cam kết nào, và bằng cách nào? Với Đài Loan? Với Nhật Bản? Với quyền tự do tiếp cận Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]? Có cách nào để Mỹ nhường châu Á lại cho TQ một cách tế nhị không? Có cách nào để làm việc này một cách hòa bình, không thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa nhiều nước trong khu vực? Với tư cách một quốc gia, liệu chúng ta có thể khấm khá được không nếu phải cầu xin TQ cho phép sử dụng những tuyến đường mậu dịch châu Á?
Traub so sánh bài nghiên cứu của chúng tôi với tư duy của các Lý thuyết gia Chiến tranh Lạnh như Herman Kahn và ông sử dụng từ ngữ của thời Chiến tranh Lạnh như "đẩy lùi" (roll back). Nhưng bài nghiên cứu của chúng tôi dứt khoát tránh xa một sự so sánh nào với Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Lạnh là một ẩn dụ quá thô thiển để mô tả quan hệ Mỹ-Trung hiện nay. TQ là một đối tác kinh tế, và Washington đã dấn thân sâu sắc vào một chính sách ngoại giao thân thiện, cố tình thuyết phục TQ chấp nhận địa vị đại cường của mình một cách hòa bình. Đồng thời, chúng ta cũng đang cố gắng quân bình lực lượng với TQ và có những biện pháp đề phòng nhằm chống lại một TQ hiếu chiến. Bài nghiên cứu của chúng tôi đề xuất một chiến lược nhằm thực hiện thành công hai điều vừa nói (các tác giả khác đã viết nhiều về những điều kiện cầu thân [engagement's requirements] với TQ). Chính vì sự kềnh cựa an ninh quốc phòng Mỹ-Trung hiện nay rất khác với Chiến tranh Lạnh trước đây khiến chúng tôi nhận thấy rằng nước Mỹ đang bức thiết cần đến một nghệ thuật quản lý nhà nước tinh vi (sophisticated statecraft). Chúng ta cần phải kết hợp đúng đắn cùng một lúc vừa cầu thân, vừa quân bình lực lượng vừa đề phòng TQ.
Chiến lược quân bình lực lượng và đề phòng TQ cần đến nhiều lựa chọn khác nhau để tránh điều mà Traub mô tả đúng đắn là "Armageddon" [trận Đại chiến trước ngày Tận thế]. Chúng tôi kêu gọi những lựa chọn mang tính [chiến tranh] quy ước, để khỏi đánh vào một Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có trang bị vũ khí hạt nhân, với hy vọng rằng một chiến lược như thế trước hết sẽ tăng cường khả năng ngăn chặn và tránh trận Đại chiến hủy diệt nhân loại nếu chính sách ngăn chặn có thất bại đi nữa. Chiến lược này có mục đích làm trì hoãn tiến trình leo thang quân sự hơn là thúc đẩy nó.
Ý kiến cho rằng chúng ta đang biến hoang tưởng thành hiện thực – đang biến TQ thành quốc gia thù nghịch bằng cách ứng xử với TQ như một kẻ thù – gợi lên hình ảnh con rồng, một con vật tưởng tượng mà vẫn có người tin. Mỹ đã cố gắng làm nhiều điều hơn bất cứ quốc gia nào khác để "biến TQ thành một người bạn" bằng cách chào đón TQ gia nhập cộng đồng quốc tế. Nhưng than ôi, cho đến nay TQ vẫn chưa biến "lời tiên tri của Mỹ về tình hữu nghị" thành hiện thực. Thay vào đó, TQ đã tiên tục xây dựng cái mà tất cả các nhà quan sát khả tín gọi là một quân đội gây bất ổn (a destabilizing military), một hành động đã thay đổi nguyên trạng (the status quo) bằng cách dí súng vào đầu Đài Loan thậm chí cả khi Đài Loan có những nỗ lực hòa bình, bằng cách tuyên bố chủ chuyền thêm nhiều lãnh thổ hơn bao giờ hết trên Biển Đông, và bằng các âm mưu ức hiếp và hù dọa Nhật Bản.
Traub thắc mắc là liệu các quốc gia đồng minh và đối tác của chúng ta có muốn tham gia một "liên minh chống Trung Quốc" hay không, như từ ngữ ông dùng để mô tả. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các quốc gia đồng minh, đối tác, và có tiềm năng đối tác với Mỹ đều đã hiện đại hóa quân đội của mình để phản ứng lại TQ. Và các quốc gia này sẽ tiếp tục làm như thế bất chấp Mỹ có theo đuổi cái mà Traub sẽ coi là một chiến lược "chống TQ" hay không. Ngay cả một nước có thái độ thư giãn như Australia cũng đã lên kế hoạch tăng gấp đôi đội tàu ngầm của mình – Australia không làm điều này nhằm đẩy lui sự tấn công của đảo quốc tí hon Fiji.
Bài nghiên cứu của chúng tôi lý luận rằng đã đến lúc Mỹ phải đưa ra sự hỗ trợ nghiêm chỉnh hơn [với các nước trong khu vực] để tình hình khỏi rơi ra ngoài vòng kiểm soát. Chẳng hạn, một sự hiện diện và cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với nền an ninh của khu vực này có thể giúp các nước tránh được một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Mỹ có thể là một lực lượng "hà hơi tiếp sức" (a force multiplier) bằng cách cung cấp tin tức tình báo, tuần tra, và thám thính, những khả năng chỉ một mình Washington có được, và bằng cách huấn luyện và trang bị quân đội của các đồng minh và các nước bạn.
Chiến lược này là một phương cách để bắt đầu đưa châu Á trở lại quân bình lực lượng trong khi TQ tìm cách thay đổi nguyên trạng. Chúng tôi chỉ sợ rằng, nếu không làm được như thế thì sẽ dẫn đến một cuộc Chiến tranh tận diệt.
T. N.C
Dan Blumenthal và Michael Mazza là những học giả của trung tâm nghiên cứu American Enterprise Institute. Mark Stokes là giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Dự án 2049 (the Project 2049 Institute)
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; ""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, 5 October 2011 7:45 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Chúa chổm Xì thẩu cũng chà đồ nhôm
Đại khái thui, Uncle Sam nợ khoảng dưới 15 ngàn tỉ Mỹ Kim
Xì thẩu nợ khoảng dưới 1/3 con số đó, toàn thuộc loại chà đồ nhômCác thím Tửng, chú Chang mần toé khói ...
0o0
Chuyện Nợ Nần Của Trung Quốc
http://www.hennhausaigon2015.com/?p=2742Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng RFA
…cả triệu doanh nghiệp loại nhỏ và vừa đang bị nguy cơ phá sản…
Khi nói đến chuyện nợ nần của một quốc gia, người ta có thể nghĩ đến Hy Lạp, là quốc gia đang đe dọa cả hệ thống tiền tệ của Âu Châu. Hoặc nghĩ đến Hoa Kỳ, nơi mà tranh luận về định mức tối đa được đi vay đang là một đề mục chính trị của Quốc hội. Nhưng ít ai nghĩ đến trường hợp của Trung Quốc, quốc gia đang làm chủ một khối dự trữ ngoại tệ lên đến 3.000 tỷ đô la. Vậy mà xứ này đang bị nợ nần nhiều hơn là người ta có thể biết. Và kỳ lạ nhất là chính quyền Bắc Kinh thật ra không biết là nợ tất cả là bao nhiêu tiền! Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu câu chuyện này qua phần trao đổi sau đây cùng chuyên gia tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa. Xin quý độc giả theo dõi cách trình bày sau đây của Vũ Hoàng….
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Hai 27, hệ thống Xinhua của Bắc Kinh loan tin cơ quan giám định kế toán quốc gia, là "National Audit Office", đã hoàn tất việc kiểm kê các khoản nợ của chính quyền địa phương và sẽ đệ trình một báo cáo lên Quốc hội. Theo cơ quan này thì tính đến cuối năm ngoái, tổng cộng các khoản nợ của địa phương lên tới khoảng một ngàn bảy trăm tỷ đô la, nhưng còn thấp hơn con số hơn hai ngàn tỷ đô la do Ngân hàng Nhà nước của Trung Quốc đưa ra hồi đấu tháng Sáu này. Chúng tôi nhớ rằng trên diễn đàn này, từ mùng bốn Tháng Tám năm ngoái, bài "Những Khoản Nợ Giấu Kín của Tầu – và của Ta" có nói đến loại công ty đầu tư địa phương do các chính quyền địa phương lập ra để đi vay tiền ngoài khả năng kiểm soát và trả nợ. Như vậy, vấn đề đặt ra là xứ này mắc nợ bao nhiêu và làm sao thanh toán? Từ đã lâu, theo dõi tình hình kinh tế Trung Quốc để đối chiếu với trường hợp tương tự và đáng lo ngại của Việt Nam, ông nghĩ sao về vấn đề này?
