Friday, December 2, 2011

Giải pháp nào cho Tầu cộng ở Biển Đông?


Chủ Blog:
Sau đây là bài The US and China in confrontation in Asia. Who wins ? của giáo sư Carl Thayer, và trước khi vào bài này là ý kiến của anh DTK, đàn anh của tôi thuộc nhóm anti-Hanoi. Xin giới thiệu để các đọc giả tham khảo.





Giải pháp nào cho Tầu cộng ở Biển Đông?
Khương Tử Dân


Cám ơn Anh Việt Hải Trần đã cho posted lên bài viết của gs. Carl Thayer có vẻ quan trọng hóa vấn đề đối lực giữa Mỹ và Tầu cộng.


Gs. Carl Thayer đề cập tới căn cứ hải quân của Tầu cộng ở vịnh Yulin và cảng hải quân ở Yulin trong đảo Hải Nam. Vấn đề căn cứ quân sự, kể cà tiềm thủy định nguyên tử của Tầu cộng ở vịnh Yulin đâu phải là chuyện mới lạ, bí mật và khó đối phó. Cái khó là nếu không khám phá ra căn cứ quân sự, tiềm thủy đỉnh của Tầu ở mô? Như Tầu cộng không biết được chính sách vị trí của các tiềm thủy đỉnh của Mỹ di chuyển. Đó mới là điều đáng sợ hãi trong chiến thuật. Căn cứ hải quân của Tầu cộng đã bị tình báo của Anh, Mỹ khám phá từ lâu. Cũng nên nói thêm là Vịnh Cam Ranh là cảng quân sự cho các chiến hạm và tiềm thủy đỉnh, tốt nhất trong khu vực Thái Bình Dương, mà Nga và Mỹ đã không muốn chiếm giữ, thì giá trị căn cứ hải quân của Tầu cộng ở Yulin, cũng chẳng có gì đáng phải sợ hãi, nhất là mọi sự di chuyển của tiềm thủy đỉnh của Tầu cộng đều bị Mỹ theo dõi.


http://www.google.com/search?q=map+of+china+and+australia&hl=en&prmd=imvns&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=hlPYTu6KDeXmiAK9uKHECQ&sqi=2&ved=0CEoQsAQ&biw=1043&bih=529




Hải đồ: Khu vực châu Á Thái Bình Dương qua chiến lược của Mỹ trong thế kỹ XXI



Giáo sư Carl Thayer có vẻ quá chú trọng về sự quấy nhiễu của tàu cá treo cờ máu năm sao trước chiếc tàu thăm dò đáy biển của Mỹ Impeccable, trên Biển Đông chỉ cách đảo Nam Hải 75 hải lý, trong tháng 3 năm 2009. Tàu Impeccable không phải là chiến hạm. Chiếc Impeccable hoàn toàn không có gtrang bị vũ khí, chỉ làm nhiệm vụ thăm dò, nghiên cứu khoa học, theo lời Nủ Ghía Đài Mỹ, nhưng thực hư, không ai biết được tàu Impeccable có "mission " gì ở Biển Đông. Cũng đừng quên, vào thời điểm ấy, chỉ có hai tháng sau khi Obama tuyên thệ nhậm chức vụ Tổng thống nước Mỹ, với mấy hồ sơ lớn về kinh tế, tài chánh, và nhất là hai cuộc chiến ở Iraq, và Afghanistan. Tầu cộng chỉ ra lệnh cho tàu cá và tàu dân sự quấy nhiễu, và sự phản ứng của tàu Impeccable cũng rất ôn hòa. Tàu Impeccable chỉ sử dụng vòi nước áp xuất cao để xịt nước cho tàu cá của Tầu cộng chạy thôi. Cũng may là Tầu cộng chưa sử dụng quân sự để quấy nhiễu, vì sự hiện diện của tiềm thủy đỉnh Mỹ trên Thái Bình Dương như cái bóng ma, làm cho Hồ Cẩm Đào phải e dè, không muốn đối đầu với hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Hồ Cẩm Đào hãi sợ nhất là các tàu dầu của Hán triều bị chận lại ở eo biển Malacca do ba nước liên minh của Mỹ có chủ quyền là Malaysia, Indonesia, và Singapore.


Có thể Tầu cộng đã muốn nắn gân TT. Obama, muốn thử sức phản ứng của tân tổng thống Mỹ như thế nào, nhưng tân tống thống Mỹ rất ôn hòa, phản kháng là Tầu cộng đã vi phạm luật quốc tế. Ngay sau đó tàu Impeccable đã được chiến hạm Mỹ hộ tống để tiếp tục nghiên cứu, thăm dò đáy biển. Phía Tầu cộng phải e dè và rút lui mất dạng, không để lại một vết tích nào cả. Sự việc này đã được TT.Mỹ gợi lại cho lãnh đạo Tầu cộng biết rõ gần đây, bằng cách nói thẳng vào mặt lãnh đạo Tầu cộng là phải giữ tư cách của một nước mạnh, dù là nước đang mới trổi dậy, đừng dở trò chơi luật rừng, mà phải có trách nhiệm như một người lớn, một nước lớn, là phải biết tuân thủ luật chơi, luật biển, luật quốc tế. TT. Obama đã chẳng coi Tầu cộng ra gì, mà xem lãnh đạo Tầu cộng như đứa con nít, như trong sách Kinh Thánh đã viết trong sách I Cô-rinh-tô 13:11 "Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhân, bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ." Nhà phê bình Ngô Nhân Dụng, gần đây cũng đã chế nhạo về trò chơi trẻ con của lãnh đạo của bọn Hán gian ở Bắc Kinh. Lãnh đạo một nước lớn mới trổi dậy như Tầu cộng lại quá điên cuồng, kiêu ngạo tự vẽ ra hải độ biên giới để tự công bố chủ quyền không thể chối cãi là điều hoang dã, không tưởng. Thái độ của Tầu cộng quá trẻ con và thiếu trách nhiệm, hành xử như bọn hải tặc.


Thiển nghĩ, nếu Tầu cộng muốn có chủ quyền trên Biển Đông bằng cách thuyết phục thế giới để có sự đồng thuận là một điều không tưởng, nếu có sự tranh luận về luật biển, luật quốc tế. Tầu cộng đã biết rõ là nếu vấn đề chủ quyền đó mà được quốc tế hóa theo đề nghị của Mỹ, thì Tầu cộng chắc chắn sẽ thất bại, thua thiệt vì Biển Đông là trục lộ giao thương của 50% trọng tải thế giới, không một nước nào có khả năng làm chủ trục lộ giao thương hàng hải ở vùng này, mà không có chiến tranh xảy ra. Hơn nữa, những tuyên bố về chủ quyền của Tầu cộng hoàn toàn không có cơ sở để quốc tế ủng hộ, đồng thuận. Nếu Gs. Carl Thayer tự nghĩ là hải quân Tầu cộng gồm các ba lực lượng chiến hạm của Tầu cộng ở Biển Bắc, Biển Đông, và Biền Nam trung cộng, có thể gs. Carl Thayer đã đánh giá quá cao về lực lượng hải quân của Tầu cộng ở căn cứ Yulin trong đảo Hải Nam. Nếu có bất ổn xảy ra ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, căn cứ đầu tiên bị tấn công, chắc chắn là Yulin. Tầu ngầm Trung cộng, hay các chiến hạm ở căn cứ Yulin sẽ không có cơ hội để chuyển vận đến eo biển Malacca. Điểm thứ yếu là các chiến hạm của Mỹ, dĩ nhiên là có tiềm thủy đỉnh Mỹ đã chốt ở cửa vừa hẹp, (2,8km), vừa cạn, (25m), ra vào ở cảng Singapore khi các tàu muốn giao thông qua eo biển Malacca. Lãnh đạo Tầu cộng sẽ không điên dại gì gây hấn với Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương vì Tầu cộng có hai yếu điểm, có thể gọi là tử huyệt phơi bày cho địch khi có chiến tranh xảy ra.


