Friday, December 2, 2011

OBAMA, CHINA AND VIETNAM


March 15, 2009 · Filed under Uncategorized
China's recent aggressive attitude on the East sea and Tibet has made the anxiety of threats against the world's stability. Finding the strategies to avoid this as well as to have the sustainable peace and growth for people around the world is really imperative now.
Freedom or Making Money

The desire for prosperity and the betterment of life is something people look forward to and have been searching for thousands of years ago. But human society has only seen prosperous growth the past few hundred years. People often attribute this great success to the technological revolution. That is not entirely wrong. However, the great leap in science and technology is only an effect; the real cause is the liberation of human freedom and ideas. Having freedom and human rights allows people to research, to understand and unravel the rules of nature; people no longer fear to speak their political opinions in order to find the best solutions. This is an important foundation for the scientific and technological revolution to invent and innovate, to understand the principles of economics, and to create political and philosophical ideologies to change the form of government into something more effective. History has proved that those who start from behind while embracing human rights won and long surpassed those who start in the front but did not respect human rights and freedom.
During the entire 18th century until the beginning of the 19th century, China was the biggest economy in the world, bigger than all of Europe combined. During that time, while the feudal court of China was complacent of its own power and was doing all it could to remain the strongest and richest, the West began the human rights revolution with the top priority given to winning human freedom. Only 50 years later, China became a weak giant to be torn apart by countries from the West and was later invaded by Japan, a small neighbor following the Western model. The Manchurian dynasty was forced to sign numerous, shameful treaties to surrender territories. During that same period, the Western world was growing rapidly and had achieved sustainable prosperity. The prime example was the United States of America, who, in their first constitution, protected human rights and human liberty first and foremost, above all other things that needed to be protected. The US constitution was amended several times but, in it, the sacred human freedom always occupied the first place. The US did not just naturally become a prosperous nation as seen today. Human freedom does not just occur naturally either.
The human rights revolution
When people have freedom and human rights, they will surely make themselves more prosperous, and, at the same time, make society achieve sustainable growth. That is a crucial principle humans have recognized. The West followed that principle and grew at a spectacular rate, generating a total wealth in 200 years of the 19th and 20th centuries worth more than the wealth of the whole world combined many thousand years before that. The human rights revolution not only brought freedom, it also brought an unforeseen amount of wealth to the human race. Before recognizing and understanding this principle, human society was advancing very slowly. The earliest civilizations like Egypt, China all ended in ruins. Despite thousands of years of development, in these societies, human rights have never been fully respected. Human rights were replaced by the greed to expand territory, which really was just the ambition of the individuals in power. Human freedom was deprived in order to carry out such ambitions.
Russia in the 20th century was also ahead of the world in many aspects, but not long after that it collapsed and disintegrated quickly. It achieved a short-lived success not by freedom but by fear of the people. It used force to coerce people to carry out the ambitions of those in power. It thought it was greater than the Creator in denying market economy — an objective principle. Going against the principle undeniably led to its collapse even when its ideals were the desire of equality for all. There will never be equality when people were deprived of freedom and fundamental rights. After the death of Mao Zedong, China recognized the benefits of market economy and its economy grew quickly. Its people had been in poverty for a long time, so they jumped in at all cost and were willing to trade anything they had to gain wealth. With that understanding, the people in power in China easily continued to deprive freedom and kept their political monopoly. For the people of China today, building wealth means no mention of politics. It is not worth the exchange, and it only creates a small benefit for those in power.
One would think that the people as great as China should have a much more deserving place compared to where they are today. That place will never come until freedom and human rights of the people of China are fully respected. On the contrary, the economic development that is happening now will cause a grave social disparity, easily stirring political turmoil and forming a new dynasty, like the rise and fall of those feudal regimes that this country has seen in the past. But before its collapse, it will create major problems for the rest of the world. When an individual or a few holding power feel that they have absolute power with tens or hundreds of millions of people, they have in their hands a great source of power. The greed for hegemonic power will arise. While having political monopoly, they easily incite the narrow-minded nationalist movement to provoke war against other nations. This had happened during the times of feudalism, capitalism and communism.
The catastrophe and the challenge
The fact that the German Third Reich caused the catastrophe of World War II is an experience not yet forgotten. Germany, after World War I, rebuilt and developed at a dizzying rate by following market economy and applying the most novel technological advances in a democratic framework. But since becoming the prime minister in 1933, by dirty tricks and ruthless tactics, Hitler led Germany to become a single-party political system with a law stating: "the National Socialist German Workers Party (i.e. National Socialist Party) is the only political party in Germany." Individual freedoms, freedom of expression, freedom of the press, freedom to assemble were all restricted and prohibited. German people were easily searched and their rights to privacy were violated. Liberty was taken away and fear was imposed over all of Germany. Only five years later, it had caused the greatest destructive war in the history of mankind, killing nearly 70 million innocent people.
But it also quickly collapsed despite the fact that it had declared: "The German form of life is definitely determined for the next thousand years! […] There will be no revolution
in Germany for the next one thousand years!"
That collapse is unavoidable, but those driven insane by the thirst for power are always blinded by absolute power and cannot recognize the principle, because the responsible voices that could shine light on reality are crushed from the beginning.
The world today still faces similar risks. If globalization fails to redistribute the world economy; China cannot form a democracy to guarantee freedom and fundamental rights, including the right to decide the political destiny by the people of China; Russia cannot make its young democracy more democratic, the risk of war on a global scale to win markets, exert influences and to satisfy the insatiable greed hidden behind a nationalist agenda is unavoidable. This is really a big challenge to mankind in the next 20 years.
Obama's strategy
After the Cold War, riding on the momentum of victory, the West with the US in the front advocated globalization in the direction in their favor and left other countries at a disadvantage. This was a mistake because it increased instability and risk for the world, and the US faced its consequences with wide-spread terrorism around the world with its peak being the 9/11 attacks. The US was dragged into the war on terror, costing great amounts of money and people's lives. The American people recognized that mistake and voted for Barack Obama to be their next president. The new president was chosen by the American people because of his strategic views that are audacious, stronger and clearer than those of his predecessors from both the Republican and Democratic parties. One can read about these key strategies in his well-known book, The Audacity of Hope (2006)[1]:
"At times, American foreign policy has been farsighted, simultaneously serving our national interests, our ideals, and the interests of other nations. At other times American policies have been misguided, based on false assumptions that ignore the legitimate aspirations of other peoples, undermine our own credibility, and make for a more dangerous world." (Page 437)
"Globalization makes our economy, our health, and our security all captive to events on the other side of the world. And no other nation on earth has a greater capacity to shape that global system, or to build consensus around a new set of international rules that expand the zones of freedom, personal safety, and economic well-being. Like it or not, if we want to make America more secure, we are going to have to help make the world more secure… The integration of Germany and Japan into a world system of liberal democracies and free-market economies effectively eliminated the threat of great power conflicts inside the free world." (Page 466)
"We need to maintain a strategic force posture that allows us to manage threats posed by rogue nations like North Korea and Iran and to meet the challenges presented by potential rivals like China." (Page 480)
"Our challenge, then, is to make sure that U.S. policies move the international system in the direction of greater equity, justice, and prosperity–that the rules we promote serve both our interests and the interests of a struggling world." (Page 495)
Therefore instead of using force that poses injustice, he advocates more equal trade relations to create more opportunities for the partner countries; instead of using democracy and human rights as leverage to negotiate in favor of the US like what his predecessors have done, he believes that when the values of freedom, democracy and human rights are realized in countries outside of the US, the American people are still the ones reaping benefits the most. It is not difficult to recognize Obama's global strategies: advocate peace to avoid war; advocate liberal democracy and human rights to create peace and stability in order to achieve sustainable prosperity.
Opportunities for Vietnam
President Obama, therefore, will set his objective to find a way for China to become democratic, the people of China will have freedom and all of human rights to decide the political fate of their own country in peace. Doing so will ensure stability and equilibrium, which are necessary for world peace in the long run. This is a big plan and is very difficult, but he must make it happen. And the US should choose Vietnam as a strategic location because Vietnam's paradigm is not much different than China's. If Vietnam became a liberal democracy, it will solidify the belief among the Chinese people and the world that China would soon join the free and democratic world. People's belief is a great strength, and the single-party regime of China cannot survive while facing the combined strength from within the abroad. But the most pivotal key to the victory is that doing so will bring great benefits to most of the people of China and peace to the whole world. Such mutual benefits will form a great source of power to guarantee that the final objective is reached in no more than 10 years from now.
Important allies of the US, including Japan, South Korea, and Taiwan will be the countries receiving the most benefits when this strategic objective is accomplished, and therefore they will do everything they can to collaborate. There is no better choice than Vietnam, not only because of its similarity in paradigm to China but because its current state is very beneficial to the strategy. The current regime may see it as a risk and a challenge, but it really is a great opportunity for Vietnam. There cannot be a better scenario than the one in which Vietnam itself seizes the opportunity to transform into a liberal democratic state, and to make itself an important link in the chain of these global strategies.
The principle of nature
All the totalitarian and corruptive regimes, either communist or non-communist, eventually collapsed. Indonesia's Suharto had had to leave power disgracefully because of the financial crisis that led to the collapse of the Indonesian economy after the cleverly covered deterioration was brought to light. While it would be naïve to assume that such a scenario will take place in Vietnam given the similar events that had happened, it would be even less smart if one cannot see that such a law of decadence would not happen in Vietnam in another form, which could be even swifter and more devastating.
The principle of nature is an objective reality that existed since the creation of the world to govern everything in this universe, and is independent of the will of humans – the most intelligent and most complicated beings in the universe. The law of attraction did not start with Newton's discovery, but rather only since its discovery that people began to understand that law. It would be difficult to imagine a world without such a law to govern how it operates. Similarly, human consciousness and spirit is governed by different laws. It is hard to believe that such a complex world would be able to exist and develop thousands of years without obeying certain laws. In other words, anything that does not obey the laws of nature cannot exist. The extent by which human intelligence has grown determines how much humans are able to understand the objective laws of nature. That which humans have not yet known is because the human intelligence has not been able to grasp, not because such an objective reality does not exist. History has shown that when humans understand and conform to the laws of nature, there is a giant leap forward.
Freedom and democracy
Quite frankly, no one can defeat communism globally if it is good and compatible with the law of nature. It dies by its own design. The appearance of the catalysts from the outside is only a consequence of the cause from within. The Vietnamese Communist regime will decline quickly, and its decline is unstoppable because of its own mistakes. Chinese Communism will follow the same misfortune.
The one thing the Vietnamese and Chinese people need to be aware of right now is how the new age will come, and whether we are able to seize the opportunity to join the world to maintain stability and peace, thereby use the opportunity to achieve sustainable growth. That will all depend on our wish at this moment. If we fall into the trap of poverty or greed such that we will accept any form of society as long as we can make more money, then history has proved that we will never reach our goal. But if we want freedom; we want to have all the rights as a human being that the Creator has given us; we are determined to have the right to decide our own political fate with our votes in choosing the best candidates to lead the country, we will have everything.
We will have the right to become rich and the right not to like wealth, but no one shall have the right to grant and take away those opportunities from us. We will have the right to voice our opinions without fear even if those opinions criticize the leaders of the country. History has shown that such societies always develop prosperously and sustainably, and the people in those societies always live a rich and bountiful life. Righteous businessmen who wish to make wealth for them and for society will only need to serve their customers and investors, not government officials. By looking at the wealthiest businessmen today, who have to bow before government officials, one not only sees the injustice but also realizes how these businessmen humiliate themselves. In the age of globalization today, Vietnam and China needs businessmen with dignity, those who can raise their heads high. The Japanese were indignant when they found out that their own businessmen bowed to the Vietnamese officials while giving them bribes.
Peace and Stability
If absolute power of Vietnam belongs to the people of Vietnam, and absolute power of China belongs to the people of China, it will be certain that the people of both nations will choose to coexist and develop in peace. It is ironic to look at the current state, when power belongs to a small group of people in either nation; the stronger one provokes the narrow-minded nationalism to invade Vietnam, while the weaker one suppresses any expression of patriotism. In a society where the final vote belongs to the people, the evil will of individuals in power to invade and occupy another nation cannot last. Even if it could, it will not be a reality because it is against the will of the majority of the people. The majority of people on this planet want to live in peace; they do not want bloody killing of one another. People only obey to do such things when coerced.
Japan, after 50 years of reform by the ideals of freedom, has seen prosperity more than ever in its history. But because it did not have any effective democratic framework to maintain liberal democracy, Japan fell into the hands of militarism and caused many bloody wars, killing tens of millions of innocent people, including Chinese and Vietnamese, with their sick Great East Asia ideology. The Japanese people were rushed into a meaningless death. Eventually, it was defeated in shame. But the Japanese people were quick recognized that mistake, and they understood the need to respect people's freedom and the right to decide their own fate. And they successfully built a nation capable of maintaining and protecting democracy. By doing so, they Japanese rose up and developed quickly from ruins. The same Japan has been coexisting in peace with the rest of the world for 65 years. The Germans did the same and was no longer a threat to security for any other nation. The free and democratic United States also experienced times when the expansionist movement in the leadership appeared, but with the power always remaining in the people, it easily changed and returned to an orbit of freedom, equality, humanity, against the absolute power it has been chasing since the day it was founded.
To the Communists
Let history continue its march forward if you do not want to be run over by its wheels. If such catalytic forces do not come from within, they will come from the outside. In his inaugural speech, Obama had said [2]:
"To those who cling to power through corruption and deceit and the silencing of dissent, know that you are on the wrong side of history, but that we will extend a hand if you are willing to unclench your fist."
"… God-given promise that all are equal, all are free, and all deserve a chance to pursue their full measure of happiness."
"… to all other peoples and governments who are watching today, from the grandest capitals to the small village where my father was born: know that America is a friend of each nation and every man, woman and child who seeks a future of peace and dignity, and we are ready to lead once more."
To Vietnamese and Chinese people
If African Americans only wished to be rich first, it will take much longer for the black people to have an advantage in American economy. But they had wished for freedom, for human rights, and today they have a person becoming the president of the US.
Therefore, instead
of wishing each other good fortune, let us wish to one another freedom and human rights. Let's wish for the democratization for us.
Tran Dong Chan
Spring, March 2009



[1] Barack Obama, The Audacity of Hope: Thoughts on Reclaiming the American Dream, Random House, New York, 2006
[2] Barack Obama's inaugural speech, January 20, 2009, http://www.nytimes.com/2009/01/20/us/politics/20text-obama.html

NỖI ÁM ẢNH 8 THÁNG 3

March 7, 2009 · Filed under Uncategorized
Không biết có bao nhiêu đàn ông thực sự háo hức trước ngày 8 tháng 3. Riêng tôi, nói thật, đó luôn là một nỗi ám ảnh.
Trước hết là vì không biết làm việc nhà, đi chợ nấu ăn, giặt giũ lau nhà thì làm đâu hỏng đó.
Mua quà tặng thì lại càng sợ vì tôi rất ngán cái cảnh lang thang ở các chợ hay siêu thị, lựa lựa chọn chọn hoài mà chẳng được cái gì ra hồn.
Tặng hoa thì phổ thông quá. Có người mách rằng chỉ cần tạt ven đường ngắt một cành hoa dại là đủ để những người phụ nữ xúc động mà tha thứ cho những lỗi lầm của mình. Tôi thì không làm thế được vì thấy có gì đó không thật lòng.
Nhưng ám ảnh nhất là những món nợ với phụ nữ. Tôi sẽ chẳng là tôi hôm nay được nói bằng tiếng Mẹ đẻ nếu như những người mẹ, người chị không bằng những lời ru ca dao để duy Lạc trì Hồng suốt một ngàn năm bắc thuộc.
Cuộc khởi nghĩa thành công đầu tiên chống đô hộ phương bắc cũng do những người phụ nữ – Hai Bà Trưng. Trong truyền thuyết dựng nước, Mẹ Âu Cơ đã nhận phần khó, đưa 50 con lên núi thay vì xuống biển. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước để có được nền văn hiến, sự đóng góp và hy sinh của những người phụ nữ Việt bao giờ cũng to lớn, âm thầm và vĩ đại.
Nhưng vị trí của phụ nữ trong xã hội Việt Nam chưa bao giờ tương xứng với khả năng lớn lao đó. Vẫn còn rất nhiều bất công xảy ra cho những người mẹ, người vợ, người chị, người em gái, … tăng dần theo nỗi ám ảnh…
Nó cứ lớn mãi, đến một ngày tôi phải thề rằng sẽ làm một điều gì đó để nâng cao vị thế của người phụ nữ Việt Nam. Và tôi tin rằng rất nhiều anh em sẵn sàng cùng với tôi làm điều đó. Chỉ cần bình đẳng thì phụ nữ hoàn toàn có thể vượt lên tất cả.
Trần Đông Chấn
8 tháng 3, 2009

