BẢO ANH
23/11/2011 18:55 (GMT+7)
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, cho đến nay cả nước vẫn còn hơn 2,8 triệu ha đất trống, đồi núi trọc - Ảnh: Thế Dũng.
Từ cuối tháng 5/2011 đến nay, các địa phương đã chấp hành nghiêm chỉnh chỉ đạo của Thủ tướng trong việc rà soát, cấp phép đối với dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, trước câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 23/11 về vấn đề cho nước ngoài thuê đất trồng rừng.
Theo Bộ trưởng Phát, ngày 9/3/2010, Thủ tướng đã có văn bản 405/TTg- KTN chỉ đạo các địa phương dừng việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài.
Báo cáo của Chính phủ cho thấy, đến hết tháng 8/2010, cả nước đã có 8 dự án trồng rừng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn 8 tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Kon Tum, Quảng Nam, Bình Đình, Phú Yên và Bình Phước, trong đó tổng diện tích dự kiến cho thuê đối với các dự án này là 288.974 ha. Tuy nhiên, trên thực tế chính quyền các địa phương chỉ mới hợp đồng cho nhà đầu tư nước ngoài thuê 18.571 ha.
Ngày 31/5/2011, Thủ tướng lại có văn bản chỉ đạo việc ra soát kiểm tra, đánh giá các dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện các địa phương đang tiếp tục chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, không tỉnh nào cấp mới giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài.
Liên quan đến câu hỏi chất vấn về giá thuê đất đối với các dự án trồng rừng nói chung hiện nay ở mức như thế nào của đại biểu Phạm Văn Tấn (Nghệ An), Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thực hiện quản lý nhà nước về nội dung này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, theo quy định của Chính phủ, trồng rừng thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và các dự án triển khai trên địa bàn đầu tư khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn nên hầu hết các diện tích thuê đất trồng rừng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh đều được áp dụng mức giá thuê thấp, từ vài chục nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng/ha/năm, và phần lớn được miễn tiền thuê đất trong 11 năm hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
Trước yêu cầu bổ sung trả lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã tái khẳng định, những diện tích đất rừng đã cho thuê đều đang được triển khai nghiêm túc. Qua kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương cũng nghiêm túc triển khai đúng quy trình trong quá trình cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng.
Cũng theo Bộ trưởng Vinh, hiện số diện tích đang cho nước ngoài thuê chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc. Riêng một số dự án “nhạy cảm” liên quan đến vấn đề biên giới ở Nghệ An, Kon Tum... thì Chính phủ đã thu hồi (khoảng 53 nghìn ha).
“Một số dự án cấp phép rồi nhưng sau đó Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề nghị nên cho trong nước thuê. Một dự án của Việt kiều Mỹ tại Phú Yên thì hiện vẫn chưa được cấp phép”, Bộ trưởng Vinh thông tin thêm.
Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho hay, theo Nghị định 108/2006 của Chính phủ thì Bộ không tham gia cấp phép, mà giao cho địa phương. Tuy nhiên, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng hồi giữa năm, không có thêm dự án cấp mới nào.
Hiện Bộ cũng đã dự thảo xong một nghị định thay thế Nghị định 108 để trình Chính phủ ban hành theo hướng chặt chẽ hơn trong việc cấp phép các dự án trồng rừng cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về vấn đề bảo vệ rừng, sự dễ dãi trong cấp phép trồng rừng, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, hiện có một câu hỏi lớn, đó là “chúng ta phát triển rừng vì ai?”.
Theo Bộ trưởng, rừng mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, cho người dân nhưng rừng chỉ có thể đem lại lợi ích cho người làm nghề rừng khi nó phát triển được. Do đó, không cách nào khác là phải đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho nông dân trồng rừng, hỗ trợ cho bà con cho đến khi có thu hoạch từ rừng.
Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, cho đến nay cả nước vẫn còn hơn 2,8 triệu ha đất trống, đồi núi trọc, trong đó có 1,25 triệu có thể trồng mới rừng, 750.000 ha khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng. Phần còn lại khoảng trên 800.000 ha là công trình hạ tầng, ao hồ, sông suối, núi đá... không thể trồng rừng.