1- Kinh tế doanh nghiệp của Tầu cộng lệ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu nhập cảng, xuyên qua eo biển Malacca, tử huyệt là cửa hẹp ra vào eo biển ngay cảng Singapore, tàu chiến và tiềm thủy đỉnh của Trung cộng không có khả năng lai vãng, vượt qua amn lưới giăn hệ thống Rada, Sonar, ultrasound. Đã không có khả năng lai vãng, khi bất ổn thì làm gì có khả năng bảo vệ thương thuyền. Tất cả tàu dầu của Trung cộng, phần lớn từ Trung đông, phải qua Ấn Độ Dương trước khi vào eo biển Malacca. Ấn độ Dương là vùng kiểm soát của Ấn Độ, cũng là đồng minh của Mỹ. Trong khi đó các chiến hạm của Tầu cộng ở Biển Bắc Trung cộng, và Biển Đông Trung cộng, phải đối đầu với các hiến hạm của Nhật, Nam Hàn và Mỹ, Úc. Ngoài eo biển Malacca, các eo biển khác như Lombok, Sunda, Makassar cũng thuộc chủ quyền nước Indonesia, cũng là đồng minh mới của Mỹ, do đó chiến thuật săn lùng tiềm thủy đỉnh của Tầu cộng không khó khó lắm.


2-Tử huỵệt thứ hai là các đập thủy điện trải dài trên các các con sông lớn, như Đập Tam Hiệp là mối lo kinh hoàng, sợ hãi nhất của lãnh đạo Tầu cộng khi có chiến tranh xảy ra. Tử huyệt này có thể làm cho chế độ cộng sản Tầu cộng sụp đổ và biến mất theo cơn ác mộng như ước vọng của Mao Trạch Đông.


Trên thực tế, không ai biết chắc là chiếc Impeccable đã thực hiện sứ mệnh "mission impossible" gì gần đảo Hải Nam, chỉ biết là ở Hải Nam có căn cứ hải quân Yulin quan trọng của hạm đội tàu ngầm của Tầu cộng. Cũng có thể Mỹ đã thả dây cable Sonar cho hệ thống Ultrasound để săm lùng "tàu ngầm" của Tầu cộng ra vào vịnh Yulin. Thật sự không ai trả lời được điều bí mật này ngoài Mỹ. Cũng có thể Mỹ đã âm thầm đặt các hệ thống siêu âm để theo dõi mọi sự biến chuyển ở đáy cửa ra vào vịnh Yulin. Cũng đừng quên, Tầu cộng có cả chục căn cứ hải quân tương tự như Yulin ỏ dọc hải phận Trung cộng, nhưng Mỹ lại không quan tâm bằng vịnh Yulin. Mỹ đã thả dây cáp Sonar ở biển đông, và các hệ thống siêu âm đề săn lùng tiềm thủy đỉnh của Trung cộng là đã có chiến lược đối phó, bao vây và lên kế hoạch, chiến thuật áp đảo Tầu cộng từ lâu. Mỹ và đồng minh, chắc chắn sẽ không bao giờ muốn có cuộc chiến kéo dài, mà sẽ dứt điểm nhanh chóng khi bất ổn xảy ra. Một cuộc chiến kéo dài bao giờ cũng gây hậu quả tai hại khó lường về kinh tế, nhân sinh, xã hội
Chiến lược cờ vây của đồng minh Mỹ nhầm mục đích dồn Tầu cộng vào thế phải đàm phán, tuân thủ luật quốc tế, luật biển vì Biển Đông không phải là ao nhà của Tầu cộng, cũng không phải là lợi ích cốt lõi độc quyền của Tầu cộng. Chiến lược của Tầu cộng là muốn đàm phán song phương trong ý đồ chèn ép Việt cộng xuôi theo mục đích, lợi ích của Tầu cộng. Chỉ có lãnh đạo Cộng sản bán nước buôn dân Hà nội là đồng thuận đàm phán song phương với Tầu cộng, như tổng bí thư Trọng Lú, và hai trư tướng quân Phùng Quang Thanh, và Nguyễn Chí Vịnh. Cộng sản Hà nội đã bị các nước trong khối ASEAN phê phán là phản bội trong hành vi đi đêm, móc nối, lòn trôn đại Hán Bắc Kinh. Tên côn đồ, lưu manh Nguỹên Tấn Dũng bị xấu hổ, ô nhục ở kỳ hội nghị thượng đỉnh ở Bali, nên phải bốc phét, lếu láo tuyên bố nham nhở, nhố nhăng đầy bản chất, truyền thống gian manh, sắc thái Việt cộng. Người Việt quốc gia, yêu nước mà còn tin vào những gì cộng sản nói là không có trái tim, không có cái đầu. Hãy nhìn lại quá trình làm việc của tên ma đầu Nguỹên Tấn Dũng từ lúc còn làm công an, bán bãi vượt biên, thống đốc ngân hàng, thứ trưởng công an, phó thủ tướng hai nhiệm kỳ, thủ tướng hai nhiệm kỳ. Hãy đánh giá thủ đọan hèn nhát của tên ma cô Nguỹên Tấn Dũng đối với Ls.tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tàn tệ, dơ bẩn xú uế như thế nào. Dù phải sử dụng thủ đọan tồi tệ nhất để trả thù cá nhân, tên đầu sỏ đảng cướp ngày Hà nội Nguỹên Tấn Dũng cũng phải sử dụng, dù phải mang cái danh xưng là thủ tướng hai bao cao su đã qua sử dụng. Chưa có thời đại nào lãnh đạo VGCS bán nước buôn dân lại bị sỉ nhục, bị chà đạp, bị khinh miệt tàn tệ, xấu a, xú uế nhưp thời đại Nguỹên Tấn Dũng làm thủ tướng, Nông Đức Mạnh, Trọng Lú làm tổng bí thư.


Toàn bộ ủy viên chuồng heo BCT Ba đình, đảng cướp mafia Hà nội đã bị dân trùm lên đầu, mỗi tên một cái bao cao su dơ bẩn, đã qua sử dụng. Côn đồ Nguỹên Tấn Dũng chỉ biết tiền, tàn bạo, dã man, giết người thoải mái, không chút đắn đo. Tâm địa của Nguỹên Tấn Dũng chẳng khác gì loài dã thú, súc sinh, độc sà. Đến như chủ của lãnh đạo giòi bọ Cộng sản Hà nội, còn không tín nhiệm, nói gì đến cộng đồng người Việt chạy giặc ngoại xâm Ba Đình. Tầu cộng đã gọi bọn lãnh đạo Hà nội, là bọn Vịệt khấu Ba Đình có lòng lang dạ thú. Đừng vì tiếng huýt sáo của con rắn lục trong đêm vắng, mà có ý nghĩ chệch hướng là loài rắn lục có văn hóa, biết thưởng thức âm nhạc, có nhân tính.


Có thể Hồ Cẩm Đào đã đánh giá sai lầm về sự non trẻ của tân Tống thống Obama, khi vừa ngồi vào ghế tổng thống chưa nóng đít. Nhưng họ đã quên là ngay sau khi nhận chức tổng thống Mỹ, Obama đã đi ngay vào chiến lược đối phó với Tầu cộng ở Biển Đông để giành lại thế mạnh của một cường quốc ở châu Á Thái Bình Dương. Sau hơn hai năm ngoại giao, thuyết phục các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương, ngoại trưởng Mỹ, H. Clinton đã mạnh dạng tuyên bố: Thế kỹ XXI là thế kỹ chiến lược của Mỹ ở thái Bình Dương. Tiếp theo, TT. Obama lại khẳng định là: Hoa Kỳ sẽ sử dụng toàn lực để nhập cuộc vào khu vực châu Á Thái Bình Dương, để duy trì luật quốc tế, ổn định an ninh, làm thịnh vượng và nâng cao giá trị con người toàn khu vực. Mỹ chỉ lơ là khu vực châu Á Thái Bình Dương hơn mười năm để theo đuổi cuộc chiến khủng bố ở Iraq, Afghanistan, nhưng chỉ trong vòng hơn hai năm, với chiến lược và học thuyết Obama, Mỹ đã đảo ngược thế cờ, liên kết với toàn diện các nước trong vùng đang nổi dậy ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, biến Tầu cộng thành kẻ thù của các nước láng giềng, và Tầu cộng hoàn toàn bị cô lập. Ngay đến như nước Miến Điện, hiện tại cũng thay đổi chủ thuyết, lập trường, muốn thân thiện với Mỹ. Bà Aung San Suu Kyi đã được tự do, và được quyền thành lập đảng chính trị, được quyền ứng cử. Khuynh hướng cải tiến tự do, và dân chủ theo chế độ mới, nếu được mở rộng toàn diện, Miến điện sẽ vượt qua mặt chế độ độc tài bán nước buôn dân Hà nội đang sa lầy, tụt hậu, lún sâu dưới vũng sình lầy, nhầy nhụa máu và sọ người. Bọn lãnh đạo khát máu Hà nội có cùng một tội ác diệt chủng, giết người vì tư thù, vì tiền bạc, vì đất đai, vì ruộng vườn, vì muốn cai trị độc tài, độc đảng. Bọn khát máu Khờ me đỏ Pol Pot, với bọn Việt cộng man rợ Hà nội có cùng một bản chất súc vật dù trong thời bình, hay thời chiến. Chỉ có loại trí thức vong bản vịt kìu, vịt trời, trí thức ếch riêu samurai dởm, ham tiền, ham lợi, ham bổng lộc, dịch vụ, lợi ích cá nhân mới lòn trôn, liếm giầy bọn lãnh đạo giòi bọ, đi ngược lại quyền lợi, sự đấu tranh của toàn dân, đại đa số là nghèo đói.