Khi nói đến chuyện nợ nần của một quốc gia, người ta có thể nghĩ đến Hy Lạp, là quốc gia đang đe dọa cả hệ thống tiền tệ của Âu Châu. Hoặc nghĩ đến Hoa Kỳ, nơi mà tranh luận về định mức tối đa được đi vay đang là một đề mục chính trị của Quốc hội. Nhưng ít ai nghĩ đến trường hợp của Trung Quốc, quốc gia đang làm chủ một khối dự trữ ngoại tệ lên đến 3.000 tỷ đô la. Vậy mà xứ này đang bị nợ nần nhiều hơn là người ta có thể biết. Và kỳ lạ nhất là chính quyền Bắc Kinh thật ra không biết là nợ tất cả là bao nhiêu tiền! Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu câu chuyện này qua phần trao đổi sau đây cùng chuyên gia tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa. Xin quý độc giả theo dõi cách trình bày sau đây của Vũ Hoàng….
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Hai 27, hệ thống Xinhua của Bắc Kinh loan tin cơ quan giám định kế toán quốc gia, là "National Audit Office", đã hoàn tất việc kiểm kê các khoản nợ của chính quyền địa phương và sẽ đệ trình một báo cáo lên Quốc hội. Theo cơ quan này thì tính đến cuối năm ngoái, tổng cộng các khoản nợ của địa phương lên tới khoảng một ngàn bảy trăm tỷ đô la, nhưng còn thấp hơn con số hơn hai ngàn tỷ đô la do Ngân hàng Nhà nước của Trung Quốc đưa ra hồi đấu tháng Sáu này. Chúng tôi nhớ rằng trên diễn đàn này, từ mùng bốn Tháng Tám năm ngoái, bài "Những Khoản Nợ Giấu Kín của Tầu – và của Ta" có nói đến loại công ty đầu tư địa phương do các chính quyền địa phương lập ra để đi vay tiền ngoài khả năng kiểm soát và trả nợ. Như vậy, vấn đề đặt ra là xứ này mắc nợ bao nhiêu và làm sao thanh toán? Từ đã lâu, theo dõi tình hình kinh tế Trung Quốc để đối chiếu với trường hợp tương tự và đáng lo ngại của Việt Nam, ông nghĩ sao về vấn đề này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Một cách tổng quát, tôi thiển nghĩ rằng 30 năm sau khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách kinh tế, chiến lược kinh tế Trung Quốc đã đi hết sự vận hành có ích của nó và xứ này đang đi vào một khúc quanh nguy ngập nên gặp rất nhiều khó khăn mà lãnh đạo của họ có biết chứ không phải là không.
- Tuy nhiên, vì đang ở vào giai đoạn chuyển giao quyền lực qua Đại hội đảng khóa 18 vào năm tới, lãnh đạo Bắc Kinh bị lúng túng nên khó xoay trở và trong hoàn cảnh đó, ảnh hưởng của quân đội lại gia tăng và chi phối nhiều quyết định của lãnh đạo đảng nên chúng ta mới thấy nhiều biểu hiện đầy rủi ro ngoài vùng biển Đông Nam Á, tức là Đông hải của Việt Nam. Trong khi ấy, các vấn đề kinh tế vẫn tích lũy và gây ra nguy cơ khủng hoảng.
- Các vấn đề ấy là tình trạng nợ nần không thể kiểm tra nổi; là rủi ro động loạn vì có cả triệu doanh nghiệp loại nhỏ và vừa đang bị nguy cơ phá sản nên sẽ gây thất nghiệp nặng; là sự suy sụp mức sống của thành phần ta gọi là "trung lưu" trước sự tích lũy và tẩu tán tài sản của thành phần thượng lưu là các "đại gia" giàu nhất nước nhờ có quan hệ với hệ thống chính trị; là nạn lạm phát và bể bóng đầu cơ khiến kinh tế và xã hội sẽ bị chấn động; là tình trạng hủy hoại môi sinh với những hậu quả kinh hoàng cho nhiều thế hệ sau này. Trong khung cảnh ngặt nghèo ấy ta mới có báo cáo về nợ nần của của cơ quan kiểm tra tối cao mà ông vừa nhắc tới.
- Báo cáo đó có mục tiêu chính trị là đẩy lui tâm lý hoảng sợ nhưng chính vì vậy mà lại phơi bày ra sự thể là chính quyền trung ương thật sự không kiểm soát nổi tình hình nợ nần đang gia tăng – tôi xin nói rõ là ĐANG gia tăng – và là một yếu tố khủng hoảng phụ trội.
Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày, chuyện nợ nần của Trung Quốc lại còn gay go hơn là người ta có thể nghĩ mà lại chỉ là một phần của nhiều vấn đề nguy ngập khác. Như vậy, xin ông trình bày cho hồ sơ nợ nần này của Trung Quốc.
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Từ năm ngoái rồi, lãnh đạo Bắc Kinh đã biết đến tai họa của chuyện các địa phương vay mượn mà không lý gì đến việc hoàn trả nên trung ương sẽ phải gánh vác, nếu không thì các ngân hàng của nhà nước ở địa phương sẽ đồng loạt phá sản vì bị mất nợ. Tháng Ba năm nay, Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới chỉ thị chính quyền trung ương rà soát và kiểm tra xem khối nợ nần này là bao nhiêu.
- Trong Quốc vụ viện, là Hội đồng Chính phủ, có một cơ quan ngang bộ do Hiến pháp quy định việc thành lập từ năm 1983 để kiểm kê và giám định các trương mục kế toán quốc gia. Họ gọi cơ quan đó là "Thẩm Kế Thự" mà ta có thể hiểu là "Giám định Kế toán Quốc gia" như Tân hoa xã đã nói đến hôm 27 vừa rồi trong bản tin Anh ngữ của họ. Người cầm đầu là một Tổng giám định có chức vụ Bộ trưởng trong Nội các hay Hội đồng Chính phủ hay Quốc vụ viện.
- Thế rồi, sau khi rà soát lại tình hình nợ nần của các công ty đầu tư do chính quyền địa phương lập ra để đi vay tiền các ngân hàng đa số của nhà nước ở tại địa phương, Cơ quan Giám định này cho rằng cho đến cuối năm ngoái tổng số nợ của các công ty đầu tư địa phương chỉ ở khoảng 5.000 tỷ đồng Nguyên, tức là thấp hơn rất nhiều so với lượng định do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mới loan báo hồi đầu tháng này.
- Nói vắn tắt thì hai cơ quan trung ương đưa ra hai con số khác nhau về cùng một hiện trạng. Bộ Giám định Kế toán Quốc gia hay "Thẩm Kế Thự" thì cho rằng khoản nợ của các địa phương lên tới 27% của Tổng sản lượng Nội địa GDP, còn Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tức là Ngân hàng Trung ương thì đưa ra con số bằng 35% GDP của riêng các công ty đầu tư của địa phương!
- Vấn đề là hai cơ quan này không kiểm kê cùng một loại đối tượng! Vì nếu tính chung khoảng 5.700 tỷ đồng Nguyên của các chính quyền địa phương – chứ không phải 5.000 tỷ đồng của cả vạn công ty đầu tư – do bộ Giám định Kế toán đưa ra, với khoản nợ là 14 ngàn 400 tỷ đồng Nguyên của các công ty đầu tư địa phương, nhưng do Ngân hàng Trung ương ước tính, thì ta có gần 20 ngàn tỷ đồng, là phân nửa Tổng sản lượng GDP của xứ này!
- Nếu lại phải kể thêm khoản nợ chừng 20% GDP của chính quyền trung ương thì ta có con số công trái, là nợ nần của khu vực nhà nước, lên tới 70% tổng sản lượng cả năm của Trung Quốc. Kinh hoàng hơn thế là sự kiện các chính quyền địa phương vẫn đang tiếp tục vay nợ thêm mà lại không có tài sản thế chấp để làm vật đảm bảo, y hệt như trường hợp các nước Đông Á trước khi bị khủng hoảng năm 1997. Tôi xin lỗi quý thính giả là cứ nói đến mấy con số khó nghe khó hiểu đó nhưng có vậy ta mới thông cảm với tình trạng nhức đầu khó chịu của chính quyền Bắc Kinh!
- Người ta chỉ nghe nói đến trường hợp nợ nần Hy Lạp hay Hoa Kỳ đang được công khai hóa và gây tranh luận trước sự chứng kiến của toàn dân và toàn cầu mà ít ai chú ý đến trường hợp nợ nần của Trung Quốc và nhất là chú ý đến sự kiện chính quyền trung ương Bắc Kinh chưa nhất trí nổi là mắc nợ bao nhiêu và làm sao thanh toán!