KỶ SỬU VÀ VẬN HỘI MỚI CỦA VIỆT NAM

February 2, 2009 · Filed under Uncategorized
Năm mới ai cũng nguyện ước về những điều tốt đẹp, mọi người thường chúc nhau tài lộc và thịnh vượng. Làm giàu là mong muốn chính đáng và tự nhiên của con người, là quyền con người mà ai cũng được hưởng. Những nơi nào người ta được tự do làm giàu thì xã hội nơi đó sẽ phát triển thịnh vượng bền vững và bình đẳng. Ngược lại, ở những đâu mà cái quyền làm giàu ấy bị biến thành đặc quyền để những người cầm quyền ban phát thì ở đấy dẫy bất công và sẽ phát triển không bền vững.
Tự do hay làm giàu
Muốn giàu có và làm cuộc sống tốt đẹp hơn là điều con người hướng tới và tìm kiếm từ hàng nghìn năm trước, nhưng xã hội loài người chỉ mới thực sự phát triển thịnh vượng được vài trăm năm nay. Người ta thường gắn cho thành tựu vĩ đại này là nhờ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Điều đó không sai, nhưng bước tiến bộ nhảy vọt về khoa học kỹ thuật này chỉ là quả, nhân của nó chính là sự giải phóng tự do và tư tưởng con người. Có tự do và quyền con người nên người ta mới thỏa sức nghiên cứu, tìm tòi để hiểu rõ được những quy luật của tự nhiên; mới không sợ hãi phát biểu chính kiến của mình để tìm ra những giải pháp tốt nhất. Đây chính là nền tảng quan trọng cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để tạo ra các phát minh, sáng chế; hiểu được quy luật kinh tế; và sáng tạo ra những hệ tư tưởng chính trị, triết học làm thay đổi hình thái nhà nước hiệu quả hơn. Lịch sử đã chứng minh rằng một xuất phát điểm ở phía sau nhưng đặt quyền tự do của con người lên trước đã thắng và vượt xa một xuất phát điểm ở phía trước nhưng không coi trọng quyền và sự tự do của con người.
Trong cả thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới, lớn hơn cả Châu Âu cộng lại. Vào lúc đó, khi mà triều đại phong kiến Trung Quốc vẫn đang say sưa với sức mạnh của mình và tiếp tục tìm mọi cách để đạt mục tiêu là kẻ mạnh nhất giàu nhất, thì Phương Tây bắt đầu những cuộc cách mạng về nhân quyền với mục tiêu hàng đầu là giành bằng được quyền tự do của con người. Chỉ 50 năm sau, Trung Quốc đã trở thành một kẻ to xác nhược tiểu bị các nước phương Tây xâu xé, rồi sau đó bị Nhật – một láng giềng nhỏ bé đi theo mô hình phương Tây xâm chiếm. Triều đình Mãn Thanh phải ký hàng loạt các hiệp ước bán nước nhục nhã. Trong cùng thời gian đó, thế giới phương Tây đã phát triển nhanh chóng, đạt đến sự thịnh vượng bền vững. Điển hình là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đất nước này đã đưa vào trong hiến pháp đầu tiên của mình sự bảo về quyền con người, tự do của con người lên trên tất cả những thứ cần bảo vệ khác. Hiến pháp Hoa Kỳ đã hiệu chỉnh nhiều lần nhưng ở đó sự tự do thiêng liêng của con người vẫn luôn là ngự trị số một. Không phải tự nhiên mà Mỹ trở thành quốc gia cường thịnh như ngày nay. Tự do cho con người cũng không phải là thứ tự nhiên mà có.
Cuộc cách mạng nhân quyền
Khi con người có tự do và có đủ quyền con người thì chắc chắn sẽ làm cho mình giàu có hơn và đồng thời làm xã hội phát triển thịnh vượng bền vững. Đó là một quy luật tất yếu mà loài người đã nhìn ra được. Phương Tây đã biết thuận theo quy luật ấy nên đã phát triển đến kinh ngạc, tạo ra giá trị của cải trong vòng 200 năm của thế kỷ 19 và 20 lớn hơn mấy ngàn năm trước đó của cả thế giới cộng lại. Cách mạng nhân quyền không chỉ mang đến cho con người sự tự do mà còn cho nhân loại cả sự thịnh vượng chưa từng có. Trước khi nhìn ra và hiểu được quy luật tất yếu này, xã hội loài người tiến triển rất chậm chạp. Những nền văn minh sớm nhất như Ai Cập, Trung Quốc cuối cùng đều bị tàn lụi. Cho dù trải qua hàng nghìn năm phát triển nhưng trong các xã hội này quyền con người chưa bao giờ được tôn trọng một cách đầy đủ. Thay vào đó là các mục tiêu đại cường, bá chủ mà thực chất là tham vọng cá nhân của những kẻ cầm quyền. Quyền tự do của con người đã bị tước đoạt để thực hiện các tham vọng như vậy.
Liên Xô trong thế kỷ 20 cũng đã từng dẫn đầu thế giới rất nhiều mặt, nhưng ngay sau đó không lâu nó sụp đổ và tan rã nhanh chóng. Nó đạt được đỉnh cao ngắn ngủi không phải bằng tự do mà bằng sự sợ hãi của dân chúng, nó dùng vũ lực để buộc người dân phải thực hiện những tham vọng của giới thống trị. Nó nghĩ mình hơn cả tạo hóa nên phủ định kinh tế thị trường – một quy luật khách quan. Trái quy luật thì tất yếu dẫn đến sụp đổ cho dù lý tưởng của nó mong muốn sự công bằng cho mọi người. Sẽ không bao giờ có sự công bằng khi con người bị tước đoạt tự do và những quyền cơ bản của mình. Sau khi Mao Trạch Đông mất, Trung Quốc nhanh chóng nhận ra quy luật của kinh tế thị trường nên đã phát triển kinh tế nhanh chóng. Người dân nước này đã bị bần cùng hóa một thời gian dài nên lao vào làm giàu bằng mọi giá, sẵn sàng đánh đổi bất kỳ điều gì để được giàu có. Hiểu được điều này nên giới cầm quyền Trung Quốc dễ dàng tiếp tục tước đoạt tự do của người dân để duy trì quyền lợi độc tôn về chính trị cho mình. Với người dân Trung Quốc bây giờ, muốn được làm giàu thì đừng nói đến chính trị. Một sự đánh đổi không xứng đáng, chỉ tạo ra lợi ích nhỏ cho giới cầm quyền.
Một dân tộc vĩ đại như Trung Quốc lẽ ra phải có một ví trí xứng đáng hơn nhiều so với hiện nay. Vị trí ấy sẽ không bao giờ có được đến khi nào mà tự do và nhân quyền của người Trung Hoa được tôn trọng một cách đầy đủ. Ngược lại, sự phát triển kinh tế như hiện nay sẽ dẫn đến một sự mất cân bằng xã hội nghiêm trọng, dễ dàng gây nên những rối loạn chính trị và hình thành nên một triều �
�ại mới, giống như sự tồn vong của các chế độ phong kiến ở nước này xưa nay. Nhưng trước khi sụp đổ nó sẽ gây ra bao nhiêu tai họa cho cả thế giới. Khi một cá nhân hay một nhóm nhỏ cầm quyền cảm thấy mình có quyền lực tuyệt đối với hàng chục, hàng trăm triệu người thì sẽ dễ dàng nắm trong tay mình những nguồn lực khổng lồ. Tham vọng bá quyền tất sẽ phát sinh. Đang độc tôn về chính trị nên họ dễ dàng kích động tinh thần dân tộc hẹp hòi để phát động những cuộc chiến tranh tàn phá những dân tộc và quốc gia khác. Điều này đã từng xảy ra trong cả chủ nghĩa phong kiến, tư bản lẫn cộng sản.
Thảm họa và thách thức
Đức Quốc xã gây ra thảm họa thế chiến thứ II là một kinh nghiệm còn nóng hổi. Nước Đức sau thế chiến thứ I đã phục hồi và phát triển chóng mặt nhờ đi theo kinh tế thị trường và áp dụng các tiến bộ mới nhất của khoa học kỹ thuật trong một thiết chế dân chủ. Nhưng từ khi lên nắm quyền thủ tướng năm 1933, với nhiều mánh khóe đê hèn và thủ đoạn tàn nhẫn, Hitler đã dẫn nước Đức đến một nền chính trị độc đảng bằng một đạo luật qui định: ảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tức đảng Quốc xã) là đảng chính trị duy nhất ở Đức". Mọi quyền tự do cá nhân, phát biểu ý kiến, tự do báo chí, quyền lập hội và tụ tập đều bị hạn chế và cấm đoán; người dân Đức dễ dàng bị lục soát và xâm phạm riêng tư. Tự do bị tước đoạt và sợ hãi được áp đặt lên toàn nước Đức. Chỉ hơn 5 năm sau đó nó đã gây ra một cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử loài người, tàn sát gần 70 triệu người vô tội.
Nhưng nó cũng nhanh chóng sụp đổ bất chấp nó đã từng tuyên bố: "Vận mệnh mới của dân tộc Đức được xác định chắc chắn trong một ngàn năm tới… Sẽ không cần có cuộc cách mạng nào khác ở Đức trong một ngàn năm nữa!". Sụp đổ đó là tất yếu, nhưng những kẻ mang tham vọng điên cuồng luôn bị mờ mắt trước những cám dỗ của quyền lực tuyệt đỉnh, không nhận ra quy luật tất yếu vì những tiếng nói có trách nhiệm để soi sáng thực tế đều bị dập tắt từ trong trứng nước.
Thế giới ngày nay vẫn đang đứng trước những nguy cơ tương tự. Nếu toàn cầu hóa thất bại trong việc tạo ra một sự phân bổ hợp lý thị trường thế giới và Trung Quốc không hình thành được một thiết chế dân chủ để đảm bảo tự do và các quyền cơ bản, kể cả quyền quyết định vận mệnh chính trị quốc gia cho người dân Trung Hoa; Nga không phát triển được nền dân chủ non trẻ dân chủ hơn nữa thì nguy cơ xảy ra một cuộc chiến diện rộng để tranh giành thị trường, ảnh hưởng và thỏa mãn tham vọng cá nhân được ẩn chứa trong những mục tiêu dân tộc là điều khó mà tránh khỏi. Đây thực sự là một thách thức rất lớn cho toàn nhân loại trong vòng 20 năm tới. Nhưng chính điều này tạo ra một vận hội mới cho Việt Nam trở thành một quốc gia có trách nhiệm với hòa bình và ổn định của thế giới.
Sách lược Ô-ba-ma
Sau chiến tranh lạnh, thừa thắng, Phương Tây đứng đầu là Mỹ đã thúc đẩy toàn cầu hóa nhanh chóng theo hướng tạo ra lợi thế cho mình và gây thiệt thòi lớn cho nhiều nước khác. Đây là một sai lầm vì nó làm gia tăng thêm sự bất ổn và nguy cơ cho thế giới, và nước Mỹ đã phải nhận lấy hậu quả của nó là chủ nghĩa khủng bố toàn cầu lan rộng mà đỉnh điểm là vụ 11 tháng 9. Nặng nề hơn nữa là nó kéo Mỹ vào một cuộc chiến chống khủng bố làm tổn hao rất nhiều tiền của và nhân mạng. Nhưng người Mỹ giờ đây đã nhận ra những sai lầm đó nên bầu cho Barack Obama lên làm tổng thống của mình. Vị tổng thống mới đã được dân Mỹ lựa chọn bởi những quan điểm chiến lược táo bạo, mạnh dạn và rõ ràng hơn những người tiền nhiệm thuộc đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ. Có thể đọc được những mấu chốt chiến lược này trong quyển sách nổi tiếng của ông – Hy vọng táo bạo(*):
"Đôi khi, chính sách đối ngoại của Mỹ khá nhìn xa trông rộng, vừa phục vụ lợi ích, lý tưởng của Mỹ, vừa vì lợi ích của các nước khác. Nhưng một vài lúc khác, chính sách của Mỹ đã đi sai đường do dựa trên những giả định sai lầm – bỏ qua mong muốn hợp lý của các dân tộc khác, làm suy giảm uy tín quốc gia, tạo ra một thế giới nguy hiểm hơn." (trang 298)
"Toàn cầu hóa khiến cho nền kinh tế, sự thịnh vượng cũng như an ninh quốc gia của chúng ta gắn chặt với những sự kiện diễn ra ở đầu kia thế giới. Và trên trái đất này không có nước nào có khả năng hơn chúng ta để thiết lập nên một hệ thống toàn cầu hay xây dựng sự đồng thuận xung quanh một loạt những quy tắc hành xử quốc tế giúp mở rộng tự do, an toàn cho mỗi cá nhân và lợi ích kinh tế. Dù muốn hay không, n�
��u chúng ta muốn nước Mỹ an toàn hơn thì chúng ta phải giúp cả thế giới an toàn hơn … Việc Đức và Nhật gia nhập thế giới dân chủ tự do với nền kinh tế thị trường tự do đã xóa bỏ nguy cơ xung đột giữa các cường quốc trong thế giới tự do"
(trang 322)
"Chúng ta cần duy trì lực lượng quân sự chiến lược cho phép chúng ta kiểm soát được nguy cơ từ những quốc gia bất hảo như Bắc Triều Tiên và Iran cũng như đáp ứng được thách thức từ những đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc." (trang 324)
"Vì vậy, thách thức đối với chúng ta là phải đảm bảo các chính sách của Mỹ sẽ dẫn hệ thống quốc tế theo hướng công bằng hơn, có công lý hơn và thịnh vượng hơn – và các quy tắc chúng ta đề ra sẽ đem lại lợi ích cho cả nước Mỹ lẫn thế giới" (trang 332)
Do đó thay vì dùng sức mạnh để áp đặt những bất công thì ông chủ trương tạo ra những quan hệ thương mại bình đẳng hơn để mang đến nhiều cơ hội hơn cho các nước đối tác; thay vì chỉ xem dân chủ nhân quyền là những chiêu bài để mặc cả quyền lợi cho Mỹ như những chính phủ trước đây thì ông tin rằng nếu những giá trị tự do, dân chủ và quyền con người được thực thi bên ngoài nước Mỹ thì dân Mỹ vẫn là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Không khó để nhận ra một chiến lược toàn cầu mới mà ông Obama sẽ triển khai: thúc đẩy hòa bình để tránh chiến tranh; thúc đẩy tự do, dân chủ, nhân quyền để kiến tạo hòa bình và ổn định nhằm phát triển thịnh vượng bền vững. Sẽ không ít người hoài nghi khả năng vượt qua thách thức thực tế của ông. Nhưng một vị tổng thống bước lên vũ đài chính trị Mỹ mà không chịu sự chi phối tiền bạc của giới tài phiệt sẽ cho phép ông ta tự do và có nhiều quyền lực hơn để thực thi những suy nghĩ và chiến lược của chính mình. Thách thức lớn nhất của Obama là làm sao giữ được tính mạng.
Vận hội cho Việt Nam
Tổng thống Obama, vì thế, sẽ đặt mục tiêu làm sao để Trung Quốc có được một nền dân chủ, người dân Trung Hoa có được tự do và đầy đủ quyền con người để quyết định vận mệnh chính trị của đất nước mình một cách hòa bình. Điều đó sẽ tạo ra một sự ổn định và cân bằng để kiến tạo hòa bình lâu dài cho cả thế giới. Đây là một kế hoạch lớn và rất khó nhưng chắc chắn ông sẽ thực hiện. Và Mỹ sẽ chọn Việt Nam làm điểm nhắm chiến lược vì Việt Nam là mô hình không khác gì Trung Quốc. Nếu Việt Nam trở thành một nền dân chủ, tự do thì chắc chắn sẽ định hình niềm tin của người dân Trung Hoa và cả thế giới rằng Trung Quốc cũng sẽ sớm phải tham gia vào thế giới tự do dân chủ. Niềm tin của con người là một sức mạnh to lớn, nền chính trị độc đảng Trung Quốc khó mà duy trì trước một sức mạnh hợp lực từ bên trong lẫn bên ngoài như vậy được. Nhưng mấu chốt quan trọng nhất để đảm bảo thắng lợi là bởi điều này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho đại đa số nhân dân các dân tộc Trung Hoa và cho cả hòa bình của nhân loại. Các lợi ích chung đó sẽ hình thành nên những động lực mãnh liệt để đảm bảo mục tiêu cuối cùng sẽ đạt được không quá 10 năm nữa.
Các đồng minh quan trọng của Mỹ bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là những nước sẽ được hưởng lợi rất lớn khi mục tiêu chiến lược này hoàn thành nên chắc chắn sẽ hết sức mình chung tay cùng thực hiện. Không có lựa chọn nào tốt hơn Việt Nam, không chỉ bởi sự giống nhau về mô hình với Trung Quốc mà còn bởi hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam rất thuận lợi cho chiến lược đó. Chính quyền hiện tại có thể xem đây là một nguy cơ và thách thức, nhưng nó thực sự là một cơ hội lớn cho đất nước Việt Nam. Không có gì tốt hơn là dân tộc Việt Nam cần chủ động chớp lấy thời cơ này, tự thay đổi mình trở nên dân chủ và tự do, đặt mình vào một mắt xích quan trọng trong chuỗi chiến lược toàn cầu này. Được như vậy Việt Nam ngoài việc góp phần quan trọng vào công cuộc kiến tạo ổn định và hòa bình cho thế giới trong đó có mình, sẽ còn được hưởng lợi rất lớn từ các chính sách của các cường quốc trong quá trình thực thi chiến lược này. Một cơ hội vàng để Việt Nam có thể xây dựng sự thịnh vượng bền vững từ tự do và dân chủ.
Ngược lại, nếu dân tộc Việt Nam vẫn thụ động, chính quyền vẫn bám lấy quyền lực thì cũng không thể ngăn cản được tiến trình lịch sử tất yếu. Một khi các cường quốc đã muốn thì họ sẽ thực hiện cho bằng được. Và cho dù Obama có chủ trương quan hệ công bằng thì quyền lợi chiến lược của nước Mỹ vẫn phải được đảm bảo trên hết. Và vì Trung Quốc mới là đích nhắm cuối cùng nên người Mỹ sẵn sàng chấp nhận một sự tự do dân chủ hình thức ở Việt Nam miễn không còn là cộng sản và độc đảng. Khi đó một lực lượng chính trị dễ vâng lời sẽ được hậu thuẫn để tạo ra những hiện tượng bên ngoài tưởng như tự do dân chủ. Chỉ có những kẻ cơ hội mới chấp nhận tham gia lực lượng chính trị như vậy. Và như thế sẽ tiếp tục là một bất hạnh cho đất nước Việt Nam. Chỉ khi nào dân tộc Việt Nam nhìn ra được thời cuộc và tiến trình tất yếu của lịch sử, giành lấy quyền lực về cho nhân dân, tự quyết định vận mệnh của dân tộc để chủ động tham gia vào xu thế đó một cách có chiến lược thì mới tạo ra cho mình một vận hội mới tốt đẹp hơn.