Sự quyết tâm khẳng định lập trường, chiến lược của Mỹ ở châu Á thái Bình Dương đã làm Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, Dương Khiết Trì ngạc nhiên từ hơn một năm trước đây. Lãnh đạo Tầu cộng có thể điên tiết, tức hộc máu mà chết, như trường hợp của Chu Du. Mỹ chỉ trong vòng hơn hai năm đã có khả năng đảo ngược thế chiếc lược gây hấn, xâm chiếm do chính Tầu cộng đã hung hăng khởi đầu. Chiến lược quân sự, kinh tế và học thuyết Obama đã đem lại niềm tin, hy vọng vào sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương, trong đó có cả bọn lãnh đạo cướp ngày VGCS Hà nội. Mỹ đã bố trí một đơn vị không quân và thủy quân lục chiến tinh nhuệ ở Darwin, Úc, mà không phải mất tổn phí để thiết lập. Đồng thời Mỹ cũng đã liên minh với Ấn Độ, Nhật, Úc vào một khối quân sự có khả năng đối lực với Tầu cộng mà Mỹ không phải sử dụng nhiều ngân sách quốc phòng, vì các nước đồng minh của Mỹ cũng phải bỏ tiền của, sinh mạng ra để tự bảo vệ đất nước của họ trước sự hung hăng, gây chiến của Tầu cộng. Những quốc gia mà Mỹ liên minh, kết hợp, là những nước phát triễn như Nhật, Úc, Nam Hàn... và nhiều nước đang trổi dậy, có tầm vóc lớn như Ấn Độ, Indonesia về cả hai mặt kinh tế và quân sự. Tiềm năng kinh tế, thương mại ở Ấn độ, Indonesia, Philippines, Singapore rất lớn trong khu vực và nhất là đối với Mỹ cho nhu cầu xuất cảng và đầu tư. Chắc chắn Tầu cộng sẽ mất một khối lớn vốn đầu tư ngoại quốc từ Mỹ, sẽ được chuyển hướng qua Ấn Độ, Indonesia, và Philippines vì luật chơi rừng rú của Tầu cộng qua những hình thức ăn cắp bản quyền, và xem thường luật pháp quốc tế bảo vệ sở hữu trí tuệ, những phát minh kỹ thuật cao. Luật chơi trong Hiệp Ước Xuyên Thái Bình Dương, TPP, sẽ làm cho Tầu cộng điên đầu hơn, nhưng vẫn phải tuân thủ, nếu không sẽ bị loại ra khỏi sân chơi. Cho đến bây giờ Tầu cộng vẫn chưa được mời vào, vì chưa đủ tư cách để được mời. Nếu Tầu cộng muốn tham dự, phải tuân phục các luật quốc tế, qui tắc đã lập ra, và xin gia nhập. Luật chơi trong hiệp ước TPP sẽ có qui tắc, khó khăn hơn là luật TWO. Tầu cộng rất bực tức vì Mỹ làm lơ, nhưng chắc chắn Tầu cộng sẽ gia nhập, sau khi 12 quốc gia khác đã hình thành.


Chỉ trong vòng 9 ngày công tác ở Honolulu, Bali, Canberra và Darwin, TT. Obama đã phát huy ảnh hưởng của Mỹ sâu rộng đến các nước trong khu vực Thái Bình Dương, kể cả các nước đã đồng thuận thành lập Hiệp Ước Xuyên Thái Bình Dương. Obama đã đem lại sự tin tưởng của các nước về sự liên minh với Hoa Kỳ. Các tập đoàn doanh nghiệp Mỹ đã được lợi thế, ký kết nhiều họp đồng với các nước trong khu vực trị giá nhiều chục tỷ mỹ kim. Đáng kể nhất là hai tập đoàn GE, Boeing đã đạt được nhiều thắng lợi về mặt kinh tế, thương mại, và công dân Mỹ sẽ có thêm việc làm trong tương lai. Chiến lược và học thuyết Obama đã mở ra một kỹ nguyên mới cho huy tín Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương, được các nước trong khu vực đón nhận, hoan nghênh nồng nhiệt. Chưa có hiện tượng chống đối bất lợi nào của người dân tại khu vực Châu Á thái Bình Dương đối với chiến lược của Mỹ trong thế kỹ XXI. Những thái độ bao che của Tầu cộng trong vụ Hàn cộng đánh ngư lôi làm chìm chiến hạn của Nam Hàn, và thái độ hung hăng của Tầu cộng ở đảo Senkaku, Điếu Ngư, đã làm cho Nam Hàn, Nhật Bản phải liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ để chống lại Tầu cộng. Đầu tư của Nam Hàn và Nhật bản ở Tầu cộng sẽ bị cắt giảm, nhiều doanh nghiệp của họ sẽ được di dời qua các nước khác trong tương lai. Thế kỹ XXI, hoàn toàn bất lợi cho Tầu cộng về mặt ngoại giao, kinh tế, doanh nghiệp. Nội bộ chính trị của Tầu cộng sẽ có bất ổn, rối loạn trong thập niên tới.


Những xác định của Tầu cộng trên Biển đông, cho đến giờ phút này vẫn không được luật biển quốc tế thừa nhận, và nhất là bị các nước láng giềng chống đối trong sự áp đặt đàm phán song phương của Tầu cộng. Hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Á vừa qua ở Bali năm 2011, cũng đã phủ nhận về chủ quyền không thể chối cãi của Tàu cộng ở Biển Đông. Lãnh đạo các nước Đông Á bất chấp lời đề nghị của Tầu cộng, là không đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của hội nghị. NHưng Hội nghị Thượng đỉnh ở Bali đã bàn sâu rộng về Biển Đông, không cần có sự vận động bên lề hội nghị của Mỹ. Sau cùng Ôn Gia Bảo cũng phải lên tiếng một cách yếu thế, làm hoà với các nước Đông Á. Nhưng tất cả thế giới đã nhìn thấy rõ dã tâm, ý đồ của tên đầu sỏ Tầu cộng là muốn xâm chiếm, thôn tính lãnh hải lãnh thổ làm chủ quyền khai thác nguồn nhiên liệu khổng lồ ở dưới lòng đáy Biển Đông. Vấn đề tranh chấp Biển Đông như đã được quốc tế hóa sau hội nghị thượng đỉnh ở Bali. Đấy cũng là một thắng lợi lớn của Mỹ, và của hội nghi Đông Á. Tầu cộng không còn nuôi ý đồ đàm phán song phương với các nước Đông Nam Á, ngoại trừ cộng sản Hà nội đã ngu xuẩn, tuyên bố là sẽ đàm phán song phương với Hán triều Bắc Kinh, như lởi tuyên bố của tổng bí Trọng Lú và trư tướng quân Nguỹên Chí Vịnh và Phùng Quang Thanh. Dã tâm bán nước buôn dân của các tham quan ủy viên BCT Hà nội đã biểu lộ quá rõ rệt. Họ chỉ là những con rối, thằng hề, làm tay sai khuyển mã cho Hán gian Bắc kinh.


