ANH QUÂN
25/11/2011 10:44 (GMT+7)
Dòng vốn FDI đang có sự dịch chuyển sang lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Theo một báo cáo vừa được công bố bởi Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/11/2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân tổng cộng 10,05 tỷ USD từ đầu năm, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, với những diễn biến như hiện nay, kỳ vọng đạt số vốn FDI giải ngân cả năm ở mức 11,5 tỷ USD có khả năng sẽ nằm ngoài tầm với.
Trong khi đó, số liệu về vốn đăng ký cũng cho thấy những diễn tiến khả quan hơn trong tháng này, dù so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm vẫn còn khoảng cách lớn.
Trong tháng 11, đã có thêm khoảng 1,04 tỷ USD vốn FDI đăng ký mới, mức cao nhất kể từ tháng 8 trở lại đây. Nhưng lũy kế đến thời điểm này, tổng số vốn FDI đăng ký thể hiện trong giấy phép đầu tư mới đạt khoảng 9,9 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 75% so với cùng kỳ.
Riêng vốn FDI đăng ký tăng thêm từ các dự án đã đầu tư giai đoạn trước có đuối hơn trong tháng 11, chỉ khoảng 385 triệu USD trong dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài. Nhưng tính chung 11 tháng, tổng số vốn tăng thêm là 2,78 tỷ USD, vẫn gấp rưỡi cùng kỳ năm ngoái.
Tổng hợp cả số vốn đăng ký mới và tăng thêm, trong 11 tháng năm 2011, cả nước đã thu hút được gần 12,7 tỷ USD vốn FDI, bằng 84% so với cùng kỳ. So với chỉ tiêu thu hút 20 tỷ USD vốn đăng ký trong năm nay, kết quả như trên cho thấy thực tế thu hút FDI đã khó khăn hơn rất nhiều so với dự kiến.
Nhưng điểm rất đáng chú ý là thu hút vốn FDI có sự dịch chuyển sang lĩnh vực chế biến, chế tạo, thay vì bất động sản như năm trước. Trong 11 tháng đầu năm, đã có gần 630 dự án đăng ký mới và tăng vốn với tổng số vốn đăng ký là 6,24 tỷ USD chiếm khoảng một nửa tổng vốn FDI đăng ký kể từ đầu năm đến nay.
Nếu so với tổng số vốn FDI đổ vào lĩnh vực này trong năm 2010 mới đạt khoảng 5,08 tỷ USD, có thể thấy rằng dòng vốn FDI vào sản xuất không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, thậm chí còn khả quan hơn.
Liên quan đến diễn biến này, tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong 11 tháng qua ước đạt 49,35 tỷ USD, tăng tới 41% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 56,6% kim ngạch xuất khẩu. Nếu không kể dầu thô, khu vực này xuất khẩu đạt 42,63 tỷ USD kim ngạch.
Nhập khẩu của khu vực FDI tương ứng đạt 43,49 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 45,27% kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, trong 11 tháng năm 2011, khu vực FDI xuất siêu 5,85 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 8,9 tỷ USD (nếu không tính dầu thô thì nhập siêu khoảng 862 triệu USD).
Nhưng đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài dường như không lạc quan với các lĩnh vực kinh doanh khác. Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa trong 11 tháng qua mới thu hút được số vốn đăng ký gần 2,53 tỷ USD; hay xây dựng mới đạt gần 1,2 tỷ USD, dù đứng ngay sau chế biến chế tạo trong thứ tự về thu hút vốn đầu tư lớn trong năm nay.
Đáng thất vọng hơn nữa là lĩnh vực bất động sản, 11 tháng qua mới thu hút được chưa đến 500 triệu USD, trong khi vào năm ngoái, đây là lĩnh vực có lượng vốn FDI đăng ký đổ vào nhiều nhất, tới trên 6,8 tỷ USD.
Về mặt con số, có thể thấy rằng thu hút vốn FDI đã có những thay đổi, ứng với thực tế khó khăn của kinh tế thế giới hiện nay. Nhưng sự dịch chuyển trong “ưu tiên” đầu tư vào sản xuất thực lại đúng mục tiêu mà Việt Nam mong đợi từ dòng vốn này - thu hút được nguồn lực về vốn, công nghệ và quản trị.