Do đó, theo kế hoạch đến năm 2020, dự kiến sẽ trồng mới 1,25 triệu ha rừng, trong đó rừng phòng hộ 250.000 ha và rừng sản xuất 1 triệu ha. Bộ cũng sẽ tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 750.000 ha, trồng lại 1,35 triệu ha rừng sau khi khai thác, cháy, mất rừng...
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, trước câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 23/11 về vấn đề cho nước ngoài thuê đất trồng rừng.
Theo Bộ trưởng Phát, ngày 9/3/2010, Thủ tướng đã có văn bản 405/TTg- KTN chỉ đạo các địa phương dừng việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài.
Báo cáo của Chính phủ cho thấy, đến hết tháng 8/2010, cả nước đã có 8 dự án trồng rừng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn 8 tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Kon Tum, Quảng Nam, Bình Đình, Phú Yên và Bình Phước, trong đó tổng diện tích dự kiến cho thuê đối với các dự án này là 288.974 ha. Tuy nhiên, trên thực tế chính quyền các địa phương chỉ mới hợp đồng cho nhà đầu tư nước ngoài thuê 18.571 ha.
Ngày 31/5/2011, Thủ tướng lại có văn bản chỉ đạo việc ra soát kiểm tra, đánh giá các dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện các địa phương đang tiếp tục chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, không tỉnh nào cấp mới giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài.
Liên quan đến câu hỏi chất vấn về giá thuê đất đối với các dự án trồng rừng nói chung hiện nay ở mức như thế nào của đại biểu Phạm Văn Tấn (Nghệ An), Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thực hiện quản lý nhà nước về nội dung này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, theo quy định của Chính phủ, trồng rừng thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và các dự án triển khai trên địa bàn đầu tư khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn nên hầu hết các diện tích thuê đất trồng rừng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh đều được áp dụng mức giá thuê thấp, từ vài chục nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng/ha/năm, và phần lớn được miễn tiền thuê đất trong 11 năm hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
Trước yêu cầu bổ sung trả lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã tái khẳng định, những diện tích đất rừng đã cho thuê đều đang được triển khai nghiêm túc. Qua kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương cũng nghiêm túc triển khai đúng quy trình trong quá trình cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng.
Cũng theo Bộ trưởng Vinh, hiện số diện tích đang cho nước ngoài thuê chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc. Riêng một số dự án “nhạy cảm” liên quan đến vấn đề biên giới ở Nghệ An, Kon Tum... thì Chính phủ đã thu hồi (khoảng 53 nghìn ha).
“Một số dự án cấp phép rồi nhưng sau đó Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề nghị nên cho trong nước thuê. Một dự án của Việt kiều Mỹ tại Phú Yên thì hiện vẫn chưa được cấp phép”, Bộ trưởng Vinh thông tin thêm.
Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho hay, theo Nghị định 108/2006 của Chính phủ thì Bộ không tham gia cấp phép, mà giao cho địa phương. Tuy nhiên, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng hồi giữa năm, không có thêm dự án cấp mới nào.
Hiện Bộ cũng đã dự thảo xong một nghị định thay thế Nghị định 108 để trình Chính phủ ban hành theo hướng chặt chẽ hơn trong việc cấp phép các dự án trồng rừng cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về vấn đề bảo vệ rừng, sự dễ dãi trong cấp phép trồng rừng, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, hiện có một câu hỏi lớn, đó là “chúng ta phát triển rừng vì ai?”.
Theo Bộ trưởng, rừng mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, cho người dân nhưng rừng chỉ có thể đem lại lợi ích cho người làm nghề rừng khi nó phát triển được. Do đó, không cách nào khác là phải đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho nông dân trồng rừng, hỗ trợ cho bà con cho đến khi có thu hoạch từ rừng.
Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, cho đến nay cả nước vẫn còn hơn 2,8 triệu ha đất trống, đồi núi trọc, trong đó có 1,25 triệu có thể trồng mới rừng, 750.000 ha khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng. Phần còn lại khoảng trên 800.000 ha là công trình hạ tầng, ao hồ, sông suối, núi đá... không thể trồng rừng.
Do đó, theo kế hoạch đến năm 2020, dự kiến sẽ trồng mới 1,25 triệu ha rừng, trong đó rừng phòng hộ 250.000 ha và rừng sản xuất 1 triệu ha. Bộ cũng sẽ tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 750.000 ha, trồng lại 1,35 triệu ha rừng sau khi khai thác, cháy, mất rừng...
No comments:
Post a Comment