Chủ quyền của Tầu cộng trên Biển đông đã bị các nước đồng minh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương chối nhận, và họ đã mở ra một chiến lược liên minh với Mỹ để bao vây Tầu cộng nếu có bất ổn xảy ra. Nhất là khi biết TT. Mỹ, Obama đã liên minh, trong mô hình cấu trúc hóa học bền vững với các nước trong khu vực có tiềm năng về cả hai mặt kinh tế, quân sự như Nhật, Ấn, Nam Hàn, Úc, đều có cùng một chủ thuyết như Obama là phát huy tự do, dân chủ, nhân quyền để phát triển đất nước. Vì lịch sử đã minh chứng quá rõ ràng là chủ thuyết cộng sản, độc tài phát xít đã thất bại vì họ xem thường Ý dân, xem dân như cỏ rác, như súc vật. Lãnh đạo đảng CS Hà nội từ ngày được thành lập năm 1930, đã có dư 8 thập niên, nhưng đất nước càng ngày càng tụt hậu, xã hội băng hoại, chỉ toàn là tiến sĩ dởm, tiến sĩ dị dạng, tiến sĩ khuyết tật, quái thai. Cả nước CS Hà nội có trên 150 đại học, nhưng chỉ toàn là học đại, với băng đảng tiến sĩ giáo sư gia nô, bưng bô chỉ biết ăn theo, nói theo cơ chế bán nước buôn dân. Đại học mà không hoàn toàn độc lập, không có môi trường tự do tuyệt đối, thì đó cũng chỉ là hình thức của trại cải tạo, của ngục tù. Các băng đảng tiến sĩ giáo sư, viện trưởng, cũng chỉ hành xử như bọn quản giáo, cai ngục. Lãnh đạo của các nước cộng sản, độc tài phát xít sau cùng cũng phải chết thảm, không khác gì con dã thú. Đấy cũng là điểm cuối cùng của những kẻ độc tài cộng sản, độc tài phát xít, khát máu, man rợ. Có thể Dũng Sà Mâu đã không nhìn thấy gương mặt của Gadaffi, Saddam Hussein trong gương?


Ván cờ tướng, hay ván cờ vây Mỹ - Trung đã được bày ra. Mỹ từ thế thủ, nhẫn nhục trong vụ tàu thăm dò Impeccable, không có trang bị vũ khí, đã cho xe, pháo, ngựa, chốt chiếm cứ các vị trí hiểm yếu ở châu Á thái Bình Dương, không phải chỉ để khiêu khích, gây hấn quấy nhiễu mà để ổn định, để duy trì luật quốc tế, để bảo vệ tự do, nhân quyền lâu dài trong sự phát triển kinh tế, sự tiến bộ thịnh vượng đồng nhất . Mỹ đã dốc toàn lực xe, pháo mã, chốt nhập cuộc vào chiến lược khu vực châu Á thái Bình Dương để ổn định, để làm cho khu vực phát triển, thịnh vượng hơn, và nâng cao giá trị con người trong toàn khu vực. Đó là những gì mà nước Mỹ phải theo đuổi, đấu tranh, bênh vực và bảo vệ. Đó cũng là bản chất, truyền thống của người Mỹ để làm rạng danh lịch sử nước Mỹ đã trải qua nhiều cuộc chiến ác liệt ở Âu châu, Nam Hàn, Philippines, Việt nam, Iraq, Afghanistan. TT. Obama đã trịnh trọng cam kết giữa lưỡng viện quốc hội Úc ngày 17-11-2011 rằng :


"Chúng tôi sẽ giữ cam kết của chúng tôi, bao gồm các nghĩa vụ hiệp ước của chúng tôi với các đồng minh như Úc. Và chúng tôi sẽ không ngừng tăng cường khả năng của chúng tôi để đáp ứng nhu cầu của thế kỷ XXI. Những lợi ích lâu dài của chúng tôi trong khu vực đòi hỏi sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực. Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương, và chúng tôi đang hiện diện tại đây để lưu trú lại ở đây."


Sự chọn lựa của Tầu cộng đã quá rõ ràng, hay cũng có thể nói Tầu cộng không còn có sự chọn lựa nào khác, ngoài chọn lựa của Đặng Tiểu Bình là nhẫn nhục, hòa hoãn chờ thờ cơ. Các con cáo già của Tầu cộng như, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Dương Khiết Trì, đã đánh giá quá thấp khả năng lý luận, học thuyết, chiến lược của Obama, H. Clinton qua sự kết họp đồng minh, liên minh của các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các nước lớn nhỏ trong khu vực đã nghiêng về phía Mỹ, ngoại trừ Lào, Cambodia, và các lãnh đạo cộng sản Hà nội làm tay sai, nô lệ cho Tầu cộng. Các nước cộng sản độc tài, phát xít như Tầu Việt cộng, Hàn cộng, Cuba, Libya, Egypt... đã thua ngay trong phần lý luận học thuyết là: "Sự thịnh vượng mà không có tự do, dân chủ, nhân quyền thì đó cũng chỉ là một hình thức khác của sự đói nghèo".


Thế cờ chiến lược vừa quấy nhiễu gây áp lực, vừa đàm phán song phương của Bắc Kinh đã bị nhiều nước trong khu vực chống đối, bẻ gẫy, nay đã nghiêng đổ vì thế chiến lược liên minh công bình để ổn định, phát triển thịnh vượng trong tự do, dân chủ, nhân quyền của Mỹ đề ra. Thế chiến lược mới của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương tạo ổn định, thịnh vượng để đôi bên cùng có lợi, cùng chia sẻ bảo vệ như một kết nối hóa học bền vững, liên kết với nhau trong mọi tình huống để đối phó với kẻ quấy nhiễu có ý đồ phá thối trục lợi. Thế ngoại giao của Bắc Kinh đã thất bại, mặc dù Tàu cộng có dự trữ ngoại tệ khổng lồ. Nhưng trước mặt, Tầu cộng sẽ phải đối phó với nạn lạm phát, hỗn loạn xã hội, và nhất là bong bóng nhà đất, có thể sẽ bị vỡ tung tóe. Tổng giám đốc, Christine Lagarde, quỹ tiền tệ quốc tế, IMF, cũng vừa chính thức lên tiếng cảnh cáo về trình trạng nợ xấu vượt bực của các ngân hàng đã cho vay bừa bãi, đang khốn đốn vì con nợ không có khả năng hoàn trả. Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng Tầu cộng còn trầm trọng hơn các nợ xấu của ngân hàng Mỹ dưới thời TT. Bush, đã đưa đến hậu quả suy thoái, khủng hoảng về địa ốc, tài chánh, kinh tế từ nhiều năm qua. Khi các nước tư bản, di dời doanh nghiệp gia công của họ qua các nước khác liên minh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, và Ẫn Độ như Indonesia, Philippines, Malaysia, và một số đảo quốc nhỏ trong khu vực Thái Bình Dương. Hơn thữa, sản phẩm của Tầu cộng đã mất quá nhiều huy tín vì chứa quá nhiều hóa chất độc hại, làm chết nhiều khách hàng. Nếu cả thế giới tẩy chay hàng hóa Tàu cộng, vì gian manh, ăn cắp bản quyền, không tuân thù luật quốc tế, đánh cắp nhiều bằng sáng chế, phát minh, sở hữu trí tuệ của cả thế giới, kinh tế Tầu cộng sẽ gặp khó khăn hơn dự tưởng.


Có thể Tầu cộng sẽ hòa hoãn hơn để mua thời gian, chờ xem diễn tiến cuộc tranh cử tổng thống Mỹ vào đầu tháng 11 năm 2012 sẽ ra sao. Chỉ đáng tiếc cho Tầu cộng là các ứng cử viên thuộc đảng cộng hòa không có đối thủ cân xứng với đương kim TT. Obama. Đấy là chưa kể Obama sẽ liên danh với ai để tranh cử. Nếu ngoại trường H. Clinton chịu làm phó trong cuộc chạy đua vào White House, thì Hồ Cẩm Đào có thể sẽ tự vận mà chết. Nếu Obama và ngoại trưởng H. Clinton tính con đường xa, thì có thể làm tiêu tan tất cả hy vọng của đảng cộng hòa và kể cả Tầu cộng trong thập niên tới.