Vũ Hoàng: Quả thật vậy,"làm sao thanh toán" là vấn đề mà ai cũng nghĩ đến hay muốn nêu ra.
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Tại các xứ khác, người ta có quyền nêu vấn đề và thị trường cũng có sự phê phán hay lượng cấp về khả năng trả nợ nên mới chi phối phân lời và lãi suất. Tại Trung Quốc vấn đề lại không được công khai hóa nên ta chỉ có thể suy ra mối rủi ro và bất nhất của các cơ quan do nhà nước lập ra. Đáng chú ý là sau khi thấy ra vấn đề thì xứ này vẫn tiếp tục mắc nợ, với đà gia tốc cao như năm ngoái, trong khi một cơ quan của Hội đồng Chính phủ lại muốn khoả lấp mối nguy bằng những báo cáo được tô hồng.
- Chúng ta phải suy đoán rằng lãnh đạo Bắc Kinh đang chuẩn bị cách đối phó là lập ra một chương trình chuộc nợ vĩ đại, có thể lên tới 600 tỷ Mỹ kim như tin đồn, để ngân sách nhà nước trả nợ đậy cho hệ thống ngân hàng khỏi sụp đổ dưới một núi nợ xấu, khó đòi và sẽ mất. Nghĩa là các khoản công chi cần thiết về xã hội để tránh động loạn sẽ bị thu hẹp vì mất một khối tiền cực lớn. Và nghĩa là nhiều đại gia hay cán bộ tài phú sẽ ôm bạc tỷ trốn ra ngoài, như chính quyền Bắc Kinh mới báo động, rằng từ năm 1996 đến 2008 đã có 123 tỷ đô la bị thất thoát ra nước ngoài, đa số là của đảng viên cán bộ và nhất là cán bộ về an ninh! Chúng ta đã có dịp trình bày chuyện tẩu tán tài sản này trong chương trình phát thanh tuần trước.
- Nhìn trong trước mắt thì việc chuộc nợ sẽ không dễ vì kinh tế không thể tiếp tục đạt mức tăng trưởng hơn 10% như đã thấy trong mấy chục năm qua và việc chuyển hướng từ lượng sang phẩm như Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đề ra hồi tháng 10 năm ngoái sẽ khó thành công. Và trong khung cảnh chuẩn bị người lên lãnh đạo sau này, vấn đề ấy sẽ gây tranh luận, thậm chí đấu đá, mà không có sự phán quyết của người dân vì xứ này chưa có dân chủ.
Vũ Hoàng: Thưa ông Nghĩa, ngay trong phần trình bày ban nãy, ông nhắc đến nguy cơ phá sản của hàng triệu doanh nghiệp loại nhỏ và trung bình và sự suy sụp lợi tức của thành phần ta gọi là "trung lưu". Những hiện tượng đó là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Trên đại thể, kinh tế chính trị học Trung Quốc có loại "doanh nghiệp lớn" dù có xưng danh là tư doanh thì cũng vẫn phải có quan hệ với giới chức có quyền vì quyền sẽ đẻ ra lợi. Còn lại là các doanh nghiệp loại trung bình và nhỏ, là loại đơn vị tư doanh sống nhờ vào hệ thống sản xuất của các đại gia kia với mức lời rất thấp nhưng lại có vị trí xã hội rất trọng yếu vì tạo ra việc làm cho dân chúng lầm than ở địa phương.
- Như vậy, ta có một hình tháp rất lạ là trên cùng có các doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi theo diện chính sách, có loại tư doanh cỡ lớn được ưu đãi nhờ quan hệ chính trị và tiền bạc với cán bộ nhà nước và có cả triệu doanh nghiệp nhỏ ở dưới cùng làm gia công cho các đại gia ở trên. Thế rồi thống kê gần đây của bộ Công nghiệp và Công nghệ Tin học Trung Quốc cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ sẽ bị phá sản đã gia tăng đột ngột, từ 0,3% năm ngoái năm nay có thể lên tới gần 16% và mức lỗ lã tài chính tăng hơn 22%. Tức là nền móng của hình tháp ấy đang bị soi mòn từ dưới đáy với hậu quả xã hội và chính trị khó lường ở trên.
- Chuyện thứ nhì là sự suy sụp của thành phần ta gọi là "trung lưu", các hộ gia đình có lợi tức bình quân từ 5.000 đến 30.000 đồng, tức là khoảng từ 800 đến 4.600 đô la một tháng. Người ta cứ lý tưởng cho rằng dân số của thành phần này mà gia tăng thì xã hội Trung Quốc sẽ thay đổi qua một sự chuyển hóa chậm rãi trong ổn định. Thực tế thì lại khác.
- Theo một báo cáo gần đây của Uỷ ban Khoa học Xã hội, là cơ quan nghiên cứu của nhà nước, thì tính đến cuối năm ngoái, Trung Quốc có khoảng hơn 100 triệu người trung lưu, là 8% dân số toàn quốc. Nhưng ta thấy ra hai sự việc. Thứ nhất, con số ấy có giảm mạnh so với cũng báo cáo năm ngoái của ủy ban này là gần 25% dân số, có thể vì họ điều chỉnh lại tiêu chuẩn hay định nghĩa.Thứ hai, thành phần này thật ra lại chịu cái cảnh gọi là "một cổ đôi ba tròng".
- Họ phải gánh chịu những chi phí rất cao về gia cư, giáo dục và sinh hoạt tại đô thị, nhất là trong hoàn cảnh lạm phát và bong bóng địa ốc khiến họ rất khó mua nhà vì phải trồng tiền cọc nhiều hơ mà lại không được nâng đỡ về phúc lợi xã hội như nhiều thành phần khác.
- Chuyện thứ hai là khi lên đến trình độ gọi là trung lưu, họ cũng bất mãn thấy ra mức sống và thói sống của các giai tầng cao hơn ở trên, là thành phần thượng lưu và các đại gia có quan hệ thân tộc với tay chân của chế độ. Theo một báo cáo của doanh nghiệp tư vấn Boston Consulting Group thì đến 70% tài sản của Trung Quốc nằm trong tay 0,2% dân số – là khoảng hai triệu rưởi.
- Thành phần thượng lưu giàu có này có khả năng và phương tiện bảo tồn tài sản cho con cháu và nhất là đã tích cực chuyển ngân ra ngoài, có khi dưới danh nghĩa đầu tư để thụ đắc quốc tịch nước ngoài, Nghĩa là giới trung lưu chừng 100 triệu người đang bị vất vả mà lại thấy vài triệu kẻ ở trên lại rút tiền bỏ chạy ra nước ngoài, nhiều nhất là chạy qua Mỹ, Canada hay Singapore.
- Tổng kết lại, và ta nên nghĩ đến trường hợp tương tự tại Việt Nam, khi thành phần ưu tú ở trên cùng lại bòn rút tài nguyên quốc dân để làm giàu bất chính và còn rút ruột quốc gia để chạy ra ngoài thì xã hội không thể yên được. Lãnh đạo Bắc Kinh có hiểu ra và rất sợ những chuyện đó, trong đó có cả hồ sơ nợ nần của các địa phương, cho nên ta mới thấy ra những lúng túng bất nhất, kể cả biểu hiệu của sự hung hăng ngoài Đông hải.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
0o0
http://vneconomy.vn/20110309114039270P0C99/no-cong-cua-trung-quoc-la-bao-nhieu.htm
Nợ công của Trung Quốc là bao nhiêu?
KIỀU OANH09/03/2011 13:56 (GMT+7)
Nợ công của Trung Quốc không hề nhỏ.
Những thống kê mới nhất từ Bắc Kinh cho thấy, nợ chính phủ của Trung Quốc vẫn ở mức thấp so với những nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên, nếu cộng cả nợ của các chính quyền địa phương và khu vực doanh nghiệp quốc doanh, thì nợ công của Trung Quốc lại không phải là một con số nhỏ, theo tờ Wall Street Journal.
Tờ báo này dẫn một báo cáo được đưa ra trong kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc cho biết, Chính phủ nước này mang số nợ trị giá 1,03 nghìn tỷ USD tính tới cuối năm 2010. Mức nợ này tương đương khoảng 17% GDP của Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ của các nước như Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế lớn của châu Âu.
Bên cạnh đó, phần lớn nợ chính phủ của Trung Quốc là do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ. Ngược lại, khoảng một nửa nợ của Chính phủ liên bang Mỹ là do Trung Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài khác nắm giữ. Ngoài ra, Trung Quốc còn là chủ kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, lên tới 2,85 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, con số thống kê chính thức về nợ chính phủ của Trung Quốc không bao gồm nợ của một số lượng lớn các doanh nghiệp và ngân hàng quốc doanh, chính quyền địa phương, thậm chí là các cơ quan trung ương không trực thuộc Bộ Tài chính… Trong số đó, phải kể tới nợ của những tổ chức cho vay chính sách của khu vực nhà nước như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và các công ty quản lý tài sản nắm giữ các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Những khoản vay nợ để xây đường sắt cao tốc của Trung Quốc thậm chí cũng không nằm trong thống kê chính thức về nợ chính phủ của nước này, mặc dù đây là nợ của Bộ Đường sắt. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc tuyên bố, các công ty thuộc bộ này nợ hơn 270 tỷ USD. Trong trường hợp những doanh nghiệp này không trả nổi nợ, thì chính Bộ Tài chính Trung Quốc phải đứng mũi chịu sào.