Quy luật của tất yếu
Chỉ khi đó Vi�
��t Nam mới trở thành lựa chọn tối ưu mang tính chiến lược, chứ không phải là một căn cứ chiến thuật để lợi dụng nhất thời nên chỉ có lợi cho những kẻ cơ hội. Trong cuộc chiến với chủ nghĩa cộng sản ở Đông Á, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc là những điểm nhắm chiến lược tối ưu trong khi đó Indonesia và Philippines chỉ là những căn cứ chiến thuật trong chiến lược của Mỹ chống sự bành trướng đỏ thời kỳ đầu chiến tranh lạnh. Mục tiêu chiến lược thời kỳ đó là đánh bại chủ nghĩa cộng sản nên Mỹ sẵn sàng chấp nhận thậm chí dung dưỡng cho những chế độ độc tài tham nhũng, điển hình nhất là Suharto ở Indonesia. Đó là một bài học mà chúng ta cần hiểu rõ để tránh cho Việt Nam. Chế độ Suharto cuối cùng cũng bị lật đổ bởi một cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến nền kinh tế Indonesia sụp đổ vì sự mục ruỗng được khéo léo che đậy trước đó bị phơi bày ra ánh sáng. Sẽ rất ngây thơ nếu cho rằng kịch bản tương tự sẽ xảy ra ở Việt Nam cho dù có nhiều sự kiện tương đồng, nhưng sẽ càng kém khôn ngoan hơn nếu không hiểu rằng những quy luật suy vọng như thế không diễn ra ở trên đất nước này ở một hình thái khác, có khi còn nhanh chóng và khốc liệt hơn nhiều.
Quy luật tất yếu là một thực tế khách quan tồn tại từ thời mới khai thiên lập địa để chi phối sự vận hành của tất cả những gì trong vũ trụ này, và độc lập với ý chí con người – thực thể thông minh và phức tạp nhất của vũ trụ. Luật vạn vật hấp dẫn không phải mới có từ lúc nhà bác học Newton phát hiện ra, mà chỉ là từ lúc đó con người mới bắt đầu hiểu biết đến quy luật này. Thật khó mà hình dung được vũ trụ này tồn tại ra sao nếu không có một quy luật như thế vận hành. Thế giới ý thức và tâm linh của con người cũng vậy, chắc chắn tồn tại những quy luật khác nhau chi phối sự vận hành. Thật khó có thể tin rằng một thế giới phức tạp đến như vậy đã có thể tồn tại và phát triển cả ngàn năm nay mà không theo những quy luật nào đó. Nói cách khác, những gì trái với quy luật đều không thể tồn tại. Tùy trí tuệ con người phát triển tới đâu thì loài người mới nhìn ra và hiểu biết được các quy luật tất yếu khách quan đến đấy. Những gì chưa được biết là do trí tuệ con người chưa vươn được tới chứ không phải thực tế khách quan đó không tồn tại. Lịch sử của khoa học đã cho thấy khi nào con người hiểu biết và thuận theo những qui luật tất yếu thì sẽ có sự phát triển vượt bậc.
Luật lục thất thập phân
Ngay cả sự tồn vong của các triều đại cũng tuân theo một quy luật. Những ai đọc qua sấm Trạng Trình đều có thể thấy rằng cụm từ lục thất, lục thất gian hay lục thất nguyệt gian được lặp lại nhiều lần trong các câu thơ sấm. Đó là một quy luật tồn vong của các triều đại được thiên tài Nguyễn Bỉnh Khiêm mô hình hóa thành một cách tính toán đơn giản. Một gian lục thất (6+7) là 13 năm, một nguyệt gian hay một gian thập phân là 10 năm (đây là cách ẩn dụ của Trạng Trình, ngày xưa theo âm lịch, 1 tuần trăng – nguyệt là 10 ngày). Hãy xem xét 3 triều đại liền kề nhau từ Hậu Lê, Tây Sơn và Nguyễn.
Nhà Hậu Lê do Lê Lợi sáng lập năm 1428 và kết thúc hoàn toàn vào năm 1789 sau khi Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh và bị Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan. Tổng cộng tồn tại 361 năm, tương đương với 27 gian lục thất (27 x 13 = 351 năm) cộng thêm 1 gian thập phân (351 + 10 = 361 năm). 27 gian lục thất từ năm thành lập, tức rơi vào năm 1779 (1428 + 351), đây là năm đánh dấu sự suy vong của triều đại nhà hậu Lê vì năm đó Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế nhà Tây Sơn. Nhà Hậu Lê đã suy yếu từ cả trăm năm trước, có thời gian bị nhà Mạc lật đổ, sau đó khôi phục lại và dẫn đến hình thành triều Lê Trung Hưng với chúa Trịnh đàng Ngoài chúa Nguyễn đàng Trong. Dù vậy danh nghĩa nhà Lê vẫn ngự trị trong lòng dân chúng nên cho dù nắm mọi quyền bính trong triều đình Bắc Hà nhưng các đời chúa Trịnh không bao giờ dám xưng đế vì sợ mất lòng dân. Ngay cả ở đàng Trong, dù hùng cứ một phương nhưng các chúa Nguyễn vẫn tôn nhà Lê là thiên tử. Nhưng vào năm 1779, một triều đại mới ra đời dám xưng đế và không chịu bất kỳ ảnh hưởng và quyền lực nào của triều Lê. Và đúng 10 năm sau đó, chính nhà Tây Sơn đã tiêu diệt hoàn toàn nhà Hậu Lê. Tóm lại, nhà Hậu Lê sinh năm 1428, vong năm 1779 (sau sinh 27 gian lục thất) và tận năm 1789 (sau vong thêm một gian thập phân nữa).
Nhà Tây Sơn được khởi sự bởi 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Khởi nghĩa vào năm 1771, đến năm Mậu Tuất 1778 thì Tây Sơn đã làm chủ gần một nửa đất nước, từ Quảng Nam đến Hà Tiên. Vào cuối năm Mậu Tuất (tức đầu năm 1779) thì Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, đóng đô tại Qui Nhơn và lấy hiệu là Thái Đức, chính thức khai sinh ra triều đại Tây Sơn. Triều đại này đã có nhiều chiến công hiển hách chống ngoại xâm nhưng đã không dàn xếp được tranh giành trong nội bộ gia đình nên chỉ đúng 1 gian lục thất sau đó (1779 + 13), tức năm 1792, đã bước vào suy vong. Cùng năm đó Nguyễn Ánh đã chiếm lại gần hết phần đất miền Nam và tiến đánh thành Qui Nhơn, còn vua Quang Trung Nguyễn Huệ – người đứng đầu triều đình Tây Sơn lúc đó thì đột ngột qua đời. Và đúng 10 năm (1 gian thập phân) sau đó, tức năm 1802, Nguyễn Ánh đã tiêu diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn, bắt sống vua Cảnh Thịnh Quang Toản, chấm dứt triều đại Tây Sơn tồn tại 23 năm. Tóm lại nhà Tây Sơn sinh năm 1779, vong năm 1792 (sau sinh 1 gian lục thất) và tận năm 1802 (sau vong thêm 1 gian thập phân nữa).
Cùng năm đó, triều Nguyễn được thành lập bởi Nguyễn Ánh, lấy hiệu Gia Long. Dù bị Pháp xâm chiếm năm 1858 nhưng triều Nguyễn vẫn tồn tại song song với chính quyền bảo hộ thực dân thêm gần 100 năm nữa. Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Đại bị chính quyền Cách mạng tháng 8 lật đổ vào năm 1945, đúng bằng 11 gian lục thất sau năm sinh (18
02 + 11 x 13 = 1945). Nhưng đây mới chỉ là năm vong của nhà Nguyễn. Sau khi giả chấp nhận làm cố vấn Vĩnh Thụy cho chủ tịch Hồ Chí Minh một thời gian ngắn thì Bảo Đại bỏ trốn rồi theo chân pháp về miền Nam thành lập Quốc gia Việt Nam và giữ chức quốc trưởng. Đến năm 1955 quốc trưởng Bảo Đại bị thủ tướng Ngô Đình Diệm truất phế bằng một cuộc trưng cầu dân ý, mất hoàn toàn quyền lực, thành dân thường và bắt đầu cuộc sống lưu vong bên Pháp. Như vậy triều Nguyễn tồn tại 153 năm, bắt đầu sinh vào 1802, vong năm 1945 (sau sinh 11 gian lục thất) và tận năm 1955 (sau vong thêm 1 gian thập phân nữa).
Tự do và dân chủ
Số gian lục thất cũng có quy luật để tính toán. Với triều đại Cộng sản do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập năm 1945, số gian lục thất là 5, 2010 là năm vong, 2020 là năm tận. Cũng chẳng cần hiểu biết luật lục thất thập phân, chỉ cần phân tích biện chứng tình hình, bối cảnh chung, đánh giá những động lực bên trong và bên ngoài, nhận thức của những người cầm chèo cầm lái, … thì cũng có thể nhận ra được những biến động từ nay đến 2010. Đó cũng không nằm ngoài quy luật nhân quả. Xét cho cùng, không ai đánh bại được chủ nghĩa Cộng sản trên toàn cầu nếu nó tốt và phù hợp với quy luật tất yếu. Nó suy vong là bởi chính nó. Sự xuất hiện những tác nhân bên ngoài cũng chỉ là kết quả theo quy luật từ cái nhân bên trong tạo ra. Các tác nhân bên ngoài sẽ tôn tạo hay hủy diệt cái bên trong cũng là do cái nhân sinh ra từ bên trong đó. Triều đại Cộng sản Việt Nam sẽ suy vong nhanh chóng là tất yếu không thể cản lại được bởi chính những sai lầm của nó.
Điều nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam cần quan tâm trên hết lúc này là một thời đại mới sẽ hình thành như thế nào, chúng ta có nắm bắt được vận hội mới để tham gia kiến tạo hòa bình và ổn định cho toàn thế giới, qua đó tận dụng cơ hội để phát triển thịnh vượng bền vững hay không. Điều đó tùy thuộc hoàn toàn vào ước nguyện bây giờ của chúng ta. Nếu chúng ta lại rơi vào cái bẫy của nghèo đói hoặc của sự tham lam mà mong ước một xã hội thế nào cũng được miễn có thể kiếm tiền nhiều hơn thì lịch sử đã chứng minh rằng chúng ta sẽ không đi được đến đó. Nhưng nếu chúng ta mong cầu tự do; mong được có đầy đủ quyền con người mà tạo hóa dành cho chúng ta; kiên quyết nắm lấy quyền quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc mình bằng lá phiếu của mình để lựa chọn những thành phần ưu tú nhất lãnh đạo đất nước thì chúng ta sẽ có tất cả.
Chúng ta sẽ có quyền làm giàu và cũng có quyền không thích làm giàu, nhưng không ai có quyền tước đoạt hay ban phát những cơ hội đó của chúng ta. Chúng ta sẽ có quyền nói lên tiếng nói của mình mà không phải sợ hãi cho dù đó là những lời phê bình chỉ trích những nhà lãnh đạo. Lịch sử đã cho thấy rõ là những xã hội như thế thì luôn phát triển thịnh vượng và bền vững, mọi người trong đó luôn có cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp. Những doanh nhân chân chính khát khao làm giàu để làm ra của cải vật chất cho mình và cho xã hội thì chỉ cần phục vụ khách hàng và thỏa mãn cổ đông chứ không phải những quan chức nhà nước. Nhìn những doanh nhân "đại gia" nhất nước hiện nay phải cung kính trước mặt hoặc lấp xấp chạy theo các quan chức không chỉ tạo ra hình ảnh của sự bất công mà còn là sự hạ thấp phẩm giá của họ. Trong thời đại toàn cầu hóa này, Việt Nam cần những doanh nhân có tư thế lớn, ngẩng cao đầu. Người Nhật đã rất giận dữ khi doanh nhân của họ cúi đầu đút lót cho quan chức Việt Nam.
Và chủ quyền quốc gia
Một nền tự do dân chủ cũng sẽ giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền đất nước, chống việc xâm lấn biên giới lãnh hải hiệu quả. Nếu quyền lực tối cao của Việt Nam thực sự thuộc về nhân dân Việt Nam và quyền lực tối cao của Trung Quốc thuộc về nhân dân Trung Quốc thì chắc chắn hai dân tộc sẽ lựa chọn giải pháp chung sống hòa thuận để cùng nhau phát triển hòa bình. Thật đáng buồn với tình trạng hiện nay, khi quyền lực thuộc về một nhóm nhỏ cầm quyền ở cả 2 nước thì kẻ mạnh kích động tinh thần dân tộc hẹp hòi kêu gọi đánh chiếm Việt Nam, còn kẻ yếu thì trấn áp sự biểu lộ tinh thần yêu nước chống xâm lăng. Trong một xã hội mà quyền quyết định cuối cùng thuộc về nhân dân thì những tham vọng cá nhân muốn xâm chiếm nước khác không thể phát triển, nếu có cũng không thể thực hiện được vì điều đó đi trái ngược với ý muốn của đa số dân chúng. Tuyệt đại đa số con người trên trái đất này đều muốn hòa bình, không muốn đổ máu chém giết lẫn nhau. Người ta chỉ phải làm điều đó khi bị bắt buộc.
Nhật Bản sau 50 năm duy tân bằng những tư tưởng tự do đưa đến một sự cường thịnh chưa từng có trong lịch sử trước đó. Nhưng do không có một thiết chế dân chủ hiệu quả để duy trì tự do và dân chủ, nước Nhật đã sa vào chủ nghĩa quân phiệt rồi gây bao nhiêu chiến tranh khốc liệt, tàn sát hàng chục triệu người vô tội bởi tư tưởng đại Đông Á bệnh hoạn. Người Nhật cũng bị xua vào những cái chết vô nghĩa. Cuối cùng nó đã bị đánh bại một cách nhục nhã ê chề. Nhưng người Nhật đã nhanh chóng nhận ra sai lầm đó, họ hiểu rằng cần tôn trọng tự do và quyền quyết định vận mệnh đất nước của người dân. Và họ đã xây dựng một thiết chế hiệu quả để duy trì và đảm bảo dân chủ. Nhờ vậy mà nước Nhật đã đứng lên, phát triển nhanh chóng từ đống đổ nát. Cũng dân tộc Nhật đó nhưng gần 65 năm nay đã chung sống hòa bình với cả thế giới. Người Đức cũng đã như thế, không còn là mối đe dọa an ninh cho bất kỳ nước nào. Nước Mỹ tự do và dân chủ cũng không tránh khỏi vài lúc xuất hiện những tư tưởng bá quyền của t�
�ng lớp lãnh đạo, nhưng với quyền lực thực tế luôn thuộc về nhân dân Mỹ, nó dễ dàng thay đổi nhanh chóng để đưa về đúng với quỹ đạo của tự do, bình đẳng, bác ái, chống quyền lực tuyệt đối mà nó theo đuổi ngay từ những ngày đầu lập quốc.
Do vậy, thay vì đấu tranh phản đối Trung Quốc đe dọa biên giới lãnh hải Việt Nam, chúng ta cần đấu tranh để có được tự do, có đủ quyền con người và một thiết chế dân chủ hiệu quả. Khi đó chúng ta có quyền thể hiện lòng yêu nước của mình mà không phải chờ được phép.
Gửi những người Cộng sản
Những người Cộng sản Việt Nam hơn lúc nào hết nên nhận ra thời cuộc. Lịch sử sẽ sang trang và chấm dứt vai trò lịch sử của đảng Cộng sản. Lịch sử sẽ tiếp tục đi về phía trước. Việc phán xét công trạng của đảng Cộng sản cũng sẽ thuộc về lịch sử. Nhưng cho dù thế nào thì lịch sử cũng đã lựa chọn đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc giải phóng đất nước khỏi thuộc địa. Việt Nam ta đang đứng trước một vận hội lịch sử để có thể đóng một vai trò quan trọng trong một chiến lược toàn cầu để kiến tạo hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế giới. Vận hội đó cần một hình thái nhà nước và mô hình chính trị khác với hiện tại. Đó là sự phát triển tất yếu theo quy luật. Đó không phải là sự phủ định lịch sử. Việt Nam có sứ mạng lịch sử để trở thành một nơi cân bằng và giao thoa về kinh tế, văn hóa, chính trị giữa đông và tây để duy trì sự ổn định và hòa bình cho thế giới. Hãy để lịch sử tiến về phía trước nếu không muốn bị bánh xe lịch sử đè bẹp.
Bánh xe lịch sử đó nếu không đến từ trong thì cũng sẽ đến từ bên ngoài. Trong diễn văn nhậm chức tổng thống, ông Obama đã nói:
"Đối với những người bám lấy quyền lực nhờ tham nhũng, dối trá và bịt miệng tiếng nói đối lập, hãy biết rằng quý vị đang đi ngược lịch sử, nhưng chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu quý vị biết từ bỏ nắm đấm."
"Chúa trao cho mọi người quyền được bình đẳng, quyền được tự do, mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc."
"Và do đó đối với tất cả các dân tộc và chính phủ khác đang theo dõi chúng ta hôm nay, từ các thủ đô lớn nhất tới ngôi làng nhỏ nơi cha tôi ra đời: quý vị biết rằng nước Mỹ là bạn bè với từng quốc gia, từng cá nhân dù là nam hay nữ, từng đứa trẻ, đang tìm kiếm tương lai hoà bình và phẩm giá, và chúng ta sẵn sàng để đi đầu một lần nữa."
Chúc Tết năm Kỷ Sửu
Nếu người Mỹ gốc Phi bao lâu nay chỉ ước nguyện làm giàu là trên hết thì sẽ còn rất lâu nữa người da đen mới có thể chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế Mỹ. Nhưng họ đã ước nguyện đến tự do, đến quyền làm người của mình để đến ngày hôm nay họ có một tổng thống của nước Mỹ.
Do vậy năm mới, thay vì chúc nhau phát tài, chúng ta hãy chúc nhau và cùng nguyện ước đến tự do và quyền con người. Chúc cho Việt Nam dân chủ.
Xin hãy gửi lời chúc này đến tất cả người dân Việt.
Chào Kỷ Sửu. Đón chào một vận hội mới của Việt Nam.
Trần Đông Chấn
Mùa xuân, mùng 8 Tết Kỷ Sửu 2009