Khương Tử Dân


Tham khảo
http://www.sinodefence.com/navy/facilities/yulin.asp
Yulin (Sanya) Naval Base


http://www.msnbc.msn.com/id/29596179/ns/world_news-asia_pacific/t/us-protests-harassing-navy-ship-chinese/


http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/03/12/AR2009031203264.html


--- On Mon, 11/28/11, VietHai Tran <viethai712@yahoo.com> wrote:
From: VietHai Tran
Date: Monday, November 28, 2011, 11:09 PM
The US and China in confrontation in Asia. Who wins ?
Hoa Kỳ và Chệt Cộng xác định thái độ tại Biển Đông
Nguyên tác: Giáo sư Carl Thayer


Lời giới thiệu: Tháng 7/2010 có hai biến chuyển đáng quan tâm tại Á châu. Thứ nhất, hội nghị của Diễn Đàn An Ninh Á châu (Asean Regional Forum – ARF) họp thường niên tại Hà Nội. Tại hội nghị, Hoa Kỳ tuyên bố chính sách mới tại Biển Đông. Thứ hai, Hải quân Hoa Kỳ và Nam Hàn tập trận tại vùng biển chung quanh bán đảo Triều Tiên (1) .


Trước đó cũng trong tháng 7/2010, giáo sư Carlyle Thayer ở Úc viết bài "The United States and Chinese Assertiveness in the South China Sea" (Hoa Kỳ và Trung quốc xác định thái độ tại Biển Đông) với đầy đủ chi tiết về sự tranh chấp Biển Đông giữa Trung quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ. Tài liệu ngắn gọn, nhưng súc tích giúp cho những ai muốn tìm hiểu về các vấn nạn của Biển Đông trong mấy chục năm qua.
Sau đây là bản lược dịch. Gíao sư Thayer bắt đầu bài viết bằng cách nói đến sự quan trọng của căn cứ Hải quân Trung quốc tại Hải Nam và vụ tàu Trung quốc chận đường chiến hạm Impeccable của Hải quân Hoa Kỳ và những lời tuyên bố chủ quyền của Trung quốc trên Biển Đông. Ba động tác này là một thách thức các nước chung quanh vùng Biển Đông và Hoa Kỳ. Gíao sư Thayer đưa ra 3 nguyên nhân gỉải thích tại sao Trung quốc lại có thái độ giành quyền kiểm sóat Biển Đông. Và sau cùng đưa ra 7 đề nghị giúp giải quyết căng thẳng tại đó .


Bối cảnh
Với chính sách chính thức tuyên bố là "hòa bình, hợp tác và phát triển" (peace, cooperation and development) Trung quốc đã theo đuổi chủ thuyết tạo một thế giới "hài hòa" (harmonious world) qua đường phát triển kinh tế và góp phần duy trì hòa bình thế giới.
Trung quốc rất thành công trong chính sách kinh tế nhắm vào xuất cảng là chính, và việc này đòi hỏi năng lượng. Hai nhu cầu, phát triển kinh tế và đầy đủ năng lượng đòi hỏi Trung quốc lo bảo đảm sự lưu thông của các đường biển huyết mạch gần lục địa Trung quốc. (Sea Lines of Communications – SLOCs).
Mặc dù thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng kinh tế của Trung quốc vẫn rất mạnh trong vùng. Trung quốc đặc biệt có vị thế quan trọng vì Trung quốc là chủ nợ 2 trillion mỹ kim mà con nợ là Hoa Kỳ.
Để giúp giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới Trung quốc giải tỏa ngân khoản kích thích kinh tế (stimulus package) trong nước, chính yếu trong ngành xây cất và ngoài nước bỏ nhiều tiền đầu tư làm cho Trung quốc càng có uy thế khi kinh tế thế giới vãn hồi dần.
Nhờ sức mạnh kinh tế, Trung quốc cải tiến trang bị quân đội như tăng cường hỏa tiễn đặt trên đất liền và trên biển đồng thời cải thiện kho vũ khi nguyên tử để đối đầu với kho vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ.
Trung quốc còn phát triển hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung dùng vào việc tấn công Đài Loan trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập. Đồng thời Trung quốc tăng cường sức mạnh của Hải quân để bảo vệ các đường giao thông trên biển và bảo đảm không ai có thể chận eo biển Malacca.
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc châu từng nhận xét rằng sự phát triển quân lực Trung quốc vượt ngoài nhu cầu tự vệ, và ngân sách quốc phòng Trung quốc công bố chỉ là một phần của ngân sách thực chi . Từ năm 1997 đến nay ngân sách quốc phòng Trung quốc tăng 500%. Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ nói rằng Trung quốc đặc biệt tăng cường lực lượng Hải quân nhằm có khả năng đối phó với các căn cứ Hải quân Hoa Kỳ trong vùng Á châu.
Các nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng Trung quốc đang nới rộng vòng đai phòng thủ tại tây Thái Bình Dương ra vòng đảo ngoài Biển Nhật Bản, Biển Phi Luật Tân và Biển Nam Dương bao gồm cả quần đảo Marianas và Palau tiến sát đến đảo Guam của Hoa Kỳ. Tháng Ba & tháng Tư vừa qua (2010) Hải quân Trung quốc cho tập trận tại phía Nam đảo Okinawa.
Cuộc tập trận đầu tiên trong tháng Ba gồm 6 chiến hạm thuộc Hạm đội Bắc hải tập đánh nhau với Hạm đội Nam hải. Sau đó Hạm đội Bắc hải băng qua eo biển Bashi phía bắc Phi Luật Tân vào neo tại Fiery Cross Reef thuộc quần đảo Trường Sa trước khi tiếp tục tập trận tại phía đông eo biển Malacca.
Cuộc tập trận thứ hai gồm 10 chiến hạm thuộc Hạm đội Đông hải diễn tập tại phía đông bờ biển Đài Loan cùng với máy bay căn cứ trên đất liền tập tiếp tế nhiên liệu trên không, bay đêm, bay tránh radar và thực tập oanh tạc trên biển.
Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương nói sự phát triển lực lượng của Trung quốc làm thay đổi cán cân quân sự trong vùng Thái Bình Dương.
Quan hệ giữa Trung quốc và Hoa Kỳ là quan hệ vừa tranh đua vừa hợp tác, trong đó Đài Loan chiếm một vị trí quan trọng. Trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Bush, quan hệ giữa hai bên có chiều dịu xuống, nhưng trong những tháng 9 & 10/2008 Trung quốc ngưng các chương trình hợp tác quân sự khi Hoa Kỳ quyết định bán 6.5 tỉ mỹ kim vũ khí cho Đài Loan. Sau khi tổng thống Obama đắc cử, Trung quốc tiếp nối lại quan hệ quân sự. Bộ trưởng ngoại giao hai nước thăm viếng qua lại. Tổng thống Obama và Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng cộng sản Trung quốc Hồ Cẩm Đào gặp nhau không chính thức qua các buổi họp G-20 tại Luân Đôn và Pittsburgh. Cuối năm 2009 tổng thống Obama chính thức thăm viếng Bắc Kinh. Trước khi lên đường tổng thống Obama nói ông cho rằng sự vươn lên của Trung quốc không có tính đe dọa ai. Tuy nhiên đầu năm 2010, ông Obama chấp thuận một đợt bán vũ khí khác cho Đài Loan và Trung quốc lại ngưng các chương trình hợp tác quân sự.


Ý nghĩa chiến lược của căn cứ Hải quân Yulin
Năm 2007 vệ tinh dân sự của Anh khám phá Trung quốc xây cất gần xong một căn cứ Hải quân lớn tại Yulin gần thành phố Sanya nằm ở cực nam đảo Hải Nam. Khi hoàn tất căn cứ này có khả năng đưa Hải quân Trung quốc vào hoạt động tại Thái Bình Dương và Biển Đông.
Các hình chụp được cho thấy các hầm và cầu tàu tại Yulin có khả năng đồn trú nhiều chiến hạm và tàu ngầm. Các cầu đang xây có khả năng làm chỗ đậu cho các chiến hạm tấn công loại lớn và hàng không mẫu hạm.