Theo Wall Street Journal, nếu cộng tất cả các số nợ của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước nói trên trên lại với nợ chính phủ chính thức của Trung Quốc, thì tổng nghĩa vụ nợ của Bắc Kinh lên tới 3,55 nghìn tỷ USD, tương đương 59% GDP.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những con số này còn chưa tính hết những khoản nợ xấu phát sinh trong thời kỳ bùng nổ tín dụng suốt 2 năm qua ở Trung Quốc. Bởi vậy, nếu tính cả những khoản này, thì tổng nghĩa vụ nợ của Chính phủ Trung Quốc có thể lên tới 75-77% GDP.
Tại một cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân không trực tiếp trả lời một câu hỏi về việc liệu nợ của các cơ quan thuộc Chính phủ nước này có được coi là một phần trong tổng nợ công chính thức. Việc so sánh trực tiếp nợ chính phủ của Mỹ và Trung Quốc là rất khó, vì Chính phủ Trung Quốc nắm một vai trò lớn hơn rất nhiều so với Chính phủ Mỹ trong nền kinh tế.
Tổng nợ của Chính phủ liên bang Mỹ hiện vào khoảng 13,53 nghìn tỷ USD, tương đương 93% GDP, cao hơn nhiều so với mức 17% mà Bắc Kinh đưa ra. Nếu không tính nợ của các cơ quan trực thuộc chính phủ Mỹ như Cơ quan An sinh xã hội, thì nợ chính phủ Mỹ tương đương 62,2% GDP, mức cao nhất trong một nửa thế kỷ qua.
Về phương diện pháp lý, Chính phủ liên bang Mỹ không chịu trách nhiệm về các khoản nợ của các chính quyền bang, mặc dù người ta vẫn tin rằng, Washington sẽ giải cứu các bang trong trường hợp cần thiết. Trong khi đó, nếu một chính quyền địa phương nào đó ở Trung Quốc mất khả năng trả nợ, thì Chính phủ Trung Quốc hoặc sẽ ra tay cứu trợ trực tiếp hoặc chấp nhận thua lỗ trong hệ thống ngân hàng quốc doanh.
Giới phân tích không cho là Trung Quốc đang tiến gần tới một cuộc khủng hoảng nợ, bởi lẽ nguồn thu từ thuế của Chính phủ nước này đang tăng mạnh, Bắc Kinh sở hữu nhiều tài sản lớn, và phần lớn nợ của Trung Quốc là nợ phát hành bằng đồng nội tệ với mức lãi suất thấp. Mức lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm hiện chỉ vào khoảng 3,94%.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, gánh nặng nợ nần có thể giới hạn khả năng của Trung Quốc trong việc sử dụng chính sách tiền tệ để chống lạm phát. "Mỗi lần tăng lãi suất sẽ đều gia tăng gánh nặng nợ nần lên các chính quyền địa phương. Đó là lý do vì sao, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải cân nhắc kỹ trong vấn đề này", ông Trương Minh, một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định.
Trong tháng 1 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Từ tháng 10 năm ngoái tới nay, nước này đã tăng lãi suất cơ bản 3 lần để chống lạm phát.
Tờ báo này dẫn một báo cáo được đưa ra trong kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc cho biết, Chính phủ nước này mang số nợ trị giá 1,03 nghìn tỷ USD tính tới cuối năm 2010. Mức nợ này tương đương khoảng 17% GDP của Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ của các nước như Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế lớn của châu Âu.
Bên cạnh đó, phần lớn nợ chính phủ của Trung Quốc là do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ. Ngược lại, khoảng một nửa nợ của Chính phủ liên bang Mỹ là do Trung Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài khác nắm giữ. Ngoài ra, Trung Quốc còn là chủ kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, lên tới 2,85 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, con số thống kê chính thức về nợ chính phủ của Trung Quốc không bao gồm nợ của một số lượng lớn các doanh nghiệp và ngân hàng quốc doanh, chính quyền địa phương, thậm chí là các cơ quan trung ương không trực thuộc Bộ Tài chính… Trong số đó, phải kể tới nợ của những tổ chức cho vay chính sách của khu vực nhà nước như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và các công ty quản lý tài sản nắm giữ các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Những khoản vay nợ để xây đường sắt cao tốc của Trung Quốc thậm chí cũng không nằm trong thống kê chính thức về nợ chính phủ của nước này, mặc dù đây là nợ của Bộ Đường sắt. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc tuyên bố, các công ty thuộc bộ này nợ hơn 270 tỷ USD. Trong trường hợp những doanh nghiệp này không trả nổi nợ, thì chính Bộ Tài chính Trung Quốc phải đứng mũi chịu sào.
Theo Wall Street Journal, nếu cộng tất cả các số nợ của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước nói trên trên lại với nợ chính phủ chính thức của Trung Quốc, thì tổng nghĩa vụ nợ của Bắc Kinh lên tới 3,55 nghìn tỷ USD, tương đương 59% GDP.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những con số này còn chưa tính hết những khoản nợ xấu phát sinh trong thời kỳ bùng nổ tín dụng suốt 2 năm qua ở Trung Quốc. Bởi vậy, nếu tính cả những khoản này, thì tổng nghĩa vụ nợ của Chính phủ Trung Quốc có thể lên tới 75-77% GDP.
Tại một cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân không trực tiếp trả lời một câu hỏi về việc liệu nợ của các cơ quan thuộc Chính phủ nước này có được coi là một phần trong tổng nợ công chính thức. Việc so sánh trực tiếp nợ chính phủ của Mỹ và Trung Quốc là rất khó, vì Chính phủ Trung Quốc nắm một vai trò lớn hơn rất nhiều so với Chính phủ Mỹ trong nền kinh tế.
Tổng nợ của Chính phủ liên bang Mỹ hiện vào khoảng 13,53 nghìn tỷ USD, tương đương 93% GDP, cao hơn nhiều so với mức 17% mà Bắc Kinh đưa ra. Nếu không tính nợ của các cơ quan trực thuộc chính phủ Mỹ như Cơ quan An sinh xã hội, thì nợ chính phủ Mỹ tương đương 62,2% GDP, mức cao nhất trong một nửa thế kỷ qua.
Về phương diện pháp lý, Chính phủ liên bang Mỹ không chịu trách nhiệm về các khoản nợ của các chính quyền bang, mặc dù người ta vẫn tin rằng, Washington sẽ giải cứu các bang trong trường hợp cần thiết. Trong khi đó, nếu một chính quyền địa phương nào đó ở Trung Quốc mất khả năng trả nợ, thì Chính phủ Trung Quốc hoặc sẽ ra tay cứu trợ trực tiếp hoặc chấp nhận thua lỗ trong hệ thống ngân hàng quốc doanh.
Giới phân tích không cho là Trung Quốc đang tiến gần tới một cuộc khủng hoảng nợ, bởi lẽ nguồn thu từ thuế của Chính phủ nước này đang tăng mạnh, Bắc Kinh sở hữu nhiều tài sản lớn, và phần lớn nợ của Trung Quốc là nợ phát hành bằng đồng nội tệ với mức lãi suất thấp. Mức lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm hiện chỉ vào khoảng 3,94%.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, gánh nặng nợ nần có thể giới hạn khả năng của Trung Quốc trong việc sử dụng chính sách tiền tệ để chống lạm phát. "Mỗi lần tăng lãi suất sẽ đều gia tăng gánh nặng nợ nần lên các chính quyền địa phương. Đó là lý do vì sao, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải cân nhắc kỹ trong vấn đề này", ông Trương Minh, một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định.
Trong tháng 1 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Từ tháng 10 năm ngoái tới nay, nước này đã tăng lãi suất cơ bản 3 lần để chống lạm phát.
From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; ""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, 5 October 2011 7:32 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Chúa chổm Mỹ chà đồ nhôm
Chúa chổm Mỹ thuộc loại chà đồ nhôm (chôm đồ nhà)
Tổng số nợ của Mỹ: 14.342 tỷ USD.
Mỹ nợ chính mình ít nhất 47.2%
Mỹ nợ chính mình:
1. Các quỹ an sinh xã hội
Các quỹ an sinh xã hội như: Bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm người khuyết tật, Quỹ ủy thác đầu tư độc quyền…đang nắm giữ 2,67 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, chiếm 19 % tổng số nợ của Mỹ.
2. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 1,63 nghìn tỷ USD, chiếm 11,3 % tổng số nợ của Mỹ.
3. Các hộ gia đình tại Mỹ
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 959,4 tỷ USD, chiếm 6,6 % tổng số nợ của Mỹ.
4. Chính quyền các địa phương và các bang
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 506,1 tỷ USD, chiếm 3,5 % tổng số nợ của Mỹ.
5. Các quỹ trợ cấp cá nhân
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 504,7 tỷ USD, chiếm 3,5 % tổng số nợ của Mỹ.
6. Các quỹ hưu trí liên bang, các quỹ của địa phương và các bang
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 320,9 tỷ USD, chiếm 2,2 % tổng số nợ của Mỹ
Đám này không đã chiếm khoảng 47.2%
Mỹ nợ các quĩ
7. Các quỹ hỗ trợ thị trường tiền tệ
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 337,7 tỷ USD, chiếm 2,4 % tổng số nợ của Mỹ.
8. Các quỹ hưu trí liên bang, các quỹ của địa phương và các bang
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 320,9 tỷ USD, chiếm 2,2 % tổng số nợ của Mỹ.
9. Các ngân hàng thương mại
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 301,8 tỷ USD, chiếm 2,1 % tổng số nợ của Mỹ.
10. Các quỹ hỗ trợ
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 300,5 tỷ USD, chiếm 2 % tổng số nợ của Mỹ.
Mỹ nợ các quĩ tổng cộng khoảng 8.7 %
Tổng cộng Mỹ nợ chính mình và các quĩ tiền tệ: 55.9 %
0o0
Mỹ nợ nước ngoài
11. Trung Quốc
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 1,16 nghìn tỷ USD, chiếm 8 % tổng số nợ của Mỹ.
12. Nhật Bản
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 912,4 tỷ USD, chiếm 6,4 % tổng số nợ của Mỹ.
13. Anh
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 346,5 tỷ USD, chiếm 2,4 % tổng số nợ của Mỹ.
14. Các nước xuất khẩu dầu mỏ
Bao gồm: Ecuador, Venezuela, Indonesia, Bahrain, Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia…đang nắm giữ 229,8 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ , chiếm 0,9 % tổng số nợ của Mỹ.
15. Brazil
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 211,4 tỷ USD, chiếm 1,5 % tổng số nợ của Mỹ.
16. Đài Loan
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 153,4 tỷ USD, chiếm 1,1 % tổng số nợ của Mỹ.
17. Các ngân hàng trung tâm vùng Caribbean
Đó là các ngân hàng ở khu vực Bahamas, Bermuda, quần đảo Cayman, Panama… đều là chủ nợ của Mỹ. Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 148,3 tỷ USD, chiếm 1% tổng số nợ của Mỹ.
18. Hồng Kông
Tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ đang được nắm giữ tại đây: 121,9 tỷ USD, chiếm 0,9 % tổng số nợ của Mỹ.
Mỹ nợ các nước ngoài khoảng 21.6 %
Danh sách trên chỉ bao gồm khoảng 77.5 % số nợ của những con nợ lớn (trên 0.9 %)
0o0
Nguồn:
Lan Trinh
Theo BusinessInsider
http://vn.360plus.yahoo.com/dangminhlien2000/article?mid=6921
From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: ""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; ""exryu-ww-forum@yahoogroups.com"" <exryu-ww-forum@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, 5 October 2011 5:40 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Túng làm càn
Khi Tầu gặp khó khăn, họ có thể:
- Gây chiến
- Tải dân cư
- Làm ăn trây trua, trơ tráo
...
Việt Nam có thể bị Tầu Cộng "hạ cánh" ẩu
Nứớc Mỹ dưới Obama yếu đuối, "già dái non hột"
0o0
Mức tăng 8% thần thánh khó được
Đám thái thú và Trần Kiện, Trần Lộng, Trần Ích Tắc có thể làm biểu xin hàng. dâng đất, gia nhập CS Tầu, tự sát nhập trở thành "tự trị" trong lãnh thổ của Đại Hán ?
0o0
Việc xẩy ra tại Tây Tạng ?
0o0
VN phải cảnh giác
D~
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111004-den-luot-trung-quoc-suy-thoai-kinh-te
- Gây chiến
- Tải dân cư
- Làm ăn trây trua, trơ tráo
...
Việt Nam có thể bị Tầu Cộng "hạ cánh" ẩu
Nứớc Mỹ dưới Obama yếu đuối, "già dái non hột"
0o0
Mức tăng 8% thần thánh khó được
Đám thái thú và Trần Kiện, Trần Lộng, Trần Ích Tắc có thể làm biểu xin hàng. dâng đất, gia nhập CS Tầu, tự sát nhập trở thành "tự trị" trong lãnh thổ của Đại Hán ?
0o0
Việc xẩy ra tại Tây Tạng ?
0o0
VN phải cảnh giác
D~
hứ ba 04 Tháng Mười 2011
Đến lượt kinh tế Trung Quốc suy thoái ?
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111004-den-luot-trung-quoc-suy-thoai-kinh-te
Ngân hàng TQ và đe dọa nợ khó đòi
Reuters
Bắc Kinh liên tục hối thúc khu vực đồng euro giải quyết khủng hoảng nợ công nhưng nhà nước và các chính quyền địa phương Trung Quốc đang mang nợ chồng chất, tương đương với gần 70 % GDP. Ngành ngân hàng Trung Quốc bị đe dọa khủng hoảng vì nợ khó đòi. Kinh tế toàn cầu sẽ đi về đâu khi tăng trưởng của Trung Quốc bắt đầu chựng lại và đến lượt Bắc Kinh bị vỡ bong bóng đầu cơ địa ốc ?
Tuần trước tham dự hội nghị quốc tế về tài chính tại Luân Đôn chủ tịch quỹ đầu tư Trung Quốc đã mạnh dạn tuyên bố : "Bắc Kinh không thể mua lại nợ có mức độ rủi ro cao của bất kỳ một quốc gia thành viên nào trong khối euro nếu như lãnh đạo châu Âu không thông báo rõ ràng về đường lối giải quyết khủng hoảng". Cùng lúc nhiều qua quan nghiên cứu tài chính quốc tế nêu lên lo ngại tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc bắt đầu hụt hơi. Thêm vào đó, bản thân Trung Quốc cũng đang vướng phải « hội chứng Hy Lạp »
Lo ngại nợ công chồng chất
Theo thẩm định của ngân hàng Anh, Standard Chartered nợ công của Trung Quốc hiện lên tới 28 000 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 3 200 tỷ euro và tương đương 68 % tổng sản phẩm nội địa. Đáng lo ngại hơn cả là ngành ngân hàng Trung Quốc đang nắm trong tay đến 9 000 tỷ nhân dân tệ nợ khó đòi. Khoản tiền tương đương với 22 % GDP của Trung Quốc .
Tại Trung Quốc ¾ các khoản chi tiêu công cộng là do các chính quyền địa phương tài trợ và chủ yếu giới lãnh đạo dồn tiền vào khu vực địa ốc. Đối với tư nhân, mua nhà luôn là giải pháp tối ưu để đề phòng lạm phát. Nhưng điều gì sẽ xảy tới đối với các công ty nhà nước, với giới ngân hàng khi giá nhà đất chựng lại như trong sáu tháng gần đây -kể cả tại một số thành phố lớn của Trung Quốc- và đe dọa tiềm tàng «vỡ bong bóng địa ốc» ngày thêm rõ nét ?
Theo thống kê chính thức, hiện tại nợ công tại các cấp vùng lên tới 1 250 tỷ euro, tương đương với 20 % của cải làm ra và 80 % khoản nợ khổng lồ này do các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ. Vấn đề càng thêm nghiêm trọng khi biết rằng, khối nợ công hơn 1200 tỷ euro vừa nêu, trên trên thực tế có thể cao hơn gấp đôi so với thống kê chính thức.
Theo nhận xét của giáo sư đại học Northwestern, Chicago, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, ông Victor Shil do các công ty nhà nước được các ngân hàng quá ưu đãi nên rủi ro nợ khó đòi của giới ngân hàng lại càng cao.
Một tiếng nói uy tín khác từ viện nghiên cứu kinh tế độc lập Unirule tại Bắc Kinh cũng cho rằng : Trung Quốc đang lâm vào "hội chứng Hy Lạp". Tình trạng nợ nần tại quốc gia châu Á này còn nguy ngập hơn cả so với ở Hoa Kỳ và châu Âu bởi lẽ các tỉnh thành Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh nghèo và kém phát triển đã dễ dàng được cấp tín dụng để mở mang kinh tế. Vốn được dồn cho các công ty doanh nghiệp nhà nước nhưng các đơn vị đó lại làm ăn kém hiệu quả.