(*) Nhà xuất bản Trẻ in tháng 10-2008, dịch từ nguyên bản The Audacity of Hope – Barack Obama – 2006.

KHAI BÚT ĐẦU XUÂN

January 25, 2009 · Filed under Uncategorized

HÀO KHÍ ĐÔNG A
Tổ quốc lâm nguy không tiếng súng
Dân nghèo cùng khổ chẳng lời kêu
Trong quốc nạn cường hào tham nhũng
Ngoài dễ dàng thao túng giật dây
Xưa Diên Hồng hội nghị còn đây
Quyết một trận không làm nô lệ
Vẫn còn đấy Đông A hào khí
Dấy vang danh chí khí Lạc Hồng
Trần Đông Chấn
Mùng một Tết Kỷ Sửu, 2009
GIỤC GIÃ TRỐNG LỆNH
Sao băng rơi cuối trời Đinh Hợi
Mậu Tý vào xuân rét lạnh câm
Thương người nghèo khổ không no ấm
Giận người bất chính lạnh lương tâm
Giận thương giục giã trời đất gọi
Anh hào qui hội đối cuồng phong
Kỷ Sửu sang thu càng biến động
Canh Dần khởi sự sống lòng nhân
Trần Đông Chấn
Mùng bảy Tết Mậu Tý, 2008
HỘI NGHỊ LẠC HỒNG
Mây đêm án khuất vì tinh tú
Mộc tinh sắc khởi sáng phương đông
Hội Lạc tụ Hồng qui khí Việt
Chấn kế tinh minh rạng nước Nam
Lạc nước ngoại bang dần thôn tính
Hồng nhan khuyết trí bất tòng tâm
Hội khí năm châu phong chấn khởi
Nghị sự chiêu hiền chấn phục hưng
Trần Đông Chấn
Mùng một Tết Đinh Hợi, 2007
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc tinh Chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao
Trần Đông Chấn
Mùng một Tết Bính Tuất, 2006

CHÍNH TRỊ

January 9, 2009 · Filed under Uncategorized
Đang đọc một cuốn sách rất hay: "TIỂU LUẬN viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932" của Phạm Quỳnh. Tác giả là một nhà văn hóa lớn đầu thế kỷ 20, đã từng viết nhiều bài báo và tác phẩm văn học có giá trị.
Trong các tiểu luận này, có một bài báo tựa đề "Chính trị" được viết vào năm 1929 nhưng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Xin được trích dẫn vài đoạn:
"Vậy chính trị theo định nghĩa ở từ điển là gì? Đó là tất cả những gì liên quan đến công việc cai quản Nhà nước, đến công việc quản lý có hiệu quả mọi công việc công cộng, đến việc bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc.
Vậy thì, vì lẽ gì một công dân xứng với danh hiệu này, cho dù danh hiệu đó đã bị hạ thấp ít nhiều, – và đó chính là trường hợp của kẻ đang muốn trở thành công dân ở xứ Đông Dương hay ở nước Nam – lại có thể không quan tâm đến công việc của đất nước mình, nghĩa là quan tâm đến chính trị, cái chính trị như một nghệ thuật quản lý mọi công việc của đất nước sao cho tốt đẹp?
Vì lẽ gì một người nước Nam biết lo lắng cho sự phồn thịnh và tương lai của tổ quốc mình, lại có thể không tìm hiểu xem tố quốc mình được cai quản như thế nào, lại không tự hỏi liệu các thể thức cai quản hành chính hay cai quản hiện nay có phù hợp với đất nước mình không, và nếu cần, thì phải tiến hành những cải cách, những cải tiến, những sửa đổi hoặc những cải tạo hữu ích hoặc cần thiết nào? Và nếu cái người nước Nam ấy phát hiện thấy có những lạm dụng, những sai sót hoặc những vi phạm, liệu cái người nước Nam ấy có thể tự buộc tội mình không tố cáo chúng ra?
Tất cả những điều đó chính là chính trị, và đó không chỉ là quyền được làm mà còn là nghĩa vụ phải làm của người công dân.
Và nếu, trong khi tranh luận về những vấn đề lợi ích chung này, công dân nước Nam kia chỉ duy nhất bị thúc đẩy bởi ước vọng được có ích cho đất nước và đồng bào mình, nếu như công dân ấy không bao giờ mất bình tĩnh, mất khả năng làm chủ hoàn toàn bản thân, mất cái trung lập về tinh thần hay tính "trung dung" thành thói quen trải qua nhiều thế kỷ văn hóa Khổng giáo, nếu như công dân ấy không đem vào đó bất kỳ định kiến nào, bất kỳ sự nóng nảy nào, và hơn thế nữa, nếu công dân ấy luôn luôn giữ mình trong phạm vi hợp pháp và tôn trọng trật tự, thì có cái chính phủ nào, dù có yếu bóng vía đến mấy, lại có thể coi hành vi và thái độ như thế của công dân kia là một tội ác?
Ngược lại, một chính phủ quan tâm đến việc hoàn tất tốt nhiệm vụ của mình sẽ phải biết ơn những con người có thiện chí này, những người làm hết sức mình để soi tỏ cái niềm tin đó của chính phủ.
Và trong hoàn cảnh này, các bạn lại không muốn người nước Nam làm chính trị hay sao? Như thế chẳng khác nào các bạn muốn họ thờ ơ với số phận của đất nước họ, đến tương lai con cháu họ, đến hạnh phúc gia đình họ, đến cuộc sống của chính họ!
Chính các xã hội mị dân Phương Tây đã truyền bá ra thế giới dạng chính trị này, một dạng chính trị khêu gợi và khai thác các đam mê của dân chúng, chia rẽ dân tộc thành các bè phái đối lập, khích họ chống lại nhau, khơi dậy các bản năng thấp hèn nhất của dân chúng để thỏa mãn các tham vọng của một thiểu số sẵn sàng làm tất cả. Dưới cái cớ kiếm tìm hạnh phúc cho nhân dân, người ta ru ngủ và lừa dối nhân dân bằng các ảo tưởng nguy hiểm hoặc giả trá. Với chiêu bài chính trị này, những kẻ tầm thường nhờ vào những con người tốt đẹp hơn họ để giành lấy chính thắng, những người cuồng nhiệt nhất thì vùng vẫy và đứng ra trục lợi là láu cá nhất hạng hoặc là những kẻ ít biết hổ thẹn hơn cả thì đứng ra trục lợi.
Bọn họ duy trì trong xã hội một tình trạng siêu kích động triền miên thuận lợi cho sự bùng nổ mọi loại hằn thù, oán hận, mọi loại tình cảm xấu vốn đang ngủ yên trong đám đông. Đó chính là chính trị "làm chiêu bài cho đủ điều ngu ngốc, cho mọi thứ tham vọng, và cho mọi chuyện lười nhác" như Alphonse Daudet đã nói. Chính vì thế nó trở thành "chất hòa tan cực mạnh ý thức con người", trở thành yếu tố làm bại hoại tình cảm và phong tục. Cái thứ chính trị đó luôn luôn đi kèm với những cách thức thực thi ít nhiều được đem dùng phổ biến, bao gồm từ những lời dối trá ngu xuẩn nhất đến những dọa dẫm trơ trẽn nhất, từ các mưu mô xảo quyệt nhất đến hành động mua chuộc công nhiên nhất. Lợi ích chung, lợi ích của nhân dân, lòng ái quốc, sự hòa hợp xã hội, đó là những lời lẽ được dùng để biện hộ cho sự buông thả mọi dục vọng và mọi thói ích kỷ.
Dạng chính trị này, vốn dĩ mọi người đều có thể tiếp cận được, tự nhiên làm nảy nở mọi sự tầm thường. "Thô bạo, bất công, gây hận thù, và to mồm", nó làm những con người có giá trị tránh xa, nhưng lại phô ra những nét hấp dẫn đặc biệt cho đám người bất tài, mưu mẹo, tham vọng, ba hoa. Sở thích này bắt đầu lan truyền trong một số giới người nước Nam. Nhưng nếu đồng bào chúng ta được tiếp xúc sâu rộng với loại chính trị này, – và dường như đó là quy luật để "tiến bộ" lên – thì chúng tôi mong muốn sự tiếp xúc để tiến bộ đó càng xảy ra muộn càng tốt.
Kết luận phải rút ra từ sự so sánh như thế giữa hai dạng chính trị là rành rành rồi. Người nước Nam có thể và cần phải làm chính trị, nhưng đó là chính trị theo nghĩa thứ nhất đã đem ra phân tích: cái chính trị của lợi ích chung đòi hỏi một sự toàn tâm toàn ý cho việc công. Ngược lại, người nước Nam phải tránh cái chính trị có xu hướng mị dân, nó ve vãn nhân dân để lừa dối nhân dân, và bất chấp thực tế, khiến nhân dân
lao vào các ảo tưởng nguy hiểm và không thể thực hiện được." (trang 312 – 317)
Bài báo ra đời vào năm 1929, thời điểm mà chính quyền phong kiến và chế độ bảo hộ của thực dân Pháp bước vào giai đoạn suy vong. Đúng 80 năm trôi qua nhưng tình trạng bài báo mô tả chẳng thay đổi là mấy ở nước ta, có phần còn tệ hơn. Lúc đó còn có những tờ báo chính thức đăng tải công khai những bài báo như thế này. Tốt hơn nữa là tác giả của chúng chẳng bị làm sao. Không những thế, 2 năm sau ông còn được triều đình Huế mời vào làm quan, giữ đến chức thượng thư (tức bộ trưởng bây giờ). Chính quyền thực dân cũng chẳng bắt tội ông chút nào vì đã dám mỉa mai đến "mẫu quốc". Nếu Phạm Quỳnh sống vào thời nay thì chắn chắn các bài báo rất giá trị của ông sẽ bị xem là "lề trái". Nhưng "may" cho ông là đã không "phải" sống đến bây giờ. Ngay sau cách mạng Tháng 8 ông đã bị bắt và giết chết. Một thời gian dài mấy chục năm sau đó chính quyền xem ông là phần tử xấu.
Nhờ tiến bộ công nghệ của nhân loại, người dân Việt vừa tìm thấy một không gian để bày tỏ quan điểm và mối quan tâm chính trị cho đất nước thì chính quyền nhanh nhạy cho ra thông tư quản lý blog. Cuộc sống khó khăn của dân chúng đang có quá nhiều thứ cần chính quyền nhanh nhạy nhưng các quan chức đều vô cảm với những điều ấy. Hệ thống công quyền này chỉ quan tâm đến những cái họ gọi là nhạy cảm. Ý nghĩa trong sáng của tính từ này khi nói về công chúng là để diễn tà mức độ quan tâm rất lớn của nhiều người, nhưng nó đã bị lạm dụng và chính trị hóa để ngăn chặn sự quan tâm chính đáng của người dân vào chính trị.
Xét cho cùng đó là sự hoảng sợ. Yếu thế nào thì người ta mới sợ đến như vậy.
Trần Đông Chấn
Mùa đông tháng 1, 2009

CH��O 2009

December 31, 2008 · Filed under Uncategorized
2008 đã khép lại. Mậu Tý cũng sắp kết thúc. Hơn 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam chấp nhận kinh tế thị trường, chúng ta chưa bao giờ bước vào năm mới với một không khí ảm đạm như 2009 này. Cách đây đúng 11 năm, 1998 cũng khởi đầu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Đông Á nặng nề nhưng trong nước vẫn giữ được một tinh thần lạc quan để vượt qua khó khăn. Còn bây giờ sự bi quan bao trùm mọi sinh hoạt của xã hội. Nhưng đa phần người dân đều chưa biết rằng một cơn bão lớn đang chuẩn bị ập tới. Sự tuyên truyền trấn an của chính phủ làm cho chúng ta nghĩ đây chỉ là những khó khăn trước mắt và chủ yếu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Do vậy rất ít người có được một kế hoạch tránh bão an toàn.
Bão bao giờ cũng khốc liệt nhất với những ai bị bất ngờ với nó. Mọi người cần tìm nơi trú ẩn bảo toàn lực lượng, không phải là lúc ra khơi đánh bắt. Chỉ những con thuyền nào sớm nhận biết từ mấy năm trước là sẽ có bão thì mới vạch được những hải trình phù hợp để tiếp tục đi tới mà vẫn tránh được bão. Nhưng những con thuyền nào được cầm lái bởi những kẻ liều lĩnh, ăn may và dựa dẫm, tưởng mình là những thuyền trưởng tài ba thì sẽ bị cơn bão này nhấn chìm, cuốn phăng. Kỷ Sửu 2009 sẽ là năm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tồi tệ này. Nó đã khởi động từ đầu năm 2008 và sẽ chỉ kết thúc vào cuối năm 2010. Người ta sẽ có dịp để thấy hậu quả của việc làm trái các qui luật tự nhiên tai hại đến thế nào, không chỉ là qui luật kinh tế mà cả qui luật nhân quả.
Và có lẽ cũng không mấy ai, kể cả chính quyền ngờ rằng cơn bão này có thể lớn thành sóng thần, và nếu vậy, sẽ gây nên một cơn địa chấn về kinh tế, xã hội, chính trị lớn nhất trong vòng 33 năm qua. Chính vì thế mà chính phủ đang liều lĩnh và cầu may trong việc hoạch định và kéo người dân vào thực thi những chính sách vượt khó như hiện nay. Khả năng thành công của chúng rất thấp nhưng hậu quả của sự thất bại có thể dẫn đến sự giẫm đạp hỗn loạn lên nhau nhằm thoát thân khi xảy ra địa chấn. Việt Nam ta đang ở trong giai đoạn nhận lấy hậu quả của những việc trái qui luật không thể tránh khỏi. Một giải pháp đúng đắn là phải sửa sai ngay từ gốc để giảm bớt số lượng những "quả đắng" và sinh dần ra những "trái ngọt". Những gì chính phủ đang làm là bọc đường, nhúng mật cho những quả đắng và làm cho chúng tiếp tục sinh sôi nảy nở.
Mật ngọt lắm ruồi, đến khi hết đường hết mật thì sẽ trơ ra những quả đắng. Khi ấy là lúc chính quyền sẽ mất khả năng kiểm soát quyền lực tập trung vì không còn đường và mật để ban phát. Vì phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực nên chính quyền nuôi hy vọng kinh tế thế giới sẽ sớm phục hồi để có thêm đường thêm mật. Nhưng điều ấy sẽ không thể sớm hơn 2010. Bước vào 2010 niềm tin của người dân Việt Nam sẽ không còn gì có thể cứu vãn do rất nhiều người ngậm quả đắng vì tưởng là trái ngọt. Một môi trường như vậy ắt sẽ dẫn đến những biến cố chính trị to lớn.
Những thời điểm như thế chính là thời cơ cho những thay đổi căn bản mang tính lịch sử. Các vấn đề thâm căn của Việt Nam mà biểu hiện cuối cùng của nó là cuộc khủng khoảng hiện nay chỉ có thể giải quyết tận gốc bằng cách thay đổi toàn diện về chính trị – kinh tế – xã hội. Chữa trị những triệu chứng bên ngoài như lâu nay rất tốn kém mà không hiệu quả, qui luật tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi tất yếu hợp lý. Nhưng những thời điểm như vậy cũng là cơ hội cho những kẻ cơ hội tiếp tay cho ngoại bang chà đạp quyền lợi dân tộc.
Vận nước sẽ thay đổi tốt hay không phụ thuộc vào việc hình thành một lực lượng chính trị mới mang tính dân tộc và dân chủ, thực tâm đặt quyền lợi của đất nước và đa số dân chúng lên trên hết. Những ai có lòng vì vận mệnh đất nước phải kiên nhẫn chờ đợi thời cơ, nhưng cũng hãy giữ sự sốt ruột để duy trì nhiệt huyết.
Xin chúc mọi người dân có đủ sức khỏe và sự tỉnh táo để vượt qua giai đoạn khó khăn đỉnh điểm sắp tới. Và hãy giữ niềm tin, đặt nó đúng chỗ để chào đón một vận hội mới của Việt Nam.
Chào năm mới 2009.
Trần Đông Chấn
Mùa đông, ngày đầu tiên 2009