Đồng thời Trung quốc cho cải tiến phi trường tại đảo Woody trong quần đảo Paracels và xây một đài radar tại Fiery Cross Reef trong quần đảo Trường Sa, và các đơn vị Hải quân khác hiện diện gần như thường trực tại Mischief Reef ở phía tây Phi Luật Tân. Các căn cứ và cơ sở này cho Trung quốc khả năng bảo vệ quyền "tự biên tự diễn" của mình trên Biển Đông, và sự giao thông qua lại của hai eo biển Malacca và Singapore.
Căn cứ Yulin giúp rút ngắn đường tiếp vận cho hạm đội Trung quốc hoạt động trong Biển Đông và gián tiếp đe dọa sự tự do lưu thông của thương thuyền các nước Nhật, Đài Loan và Nam Hàn.
Một phần căn cứ Yulin nằm dưới hầm không thể chụp hình bằng vệ tinh, nên không thể xác định được khả năng thật sự của nó. Phần chụp được cho thấy căn cứ Yulin đã có khả năng đồn trú tàu ngầm mang hỏa tiễn liên lục địa. Cuối năm 2007 người ta thấy tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ hai thuộc Loại Jin 095 tại căn cứ Yulin. Trước đây loại tàu ngầm này chỉ có mặt trong Hạm đội Bắc hải.
Khi Yulin hoàn tất căn cứ này sẽ là căn cứ tàu ngầm tấn công của Hải quân Trung quốc. Hiện nay Trung quốc chưa đóng xong các tàu ngầm tối tân, nhưng khi xong Trung quốc có tàu ngầm mang 12 hỏa tiễn có khả năng phóng ngoài biển. Và đây là lực lượng đáng quan ngại khi Trung quốc trang bị chúng với hỏa tiễn nhiều đầu đạn nguyên tử. Chung quanh đảo Hải Nam là vùng nước sâu nên tàu ngầm Trung quốc có thể ẩn náu để phóng hỏa tiển một cách kín đáo. Theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Trung quốc sắp hoàn tất 5 tàu ngầm nguyên tử phóng hỏa tiễn (SSBN), một số sẽ được đồn trú tại Yulin.
Căn cứ Yulin như vậy có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trên Biển Đông và là một trở ngại cho sự đi lại của Hải quân Hoa Kỳ (theo nhận xét của Đô đốc Willard) cũng như của Hải quân các nước chung quanh Biển Đông như Việt Nam và Phi Luật Tân.


Trung quốc quấy nhiễu tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ
Tháng Hai-Ba 2009 chiến hạm Hoa Kỳ USNS Impeccable đang làm công tác dò đáy biển tại một vùng cách mũi nam đảo Hải Nam 75 hải lý để đo lường khả năng hoạt động của tàu ngầm Trung quốc xuất phát từ căn cứ Yulin thì ngày 5/3 một chiến hạm nhỏ của Trung quốc chạy chận đầu không quá 100 mét mà không báo trước bằng vô tuyến. Hai giờ sau một máy bay quân sự Trung quốc lọai Y-12 bay thật thấp trên chiếc Impeccable, và chiến hạm Trung quốc trở lại chận đầu chiếc Impeccable lần này cách xa khỏang từ 400 đến 500 mét.
Ngày 7/3 một chiến hạm thu thập tin tức tình báo của Hải quân Trung quốc đến sát chiếc Impeccable dùng vô tuyến liên lạc với đài chỉ huy yêu cầu chiếc Impeccable rời vùng hoạt động nếu không "sẽ lãnh hậu quả". Hôm sau 8/3 Trung quốc cho 5 chiếc tàu bám theo chếc Impeccable (một chiếc thuộc sở kiểm ngư, một chiếc thuộc Viện hải học, một chiến hạm tuần duyên và hai chiếc giả cào (trawler) (2). Hai chiếc trawler tiến sát chiếc Impeccable 15 mét phất cờ Trung quốc bảo Impeccable rời khỏi khu vực tức khắc. Chiếc Impeccable dùng vòi phun nước đuổi tàu Trung quốc. Sau đó chiếc Impecable yêu cầu tàu Trung quốc tránh đường để rời khu vực an toàn tránh tạo khủng hoảng. Có lúc chiếc Impeccable phải ra lệnh lùi máy để tránh húc vào hai chiếc trawler. Khi Impeccable rời vị trí, ngư phủ các chiếc trawler dùng câu móc định cắt đứt dây kéo máy dò đáy biển (Sonar) của tàu Impeccable.
Ngày 11/6 Hải quân Trung quốc lại gây sự với Hải quân Hoa Kỳ khi cho tầu ngầm tìm cách cắt máy Sonar của chiếc USS John S. McCain khi chiếc tàu này đang thao dượt với hải quân Nam Dương và Phi Luật Tân
Hai cuộc đụng chạm này cho thấy với thái độ của Trung quốc Biển Đông có thể là nơi bùng phát những sự cố bất ngờ.


Trung quốc xác định thái độ chủ quyền tại Biển Đông.
Từ năm 2007 Trung quốc đã làm một số hành động đụng chạm chủ quyền của Việt Nam.


Thứ nhất: Trung quốc áp lực các hãng dầu Hoa Kỳ ngưng tiến hành các giao kèo khai thác dầu khí ký với Việt Nam trong vùng "gọi là tranh chấp" trong Biển Đông.
Thứ hai: Trung quốc đơn phương cấm đánh cá trong Biển Đông.
Thứ ba: Trung quốc phản đối với Liên hiệp quốc khi Việt Nam và Mã Lai Á nộp hồ sơ xác định "vùng biển nối dài" chung của hai nước. Đồng thời Trung quốc đòi chủ quyền trên Biển Đông bằng cách đơn phương công bố một bản đồ gồm 9 đường chấm chấm (họp lại thành hình thù như một cái lưỡi bò) choán trọn 80% Biển Đông.


Năm 2007 Việt Nam vạch kế hoạch phát triển vùng biển, dự kiến đến năm 2020 vùng này sẽ đóng góp 55% GDP quốc gia và 55-60% hàng hóa, phẩm vật xuất cảng. Trung quốc âm thầm áp lực các công ty Hoa Kỳ đang tính toán đầu tư vào vùng biển Việt Nam, trong đó có công ty ExxonMobil, rằng nếu ký giao kèo với Việt Nam các công ty này sẽ mất quyền lợi làm ăn với Trung quốc.


Năm 2009 và 2010 Trung quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh cá trên vĩ tuyến 12 từ 15-5 đến 1-8. Trung quốc nói mục đích cấm để cho cá sinh đẻ, để chận nạn đánh cá lậu và bảo vệ quyền lợi của ngư dân Trung quốc. Thời gian cấm là mùa đánh cá hằng năm của ngư dân Việt Nam.


Năm 2009 Trung quốc phái 9 chiếc tàu thuộc sở Bảo vệ Ngư nghiệp chạy tuần tra để thi hành lệnh cấm. Tàu Trung quốc chận bắt, lấy cá và đuổi thuyền bè ngư dân Việt Nam ra khỏi khu cấm. Có một lần tàu Trung quốc húc chìm một thuyền đánh cá Việt Nam. Ngày 16/7 Trung quốc bắt giữ 3 thuyền đánh cá của Việt Nam và 37 ngư dân gần đảo Paracels. Sau khi thả 2 thuyền, Trung quốc giữ lại thuyền thứ ba với 12 ngư dân đòi 31700 mỹ kim tiền phạt. Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi (nơi xuất phát các thuyền đánh cá bị bắt) không chịu đóng tiền phạt. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối qua tòa đại sứ Trung quốc tại Hà Nội.


Lợi dụng hai bộ Thương Mãi Việt Nam và Trung quốc có chung một Trang Nhà, Trung quốc cho đăng một bản tin phản đối chính quyền Việt Nam (TBN: làm như Việt Nam tự chữi mình!). Khi nhận ra việc dối trá này của Trung quốc, Bộ Thương Mãi Việt Nam cho đóng trang nhà chung.


Chưa hết, tháng 8 khi hai thuyền đánh cá và 25 ngư dân Việt Nam chạy vào tránh bảo tại Paracels, Trung quốc giam thuyền và giam giữ các ngư dân. Lần này Việt Nam phản ứng mạnh mẽ đòi hủy bỏ các phiên họp chung để thảo luận về các vấn đề khai thác ngoài biển đã lên lịch. Trung quốc thả các ngư dân.


