Friday, November 25, 2011

25/11 Đại biểu Quốc hội lại chất vấn Thủ tướng về Vinashin


Thứ sáu, 25/11/2011, 11:03 GMT+7


2 trong số 22 ý kiến của đại biểu Quốc hội gửi tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên chất vấn sáng 25/12 tiếp tục mong muốn người đứng đầu Chính phủ làm rõ kết quả xử lý trách nhiệm và tái cơ cấu Vinashin.

Thống đốc nhận lỗi về thanh tra trần lãi suất

Thủ tướng khẳng định sẽ có giải pháp cho chứng khoán và bất động sản. Ảnh: Hoàng Hà
Thủ tướng khẳng định sẽ có giải pháp cho chứng khoán và bất động sản. Ảnh: Hoàng Hà
Bên cạnh điểm nhấn là tuyên bố chưa từng có về Biển Đông, phần trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng 25/11 còn gây ấn tượng bởi thái độ mà theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá là “thẳng thắn, tâm huyết, đầy trách nhiệm và rất nghiêm túc”. Nhận được câu hỏi từ 22 đại biểu, trong đó có những vấn đề hết sức hóc búa, thậm chí “khó nói” nhưng Thủ tướng cho biết ông “sẵn sàng trả lời” nếu Quốc hội cho phép kéo dài phiên làm việc.
Toàn văn báo cáo của Thủ tướng
Hai trong số những chất vấn đáng chú ý nhất đến từ đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) và Cù Thị Hậu (Hưng Yên) tiếp tục muốn Thủ tướng công bố rõ kết quả xử lý trách nhiệm và tái cơ cấu tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). “Vụ Vinashin đã nhiều lần xuất hiện trên diễn đàn Quốc hội và báo giới nhiều lần. Chính phủ cũng đã rất quan tâm và có nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này. Tôi xin đề nghị Thủ tướng cho biết rõ kết quả xử lý”, đại biểu của đoàn Quảng Ninh thẳng thắn đề nghị.
Cùng với Vinashin, người đứng đầu Chính phủ cũng nhận được hàng loạt các câu hỏi hóc búa khác như chất vấn về tái cơ cấu bộ máy quản lý trong tái cơ cấu nền kinh tế (đại biểu Nguyễn Văn Phúc – Hà Tĩnh), câu hỏi về mâu thuẫn trên - dưới trong điều hành (đại biểu Dương Trung Quốc – Đồng Nai), chủ trương chính thức của Chính phủ về quản lý vàng miếng (Đỗ Văn Vẻ - Thái Bình)…
Tuy nhiên, do quỹ thời gian hạn hẹp (cả hỏi và trả lời chỉ trong 40 phút), cộng với việc giành phần lớn thời gian để chia sẻ về một trong những vấn đề lớn của Việt Nam hiện nay – chủ quyền Biển Đông – nên Thủ tướng “xin phép” không trả lời phần lớn các vấn đề nêu trên tại hội trường. Người đứng đầu Chính phủ cũng cam kết sẽ có trả lời tới đại biểu và nếu cần thiết, sẽ cho công khai phần trả lời này tại Cổng thông tin của Chính phủ.
Riêng với phần chất vấn trực tiếp tại Hội trường, bên cạnh câu chuyện Biển Đông, Thủ tướng cũng dành thời gian phân tích các cơ sở cũng như sự cần thiết phải ban hành Luật Biểu tình. Người đứng đầu Chính phủ cũng nói khá kỹ về vấn đề cấp phép và khai thác khoáng sản. Theo đó, chủ trương của cơ quan quản lý là ngừng cấp phép cũng như hoạt động của các dự án khai thác không đảm bảo về môi trường, công nghệ, an ninh trật tự, gây lãng phí tài nguyên.
Thủ tướng cũng thẳng thắn thừa nhận những yếu kém trong quản lý Nhà nước về vấn đề này và cam kết trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ rà soát lại quy hoạch, chỉ cấp phép và cho hoạt động các dự án theo hướng chế biến sâu, mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế cũng như xã hội, môi trường.
Bên cạnh nội dung chất vấn, ngay đầu phần phát biểu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã dành thời gian để báo cáo với Quốc hội xung quanh 6 nhóm vấn đề được các đại biểu quan tâm. Về tình hình kinh tế xã hội, Thủ tướng cho biết Việt Nam có thể kết thúc năm 2011 với những tín hiệu tích cực: Chỉ số giá cả đã tăng chậm lại trong 2 tháng 10-11, xuất khẩu tăng 34,7% gấp 3 lần chỉ tiêu, lãi suất đã giảm, dự trữ ngoại hối tăng...
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, lạm phát đã giảm dần nhưng cả năm vẫn cao. Bên cạnh đó, lãi suất chưa giảm nhiều, nợ xấu ngân hàng tăng, chứng khoán, bất động sản trầm lắng, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn tiếp cận vốn... là những vấn đề vẫn tồn tại và nếu không có biện pháp kịp thời sẽ có nhiều tác động xấu.
Về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng cho biết, khả năng kiểm soát lạm phát 2011 khoảng 18% là khả thi, với việc tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt theo các mục tiêu đặt ra.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ có giải pháp phục hồi, lành mạnh hóa thị trường chứng khoán, bất động sản…
Riêng với thị trường vàng, Thủ tướng khẳng định sẽ quản lý chặt chẽ, phấn đấu không để giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn so với giá thế giới. Việc quản lý sẽ được thực hiện theo hướng bảo vệ quyền sở hữu vàng của người dân nhưng không để vàng trở thành phương tiện thanh toán phổ biến. Chính phủ sẽ có chính sách phù hợp để huy động nguồn lực vàng trong dân phục vụ mục tiêu phát triển
Trong năm 2012, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, đảm bảo bội chi ngân sách xuống dưới 4,8% GDP, giữ tỷ lệ nợ công ở mức an toàn, cải thiện cán cân thanh toán, giảm nhập siêu và tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối. Đối với giá điện, xăng dầu, than và các hàng hóa, dịch vụ quan trọng khác, Chính phủ đề nghị Quốc hội ủng hộ chủ trương kiên định thực hiện cơ chế giá thị trường, có hỗ trợ phù hợp đối với các đối tượng chính sách. Chính phủ sẽ xác định lộ trình hợp lý để thực hiện, vừa từng bước tiếp cận giá thị trường, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Về lạm phát, Thủ tướng nhấn mạnh ưu tiên đưa chỉ số giá còn một con số, tạo điều kiện giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ kiến nghị kéo dài thời gian hỗ trợ thuế và các ưu đãi phù hợp khác để doanh nghiệp có cơ hội phục hồi và phát triển nhanh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh sẽ phê duyệt phương án tổng thể tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước ngay trong năm 2011. Riêng về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế (bao gồm cả khu vực đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng), Thủ tướng cho biết Chính phủ đang tích cực xây dựng để trình Quốc hội và kỳ họp đầu năm 2012.
Nhật Minh
 
6 ngày trước
chịu trách nhiệm về Vinashín
Các công trình Vinashin đầu tư thất bại đều thuộc công trình nhóm A nếu có sự xem xét nghiêm túc và ngăn chặn thì đã không có chuyện xảy ra.
( Hoàng Trung Âu - Hà nội
)

No comments:

Post a Comment