BÓNG ĐÁ VÀ KHÁT VỌNG

December 28, 2008 · Filed under Uncategorized
Chắc sẽ còn lâu nữa chúng ta mới hết được cảm giác ngây ngất với chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam trước đối thủ Thái Lan hôm nay. Chức vô địch Đông Nam Á thuộc về Việt Nam sau 50 năm sống trong hy vọng và chờ đợi. Không được ra tận sân Mỹ Đình, nhưng không vì thế mà màn ảnh nhỏ không cho tôi được những giây phút nín lặng khi bị tấn công, thổn thức khi bị dẫn trước, hồi hộp nhìn đồng hồ trôi đến phút 90. Rồi chợt nổ tung vỡ òa vì vui sướng. Bóng đá mang đến thật nhiều cảm xúc, từ niềm vui của từng con người đến niềm tự hào cho cả dân tộc. Và cả những suy nghĩ nặng trĩu…
Chen giữa dòng người ùn ùn ra phố reo mừng, tôi tự hỏi: làm sao để sự thắng lợi, niềm tự hào dân tộc không chỉ là những giây phút và âm vang từ sân cỏ; làm sao vị thế của Việt Nam trên toàn cầu sẽ được khẳng định để thỏa lòng khao khát của con Hồng cháu Lạc trên khắp năm châu. Nhìn bao nhiêu con người ra đường bất chấp mưa gió và thời tiết lạnh giá mới thấy rõ sự khát khao muốn khẳng định giá trị Việt Nam trên trường quốc tế của người dân, nhất là giới trẻ mãnh liệt đến thế nào. Hai tiếng Việt Nam đồng thanh vang lên bất chấp mọi khác biệt.
Sức mạnh dân tộc đang ẩn chứa trong những khát khao cháy bỏng như thế.
Trong bóng đá, niềm khát khao ấy được tự do thể hiện và bày tỏ, được phép phê bình chỉ trích mà chẳng ai bị bắt tội. Mọi người đều được quyền nói lên quan điểm của mình vì niềm khát khao đó. Dù cũng có những lời lẽ quá đà nhưng đó chẳng qua là sự nôn nóng mong muốn kết quả tốt đẹp mà khi hiểu ra người ta sẵn sàng xin lỗi. Nền bóng đá nước ta còn rất nhiều vấn đề nhưng nơi đó lại có sự dân chủ nhất trong các hoạt động mang tính công chúng ở Việt Nam, và có lẽ vì thế mà nó đạt được sự khẳng định quốc tế sớm nhất.
Nhưng bóng đá chỉ là một trò chơi. Cho dù chúng ta sẽ tiếp tục có vài chức vô địch nữa thì vị thế Việt Nam cũng chẳng cải thiện là bao nếu mọi người không có quyền bảy tỏ ý kiến và thể hiện khát khao của mình một cách tự do, có quyền phê bình những người cầm lái đất nước mà không phải sợ hãi. Chắc gì ông Calisto hôm nay có thể đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam nếu như không có những chỉ trích bằng đủ thứ lời lẽ khác nhau. Chúng có thể làm ông phiền lòng nhưng chúng cũng giữ cho ông một nhiệt huyết và lòng quyết tâm khẳng định mình đúng. Những nhà cầm quân có bản lĩnh không sợ những điều chỉ trích từ công chúng, đó là những áp lực cần thiết để tăng thêm sức mạnh và sự sáng suốt cho họ. Sức mạnh kinh tế, chính trị và cả sức mạnh bảo vệ tổ quốc chỉ có được khi dân chúng có sự khát khao và tự do bày tỏ về những điều đó.
Tự do là quyền tự nhiên của mọi người, nhưng nó không tự nhiên mà có.
Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam và cảm ơn các cầu thủ. Các bạn đã mang đến cho mọi người không chỉ niềm vui chiến thắng và khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn cho chúng ta nhiều điều phải suy ngẫm…
Trần Đông Chấn
Rạng sáng 29 tháng 12, 2008.

KHỦNG HOẢNG – CƠ HỘI CUỐI

November 23, 2008 · Filed under Uncategorized
Vào tháng này năm ngoái, quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2008 theo đề xuất của chính phủ. Mặc dù tình hình lạm phát lúc đó đã đến mức báo động nhưng chính phủ và quốc hội vẫn xây dựng mục tiêu tăng trưởng GDP 8,5% – 9%. Con số này là một cơ sở để đòi phải tăng cường đầu tư, nghị quyết nêu rõ đầu tư sẽ đạt 42% GDP trong cùng năm tài khóa 2008 – một con số rất cao và tỷ lệ nghịch với chất lượng tăng trưởng nhưng tỷ lệ thuận với giá trị tham nhũng. Kết quả là các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn và tổng công ty, được rót ngân sách khổng lồ và đầu tư tràn lan vào đủ thứ lĩnh vực. Nguy cơ lạm phát không hề được tháo ngòi nổ từ gốc mà lại còn bị đổ thêm dầu vào lửa bởi nạn đầu tư ăn xổi ở thì này. Hậu quả thì thấy ngay lập tức, lạm phát và nhập siêu phi mã chóng mặt. Chính phủ buộc phải thắt chặt tiền tệ nâng lãi suất lên còn chóng mặt hơn.
Lợi ích công hay tư?
Hậu quả đến giờ ai cũng nhìn thấy. Nông dân lẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ điêu đứng, phá sản hàng loạt; sản xuất đình đốn làm sức cung suy giảm nghiêm trọng. Nhưng điều tồi tệ hơn nữa là sức cầu đã và đang tiếp tục suy thoái nặng nề cho dù nhu cầu mong muốn của người dân vẫn tăng. Chính phủ buộc phải nới lỏng tiền tệ. Dù vậy, lãi suất có xuống thêm nữa thì nhu cầu vay để đầu tư cho sản suất cũng không thể phục hồi chỉ trong một vài tháng do lực lượng sản xuất đã thiệt hại nặng nề, không thể gượng dậy ngay được. Trong khi đó, các biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa và đầu tư đang được khởi động. Những cái vòng luẩn quẩn đang được lặp lại.
Kỳ họp quốc hội mới đây vừa thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2009. Không hề tìm thấy những phân tích xác định các yếu kém căn nguyên của nền kinh tế và các vấn đề xã hội đang nóng bỏng để đưa ra những biện pháp sửa lỗi căn bản nhằm dần tạo ra sự phát triển bền vững. Thay vào đó, mục tiêu tăng trưởng được đặt khoảng 6,5%, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên GDP là 39,5% (có giảm so với 2008 nhưng vẫn ở mức rất cao). Điều này cho thấy chính quyền vẫn tiếp tục theo đuổi những mục tiêu ngắn hạn, kém chất lượng và không bền vững.

Các mục tiêu này vẫn xoay quanh lợi ích của các nhóm thiểu số và được chi phối bởi động lực của các nhóm này như từ nhiều năm nay, bất chấp những nguy cơ và hậu quả vẫn còn đó của cả nước, bất chấp những bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới. Việt Nam đang cần một sự tăng trưởng mà cơ hội của nó được phân bổ công bằng cho hầu hết dân chúng. Một mức tăng trưởng thấp hơn nhưng chất lượng tốt hơn thì đa số người dân vẫn được hưởng thành quả. Với kiểu tăng trưởng như lâu nay, lợi ích thì các nhóm thiểu số chiếm đoạt nhưng hậu quả thì đa số dân chúng lãnh đủ. Đó là chưa kể tác hại của môi trường bị hủy hoại, kẹt xe tắt đường, v.v…, tất cả đều đè nặng lên đa số người dân.

Thực sự muốn bền vững?