Tuy nhiên, với những diễn biến như hiện nay, kỳ vọng đạt số vốn FDI giải ngân cả năm ở mức 11,5 tỷ USD có khả năng sẽ nằm ngoài tầm với.
Trong khi đó, số liệu về vốn đăng ký cũng cho thấy những diễn tiến khả quan hơn trong tháng này, dù so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm vẫn còn khoảng cách lớn.
Trong tháng 11, đã có thêm khoảng 1,04 tỷ USD vốn FDI đăng ký mới, mức cao nhất kể từ tháng 8 trở lại đây. Nhưng lũy kế đến thời điểm này, tổng số vốn FDI đăng ký thể hiện trong giấy phép đầu tư mới đạt khoảng 9,9 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 75% so với cùng kỳ.
Riêng vốn FDI đăng ký tăng thêm từ các dự án đã đầu tư giai đoạn trước có đuối hơn trong tháng 11, chỉ khoảng 385 triệu USD trong dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài. Nhưng tính chung 11 tháng, tổng số vốn tăng thêm là 2,78 tỷ USD, vẫn gấp rưỡi cùng kỳ năm ngoái.
Tổng hợp cả số vốn đăng ký mới và tăng thêm, trong 11 tháng năm 2011, cả nước đã thu hút được gần 12,7 tỷ USD vốn FDI, bằng 84% so với cùng kỳ. So với chỉ tiêu thu hút 20 tỷ USD vốn đăng ký trong năm nay, kết quả như trên cho thấy thực tế thu hút FDI đã khó khăn hơn rất nhiều so với dự kiến.
Nhưng điểm rất đáng chú ý là thu hút vốn FDI có sự dịch chuyển sang lĩnh vực chế biến, chế tạo, thay vì bất động sản như năm trước. Trong 11 tháng đầu năm, đã có gần 630 dự án đăng ký mới và tăng vốn với tổng số vốn đăng ký là 6,24 tỷ USD chiếm khoảng một nửa tổng vốn FDI đăng ký kể từ đầu năm đến nay.
Nếu so với tổng số vốn FDI đổ vào lĩnh vực này trong năm 2010 mới đạt khoảng 5,08 tỷ USD, có thể thấy rằng dòng vốn FDI vào sản xuất không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, thậm chí còn khả quan hơn.
Liên quan đến diễn biến này, tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong 11 tháng qua ước đạt 49,35 tỷ USD, tăng tới 41% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 56,6% kim ngạch xuất khẩu. Nếu không kể dầu thô, khu vực này xuất khẩu đạt 42,63 tỷ USD kim ngạch.
Nhập khẩu của khu vực FDI tương ứng đạt 43,49 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 45,27% kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, trong 11 tháng năm 2011, khu vực FDI xuất siêu 5,85 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 8,9 tỷ USD (nếu không tính dầu thô thì nhập siêu khoảng 862 triệu USD).
Nhưng đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài dường như không lạc quan với các lĩnh vực kinh doanh khác. Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa trong 11 tháng qua mới thu hút được số vốn đăng ký gần 2,53 tỷ USD; hay xây dựng mới đạt gần 1,2 tỷ USD, dù đứng ngay sau chế biến chế tạo trong thứ tự về thu hút vốn đầu tư lớn trong năm nay.
Đáng thất vọng hơn nữa là lĩnh vực bất động sản, 11 tháng qua mới thu hút được chưa đến 500 triệu USD, trong khi vào năm ngoái, đây là lĩnh vực có lượng vốn FDI đăng ký đổ vào nhiều nhất, tới trên 6,8 tỷ USD.
Về mặt con số, có thể thấy rằng thu hút vốn FDI đã có những thay đổi, ứng với thực tế khó khăn của kinh tế thế giới hiện nay. Nhưng sự dịch chuyển trong “ưu tiên” đầu tư vào sản xuất thực lại đúng mục tiêu mà Việt Nam mong đợi từ dòng vốn này - thu hút được nguồn lực về vốn, công nghệ và quản trị.
No comments:
Post a Comment