Thursday, December 1, 2011


Cập nhật lúc 11 Tháng sáu 2009 - 12:26 PM
BÁC HỒ VÀ VI VĂN ĐỊNH .

Posted Image

Posted Image

CHA CỤ VI VĂN ĐỊNH VÀ CỤ ĐỊNH LÚC 13 TUỔI .


Posted Image

CÁC CON GÁI CỤ VI VĂN ĐỊNH

Posted Image

TẤM PHẢ HỆ HỌ VI BẰNG ĐỒNG NẠM BẠC RẤT ĐẸP , BỊ NGƯỜI DÂN Ở ĐÂY LẤY LÀM NẮP CHUM . Lần này , dienbatn cùng con cháu họ Vi mới lấy về được và rất nhiều nước mắt đã rơi .

Posted Image
 
ƯỚC VỌNG CỦA DÒNG HỌ VI HIỆN NAY.
" Chúng tôi gồm đại diện các hậu duệ của dòng họ Vi , dân tộc Tày tại Bản Chu , xã Khuất xá , Huyện Lộc bình , Tỉnh lạng sơn , xin trình bày với ... như sau .
Theo Gia phả của họ Vi , cũng như trong Địa chí của Tỉnh Lạng sơn , do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1999 , và theo tư liệu sưu tầm và dịch từ bản chữ Hán của nhà Dân tộc học Lã Văn Lô ( Viện dân tộc học Việt Nam ) , họ Vi là một trong 7 dòng họ lớn ở Lạng sơn . Cụ Thủy Tổ là VI KIM THẮNG ( ở Nghệ an ) , đem quân theo Vua LÊ THÁI TỔ khởi nghĩa ở vùng Lam sơn , góp phần đánh đuổi quân Minh . Giặc bình xong , khi luận công , ông được liệt vào hàng Khai Quốc Công Thần , được phong chức trụ Quốc tước thảo lễ Đô đốc Mật Quận công , được dự vào việc khu cơ . Năm 1431 , Vua sai con trưởng của ông là VI PHÚC HÂN giữ chức đồng tri Hoàn Quận công , cầm một đạo quân đông tới ba vạn người và voi lên Lạng sơn tiễu phỉ , chiêu dân ( lúc đó dân siêu tán để tránh loạn lạc ) . Ông kiêm cai quản xứ Quảng yên , sau trấn thủ biên thùy , triều đình cho lấy châu Lộc bình làm quê quán , đời đời làm Phiên Thần không cho về quê nữa . " Chế độ Thổ Ty hay chế độ thế tập phiên thần là chính sách cai trị chính của triều đại Phong kiến Việt nam ở các dân tộc vùng thiểu số , chủ yếu ở vùng Tày , Nùng là địa bàn chống xâm lăng của Phong kiến phương Bắc dưới nhiều triều đại . Triều đình phải phong những công thần hoặc con cháu của họ , cho phép họ lấy vài thôn hay vài xã làm Thái ấp , đời đời kế tục cai trị địa phương . Những lưu quan ấy và con cháu của họ trở thành một thứ Quý tộc của địa phương , thường gọi là 7 họ Phiên thần hay Thất tộc Thổ Ty . Họ dần dần đồng hóa với người Tày . các Phiên Thần hay Thổ ty rất mực trung thành với triều đình , làm nhiệm vụ chiêu dân lập ấp , cai trị nhân dân , trấn thủ biên thùy và khi có giặc thì đem quân bản bộ đến giúp triều đình đánh giặc " .
Và từ đó dòng họ Vi làm Thổ ty và tồn tại 13 Thế hệ tại Lộc bình , Lạng sơn . Ban đầu dòng họ Vi tại Lộc bình lập Thái ấp tại Dinh Chùa ( Xã Tú đoạn ) . Đến đời Khuê Quận công VI PHÚC VĨNH ( Đời thứ 8 ) , mới dời chỗ đến chân núi Lộc Mã ( nay là bản Chu , xã Khuất xá , Huyện Lộc bình ) . " Nguyên xứ này sông núi quanh co , đất từ dãy núi Côn sơn , Mẫu sơn chạy sang , hai sông gặp nhau thật là một thắng cảnh của cả lạng sơn , không riêng chỉ là nơi núi non hùng vĩ của một khu ...Nguồn gốc , gia thế bảy họ Thổ ty thì