Tháng 4/2010 Trung quốc lại ban hành lệnh cấm như năm trước và hai chiếc tàu Yuzheng 311 và tàu tuần duyên 202 của Hải quân Trung quốc đã được phái đến bênh vực cho ngư dân Trung quốc nói là bị lực lượng Hải quân Việt Nam xách nhiễu. Các thuyền đánh cá Việt Nam dùng chiến thuật bao vây gây trở ngại vận chuyển cho tàu Yuzheng 311. Khi Trung quốc gởi thêm chiến hạm tới, các thuyền đánh cá Việt Nam rút đi.
Ủy ban Liên hiệp quốc về Thềm Lục Địa nối dài (Commission on the Limits of the Continental Shell –CLCS) đã định ngày 13/5/2009 là ngày cuối cùng để các quốc gia ven biển trên thế giới nộp bản khai Thềm Lục Địa Nối Dài theo một điều khoản của Luật Biển (UN Convention of Law of the Sea – UNCLOS). Ngày 6/5 Việt Nam và Mã Lai nộp một bản khai cho vùng chung phía Nam, và ngày 7/5 Việt Nam nộp một bản riêng trong vùng phiá Bắc (3).Trung quốc lập tức gởi một văn thư phản kháng đến Liên hiệp quốc (nhưng không nộp bản khai của mình theo tinh thần Luật Biển). Việt Nam gởi văn thư phản đối văn thư của Trung quốc.