Cũng trong kỳ họp quốc hội vừa rồi, có đại biểu quốc hội chất vấn chính phủ về chiến lược phát triển bền vững thì được thủ tướng trả lời rằng phần này đã có trong báo cáo vừa mới đọc. Khi xem báo cáo này thì thấy một chiến lược tăng trưởng bền vững được viết trong vài dòng, với ý chung chung là xây dựng trên 3 trụ cột. Tiếng nói của những đại diện dân cử có đủ quyền hạn và tư cách còn bị dễ dàng lướt qua trước nghị trường, trước hàng triệu người dân mà họ đại diện, thì những cảnh báo khác làm sao thắng được sức mạnh của các nhóm lợi ích thiểu số. Những gì đang diễn ra ở Việt Nam gần một năm nay đã được cảnh báo ngay từ đầu năm 2006. Các phân tích cảnh báo này đã được gửi đến những đại biểu quốc hội với hy vọng họ sẽ tác động cần thiết để tránh những cơn bão cho nền kinh tế. Hy vọng này đã không thành hiện thực.
Bước sang 2007, những nguy cơ này càng trầm trọng hơn nhưng cả nước đang bị làm cho phấn khích với việc gia nhập WTO. Những cảnh báo nguy cơ và kiến nghị giải pháp đã được gửi đến các vị lãnh đạo chính phủ cao nhất với mong muốn nó sẽ được quan tâm để tháo gỡ ngòi nổ cho nền kinh tế. Những vấn đề được đề cập trong các bài "Một năm sau đại hội X – Cảnh báo những nguy cơ quốc gia", "Việt Nam đồng đang ở đâu và sẽ đi về đâu" đều được trình bày rõ ràng kèm những giải pháp gửi cho các vị này. Khi chỉ nhận được sự thờ ơ của họ thì các bài viết này mới được cho công bố rộng rãi. Nhóm vận động này cũng đã tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau thông qua những quan hệ khác nhau nhưng đều vô tác dụng trước sức chi phối của đồng tiền.
Vừa rồi, nhóm vận động này lại đổi cách tiếp cận, muốn thông qua báo chí chính thống trong nước để lên tiếng cảnh báo đến toàn dân nhằm tạo ra sự nhận thức đúng đắn vấn đề. Điều này ngoài việc giúp người dân khả năng tự chống đỡ khó khăn nó còn tạo áp lực lên các chính sách vĩ mô để có được sự điều chỉnh cần thiết, đặc biệt là lúc chính phủ và quốc hội chuẩn bị cho kế hoạch 2009. Kết quả nhận được vẫn là một sự im lặng đồng nhất, trong đó ứng xử có trách nhiệm nhất là "cảm ơn đã gửi bài". Dù không quá ngạc nhiên nhưng những ai tham gia vào công việc này đều không thể tránh khỏi cảm giác xót xa cho số phận của dân tộc.
Chúng ta đều có thể hiểu được sức ép và sự bị khống chế mà các nhà làm báo gặp phải thời gian qua. Nhưng thái độ cúi đầu quá dễ dàng và nhanh chóng của họ thì thật khó mà tìm được sự đồng tình và thông cảm của người dân. Báo chí bây giờ thích khai thác sự bực dọc, uất hận của dân chúng đối với các sự việc đã gây hậu quả hơn là cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để tránh hoặc đối phó với những nguy cơ có thể gây
hại. Một khi người dân đủ khả năng tự bảo vệ mình thì những hành động của các tổ chức hoặc nhóm lợi ích muốn trục lợi trên người dân khó mà thực hiện được để có thể gây ra hậu quả.
Bong bóng và thực chất
Một cơ hội nữa lại bị bỏ qua. Vào cuối năm 2007 nếu các nhà hoạch định chính sách vĩ mô biết lắng nghe và đặt quyền lợi của đa số dân chúng lên trên hết thì đã có được những chiến lược đúng đắn để chủ động đối phó với khủng hoảng, giảm đi thiệt hại rất lớn, thay vì rơi vào bị động buộc phải dùng đến những biện pháp gây nhiều hậu quả như ngày nay. Còn bây giờ, cơ hội để tránh được một sự sụp đổ nặng nề cũng đã bị đánh mất khi các chính sách của 2009 được phê chuẩn. Vẫn như từ nhiều năm nay, các chính sách vĩ mô này chủ yếu tập trung sử dụng các công cụ tiền tệ và tài khóa. Những thứ này chỉ tạo ra các tác động trong ngắn hạn, nhất thời làm thay đổi giá trị danh nghĩa – tức là một sự thay đổi ở ngọn. Sự thay đổi các giá trị danh nghĩa này nếu không đi kèm với sự gia tăng nguồn lực thì trước sau gì chúng cũng sẽ bị điều chỉnh về giá trị thực.
Các giá trị danh nghĩa ở Việt Nam hiện nay là những bong bóng khổng lồ liên thông nhau. Thời gian qua chúng chưa hề được xả hơi để giảm nguy cơ nổ tung, áp lực từ chỗ này chỉ được chuyển tạm thời qua chỗ khác mà thôi. Chứng khoán và bất động sản bơm hơi qua lạm phát và lãi suất, từ đây bơm tiếp vào tỷ giá. Bây giờ nó đang tìm cách để bơm vòng lại bất động sản, nếu biện pháp "kích cầu" bất động sản lần này không có tác dụng thì quả bóng tỷ giá sẽ nổ tung. Khủng hoảng do bong bóng xảy ra trong tình trạng nội lực suy kiệt như Việt Nam lúc này sẽ gây ra một sự sụp đổ toàn diện.
Nhiều nước trên thế giới cũng đang khủng hoảng, nhưng nước nào có nguồn lực trong nước được chăm sóc tốt và thực chất – tức là có nền tảng vững thì cho dù khủng hoảng có rất nặng nề đi nữa, nền kinh tế nước đó vẫn có khả năng điều chỉnh và nhanh chóng tạo ra cơ hội mới để phát triển. Việt Nam lâu nay luôn thiếu vắng những biện pháp chăm sóc từ gốc làm nó ngày càng mục ruỗng do đó mà nội lực của quốc gia ngày càng suy kiệt. Nguồn lực trong nước không chỉ ít được tạo mới mà còn bị khai thác tràn lan và phí phạm. Nguồn lực quan trọng nhất là con người thì ngày càng kém chất lượng và bị xem thường. Vốn xã hội thì bị xói mòn và xuống cấp. Niềm tin thì bị đem ra chơi trò cút bắt bịt mắt bắt dê. Chúng ta rất muốn lạc quan để vượt qua khó khăn nhưng thật khó để tìm thấy những sở cứ cho nó.
Vẫn theo đuổi ngắn hạn
Vì sao các chính sách vĩ mô thời gian qua chỉ thích ở ngọn thì cũng không khó hiểu. Dù các công cụ tiền tệ và tài khóa này chỉ có tác dụng ngắn hạn nhưng chúng lại dễ làm, và lại rất dễ bị lợi dụng để trục lợi bởi các nhóm lợi ích và cả những người sử sụng công cụ. Hậu quả dài hạn của nó thì người dân "hưởng" trọn. Các biện pháp cải cách hành chính và thể chế là điều vừa khó, lại vừa làm mất đi quyền lực để trục lợi cho nên vẫn ì ạch giậm chân tại chỗ. Vừa rồi có một đại biểu quốc hội chất vấn thủ tướng đại ý là làm sao cải cách hành chính có tiến triển để dân gian không phải kêu hành dân là chính nữa. Người đứng đầu chính phủ thay vì trả lời thì phản bác lại rằng qui kết như thế là không có thực tiễn.
Tuy nhiên điều đáng quan ngại hơn nữa là những phát biểu của các thành viên chính phủ trước kỳ họp quốc hội vừa rồi cho thấy trong những năm kế tiếp chính phủ sẽ vẫn theo đuổi những chính sách ngắn hạn bằng các công cụ tiền tệ và tài khóa; không nhìn nhận tình trạng khủng hoảng để giải quyết tận gốc. Chi phí cho việc duy trì bong bóng này rất tốn kém, làm cho nguồn lực trong nước đã yếu lại càng thiếu hụt, chỉ những kẻ trục lợi và đầu cơ chính sách là hưởng trọn. Dự trữ trong dân bị "xén lông cừu" nên đã vơi cạn bởi những cơn sốt phình lên xẹp xuống của các bong bóng chứng khoán, nhà đất, lạm phát, lãi suất, tỷ giá. Dự trữ ngoại tệ quốc gia được cho biết là có tăng lên chút ít. Tuy vậy, sau lời khẳng định nhiều lần của người đứng đầu chính phủ trước quốc hội và toàn dân về việc người nông dân trồng lúa lời trung bình 60% trong năm 2008, người dân đã có cơ sở để hoài nghi về tất cả những số liệu khác mà chính phủ công bố.
Tin từ việc chuẩn bị hội nghị của chính phủ trong tháng tới để triển khai nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2009 cho hay: các tập đoàn và tổng công ty nhà nước sẽ lại được dành ưu tiên rất lớn trong việc đầu tư kích cầu và đầu tư đón đầu hậu khủng hoảng. Cho dù quốc hội có yêu cầu xiết chặt quản lý các tập đoàn kinh tế, nhưng sự khẳng định của người đứng đầu chính phủ trước quốc hội về vai trò quan trọng của các doanh nghiệp này trong việc điều tiết vĩ mô và kiềm chế thành công lạm phát vừa rồi, đã cho họ những kim bài miễn tội, thúc đẩy họ tiếp tục đi vào những kế hoạch tai hại. Những kiểu điều hành vĩ mô thế này cho thấy mong muốn phát triển bền vững chỉ là những khẩu hiệu suông.
Bất ổn đang gia tăng
Tình trạng bất ổn xã hội đang gia tăng. Trong cả 2 kế hoạch của 2008 và 2009 đều đặt mục tiêu tạo ra 1,7 triệu việc làm mới mỗi năm. Nếu đây là một tính toán nghiêm túc thì nó thể hiện sự thụt lùi về chất lượng tăng trưởng vì năm 2008 ban đầu được dự kiến sẽ tạo ra 8,5 – 9% tăng trưởng GDP; con số tương tự cho 2009 là 6,5%; số việc làm được tạo mới bằng nhau cho một mức tăng sản lượng thấp hơn, tức năng suất lao động trên đầu người sẽ sụt giảm. Sự tăng trưởng không dựa trên tăng năng suất thì làm sao nói đến phát triển bền vững được. Mà làm sao có được việc làm mới trong khi lực lượng duy nhất làm được điều này trong nhiều năm qua là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hấp hối và đã chết gần một nửa. Thực ra không ít người thừa hiểu rằng những con số mục tiêu về việc làm này được đưa ra để che dấu tình trạng thất nghiệp đã và sẽ còn tăng nhanh và phức tạp trong thời gian tới. Tội phạm và tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng mạnh.
Với người nông dân thì tương lai trước mắt còn mờ mịt hơn rất nhiều. Lực lượng lao động trong khu vực này ngày càng tăng cả về con số lẫn tỷ lệ. Trong khi đó tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai th�
� đang bị thu hẹp nhanh chóng, mà đầu tư cho công nghệ để gia tăng năng suất lao động thì gần như bằng không. Chuyển đổi sang việc làm trong khu vực công nghiệp và dịch vụ thì gặp phải những chiếc bánh vẽ của các kẻ đầu tư để chiếm đất nông nghiệp. Số cầu lao động do các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra hàng năm cho khu vực nông thôn thì bây giờ là một con số âm to tướng. Những công nhân gốc nông dân giờ đây trở về quê với hai bàn tay trắng, không đất không nghề. Mưu sinh với họ là cả một thử thách đạo đức. Hàng tỷ đô-la đầu tư kể cả từ nước ngoài lẫn từ nhà nước thì số dành cho nông nghiệp và nông thôn chỉ là phần thừa đuôi thẹo. Lúa, cá, tôm, cà phê, v.v… giảm giá và ế ẩm đang chồng chất nợ nần lên người nông dân. Doanh nghiệp nếu phá sản còn áp dụng được luật để giải trừ trách nhiệm trả nợ, còn người nông dân thì có chết cũng không hết trách nhiệm do vỡ nợ. Con giun xéo mãi cũng oằn.
Mong qua ngày đoạn tháng
Bức tranh chung thật là u ám. Và điều đáng lo sợ nhất là tư duy đối phó ngắn hạn của những người cầm chèo cầm lái. Người ta vẫn còn trông chờ vào những phép màu nên tiếp tục mua thời gian bằng cách vay mượn tương lai để tạm qua năm tháng hiện tại. Nhưng không ai mua mãi như thế được vì thời gian mua được càng về sau càng ngắn đi do chi phí mua càng tăng lên. Cũng giống như phải chấp nhận vay siêu cao của người sau để trả lãi cao cho người cho vay trước đó vậy, càng ngày càng cụt dần. Nếu trước đây những chính sách ngắn hạn chỉ thấy hậu quả khoảng vài ba năm sau đó, thì bây giờ chỉ vài tháng là hiển hiện.
Năm 2007 tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kém chất lượng vào đầu năm thì cuối năm lạm phát tăng mạnh; giảm thuế nhập khẩu để chống đợt lạm phát này thì ngay lập tức nhập siêu tăng vọt vào đầu năm 2008; kéo theo lạm phát cùng phi mã. Rồi nó lại được chữa trị bằng lãi suất cao, giết chết sản xuất trong nước chỉ vài tháng sau đó. Bị buộc phải cam kết với giới tài phiệt giữ giá tiền đồng cao đến không tưởng nên tất yếu phải nâng lãi suất càng cao hơn nữa để giữ chân dòng vốn đầu cơ không chạy ra ngoài. Nhưng bài học chưa kết thúc. Sau khi đã trục lợi chán chê bằng cách đó thì các dòng vốn này đang được rút dần và gia tăng áp lực lên tỷ giá.
Cả nước đang gồng mình chịu đựng sức căng của bong bóng tỷ giá. Bây giờ nếu không muốn dòng vốn này chuyển ra khỏi Việt Nam thì phải có những món gì khác rất hời hơn nữa để giữ chân họ lại. Dài hạn hay ngắn hạn, chấp nhận xì hơi bong bóng tỷ giá hay bơm áp lực của nó qua chỗ khác là bài toán đang đợi sự quyết định khôn ngoan lẫn dũng cảm hay không của những người cầm lái. Có rất ít hy vọng để tin cơ hội cuối cùng này sẽ không bị đánh mất. Những kẻ cơ hội và các nhóm lợi ích tư vẫn đang chực chờ vây quanh các tay chèo và bánh lái với hàng trăm biện pháp trục lợi được che dấu dưới những chiêu bài "ổn định kinh tế vĩ mô".
Dân phải tự cứu mình?
Thiếu tỉnh táo chiến lược lần này sẽ dẫn đến một sự sụp đổ. Hậu quả của nó sẽ rất kinh hoàng và còn phải chịu thêm tác động kép của khủng hoảng thế giới. Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực. Lần này không chỉ dân nghèo, bình dân phải hứng chịu nặng nề, mà thành phần trung lưu thành thị lẫn nông thôn đều sẽ phải chịu đựng những hậu quả kinh khủng, chưa thể lường hết được. Những lúc khó khăn, người dân có quyền trông chờ vào sự ra tay của nhà nước, điều đó không thể gọi là ỷ lại. Nhưng nhà nước sẽ làm gì thì đến giờ vẫn chưa rõ ngoài việc kêu gọi toàn dân cùng chia sẻ khó khăn và làm mọi người lạc quan ảo.
Trong những tình huống như vậy, nếu không có những cam kết thành thật và dẫn hướng từ nhà nước thì dân chúng sẽ hành động ở trạng thái mất niềm tin để tự cứu lấy mình. Đó là lúc rối loạn xã hội sẽ phát triển nhanh chóng. Và những kẻ đầu cơ trên sự rối loạn đó lại xuất hiện đúng lúc.
Chúng ta đều mong điều tốt đẹp, nhưng có lẽ người dân phải dự phòng tình huống xấu nhất để tự lo cho mình.
Trần Đông Chấn
Mùa đông tháng 11, 2008
Kỳ sau: Làm gì để vượt qua khó khăn này? Để trả lời tốt nhất câu hỏi này, rất mong các bạn đọc đóng góp ý kiến, giải pháp bằng hộp comment bên dưới hoặc gửi email đến tdc2010@gmail.com. Nhóm nghiên cứu rất hoan nghênh và quan tâm đến tất cả mọi ý kiến xây dựng. Xin cảm ơn.

TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

November 19, 2008 · Filed under Uncategorized
Tôn tạo sinh thành ơn cha mẹ
phạm nên người nghĩa thầy cô
Trọng đức công thầy xin ghi khắc
Đạo nghĩa ơn cô suốt cuộc đời
Xin trân trọng tri ân đến tất cả nhà giáo Việt Nam
Trần Đông Chấn
Đầu đông tháng 11, 2008

TỰ DO VÀ SỰ SỢ HÃI

November 8, 2008 · Filed under Uncategorized
Một đêm đầu tháng 11 này, vừa vào blog thì thấy ngay một bức thư chủ đề "khẩn", mở ra đọc:
Thưa chú,
Cháu đường đột viết thư này vì một chuyện mà cháu thấy cần chú giúp. Cháu là một bộ đội đang đóng quân tại Trung đoàn Gia Định, Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh, ở cùng đơn vị với anh Nguyễn Tiến Trung mà có thể chú biết vì đã lập ra Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ. Cháu thích ảnh vì ảnh hiểu biết nhưng khiêm tốn và hòa đồng, không giống những gì mà có lần cháu đọc được trên báo Công An nói về ảnh trước khi cháu vào bộ đội. Có lẽ vì lý lịch đặc biệt của ảnh mà cấp trên luôn giao người theo dõi mọi động thái của ảnh và hình như ảnh cũng biết nên sinh hoạt rất đúng mực. Thời gian rảnh cháu thấy ảnh toàn đọc sách.
Nhưng tuần rồi ảnh bị đưa ra đấu tố phê bình trước toàn đơn vị, khoảng 4 đến 5 người công kích ảnh nặng nề, nói rằng ảnh háo danh đấu tranh dân chủ. Những người quí mến ảnh như cháu thì chẳng làm được gì vì ai cũng biết nếu nói ra thì thế nào cũng bị kỷ luật. Lý do ảnh bị như vầy là vì đọc và cất các tài liệu dân chủ trong đơn vị. Hiện nay ảnh đang bị quản lý rất đặc biệt, nhiều người theo dõi, tụi cháu nghe nói rằng nếu ảnh bị kỷ luật một lần nữa thì có thể bị giam. Nhưng điều đáng lo lắng hơn là cháu biết được rằng hiện nay có nhiều người được phân công để tìm ra những sơ hở của ảnh, mà sơ hở thì sao mà tránh được, ví dụ như đi hành quân đến các nơi xa, có khi hàng trăm cây số đi bộ, phải mang súng theo người. Ai sơ hở để mất súng là có thể bị phạt tù giam đến 7 năm theo luật của quân đội.
Cháu không biết nhiều về cái việc mà ảnh làm trước khi vào bộ đội, cháu chỉ thấy rằng ảnh là người tốt, nếu không may bị chuyện gì đó tương tự như trên thì rất tội nghiệp cho ảnh. Cháu thực tình không biết làm sao, nghe bạn bè cháu nói rằng chú là người hiểu nhiều, hiểu rộng nên cháu thử viết cho chú biết, hy vọng là chú sẽ làm được điều gì đó giúp ảnh.
Kính chúc chú sức khỏe.
Cháu kính thư.
Tôi không biết nhiều về chàng thanh niên Nguyễn Tiến Trung, cũng chưa bao giờ gặp mặt. Tôi chỉ mới đọc một số bài viết liên quan đến Trung trên BBC và vài lần trao đổi với Trung trên blog này. Nhưng tôi cảm kích người thanh niên này đã sẵn sàng từ bỏ công việc đang làm với lương cao để đi vào quân đội vì điều mà mình tin là sẽ có ích cho nhiều người. Nếu xã hội có nhiều người như thế thì nó đã tốt đẹp hơn rất nhiều. Nhưng thật tiếc rằng không ít thanh niên bây giờ sống thật vô cảm và ích kỷ.
Một ngày hè tháng 6 vừa rồi, lâu lắm mới ngồi sau tay lái trên đường Sài Gòn. Sắp đến giờ tan tầm nên người trên đường bắt đầu hối hả. Đường Nguyễn Thái Học đông xe nhưng không kẹt, vẫn có thể chạy với tốc độ đến 25 km/h nhờ không có các dãy lô cốt công trường. Qua cầu Ông Lãnh, gần tới ngã ba Hoàng Diệu nghe thấy tiếng xe cứu thương hú inh ỏi phía sau, tôi vội vàng giảm tốc độ, tạt xe vào bên phải, ấn còi liên tục và ép nhiều xe máy dạt vào trong để tạo khoảng trống bên trái cho xe cứu thương vượt lên. Tôi thật bất ngờ khi thấy hàng chục chiếc xe máy khác tranh thủ khoảng trống vừa tạo ra để chèn lên trước và cản luôn hướng vượt lên của xe cứu thương đang ngay cạnh bên trái xe tôi. Đúng lúc ấy đèn đỏ, những chiếc xe máy "cướp" đường này lại tuân thủ luật pháp một cách khó hiểu, họ dừng lại ngay trước mũi xe cứu thương, bất chấp tiếng còi vừa inh ỏi vừa tha thiết của nó. Tôi quan sát rất kỹ, hơn một chục xe máy mà không một người cầm lái nào thậm chí ngoái đầu nhìn phía sau vì họ biết thừa rằng sau họ là chiếc xe cứu thương mà họ vừa vượt qua. Một sự vô cảm đáng sợ.
Ngay lúc đó cửa xe bên phải tôi bị đạp mạnh, nhìn qua tôi thấy một thanh niên cỡ 25 tuổi, tóc nhuộm vàng chóe; một tay cầm nón bảo hiểm, một tay đang đập mạnh cửa kính; miệng la to bắt tôi ra khỏi xe. Bước đến anh ta tôi thấy một chiếc SH còn mới ngã cạnh xe tôi. Chàng thanh niên hùng hổ:
"Ông ép té xe tôi mà lại ngồi yên trên xe vậy hả?"
Tôi giải thích rằng tôi thực sự không biết vì tôi đang mãi tránh và quan sát xe cứu thương, và tôi xin lỗi. Nhưng cậu ta vẫn lớn tiếng, chửi thề và bắt tôi đền. Tôi sợ tắt đường nên bảo cậu ta dựng xe lên đưa vào lề bên kia đường Hoàng Diệu, tôi cũng sẽ đánh xe vào nói chuyện. Không ngờ cậu ta lại hét lớn:
"Mày định xóa hiện trường à?"
Cậu ta chỉ cỡ nửa tuổi tôi. Tôi vẫn lên xe và đánh qua bên kia lề mặc cho lúc đó cậu ta đứng phía bên cửa lái đập cửa đe dọa. Tôi dừng và bước xuống xe, cậu ta cũng dựng xe lên và chạy đến chỗ tôi đứng.
"Bây giờ ông tính sao? Xe tôi trầy nặng như vầy, máy móc không biết có ảnh hưởng gì không nữa, quần tôi cũng bị cà xuống đường, hư rồi, hàng hiệu đó biết chứ!"
Tôi bảo rằng đây là rủi ro không ai muốn, tôi thực sự không biết và cũng không cố tình làm cho cậu ta ngã, lúc đó rõ ràng có một xe cứu thương, tôi nói:
"Nếu anh biết thông cảm cho hoàn cảnh lúc đó thì anh cũng đã nhanh chóng dạt vào lề phải thì tôi đã có thể không vô tình làm anh ngã, xe cứu thương đã hú còi từ rất xa, anh đã nghe và đáng lẽ phải sẵn sàng tránh qua phải. Tôi cũng không thấy thiệt hại gì đáng kể,
điều quan trọng là anh đã không bị gì là may mắn rồi. Xe tôi cũng trầy xước nặng. Nhưng đây là chuyện không lớn, chúng ta nên bỏ qua."
Cậu ta vẫn cương quyết không, giọng điệu càng gây gổ và đe dọa, cậu ta còn nói:
"Đ.. cần biết xe cứu thương gì cả, chuyện này giữa tôi và ông thôi."
Tôi nói nếu cậu ta không đồng ý tôi sẽ gọi công an. Cậu ta thách. Tôi bấm 113 và cậu ta cũng điện thoại cho ai đó. Lát sau hai cảnh sát giao thông đến, tôi trình bày sự việc và yêu cầu cảnh sát xác minh với những người chứng kiến bên đường, và tôi yêu cầu phải làm rõ ràng sự việc này. Cậu thanh niên giờ lại khăng khăng với cảnh sát là tôi chạy ẩu, giành đường và ép cậu ta té, lúc đó xe cứu thương đã đi qua rồi, tôi sai nên xóa hiện trường. Tôi chỉ yêu câu cảnh sát làm đúng trách nhiệm. Thấy nãy giờ cậu ta không hề xuất trình giấy tờ nên tôi cương quyết yêu cầu cảnh sát kiểm tra bằng lái xe của cậu ta. Lúc ấy, cậu ta có vẻ đổi giọng rồi lấy điện thoại, gọi cho ai đó và đưa máy cho một trong hai người cảnh sát. Họ nói gì tôi không biết, chỉ biết rằng ngay sau đó người cảnh sát này bước đến tôi nói rằng "để em giải quyết việc này, anh đi đi" và trả lại giấy tờ cho tôi.
Lên xe mà lòng tôi nặng trĩu. Con người không xử sự với nhau bằng đạo lý và cần đến pháp luật. Đại diện của pháp luật thì không hề giải quyết bằng luật pháp. Tất cả giềng mối của xã hội mà không có đạo lý lẫn pháp luật làm nền tảng thì nó đứng trên cái gì? Câu hỏi này làm tôi nhớ đến bộ phim "The Quick and the Dead" (*) xem trên HBO vài tháng trước. Chuyện phim kể về một thị trấn nhỏ tên Marshall thời miền tây hoang dã của nước Mỹ. Nó bị một băng cướp chiếm giữ và cai trị. Người đứng đầu luật pháp của thị trấn bị hành hình. Cô con gái vị thành niên của người này bị ép buộc phải nổ súng để cứu cha nhưng viên đạn vô tình giết chết cha mình. Tên đầu đảng áp đặt thu phí 50% tiền kiếm được của cư dân thị trấn bằng nỗi sợ hãi của chính họ. Hắn triết lý rằng hắn tạo ra được trật tự nên không cần đến luật pháp. Hắn làm mọi cách để mọi người hiểu và nhận thức rằng hắn là duy nhất ở đây được cầm quyền và ra lệnh. Hắn cho gì thì người khác mới được làm. Không ai dám nói hay làm gì mà hắn không thích. Không ít kẻ theo hắn, phục vụ hắn, bán mình cho hắn thì được sống trên nhiều người. Nhưng hầu hết mọi người đều câm lặng để sống yên ổn trong nỗi sợ hãi.
Đến một ngày cô gái ấy trở về, đã trở thành một tay súng thiện xạ vì lâu nay cô nung nấu ý chí trả thù cho người cha yêu quý. Nhưng rồi chính cô cũng rơi vào nỗi sợ hãi vì thế lực của tên đầu đảng, vì tài đấu súng của hắn. Và quan trọng hơn hết là vì cô thấy toàn người xấu thị hiện, không thấy người tốt ở đâu. Cô nhục nhã bỏ đi và định từ bỏ luôn ý định trả thù cha. Trên đường cô gặp lại một vị bác sĩ già, người bạn cũ của cha cô. Ông nói với cô rằng thực ra còn rất nhiều người tốt ở thị trấn đó, nhưng tất cả họ đều hèn nhát cũng như ông nên cô không được thấy. Nhưng họ vẫn hy vọng và chờ đợi một người can đảm nào đó dám đứng lên dừng tên đầu đảng lại. Một khi có người như thế, người tốt sẽ xuất hiện và giúp đỡ. Cuối cùng cô đã trở lại và hạ được tên đầu đảng với sự giúp sức của nhiều người tốt, trong đó có một người đã từng là đồng bọn của hắn. Người ta đã giúp cô để cô trả lại pháp luật cho thị trấn, không phải để cô trả thù.
Nỗi sợ hãi cũng có thể được dùng để xây nên giềng mối cho xã hội. Nhưng chắc chắn rằng nó sẽ không bền vững và tốt đẹp.
Cậu bé viết thư trên cho tôi đã làm một việc tốt nhưng phải len lén, ở giữa nhiều người thì sợ không dám lên tiếng bảo vệ điều mình nghĩ là đúng. Cậu thanh niên tóc vàng mặc hàng hiệu thì bộc lộ đủ thứ cái xấu nhưng chẳng biết sợ gì trước bàn dân thiên hạ và cả luật pháp. Chẳng khó gì để thấy xung quanh ta hằng ngày hàng nghìn chuyện nghịch lý như thế. Đưa hối lộ là xấu và sai nhưng chẳng mấy ai sợ, nhưng phát hiện và tố giác tham nhũng thì giờ ai cũng sợ … đi tù. Xã hội sẽ đi về đâu khi người ta sợ làm cái tốt, cái đúng là điều quá dễ đoán trước.
Trần Đông Chấn
Cuối thu tháng 11, 2008
http://trandongchan.wordpress.com/