Cuối năm ngoái, chính quyền trung ương vì lo ngại nợ công ở cấp địa phương vượt khỏi tầm kiểm soát đã cho tiến hành một cuộc kiểm toán và theo đó thì nhiều tỉnh thành đang bị đe dọa mất khả năng thanh toán. Trong số đó phải kể đến đảo Hải Nam, thiên đường du lịch của các nhà tỷ phú đỏ Trung Quốc.
Tác dụng phụ của các biện pháp chống lạm phát
Bên cạnh hồ sơ nóng bỏng là nợ công, Trung Quốc còn đang phải đau đầu giải quyết lạm phát trong viễn cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại. Theo dự phóng của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế tăng trưởng trong năm nay và sang năm sẽ chỉ ở vào khoảng 9 % do tác động dây chuyền từ các khó khăn của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Lạm phát thì vẫn cao hơn từ 2 đến 3 điểm so với mục tiêu được Bắc Kinh đề ra.
Từ mùa thu 2010 Trung Quốc liên tục siết lại chính sách tiền tệ, giới hạn mức cấp tín dụng để «hạ nhiệt giá cả» trên thị trường, kể cả trong lĩnh vực địa ốc. Trong 9 tháng đầu năm 2011, ngân hàng trung ương đã ba lần tăng lãi suất chỉ đạo. Với nguồn tín dụng « hạn hẹp » hơn, các doanh nghiệp tư nhân khó đi vay tiền hoặc phải trả lãi với giá có khi lên tới 70 %.
Nhiều cơ sở sản xuất nhỏ phải đóng cửa. Theo báo chí chính thức Trung Quốc tại Ôn Châu, từ đầu năm tới nay đã có 80 ông chủ phải chạy trốn vì không còn tiền trả cho nhân viên và cũng không thể trả nợ ngân hàng. Còn theo hiệp hội các doanh nghiệp tư nhân tại chỗ thì đã có khoảng 1/3 các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ phải tuyên bố phá sản.
Đành rằng còn quá sớm để cho rằng đến lượt kinh tế Trung Quốc bị « khủng hoảng » nhưng đối với một đất nước mà phải nuôi sống gần 1,5 tỷ nhân khẩu thì chỉ cần cỗ máy kinh tế chạy chậm lại là cũng đủ để các lãnh đạo ở Bắc Kinh đau đầu. Đe dọa khủng hoảng nợ công và của ngành ngân hàng càng gia tăng áp lực lên một chính quyền sắp chuyển giao quyền lực cho một thế hệ mới.
Đâu là những nguyên nhân khiến kinh tế Trung Quốc bắt đầu tỏ dấu hiệu mệt mỏi và đâu là hậu quả đối với bản thân nước này cũng như đối với phần còn lại của thế giới. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
Dấu dấu hiệu đình trệ
Từ nhiều năm nay rồi, các trung tâm nghiên cứu kinh tế rồi đến các tập đoàn đầu tư quốc tế đã bắt đầu e ngại một kịch bản suy trầm tại Trung Quốc. Tình hình đã trở thành rõ rệt hơn từ hai tuần qua, khiến cho những nơi dự báo lạc quan nhất đều đồng ý là kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh và lạc quan nên bảo rằng hạ cánh nhẹ nhàng. Bi quan hơn thì đoán là hạ cánh nặng nề nghĩa là suy thoái, hoặc tan tành, tức là khủng hoảng.
Thật ra, người ta có nhiều chỉ dấu của sự đình trệ. Có giá trị "tiên báo", thì có thị trường cổ phiếu Thượng Hải lẫn các cổ phiếu loại Đỏ của Hoa lục trên thị trường Hang Seng tại Hong Kong. Cũng thuộc loại tiên báo thì có chỉ số mua hàng công nghiệp gọi tắt là PMI là đơn đặt hàng sẽ sản xuất và trao đổi sau này. Chỉ số ấy của Trung Quốc đã mấp mé mức báo động là dưới 50. Hoặc sự suy sụp của thị trường thương phẩm, bên trong có kim loại tiêu biểu là đồng, mất giá 26%, là sản phẩm được Trung Quốc đầu cơ rất mạnh nên thổi lên bong bóng. Thông thường thì từ sáu đến chín tháng sau các chỉ dấu ấy, kinh tế có thể bị suy giảm.
Mặt khác, người ta cũng có loại chỉ dấu gọi là "hậu kiểm", là thống kê kinh tế của giai đoạn đã qua : sự co cụm của xuất khẩu, là đầu máy kinh tế số một của Trung Quốc, một nước lệ thuộc nhiều nhất vào xuất cảng, trong khi hai thị trường nhập cảng mạnh nhất là Mỹ và châu Âu đều điêu đứng. Mà năm tới, hai khối này còn chật vật hơn nên sẽ gieo họa cho Trung Quốc.
Vì dân số quá đông, lãnh đạo Bắc Kinh đề ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế quãng 8% thì mới tạo đủ việc làm cho thành phần dân chúng đến tuổi lao động, dưới mức đó là có loạn. Theo dự báo mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thì vì hiệu ứng kinh tế Âu-Mỹ, đà tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm tới chỉ còn khoảng 4-5%. Nếu có bơm thêm tiền kích thích thì cũng khó vượt qua 6,5%. Rủi ro bất ổn xã hội vẫn có.
Tăng trưởng giả tạo của Trung Quốc
Trong đợt tổng suy trầm toàn cầu năm 2008 khi sản lượng kinh tế Trung Quốc chỉ còn là 6,8% vào quý bốn năm 2008 rồi 6,1% vào quý một năm 2009. Hãy tạm chấp nhận con số biểu kiến ấy dù thực tế lại còn bi đát hơn vậy. Khi thấy đà sản xuất suy sụp, lãnh đạo xứ này đã đối phó bằng ba loạt biện pháp. Thứ nhất là yểm trợ xuất khẩu còn mạnh hơn trước; thứ hai là trợ cấp hoặc hăm dọa các doanh nghiệp là không được thải người dù cho sản xuất hết có lời hoặc bị lỗ và đáng bị phá sản; thứ ba, quan trọng nhất là ào ạt tăng chi cho các dự án địa phương và bơm tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp.
Ban hành vào cuối năm 2008, lượng tiền khổng lồ này đã lên tới 1.300 tỷ đô la tín dụng và 586 tỷ tăng chi, so với sản lượng kinh tế chỉ có khoảng 5.000 ngàn tỷ. Nhờ vậy mà trong khi cả thế giới "kêu la" vì khủng hoảng, kinh tế Trung Quốc tự hồi phục mạnh nhất với đà tăng trưởng hơn 10% vào năm ngoái. Nhưng đó là thành tích của kẻ uống thuốc bổ và tiếp nước biển để chạy băng đồng. Chẳng thể chạy mãi như vậy.
Trung Quốc luôn chủ trương phát triển kiểu Đông Á nghĩa là lấy xuất cảng làm đầu máy mà không nâng mức tiêu thụ nội địa để tìm lực đẩy của mình. Chiến lược ấy đã phá sản từ vũ khủng hoảng Đông Á năm 1997-1998. Mà lại là chiến lược Đông Á với màu sắc Trung Quốc, là trung ương không điều động được địa phương, và các tỉnh duyên hải tiếp tục theo đuổi chiến lược hướng ngoại, tức là tiếp tục xuất cảng bằng mọi giá. Hậu quả là cả triệu doanh nghiệp thắt lưng buộc bụng để sản xuất cho rẻ, bán dưới giá thành, hầu vẫn có công là tạo ra việc làm và tránh động loạn. Cũng màu sắc Trung Quốc đó đã dẫn tới hai mối nguy có thể bùng nổ khi kinh tế suy trầm, là nạn lạm phát và bong bóng đầu cơ. Muốn giải trừ nguy cơ suy trầm thì càng dễ gây lạm phát; muốn ngăn ngừa lạm phát nay đã quá 6% thì có thể làm bóng bể!
Hậu quả khi kinh tế Trung Quốc bị chựng lại
Xứ nào cũng có thể bị nạn suy trầm hoặc thậm chí suy thoái kinh tế. Khi chuyện ấy xảy ra, tại các nước có dân chủ thì chính quyền thất cử, như ta đã thấy tại Nhật từ năm 1993 đến nay. Tại Hoa Kỳ hay Âu Châu mình cũng thấy có tranh luận chính trị, thậm chí biểu tình chống hàng ngoại quốc, chống di dân, đòi gia tăng trợ cấp thất nghiệp, v.v...
Tại Trung Quốc thì đặc tính chính trị của hệ thống này khiến suy thoái kinh tế lan rộng thành động loạn xã hội và dội ngược lên thành khủng hoảng chính trị. Vì khủng hoảng chính trị cũng có nghĩa là khủng hoảng của chế độ và đảng cầm quyền, lãnh đạo sẽ càng khó ứng phó.
