17 Tháng ba 2005, 21:55
Không. Lúc nào tôi cũng tìm được những ý tưởng KH&CN mới qua công việc nghiên cứu, dù chỉ là những mức độ bình thường. Với óc sáng tạo dồi dào và những hứng thú vô tư, lúc nào tôi cũng có cơ hội nảy sinh ra những ý tưởng mới của ngày hôm nay trên những ý tưởng mới của ngaỳ hôm qua.
Tôi thường xuyên nghĩ đến những ý tưởng này trên xe, trong giấc ngủ và thậm chí trong những khoảng hở của các buổi họp giao ban. Tôi luôn nghĩ đến những ý tưởng đó cho đến khi chúng trở thành khả thi thật sự mới bắt tay vào thực nghiệm.
Tôi tìm những vật liệu có sẵn trong nước để thay thế cho những cái được mô tả trong báo cáo của nước ngoài. Tôi cứ tiếp tục mày mò mà không hề bỏ cuộc. Cái nào không khả thi, tôi dẹp chúng ngay từ những bước ban đầu. Tất nhiên, các ý tưởng ấy đều phải mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu xã hội.
Hiện nay anh có còn nhận được sự mời gọi của người nước ngoài hay không?
Cũng vẫn có, nhưng tôi không mấy quan tâm. Tôi đã quyết định bán nhà ở nước ngoài và đã thực hiện xong chuyện này. Cho nên những mời gọi mới đã rơi ra khỏi tầm ngắm của tôi từ lâu.
Anh có thể giới thiệu đôi nét về cuộc sống hiện nay của anh được không?
Mỗi sáng dậy thật sớm để có thời giờ đi bộ thật lâu. Trong ngày, cố gắng giải quyết xong từng việc để còn bắt tay vào việc mới. Không uống rượu, không tiệc tùng để đầu óc không bận tâm. Làm những gì mình thật thích thú như trồng cây, làm cho nụ mai đơm bông nhiều, doạ con chó “Quýt” để ngăn nó không chui ra khỏi cổng đi rong ngoài đường vì người ta có thể bắt nó để chén, thường xuyên tìm những khoảnh khắc đẹp trên các nẻo đường quê hương để có những sưu tập đáng yêu...
Lan Anh (thực hiện)
ĐÔI NÉT VỀ Ts NGUYỄN CHÁNH KHÊ
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển - Khu Công nghệ cao TPHCM
Quá trình công tác, thành tích, công trình nghiên cứu:
- Năm 1971, 19 tuổi, Nguyễn Chánh Khê sang Nhật học tại trường Đại học Công nghiệp Đông Kinh, Tokyo.
Ban đầu, anh theo học ngành Công nghệ Sinh học rồi chuyển sang lĩnh vực Vật liệu Xử lý thông tin. Phát minh đầu tiên cũng là luận án Thạc sĩ của anh là "Vật liệu cảm quang" dùng trong máy photocopy. Ngay phát minh đầu tiên, nhà khoa học trẻ đã được các Cty lớn của Nhật "săn lùng".
- Năm 1985, Nguyễn Chánh Khê sang Mỹ báo cáo khoa học và được nhiều Cty lớn quan tâm đến đề tài của anh. Họ mời anh sang Mỹ làm việc. Nguyễn Chánh Khê đã đưa ra được nguyên tắc mà sau này trở thành phổ biến trong các loại máy photocopy và máy in laser. Đó là làm phim điện tử bằng phương pháp dùng ánh sáng và điện trường tạo ra điện tích trong vật liệu bán dẫn hữu cơ.
- Sau đó hãng HP (Hewlett Packard) rất nổi tiếng về công nghệ in ấn mời TS Khê về giữ cương vị khoa học gia chủ nhiệm, chức vụ cao nhất của bộ phận nghiên cứu của hãng thuộc Trung tâm Nghiên cứu tổng hợp tại Thung lũng Silicon ở Califonia.
Sau 20 năm sinh sống và làm việc ở nước ngoài, TS Nguyễn Chánh Khê đã có 30 phát minh, sáng chế khoa học tại Nhật và 36 phát minh tại Mỹ đem lại những hiệu quả khoa học và ứng dụng kinh tế to lớn trong lĩnh vực máy tính, máy photocopy...
Đóng góp cho quê hương Việt Nam:
- Năm 1982, TS Nguyễn Chánh Khê bắt đầu những chuyến về nước, cùng các nhà khoa học mở nhiều cuộc hội thảo để phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ cao cho trí thức trong nước. Ông bắt đầu các công trình trợ giúp những chuyên đề khoa học cho Viện Khoa học Việt Nam, hướng dẫn đề tài nghiên cứu cho các trường, Viện trong nước…
- Năm 2002, TS Nguyễn Chánh Khê quyết định hồi hương. Hiện nay, TS Nguyễn Chánh Khê là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Khu Công nghệ cao TPHCM.
|
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
No comments:
Post a Comment