0o0
http://danluan.org/node/1675

Sự thật về Blogger Trần Đông Chấn - Change We Need

Thân gửi các bloggers trong cũng như ngoài nước, đặc biệt đến những ai đã từng có thời gian đọc và ghé thăm blog cũ của tôi tại yahoo360 blog trước đây.
Đầu tiên, tôi và anh Trần Đông Chấn (Anh Trần Huỳnh Duy Thức) có dùng chung một blog được tạo trên yahoo 360 lấy tên là Change we need. Vậy nên, có thể nói sự thật là không sai khi báo chí nói blogeers Change we need và TDC là một.
...
Tôi không có được cái tài như của anh, chỉ có thạo tin hơn anh. Chúng tôi đã thống nhất và quyết định đăng tải những gì tôi biết tại blog Change we need trước đây (và kể từ bây giờ, sau này nữa).
Một thời gian dài sau đó, tôi và anh vẫn chưa (chính xác là không) một lần nào bàn bạc đến việc trực tiếp gặp mặt hay nhắc đến các vấn đề cá nhân bởi anh muốn giữ an toàn cho tôi, và bản thân tôi thì cũng sẽ biến mất sau khi tôi cảm thấy mình đã hoàn thành cái nhiệm vụ mà chúng tôi trao đổi. Ngày anh bị bắt trước cả khi báo chí loan tin thì tôi mới chợt giật mình bởi những nhân vật cấp cao trong bộ chính trị rỉ tai nhau là đã bắt được Change We Need (là tôi) và Trần Đông Chấn. Suy nghĩ đắn đo, cũng chưa biết ý anh thế nào, cùng với công việc bận rộn, và những vấn đề cá nhân khác, đến hôm nay, sau hơn 10 ngày lập lại blog tại multiply, tôi cho rằng mình không thể giữ im lặng trước những gì anh và gia đình đang chịu đựng. Change we need không chỉ có một mình anh, mà là điều cả dân tộc chúng ta đang mong muốn, thay đổi để có được những gì chúng ta muốn. Từ đây có thể con đường anh đi sẽ gặp nhiều hơn những khó khăn, nhưng tôi tin rằng những gì chúng ta tin tưởng sắp thành hiện thực.
Nhân đây, về blogger psonkhanh, tôi vẫn luôn nghĩ đây chính là người bạn đã giới thiệu tôi đến blog anh TDC. Nhưng điều này bản thân tôi không dám khẳng định bởi người như anh xung quanh có nhiều bạn bè, psonkhanh và tôi cũng không liên lạc gì nhiều, chủ yếu là bàn bạc xung quanh những bài viết của anh nhưng tôi nghiêng về giả thiết rằng, psonkhanh là một con người khác, cũng cảm phục tài năng của anh như tôi và cũng chỉ tồn tại trên internet mà thôi.
Gửi đến anh psonkhanh: xin anh giữ mình, tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của anh đến đây là đã cơ bản hoàn thành, bài viết "Lời bộc bạch của một đảng viên" của anh có thể là một kết thúc đẹp cho những đảng viên như anh, như tôi và bao nhiêu đảng viên khác, những người vào đảng vì mục đích phục vụ tổ quốc chân chính.
Chừng nào tôi còn an toàn, sẽ còn gửi đến các bạn những bài viết khác. Hẹn gặp tại "Tài liệu tuyệt mật của ĐCS" vào entry tới.
CHÚ Ý : Độc giả Dân Luận vào Blog Change We Need cần đọc tiếp phần phản hồi về bài viết trên để có thêm thông tin. Và hãy cẩn thận !!!


From: Tu Cong <tanphat@hotmail.com>
To: Exryu-WW <exryu-ww@yahoogroups.com>; exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com; Exryu-Forum <exryu-ww-forum@yahoogroups.com>
Sent: Friday, 2 December 2011 11:38 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Mo^.t ba`i to'm ta('t ra^'t hay!

 
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/12/ngoi-sao-bi-nhot.html?utm_source=BP_recent