Ngay sau đó Trung quốc (như đã nói ở trên) cho công bố một bản đồ gồm 9 đường chấm chấm mơ hồ họp thành một hình chữ U bao trọn Biển Đông nói là vùng biển chủ quyền. Trong 3 bản tuyên bố trước đây (9/1958 về lãnh hải, 1992 về lãnh hải và vùng lân cận, 1996 về đường chuẩn cho lãnh hải) và một bộ luật ban hành năm 1998 về thềm lục địa Trung quốc chưa bao giờ có một đòi hỏi có tính tự tác tự thọ như vậy.
Những hành động của Trung quốc làm Hoa Kỳ quan tâm và thấy cần điều chỉnh thái độ để bảo vệ quyền thương mãi và uy tín của mình. Thái độ của Hoa Kỳ trước đây là không can thiệp vào việc tranh chấp biển đảo giữa các nước trong vùng, và chỉ đặt quan tâm chính vào việc an toàn và tự do lưu thông trên biển.
Những tháng đầu của chính quyền Obama, Trung quốc và Phi Luật Tân bất hòa khi Phi vạch đường căn bản qua các hải đảo Trung quốc gởi chiến hạm tới có ý đe dọa, tổng thống Obama đã ủng hộ Phi bằng cách điện thoại cho bà tổng thống Phi Gloria Macapagal Arroyo xác định rằng Hoa Kỳ vẫn tôn trọng thỏa ước về tàu bè thăm viếng (Visiting Forces Agreement) giữa Hoa Kỳ và Phi.
Tháng 7/2009 Hoa Kỳ xác định quan điểm tại Biển Đông trước quốc hội. Chính phủ gởi hai ông Scot Marciel (Phụ tá bộ trưởng ngoại giao) và Robert Scher (Phụ tá bộ trưởng quốc phòng) đến điều trần trước Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương. Ông Marciel tuyên bố một cách dứt khoát rằng những tuyên bố về biển của Trung quốc tại Biển Đông không có một cơ sở quốc tế nào cả.
Ông Marciel nói với quốc hội rằng Hoa Kỳ có "lợi ích thiết yếu" (vital interest) khi duy trì sự ổn định, tự do lưu thông và bảo vệ quyền buôn bán của mình tại Đông Á. Ông Marciel sau khi tóm tắt cho quốc hội biết việc Trung quốc de dọa các công ty dầu khí của Hoa Kỳ định làm ăn với Việt Nam đã khẳng định: "Chúng ta cương quyết chống lại mọi de dọa các công ty Hoa Kỳ."
Về việc tàu Trung quốc quấy nhiễu hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ ngoài khơi đảo Hải Nam ông Scher xác định thái độ 4 điểm của Hoa Kỳ:
1.Bằng lời và bằng hành động Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện trong vùng.
2.Hải quân Hoa Kỳ quả quyết duy trì quyền lưu thông trên biển.
3.Quan hệ an ninh với các nước trong vùng qua các cuộc nói chuyện về chính sách và chiến lược và hợp tác bảo đảm an toàn trên biển.
4. Tăng cường quan hệ ngoại giao – quân sự với Trung quốc để tránh đụng chạm do sự hiểu lầm.
Khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc căng thẳng Việt Nam trở nên gần gũi với Hoa Kỳ hơn. Tháng 6/2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Hoa Kỳ và hội kiến với tổng thống Bush. Thủ tướng Dũng là vị thủ tướng Việt Nam đầu tiên đến viếng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sau năm 1975. Trong một thông cáo chung sau chuyến viếng thăm hai bên đồng ý duy trì các cuộc gặp gỡ cao cấp về an ninh và chiến lược. Ngoài ra tổng thống Bush còn tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ "chủ quyền, an ninh và sự tòan vẹn lãnh thổ của Việt Nam" (nguyên văn: the US supports "Vietnam's national sovereignty, security and territorial integrity".
Lời tuyên bố của tổng thống Bush không nói đến Biển Đông. Tuy nhiên người ta hiểu rằng đấy là một cách nói tiếp theo lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates trước đó vào đầu năm tại Singapore rằng: "Trong chuyến đi Á châu, tôi nghe nhiều quốc gia nói vê` tình trạng an ninh trong vùng do nhu cầu tài nguyên thiên nhiên và than phiền những chính sách ngoại giao có tính áp lực làm cho tình hình trong vùng trở nên phức tạp … Chúng ta nên tránh thái độ có tính áp lực mặc dù được che dấu dưới lớp vỏ hợp tác". (TBN: Ai cũng biết bộ trưởng Robert Gates nói tới Biển Đông và thái độ đại hán của Trung quốc)
Các lời tuyên bố của Bộ trưởng Gates, của tổng thống Bush và của ông phụ tá ngoại giao Marciel là những lời nhắn nhủ Trung quốc rằng họ không nên đe dọa các công ty Hoa Kỳ định làm ăn với Việt Nam trên Biển Đông.
Quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng được cải thiện hơn từ năm 2008. Tháng 10/2008 bộ Ngoại giao Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu nói chuyện cấp cao về chính trị - quân sự. Tháng 4/2009 một số sĩ quan cao cấp Việt Nam được máy bay Hoa Kỳ chở đến mẫu hạm USS John Stennis để quan sát lực lượng Hải Không Quân thao dượt. Tháng 8/2009 và tháng 3/2010 cơ sở sửa tàu của Việt Nam sửa chữa các tàu hải quân Hoa Kỳ thuộc lực lượng vận tải đường biển (US Navy Military Sealift Command). Cuối năm 2009 bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh viếng thăm Hoa Thịnh Đốn và gặp bộ trưởng Gates tại Bộ quốc phòng. Trên đường đi tướng Thanh ghé Hawai thăm Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Thái bình Dương. Theo chương trình, trong những tháng cuối năm 2010 này các giới chức quân sự cao cấp Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ gặp nhau. Tờ Quadrennial Defence Review năm 2010 viết rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam và Indonesia là hai đối tác chiến lược quan trọng.
Những trở lực trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc
Sau khi nhậm chức chính quyền Obama mở đầu quan hệ với Trung quốc qua cuộc họp song phương bàn về Chiến lược và Kinh tế (Strategic and Economic Dialogue - SED) trong tháng 7/2009 tại Hoa Thịnh Đốn. Buổi họp sau đó tổ chức tại Bắc Kinh tháng 5/2010.
Tháng 8/2009 bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tiếp tướng Xu Caihou, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương của quân đội Trung quốc tại Pentagone. Tướng Xu Caihou còn gặp Cố vấn an ninh quốc gia James Jones, Tham mưu trưởng Liên quân Đô đốc Michael Mullen, thứ trưởng ngoại giao James Steinberg và thăm xã giao tổng thống Obama.
Ông Gates và tướng Xu đồng ý một chương trình 7 điểm:
1. Thăm viếng cấp cao.
2. Hợp tác nhân đạo và giúp đỡ nhau khi có thiên tai.
3. Trao đổi hiểu biết y học quân sự.
4. Trao đổi để hiểu nhau hơn giữa các sĩ quan cấp Tá và cấp Úy
5. Trao đổi văn hóa và thể thao giữa hai quân đội.
6. Tăng cường các cuộc thăm viếng ngoại giao.
7. Trao đổi hiểu biết về cách thức tăng cường an toàn trên biển.
Tuy nhiên tướng Xu nêu ra 4 trở lực chính trong mối quan hệ Mỹ Trung gồm:
1. Quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan. Nếu Hoa Kỳ khắng khít quân sự với Đài Loan thì quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung quốc khó được cải thiện.
2. Tàu bè và máy bay của Hoa Kỳ không nên vào khu đặc quyền kinh tế của Trung quốc. Hoa Kỳ nên tôn trọng Luật Biển và các luật về biển của Trung quốc
3. Một số luật của Hoa Kỳ làm trở ngại quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc như Luật "Defense Authorization Act" thông qua năm 1999
4. Hoa Kỳ còn nghi ngờ thiện chí chiến lược của Trung quốc.
Tháng Ba/2010 Trung quốc nói với hai viên chức Hoa Kỳ thăm viếng Trung quốc rằng Trung quốc xem Biển Đông là vùng có "quyền lợi thiết yếu" (core interest) của Trung quốc. Đây là lần đầu tiên Trung quốc đưa Biển Đông lên hàng "quyền lợi thiết yếu" như Đài Loan và Tây Tạng với ý nghĩa nếu bị xâm phạm Trung quốc sẽ dùng vũ lực để bảo vệ.
Có nhiều lý do giải thích tại sao gần đây Trung quốc khẳng định lập trường đòi chủ quyền của mình trên Biển Đông.
Thứ nhất, Trung quốc muốn áp lực Việt Nam cùng với Trung quốc khai thác dầu khí chung trong vùng biển ngoài khơi trên nguyên tắc thuộc Việt Nam. Nếu quả thật vậy thì Trung quốc khó đạt được ý đồ của mình vì Việt Nam không dễ gi để Trung quốc hưởng lợi những gì nằm trong (hay sát với) vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình. Trước đây Trung quốc áp lực các công ty nước ngòai không ký giao kèo khai thác dầu khí với Việt Nam cũng trong mục đích này (và tạm thời thành công). Hai công ty BP của Anh và ExxonMobil của Mỹ đã tạm ngưng khai thác theo giao kèo, nhưng gần đây cho biết sẽ tiếp tục tiến hành giao kèo đã ký. Hoa Kỳ đã cho Trung quốc biết Hoa Kỳ không chấp nhận ai làm áp lực với các công ty Hoa Kỳ làm ăn hợp luật lệ quốc tế .
Thứ hai, Trung quốc muốn cho Việt Nam thấy sự bất mãn khi biết Việt Nam hình như đang chuẩn bị mang việc xích lại với Hoa Kỳ ra bàn thảo trong đại hội 11 của đảng vào năm 2011. Từ năm 1995 sau khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ Việt Nam vẫn rất dè dặt trong quan hệ với Hoa Kỳ vì ngại làm mất lòng Trung quốc. Nhưng từ năm 2003 về sau áp lực trên Biển Đông của Trung quốc càng mạnh thì Việt Nam càng bớt dè dặt khi xích lại với Hoa Kỳ.
Cuối năm 2007 khi Trung quốc thành lập quận huyện bao gồm cả Trường Sa, sinh viên Việt Nam tại Sài gòn và Hà Nội đã biểu tình phản đối và Trung quốc đã mạnh mẽ áp lực Việt Nam ngăn cấm các cuộc biểu tình. Qua năm 2008 sự chống đối của nhân dân trong nước trước ý đồ lấn chiếm của Trung quốc lên cao và cao điểm là năm 2009 khi tướng Võ Nguyên Giáp lên tiếng cho rằng vụ Trung quốc khai thác mỏ Bauxite ở cao nguyên Việt Nam là có hại cho an ninh quốc gia. Đảng cộng sản Việt Nam nhận ra rằng khuynh hướng chống Trung quốc trong nước là một đe đọa cho sự lãnh đạo của đảng cộng sản nếu họ không có chương trình đáp ứng.
Những nhà quan sát tình hình Việt Nam đồng ý rằng nội bộ lãnh đạo Việt Nam có hai khuynh hướng. Một muốn mở rộng quan hệ quốc tế để hội nhập rộng rãi. Một muốn thắt chặt quan hệ với Trung quốc. Và Trung quốc tỏ thái độ cứng rắn trên Biển Đông để cảnh cáo Việt Nam rằng theo họ thì có lợi hơn là chống họ. Nhưng hình như trước tình cảm chống Trung quốc của nhân dân nhóm thứ hai chủ trương thân Trung quốc cũng phải đồng ý cần tìm một con đường quốc phòng khác hơn là dựa vào Trung quốc.
Thứ ba, chính sách Biển Đông của Trung quốc có thể do nhu cầu năng lượng. Làm chủ được Biển Đông có nghĩa là làm chủ một kho dầu khổng lồ và bảo đảm một đường lưu thông quan trọng trên biển. Trung quốc đã cải tiến thiết bị Hải quân và thiết lập căn cứ ở Yulin trong mục đích này.
Năm 2002 khối Asean và Trung quốc ký bản "Tuyên bố về Cách ứng xử trên Biển Đông" (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea) đồng ý "tự chế và thận trọng trong các hoạt động để tránh gây ra tranh chấp" (self restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes). Tuy nhiên tình hình an ninh trên Biển Đông càng căng thẳng và trở nên cấp bách trong ba năm qua. Sự đụng chạm giữa Hải quân Trung quốc và Hải quân Hoa Kỳ tại phía Nam đảo Hải nam cho thấy Biển Đông có thể là nơi "tóe ra lửa" nếu các bên liên hệ thiếu thận trọng.
Để kết thúc bản Tài liệu về tranh chấp Biển Đông, giáo sư Thayer đề nghị một giải pháp 7 điểm để giảm căng thẳng trên Biển Đông:
Trung quốc cần thảo luận với các nước trong vùng về quyền đánh cá và chấm dứt việc đơn phương cấm đánh cá vùng này vùng khác hằng năm một cách tùy tiện.
Cần chi tiết hóa việc thi hành bản "Tuyên bố về Cách ứng xử trên Biển Đông" ký năm 2002.
Trung quốc và Hoa Kỳ cần có một bản văn Thỏa Thuận về đụng chạm trên biển (Incidents At Sea Agreement) để tránh đụng chạm trên biển ngoài ý muốn.
Các nước có vũ khí nguyên tử, nhất là các nước trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cần tham gia vào "Hiệp Định Xác lập vùng Phi nguyên tử Đông Nam Á" (Southeast Asia Nuclear Free Weapons Zone Treaty). Trung quốc hứa sẽ tham gia (nhưng chưa ký). Hiệp hội Asean cần xác định vùng nam đảo Hải Nam có nằm trong vùng địa lý áp dụng của Hiệp Định này không ?
Các nước trong vùng chung quanh Biển Đông cần thảo luận ở cấp cao cách thi hành Luật Biển để tránh sự tranh chấp về nội dung các bản khai nộp Liên hiệp quốc liên quan đến thềm lục địa nối dài và xác định rõ ràng Hải quân các nước có quyên hoạt động gì trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.
Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng khối Asean + tại Hà Nội sắp đến cần tạo sự tin cậy và đề ra các biện pháp đề phòng tại Biển Đông.
Các nước trong vùng cần thảo luận để thành lập một cơ chế gặp nhau thường xuyên giữa các lãnh tụ quốc gia để thảo luận những vấn đề còn cấn cái giữa các nước liên quan đến an ninh trong vùng./.




From: Dan Khuongtu
To: PhungSuXaHoi@yahoogroups.com; BT GVQHVN-1 <BTGVQHVN-1@yahoogroups.com>; BT GVQHVN-2 <BTGVQHVN-2@yahoogroups.com>; BT GVQHVN-3 <BTGVQHVN-3@yahougroups.com>; daploi songnui <Daploisongnui@yahoogroups.com>; phong le <phonglehg@yahoo.com>; chaut nguyen <chautnguyen@yahoo.com>; tuoc luong <ttluong_63@yahoo.com>; cat duong <catduong1975@yahoo.com>; canh quan <canh.quan@gmail.com>; exryu vannghe <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; Bao Legia <baogiale@yahoo.com>; Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
Sent: Friday, December 2, 2011 2:28 PM
Subject: Re: [PhungSuXaHoi] Giải pháp nào cho Tầu cộng ở Biển Đông?

No comments:

Post a Comment