họ Vi là dòng họ trâm anh hơn cả . Trải qua 22 đời nhờ ơn nước , các đời nối tiếp nhau cai quản quân dân làm đến Khanh , Tướng ...giữ chức kiêm cai quản Tỉnh đến sông Bồ Đề , uy trấn biên thùy , tiếng vọng trong Nam ngoài bắc , được Triều đình ban thưởng Huân công , công lao bậc nhất , cấp thêm cho hai Huyện trung châu làm ngụ lộc ( tức là để thu thêm thuế má nuôi quân ) , Tướng bày tôi được ân vinh đến thế là tột bậc " .
Đó là các tư liệu về nghiên cứu mối quan hệ khăng khít về Lịch sử và Văn hóa vốn có giữa các thành phần dân tộc trong Đại gia đình Tổ quốc Việt Nam , trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước . Hiện nay họ Vi ở bản Chu đã phát triển đến Thế hệ thứ 17 . Hiện tại họ Vi chúng tôi còn tồn tại hệ thống mồ mả Tổ tiên nhiều đời tại Khau loáng, Nậm nè , Nà Khưa , Phiêng Phai và một số di tích khu thờ Họ đã bị tàn phá nghiêm trọng sau chiến tranh biên giới 1979 tại bản Chu . Hiện tại khu đất của nhà thờ họ đã có một số hộ dân vào làm nhà ở và Xã đã xây dựng nhà trẻ tại đây , nhưng phần lớn còn để hoang hóa chưa sử dụng . Do trải qua 3 cuộc Chiến tranh kéo dài , chúng tôi không có điều kiện về quê sinh sống và trông nom mồ mả , bảo quản Nhà Thờ Dòng Họ tại Bản Chu . Từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 90 , hàng năm chúng tôi đều về quê để trông nom tu tạo mồ mả của Tổ tiên và đã có những mối quan hệ gắn bó với Chính quyền địa phương và nhân dân Bản Chu . Nhưng khi về đến quê hương , chúng tôi không còn Nhà Thờ Họ để thắp nén hương tưởng nhớ đến Tổ tiên theo truyền thống đời đời của dân tộc Việt nam ta .
Với những tư liệu về Văn hóa , Lịch sử của 7 họ Thổ ty tại Lạng sơn , cũng như của riêng dòng họ Vi chúng tôi đã nêu , thì khu đất của Thái ấp họ Vi tại Bản Chu là mảnh đất vô cùng linh thiêng đối với hậu duệ họ Vi chúng tôi , đồng thời cũng là chứng tích Lịch sử về Trấn ải biên thùy của nhân dân địa phương bao nhiêu đời nay , tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ gìn giữ , bảo tồn . Chính vì vậy chúng tôi đề nghị ...xem xét phần đất còn lại trong khu Thái ấp họ Vi cũ , để giao lại cho con cháu họ Vi có nguồn gốc tại Bản Chu , xây dựng nhà thờ họ Vi , để chúng tôi có nơi thắp nén hương thờ cúng Tổ tiên và xin Tổ tiên cho phép con cháu họ Vi cùng nhân dân xã Khuất xá được tiến hành sửa chữa , bảo tồn khu di tích một thời là Thái ấp của họ Vi tại Bản Chu . Với mục đích lưu giữ lại một trong những di tích Lịch sử , Văn hóa tại tỉnh nhà .....
THAY MẶT GIA TỘC HỌ VI TẠI BẢN CHU
TRƯỞNG BAN ĐẠI DIỆN.
VI VĂN ĐÀI.
Lời kết : Mong muốn của dòng họ Vi là hoàn toàn chính đáng . Người viết xin ghi lại và mong được sự trợ giúp của các cấp Chính quyền địa phương , nhằm bảo tồn một khu di tích Lịch sử - Văn hóa có một không hai của Thành phố Lạng sơn .
Khoau loáng cuối năm Bính Tuất - 2006 - dienbatn .
 

No comments:

Post a Comment