Ngôi sao bị nhốt

Posted on02/12/2011


Nguyễn Thanh Giang (danlambao) - Trong bài "Lạm phát ở Việt Nam – Thử tìm nguyên nhân" của tôi, viết hồi tháng 3 năm 2008, có đoạn trích dẫn - "Học giả Trần Đông Chấn vạch ra cái cơ chế maphia ởViệt Nam như sau: "Họ không hình thành nên những phe nhóm riêng rẽ cụ thể nào cả, mà len lỏi có mặt ở tất cả mọi nơi, từ cơ quan đảng đến nhà nuớc, chính phủ đến quốc hội, trung ương đến địa phương, cơ quan hành chính đến các doanh nghiệp. Cũng không có một thỏa thuận liên minh nào được cam kết nhưng bọn họ phối hợp hành động rất ăn ý và đồng bộnhờ có một mục tiêu chung là trục lợi. Họ không thể hiện chính kiến riêng và luôn hoan nghênh tất cả các nghị quyết của đảng, chỉ thị của chính phủ, dự luật của quốc hội và các quyết định của chính quyền địa phương cho dù là chúng mang tính bảo thủ hay cấp tiến... Nhưng điều tồi tệ và nguy hại nhất ở đây chính là những kẻ cơ hội này đang được các thế lực nước ngoài hỗ trợ và nuôi dưỡng vì quan hệ cộng sinh và vì những kế hoạch dài hơn"".
Ít lâu sau ngày viết bài đó tôi mới biết người được tôi tôn xưng "học giả" là một tác giả trẻ cùng tuổi Bính Ngọ với con trai tôi. Anh tên là Trần Huỳnh Duy Thức. Xét về Thiên Can, anh lại cùng can Bính với tôi. Tử vi bảo: Bính biến vi sư, Bính biến vi tù. Trong tư cách "sư", anh xứng đáng bậc thầy của nhiều cán bộ lãnh đạo ĐCSVN. Nhưng, quả là anh đang bị tống tù. Phiên tòa phúc thẩm ngày 11/5/2010 đã kết án anh 16 năm tù và 5 năm quản chế (bản án số 254/2010/HSPT) với tội danh "hoạt động nhằm lật đổchính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ luật Hình sự.
Bài viết này mang đầu đề "Ngôi sao bị nhốt" vì tôi nghĩ đến một B. Obama (4 – 8 - 1961), một D.Medvedev (14 –12 – 1965), một Y. Shinawatra (21 – 6 – 1967) … ở Việt Nam . Những người này đều cùng độ tuổi, cùng tầm tư duy với Trần Huỳnh Duy Thức (29 – 11 – 1966).
Trong lĩnh vực kinh tế:
Từ một cửa hàng kinh doanh máy tính nhỏ hợp doanh với Lê Thăng Long (cùng học IT tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM), tháng 5 năm 2001 họ đã mua lại được Cty Mligo Solution và sáu tháng sau đó, tháng 11/2001, Trần Huỳnh Duy Thức đã nắm tay Lê Thăng Long đĩnh đạc bước chân vào thị trường Mỹ, mua lại công nghệVoIp (giao thức Internet) rồi về thành lập Cty Global EIS và Cty OCI với hàng trăm nhân viên và nhà khoa học.EIS và OCI một thời từng được báo chí đánh giá là niềm tự hào của IT VN khi tiên phong đầu tư ở nước ngoài. EIS được một tờ báo quen viết bài khen để khai thác quảng cáo gọi đó là Giác đấu trên đất Mỹ.
Không chỉ thành đạt trong kinh doanh, kiến thức kinh tế còn đủ sâu sắc để THDT đưa rađược những dự báo tầm quốc sự rất đáng nể:
"Tôi còn nhớ, cuối năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đang căng phồng như bong bóng. Vào thời điểm đó, mãi lực chứng khoán lần đầu tiên đã len lỏi vào hầu hết các tầng lớp dân chúng Việt Nam . Ngoài công chức, doanh nhân, trong các phiên giao dịch chưa chính thức (OTC) và sàn chứng khoán, người ta thấy sự có mặt của không ít bà nội trợ, các bác nông dân lam lũ. Sự xuất hiện kịp thời bài viết "Việt Nam đồng đang ở đâu và sẽ về đâu" của bác Trần Đông Chấn như là một liều thuốc có công dụng giải "say" cho nhiều người đang bị mãi lực chứng khoán cuốn hút. Bên cạnh kiến thức sâu sắc vềtài chính và tiền tệ, người đọc còn cảm nhận sự tinh túy của bác Chấn trong việc sử dụng 02 câu sấm Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm) để cảnh báo dân chúng về hiểm họa của những cái vòi Bạch Tuộc tài chính quốc tế khi quyết định đầu tưvào chứng khoán. Vì vậy, bài viết của bác Chấn đã vinh dự được sử dụng trong chương trình thời sự của đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) cảnh báo dân chúng vào thời điểm ấy".
Một nhà báo đã từng viết như vậy trên mạng.
Về mặt khoa học-công nghệ: Nhiều người thừa nhận rằng chính THDT và công ty EIS, OCI của anh đã đi tiên phong "thị trường hóa" giấc mơ tin học chỉ mới được nhen lên từ các chương trình nghiên cứu cấp quốc gia kiểu như của nhà toán học PhanĐình Diệu. Do vậy, anh có thể xem là một trong những người đã lập công đầu trong sự nghiệp xây dựng nền công nghệ thông tin ở Việt Nam .
Ngoài ra, như lời trong thư của thân phụ THDT, ông Trần Văn Huỳnh, cán bộ Phòng Văn hóa Đối ngoại TP.HCM gửi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đã viết về con mình:
"Trong nhiều năm qua, Thức đã dành thời gian, tâm huyết, sức lực nghiên cứu về kinh tế học, chính trị học và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước với mục đích là cảnh báo đến lãnh đạo đứng đầu Nhà nước, Đảng và Chính phủ về những nguy cơ của đất nước có thể bị thôn tính biến thành thuộc địa kiểu mới trong thời đại toàn cầu hóa. Đầu tiên, Thức đã gửi thư trực tiếp đến một số vị lãnh đạo thông qua conđường công văn chính thức bưu điện và nhờ một số người có quan hệ gửi trực tiếp nhưng không đến được tận tay của các vị lãnh đạo đó. Trong số các bức thư này, có bức thư ngày 7/1/2004 mà Thức đã gửi cho Chủ Tịch, lúc đó là Bí Thư Thành ủy TP.HCM và bức thư ngày 14/4/2007 gửi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng …. Do đó, Thức đã chọn cách viết blog để đăng tải những bài viết cảnh báo về nguy cơ đất nước nhưng vẫn chưa được quan tâm của lãnh đạo trong khi các nguy cơ vẫn tiếp tục phát triển ngày một nguy cấp".
Trần huỳnh Duy Thức đã viết những gì?
* Anh chỉ ra những sai lầm của Chính phủvà Quốc hội trong việc vạch kế hoạch phát triển và mục tiêu tăng trưởng:
"Vào tháng này năm ngoái, quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 theo đề xuất của chính phủ. Mặc dù tình hình lạm phát lúc đó đã đến mức báo động nhưng chính phủ và quốc hội vẫn xây dựng mục tiêu tăng trưởng GDP 8,5% - 9%. Con số này là một cơsở để đòi phải tăng cường đầu tư, nghị quyết nêu rõ đầu tư sẽ đạt 42% GDP trong cùng năm tài khóa 2008 - một con số rất cao và tỷ lệ nghịch với chất lượng tăng trưởng nhưng tỷ lệ thuận với giá trị tham nhũng. Kết quả là các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn và tổng công ty, được rót ngân sách khổng lồvà đầu tư tràn lan vào đủ thứ lĩnh vực. Nguy cơ lạm phát không hề được tháo ngòi nổ từ gốc mà lại còn bị đổ thêm dầu vào lửa bởi nạn đầu tư ăn xổi ở thì này. Hậu quả thì thấy ngay lập tức, lạm phát và nhập siêu phi mã chóng mặt. Chính phủ buộc phải thắt chặt tiền tệ nâng lãi suất lên còn chóng mặt hơn.
... Sự tăng trưởng không dựa trên tăng năng suất thì làm sao nói đến phát triển bền vững được. Mà làm sao có được việc làm mới trong khi lực lượng duy nhất làm được điều này trong nhiều năm qua là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hấp hối và đã chết gần một nửa. Thực ra không ít người thừa hiểu rằng những con số mục tiêu về việc làm này được đưa ra để che dấu tình trạng thất nghiệp đã và sẽ còn tăng nhanh và phức tạp trong thời gian tới. Tội phạm và tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng mạnh" (1).
* Anh vạch rõ cái mặt trái đang hoành hành của thị trường chứng khoán nước ta:
"Nhưng thật trớ trêu, thị trường chứng khoán bị biến thành nơi rửa tiền, để đầu cơ trục lợi ngắn hạn, vốn thực sự được huy động để đưa vào nền kinh tế chẳng bao nhiêu, nguy cơ rủi ro cho các ngân hàng không hề giảm đi mà còn trầm trọng hơn vì người ta vay vốn ngân hàng đổ vào chứng khoán; cổ phần hóa bị biến thành cơ hội rất tốt để bán rẻ tài sản toàn dân cho nước ngoài để các quan chức tham nhũng trục lợi. Năng lực thực thi các chính sách vĩ mô của chính quyền các cấp, từtrung ương đến địa phương đang thực sự bị thách thức bởi những kẻ cơ hội. Lực lượng này phát triển kinh khủng kể từ sau đại hội X nhưng lại không dễ bị nhận dạng vì bọn họ không hình thành nên những phe nhóm riêng rẽ cụ thể nào cả, mà len lỏi có mặt ở tất cả mọi nơi từ cơ quan đảng đến nhà nước, chính phủ đến quốc hội, trung ương đến địa phương, cơ quan hành chính đến các doanh nghiệp" (2).
* Và dự báo cái nguy cơ khủng hoảng đang hiện hữu:
"Các giá trị danh nghĩa ởViệt Nam hiện nay là những bong bóng khổng lồ liên thông nhau. Thời gian qua chúng chưa hề được xả hơi để giảm nguy cơ nổ tung, áp lực từ chỗ này chỉ được chuyển tạm thời qua chỗ khác mà thôi. Chứng khoán và bất động sản bơm hơi qua lạm phát và lãi suất, từ đây bơm tiếp vào tỷ giá. Bây giờ nó đang tìm cách để bơm vòng lại bất động sản, nếu biện pháp "kích cầu" bất động sản lần này không có tác dụng thì quả bóng tỷ giá sẽ nổ tung. Khủng hoảng do bong bóng xảy ra trong tình trạng nội lực suy kiệt như Việt Nam lúc này sẽ gây ra một sự sụp đổ toàn diện.
Nhiều nước trên thế giới cũng đang khủng hoảng, nhưng nước nào có nguồn lực trong nước được chăm sóc tốt và thực chất – tức là có nền tảng vững thì cho dù khủng hoảng có rất nặng nề đi nữa, nền kinh tế nước đó vẫn có khả năng điều chỉnh và nhanh chóng tạo ra cơhội mới để phát triển. Việt Nam lâu nay luôn thiếu vắng những biện pháp chăm sóc từ gốc làm nó ngày càng mục ruỗng do đó mà nội lực của quốc gia ngày càng suy kiệt. Nguồn lực trong nước không chỉ ít được tạo mới mà còn bị khai thác tràn lan và phí phạm"(1).
"……sự tồn tại trong thoi thóp hiện nay của các tập đoàn kinh tế nhà nước đơn thuần chỉ dựa vào sự cung cấp tài chính từchính phủ cũng như bó hẹp hoạt động trong phạm vi sân nhà mà thôi. Cái gói kích cầu kinh tế kia thực chất đã được dùng vào việc vực dậy các tập đoàn ăn hại này tồn tại được ngày nào hay ngày đó. Nhưng liệu các doanh nghiệp này có sống dựa mãi được vào ngân sách nhà nước hay không? Khi tiền hết thì mỗi lương duyên tốtđẹp này e rằng phải sớm nói lời chia tay"(5).
*
Anh xót xa cho thân phận hẩm hiu của nông dân nước ta:
"Với người nông dân thì tương lai trước mắt còn mờ mịt hơn rất nhiều. Lực lượng lao động trong khu vực này ngày càng tăng cả về con số lẫn tỷ lệ. Trong khi đó tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai thì đang bị thu hẹp nhanh chóng, mà đầu tư cho công nghệ để gia tăng năng suất lao động thì gần như bằng không. Chuyển đổi sang việc làm trong khu vực công nghiệp và dịch vụ thì gặp phải những chiếc bánh vẽ của các kẻ đầu tư để chiếm đất nông nghiệp. Số cầu lao động do các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra hàng năm cho khu vực nông thôn thì bây giờ là một con số âm to tướng. Những công nhân gốc nông dân giờ đây trở về quê với hai bàn tay trắng, không đất không nghề. Mưu sinh với họ là cả một thử thách đạo đức. Hàng tỷ đô-la đầu tư kể cả từ nước ngoài lẫn từ nhà nước thì số dành cho nông nghiệp và nông thôn chỉ là phần thừa đuôi thẹo. Lúa, cá, tôm, cà phê, v.v… giảm giá và ế ẩm đang chồng chất nợ nần lên người nông dân. Doanh nghiệp nếu phá sản còn áp dụng được luật để giải trừ trách nhiệm trả nợ, còn người nông dân thì có chết cũng không hết trách nhiệm do vỡ nợ. Con giun xéo mãi cũng oằn"(1).
* Sửquan thế giới của anh có thể xem là mới lạ, độc đáo và đáng suy ngẫm:
"Muốn giàu có và làm cuộc sống tốt đẹp hơn là điều con người hướng tới và tìm kiếm từ hàng nghìn năm trước, nhưng xã hội loài người chỉ mới thực sự phát triển thịnh vượng được vài trăm năm nay. Người ta thường gắn cho thành tựu vĩ đại này là nhờ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Điều đó không sai, nhưng bước tiến bộ nhảy vọt về khoa học kỹ thuật này chỉ là quả, nhân của nó chính là sự giải phóng tự do và tư tưởng con người. Có tự do và quyền con người nên người ta mới thỏa sức nghiên cứu, tìm tòi để hiểu rõ được những quy luật của tự nhiên; mới không sợ hãi phát biểu chính kiến của mình để tìm ra những giải pháp tốt nhất. Đây chính là nền tảng quan trọng cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để tạo ra các phát minh, sáng chế; hiểu được quy luật kinh tế; và sáng tạo ra những hệ tư tưởng chính trị, triết học làm thay đổi hình thái nhà nước hiệu quả hơn. Lịch sử đã chứng minh rằng một xuất phát điểm ở phía sau nhưng đặt quyền tự do của con người lên trước đã thắng và vượt xa một xuất phát điểm ở phía trước nhưng không coi trọng quyền và sự tự do của con người.
Trong cả thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới, lớn hơn cả Châu Âu cộng lại. Vào lúc đó, khi mà triều đại phong kiến Trung Quốc vẫn đang say sưa với sức mạnh của mình và tiếp tục tìm mọi cách để đạt mục tiêu là kẻ mạnh nhất giàu nhất, thì Phương Tây bắt đầu những cuộc cách mạng về nhân quyền với mục tiêu hàng đầu là giành bằng được quyền tự do của con người. Chỉ 50 năm sau, Trung Quốc đã trở thành một kẻ to xác nhược tiểu bị các nước phương Tây xâu xé, rồi sau đó bị Nhật – một láng giềng nhỏ bé đi theo mô hình phương Tây xâm chiếm. Triều đình Mãn Thanh phải ký hàng loạt các hiệp ước bán nước nhục nhã. Trong cùng thời gian đó, thế giới phương Tây đã phát triển nhanh chóng, đạt đến sự thịnh vượng bền vững. Điển hình là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đất nước này đã đưa vào trong hiến pháp đầu tiên của mình sự bảo vệ quyền con người; tự do của con người được đưa lên trên tất cả những thứ cần bảo vệ khác. Hiến pháp Hoa Kỳ đã hiệu chỉnh nhiều lần nhưng ở đó sự tự do thiêng liêng của con người vẫn luôn là ngự trị số một. Không phải tự nhiên mà Mỹ trở thành quốc gia cường thịnh như ngày nay. Tự do cho con người cũng không phải là thứ tự nhiên mà có" (3).
* Với sử quan ấy THDT đã nhìn thấu cái hiểm họa tương lai củaĐại Hán Trung Quốc:
"Một dân tộc vĩ đại như Trung Quốc lẽ ra phải có một ví trí xứng đáng hơn nhiều so với hiện nay. Vị trí ấy sẽ không bao giờ có được đến khi nào mà tự do và nhân quyền của người Trung Hoa được tôn trọng một cách đầy đủ. Ngược lại, sự phát triển kinh tế như hiện nay sẽ dẫn đến một sự mất cân bằng xã hội nghiêm trọng, dễ dàng gây nên những rối loạn chính trị và hình thành nên một triều đại mới, giống như sự tồn vong của các chế độ phong kiến ở nước này xưa nay. Nhưng trước khi sụp đổ nó sẽ gây ra bao nhiêu tai họa cho cả thế giới. Khi một cá nhân hay một nhóm nhỏ cầm quyền cảm thấy mình có quyền lực tuyệt đối với hàng chục, hàng trăm triệu người thì sẽ dễ dàng nắm trong tay mình những nguồn lực khổng lồ. Tham vọng bá quyền tất sẽ phát sinh. Đang độc tôn về chính trị nên họ dễ dàng kích động tinh thần dân tộc hẹp hòi để phát động những cuộc chiến tranh tàn phá những dân tộc và quốc gia khác. Điều này đã từng xảy ra trong cả chủ nghĩa phong kiến, tư bản lẫn cộng sản (3) .
* Và cái viễn cảnh cần cảnh giác của thế giới:
"Thế giới ngày nay vẫn đang đứng trước những nguy cơ tương tự. Nếu toàn cầu hóa thất bại trong việc tạo ra một sự phân bổ hợp lý thị trường thế giới và Trung Quốc không hình thành được một thiết chế dân chủ để đảm bảo tự do và các quyền cơ bản, kể cả quyền quyết định vận mệnh chính trị quốc gia cho người dân Trung Hoa; Nga không phát triển được nền dân chủ non trẻ dân chủ hơn nữa thì nguy cơ xảy ra một cuộc chiến diện rộng để tranh giành thị trường, ảnh hưởng và thỏa mãn tham vọng cá nhân được ẩn chứa trong những mục tiêu dân tộc là điều khó mà tránh khỏi. Đây thực sự là một thách thức rất lớn cho toàn nhân loại trong vòng 20 năm tới" (3).
* Anh kêu gọi ĐCSVN hãy chấn đạo quốc gia để tạo an hòa cho phát triển lành mạnh và bền vững:
"Nhà nước cần tập trung chấn đạo cho quốc gia. Đạo không phải là tôn giáo, các tôn giáo là những phương pháp hiệu quả để tải đạo. Đạo là những qui luật vận động thiên nhiên khách quan của trời đất mà khi ngộ đạo con người sẽ hiểu rằng trên có trời, dưới có đất và ở giữa cái không gian ấy con người cần sống với nhau bằng lòng nhân nghĩa. Chỉ khi đó cuộc sống của người dân mới có được sự cân bằng giữa đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống tâm linh mà không bị rơi vào các thái cực của đam mê vật chất, độc đoán hoặc lệ thuộc tư tưởng và mê cung tôn giáo. Sự cân bằng như vậy sẽ làm cho xã hội thăng hoa. Khi đó sức miễn nhiễm và đề kháng của xã hội sẽ rất cao nhờ ý thức độc lập tự chủ và tương trợ cộng đồng của mỗi công dân" (4).
"Việt Nam đang cần một sự tăng trưởng mà cơ hội của nó được phân bổ công bằng cho hầu hết dân chúng. Một mức tăng trưởng thấp hơn nhưng chất lượng tốt hơn thì đa số người dân vẫn được hưởng thành quả. Với kiểu tăng trưởng như lâu nay, lợi ích thì các nhóm thiểu số chiếm đoạt nhưng hậu quả thì đa số dân chúng lãnh đủ. Đó là chưa kể tác hại của môi trường bị hủy hoại, kẹt xe tắt đường, v.v…, tất cả đều đè nặng lên đa số người dân" (1).
Trênđây chỉ là trích đoạn phần nhỏ trong số gần năm mươi bài viết, bản kiến nghị …của THDT, nhưng chắc hẳn cũng đủ để người đọc thấy được:
"Đó là kết quả của những chuỗi dài nhiều đêm thức trắng trong hơn 5 năm làm việc với một nhiệt huyết cháy bỏng, một nghị lực phi thường của con tôi. Nói thật là tôi chưa hề thấy qua một tài liệu nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc và đầy tinh thần xây dựngđối với các vấn đề rộng lớn của đất nước như được giới thiệu trong Con đường Việt Nam . Thức con tôi là người rất bận rộn vì trách nhiệm với một đại gia đình, với mấy trăm nhân viên và cổ đông công ty mà mình điều hành. Cho nên để nghiên cứu, kiến nghị các vấn đề của đất nước, con tôi phải sử dụng hầu hết thời gian đáng lẽ cần dùng cho nghỉ ngơi, tái tạo sức lực của mình. Tôi rất hiểu tính cách của Thức không làm việc này vì trông đợi vào những lợi ích cho riêng mình" (6).
Thân sinh THDT đã tỏ ra khiêm tốn, Sự thật, những trang viết của THDT không chỉ thể hiện "một nhiệt huyết cháy bỏng, một nghị lực phi thường" mà còn biểu hiện một trí tuệ trác việt, một tấm lòng từ bi. Đúng như nhận xét của một cháu gái tên Nhi nào đấy:
"Cháu đọc mail của chú càng thấy rõ ra rằng …vì sao cháu hân hạnh được biết chú. Đó là cái cháu lấy làm quan trọng nhất cháu tìm thấy ở suy nghĩ của chú. Đó chính là hướng đến và xây dựng VN với tâm hồn không hận thù (như cháu có viết trong 1 entry của cháu, có lẽ cháu chịu ảnh hưởng đạo Phật từ nhỏ).
Cả mail trước và mail này, cháu đều thấy điều đó. (còn những điều khác cháu rất thấy cảm phục về những nhận xét của chú) Hận thù luôn đi đôi với tàn phá nên không nên tồn tại trong ý nghĩ nếu như muốn xây dựng bất cứ điều gì. Nay cái khủng hoảng ở VN chính là thời cơ để có thay đổi (như bài viết của chú). Mà thay đổi như thế nào để có một thay đổi tốt đó là điều cháu rất quan tâm".
Những dòng tôn vinh của nhà báo Lê Diễn Đức thật đích đáng, nhưng ngậm ngùi làm sao::
"Trần Huỳnh Duy Thức! Anh đừng sợ! Cuộc dấn thân nào cũng phải trả giá và sẽ được tri ân bởi dân tộc. Thậm chí nếu phải chết, anh sẽ là bất tử. Sự tiếp diễn của con người anh trong cuộc sống này chính là niềm tự hào về lòng dũng cảm và yêu nước của gia đình, của con cháu anh, của bạn bè và các thế hệ tương lai. Di sản của anh sẽ vĩnh cửu. Không phải ai xuống mồ cũng có được điều đó. Tiền bạc nhiều đến đâu cũng không mua đượcđiều đó!"
Về phần bài viết này, chỉ mong sao khuấy động được lương tri để xin mọi người cùng lên tiếng, cùng dóng được hồi chuông nguyện hồn những ai có quyền, hãy xem xét lại mà xóa đi bản án tàn bạo, sớm trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức.
Nhân sinh nhật thứ 45 của Thức
Hà Nội, 25 tháng 11 năm 2011
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm- Hà Nội
Mobi: 0984 724 165
danlambaovn.blogspot.com


__._,_.___
]



----- Forwarded Message -----
From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com> 
Sent: Friday, December 2, 2011 1:43 PM
Subject: [exryu-ww-vannghe] Re: [Exryu-ww-Forum] Mo^.t ba`i to'm ta('t ra^'t hay!

No comments:

Post a Comment