Cụ thể thì vì yêu cầu kích thích kinh tế của mấy năm qua hàng loạt doanh nghiệp rồi ngân hàng có thể phá sản khiến thất nghiệp sẽ gây loạn. Song song, nhiều chính quyền địa phương bị vỡ nợ vì lập ra công ty đầu tư địa phương để vay tiền ngân hàng kích thích kinh tế. Ly kỳ nhất là chính quyền hiện không biết rằng các khoản nợ ấy là bao nhiêu và bị ung thối đến cỡ nào. Năm tới lại có Đại hội đảng để chuyển giao quyền lực từ thế hệ thứ tư qua thế hệ thứ năm, suy trầm hay suy thoái kinh tế sẽ dẫn đến nhiều chọn lựa nhân sự rất cực đoan bảo thủ sau này.
Nhiều nước sẽ khó bán hàng cho Trung Quốc hơn, nhất là các nước Đông Á và các nước xuất cảng thương phẩm nguyên nhiên vật liệu. Suy trầm vì vậy có thể là tổng suy trầm toàn cầu, đợt hai. Đồng thời, nhiều xứ khác, trong đó có Việt Nam, sẽ phải ngốn hàng ế ẩm của Trung Quốc, qua cả cửa khẩu lẫn biên giới. Đó là khó khăn kinh tế , rất dễ dẫn tới chiến tranh mậu dịch như người ta đã thấy hôm 03/10/11 tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Nhưng cũng vì suy trầm kinh tế, lãnh đạo Trung Quốc cần thị uy với bên ngoài để ve vuốt tự ái dân tộc bên trong hầu giảm bớt sự bất mãn của quần chúng. Cho nên, ngoài những khó khăn kinh tế, người ta còn nên chờ đợi thách đố về ngoại giao và an ninh xuất phát từ Trung Quốc.
[Attachment(s) from Anh Pham included below]
Xin cám ơn bài viết đầy ý nghĩa của văn hữu. Xin gửi tới quý vị bài mới viết để chúng ta cùng chia xẻ là dân tộc chúng ta đang đối mặt với "Thù trong là bọn Thái thú xác việt hồn Tầu phù" và "Giặc Ngoài" là đế quốc mới Trung Cộng". Chính vì vậy, chúng ta phải phục hồi "Hào khí Diên Hồng và Tây Sơn Thời Đại" để toàn dân Việt phải đứng lên tiêu diệt kẻ nội thù bọn Việt gian CS bất nhân hại dân bán nước trước rồi toàn dân trong nước và hải ngoại sẽ đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Lịch sử Việt đã chứng minh điều này.
Trân trọng,
Phạm Trần Anh
TRANG NHÀ:
From: kiemai
To: Van but Trung uong <vbvnhn@yahoogroups.com>
Cc: kiemai36@sbcglobal.net
Sent: Sunday, July 24, 2011 9:38 PM
Subject: [VBVNHN] NỔI LO DUY NHỨT
To: Van but Trung uong <vbvnhn@yahoogroups.com>
Cc: kiemai36@sbcglobal.net
Sent: Sunday, July 24, 2011 9:38 PM
Subject: [VBVNHN] NỔI LO DUY NHỨT
NỔI LO DUY NHỨT Trong bài "Yếu tố duy nhứt" đăng trên tuần báo Tiếng Dân tuần trước (số 472, ngày 15.7.2011), chúng tôi có viết: "Ðiều đáng sợ và đáng lo ngại nhất là sợ Việt Cộng chưa đánh đã hàng Trung Cộng." Việt Cộng hiện đang là "tay hòm chìa khóa" Việt Nam, dù đây chỉ là một hành động "hiếp dâm" toàn dân, toàn dân không bầu cử Việt Cộng làm đại diện, nhưng trước mặt quốc tế, đảng Cộng Sản vẫn đang cầm quyền. Một khi Việt Cộng đầu hàng Trung Cộng trong một trận đánh cuội, thậm chí Việt Cộng sẽ nổ súng trước để Trung Cộng có lý do "tự vệ" và "phản công" Việt Nam. Ðánh Việt Nam thì Việt Nam đánh lại, ngặt một điều là Việt Cộng sẽ "thay mặt toàn dân Việt Nam" mà đầu hàng Trung Cộng khi xảy ra cuộc chiến. Nếu sự việc này xảy ra, thử hỏi ai có thể nhân danh dân tộc Việt Nam để chống lại Trung Cộng? Ðành rằng dù Việt Cộng đầu hàng, nhưng toàn dân vẫn chống xâm lăng Trung Cộng, nhưng với một tư cách yếu hơn, cuộc chiến sẽ rất cam go, vì dân tộc sẽ chống một lúc 2 kẻ thù. Ðể giải quyết vấn đề này, chúng ta, toàn dân Việt Nam phải làm gì? Nhưng trước khi trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin trình bày những diễn tiến đưa tới sự lo ngại này. Không biết Việt Cộng đã ăn phải loại "bùa ngải" gì của Trung Cộng mà mỗi khi đề cập đến vấn đề lãnh thổ và lãnh hải thì y như rằng từ Bộ Chính Trị cho đến Nhà Nước Việt Cộng đều có cùng một thái độ lúng ta lúng túng mà giới bình dân gọi là - tuy không được tế nhị - "chó ăn vụng bột". Và mỗi lần có biến cố xảy ra cho biên giới 2 nước cả trên bộ lẫn dưới biển thì Việt Nam mặc nhiên bị Trung xâm lấn thêm một ít, trường hợp Thác Bản Dốc, Suối Phi Khanh và Ải Nam Quan… là những vụ điển hình, tên các địa danh này là tên Việt Nam, thế mà nay ở bên Tàu! Thời Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng thì chấp nhận ranh giới hải phận do Trung Cộng vạch sẵn, trong đó Hoàng Sa và Trường Sa lọt vào tay Trung Cộng. "Bán đất để có phương tiện "chống Mỹ cứu nước"! Một thứ ngụy biện quá rẻ tiền! Một luận điệu phản quốc vụng về, lộ liễu! Thời Lê Khả Phiêu thì có tin Phiêu bị Trung Cộng dùng mỹ nhân kế đưa vào bẫy khiến hắn ta phải nhắm mắt chấp nhận ranh giới do Trung Cộng vạch sẵn, đến Nguyễn Tấn Dũng thì có tin Dũng nhận đến 150 triệu Mỹ kim để nhắm mắt cho Trung Cộng xâm lấn biển Ðông, đánh đập, giết hại, cướp bóc ngư dân Việt Nam. Nếu chỉ có những thứ "tạp nhạp" như vậy mà những tên chóp bu Việt Cộng cha truyền con nối phải khuất phục Trung Cộng thì thật giang sơn Việt Nam quá rẻ. Nhưng thực tế là vậy, thực tế là Việt Nam mất dần biển cũng như đất. Cái đau cho dân tộc Việt Nam là ai muốn đến vùng biên giới Hoa Việt để xem lãnh thổ cha ông đã bị Trung Cộng "liếm" mất chỗ nào, đều bị Việt Cộng bắt bớ, giam cầm, tịch thu những phương tiện truyền thông. Ở nội địa, Việt Cộng đã nhượng cho Trung Cộng chiếm hầu hết các mối đầu tư, tập trung dân Tàu, xây dựng phố Tàu mà nơi đó người Việt không được đi qua!!! Trung Cộng chẳng khác gì con bạch tuộc, những cái vòi của nó ngày càng mọc thêm, mỗi lúc càng dài ra quấn chặt Việt Nam theo sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Việt Cộng. Chưa kể Trung Cộng xuất cảng sang Việt Nam những thực phẩm độc hại, những hàng hóa mà Việt Nam cũng sản xuất, giết chết dần mòn các công kỹ nghệ Việt Nam. Những ngày gần đây, Trung Cộng tận tình thu mua nguyên liệu của Việt Nam với giá gấp 3, gấp 4, thậm chí gấp mấy chục lần, Trung Cộng không cần mắc rẻ, không lý đến tiền bạc, vì bạc Việt Nam bị Tàu in lậu và đưa vào Việt Nam bằng cả trăm ngả một cách vô tội vạ! Ở biên giới, Trung Cộng dùng đủ phương tiện để mua chuộc các sắc dân thiểu số trong một kế hoạch thu phục nhân tâm để các sắc dân này hợp tác với Trung Cộng dù họ là người Việt Nam . Còn phương thức nào xâm lấn Việt Nam hữu hiệu hơn, độc hại hơn thưa quý vị? Với phương thức này liệu bao lâu nữa thì Việt Nam biến thành Trung Hoa? Việt Cộng đã trở thành công cụ của Trung Cộng kể từ thời Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng. Những ngày gần đây "Biển Ðông dậy sóng" chỉ vì Trung Cộng phô trương thanh thế với các nước láng giềng và các nước xử dụng Biển Ðông để đi lại. Trung Cộng trình bày một "Lưỡi bò" choán hết cả biển Ðông, các nước láng giềng, kể cả Việt Nam chỉ còn một giải biển ven bờ. Ðã mấy lần Trung Cộng gây hấn với Việt Nam, cắt đứt dây cáp thăm dò dầu khí, tiếp tục cướp bóc, giết hại ngư dân Việt Nam, trong khi Việt Cộng chỉ chống đỡ chiếu lệ, vừa chống vừa run. Khí cụ duy nhứt của dân Việt Nam là biểu tình phản đối sự xâm lăng của Trung Cộng, phô bày cho thế giới thấy dã tâm xâm lược của Trung Cộng. Ðó là một cái quyền của công dân và là một sự tự vệ tối thiểu của một dân tộc trước nạn xâm lăng. Lý do gì Việt Cộng lại đàn áp? Việt Cộng chấp nhận để quân Tàu xâm lăng Việt Nam hay sao? Chính mồm miệng của cán bộ Việt Cộng qua phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Phương Nga cũng xác nhận Trung Cộng chẳng những xâm nhập lãnh hải Việt Nam mà còn có những sự phá hoại với bằng chứng cụ thể, vậy tại sao Nhà Nước lại không cho dân chúng la lên một tiếng nói phản đối? Với hành động ngăn cản, đàn áp dã man và với phương cách đi hăm dọa từng nhà, không cho dân chúng biểu tình phản đối Trung Cộng, Việt Cộng đã cho mọi người trên thế giới thấy rằng chúng đồng ý để cho Trung Cộng lấn Biển phía Ðông của chúng ta. Như một định luật bất di bất dịch dành cho những kẻ tàn ác, tham lam, từ những đế quốc hung hãn ngày xưa, từ những tên ăn nằm, sinh hoạt hàng tháng trên lưng ngựa, đến đâu là sự sống biến mất như Mông Cổ, Hittler, và ngay cả Liên Xô đều phải chết để cho thế giới được sống bình yên, Trung Cộng cũng không ngoại lệ. Nếu Trung Cộng cần Biển Ðông để xuất nhập cảng, nhất là nguyên liệu, nhiên liệu thì Nhựt Bản cũng cần đến biển Ðông, vì 70% nhiên liệu của Nhựt phải nhập cảng bằng đường biển. Indonesia, Philippines, Nam Hàn, Ðài Loan, Việt Nam, Brunei v.v… cũng cần Biển Ðông làm cửa ngõ xuất nhập cảng. Các nước Hoa Kỳ, Âu Châu, Ân Ðộ cũng cần có sự yên bình trên biển Ðông để xử dụng làm phương tiện giao thông. Sự tham lam của Trung Cộng đã làm cho những nước này gần gũi nhau hơn, đoàn kết hơn và chắc chắn không sớm thì muộn cũng phải có một "liên minh quân sự". Trung Cộng đã dại dột đánh thức hải quân Nhựt Bản, một lực lượng hải quân đã từng đánh thắng hải quân Nga Sô trên eo biển Caspienne ngày trước, Trung Cộng cũng đã dại dột kết hợp các nước láng giềng với "đế quốc Mỹ", gia tăng nhập cảng vũ khí của Mỹ để chống lại Trung Cộng. Nhất là Trung Cộng đã tham lam, hống hách khiến cho các nước cần lưu thông giữa Ấn Ðộ Dương và Thái Bình Dương cũng chống lại Trung Cộng. Trong khi Trung Cộng sống nhờ nhập cảng nguyên liệu và nhiên liệu, chỉ cần trở ngại trong từ 6 tháng đến một năm thì Trung Cộng sẽ như cá nằm trên cạn, trái lại, Hoa Kỳ có một kho nguyên liệu và nhiên liệu vô tận, có thể xử dụng vô thời hạn. "Trường đồ tri mã lực". Ai khôn ai dại, ai thắng ai bại đã rõ. Vì rốt cuộc thì Hoa Kỳ và Trung Cộng cũng phải đối đầu nhau, và cuộc đối đầu đã bắt đầu từ lâu. Những ngày qua, Việt Nam đã bằng lòng để Ấn Ðộ đưa các tàu chiến vào Biển Ðông, ra vào hải cảng Cam Ranh mà đằng sau Ấn Ðộ là Hoa Kỳ. Những ngày gần đây, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ là bà Hilary Clinton đã qua Ấn Ðộ chắc chắn ngoài việc liên kết tiêu diệt khủng bố, thế nào chẳng bàn đến tình hình biển Ðông? Theo tờ Pravda của Nga Sô thì nay mai Ấn Ðộ sẽ đóng một vai trò quan trọng tại Biển Ðông. Nếu Việt Nam liên kết với Ấn Ðộ, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Việt Nam có đủ khả năng để làm cho Trung Cộng thối chí, chùn bước. Nhưng như trên đã nói, Việt Cộng với bản chất lưu manh từ Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng đến ngày hôm nay, chúng đã có những hành động phản quốc trắng trợn, chúng đã công khai phục vụ Trung Cộng hơn là phục vụ Ðất Nước. Nói cách khác Việt Cộng đã coi đất nước Việt Nam chỉ là phương tiện để chúng phục vụ ngoại bang, nhờ đó, chúng tồn tại và hưởng thụ. Những triết thuyết Ðại Ðồng, lý thuyết xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sản v.v… nay Trung Cộng cũng như Việt Cộng đã ném chúng vào sọt rác. Tất cả chỉ còn lại một lòng tham vô đáy, một tinh thần bóc lột và hưởng thụ. Với quan niệm mới này Việt Cộng đã bán dần Giang Sơn. Cũng vì vậy, dù cho các nước Asian liên kết chống Trung Cộng mà Việt Nam là một thành viên, dù cho Trung Cộng nay mai rồi cũng phải mở mắt để thấy rằng sức mạnh của chúng chưa phải là lực lượng có thể đối đầu với cả thế giới, nhưng với con bài Việt Cộng, Trung Cộng có thể nhờ đó mà thành công, chiếm lấy Việt Nam. Dù cho 2 bên Trung Cộng và Việt Cộng có xung đột quân sự, nhưng Việt Cộng trong quá khứ đã làm cho dân chúng, cho các nước trên thế giới không còn tin tưởng Việt Cộng thì cuộc đấu tranh của dân chúng Việt Nam chống Hán tộc xâm lăng cũng bấp bênh. Nói cách khác, Việt Cộng có thể trở mặt với dân tộc mà làm lợi cho Trung Cộng. Ngày 25.6.2011 vừa qua, Hồ Xuân Sơn, Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng đã đến hội đàm với Trung Cộng, hậu quả là Hồ Xuân Sơn đã đồng ý với Trung cộng làm dịu sự căng thẳng bằng cách "lái công luận đi theo đúng hướng", mà cụ thể là Việt Cộng phải dẹp các vụ biểu tình chống Trung Cộng tại Việt Nam, trong khi Trung Cộng chẳng có một cam kết nào. Nói cách khác là Trung Cộng ra lệnh cho Việt Cộng phải dập tắt các cuộc biểu tình chống Trung Cộng. Việt Cộng đã thực hiện! Các cuộc biểu tình, mặc dù bị đàn áp, mặc dù còn ít người tham gia, nhưng nó là cái nhân để sức mạnh quần chúng mỗi ngày mạnh mẽ hơn hầu huy động toàn lực chống Trung Cộng xâm lược, chống Việt Cộng phản quốc, nhờ đó, thế giới sẽ gây sức ép lên Việt Cộng. Trung Cộng cũng như Việt Cộng đã nhìn thấy sự nguy hại cho chúng nếu phong trào biểu tình lên cao. Không riêng gì Việt Cộng, mà Trung Cộng cũng sợ "lửa biểu tình" tại Việt Nam sẽ lây lan sang Hoa Lục. Ðến đây, chúng ta đã biết "Nỗi lo duy nhứt" của chúng ta không phải là Trung Cộng, mà chính là Việt Cộng. Trước hành động phản quốc, bán nước của Việt Cộng và với âm mưu thâm độc của Trung Cộng, người Việt phải làm gì? Phải tiếp tục biểu tình, phải cổ động toàn dân tham gia biểu tình tạo nên một sức mạnh quần chúng để cho thế giới thấy ý chí chống xâm lăng của chúng ta, thấy hành động bán nước của Việt Cộng. Sức mạnh quần chúng Việt nam sẽ đưa đất nước đến độc lập tự do. Lê Văn Ấn |
__._,_.___
MARKETPLACE
.
__,_._,___
No comments:
Post a Comment