Saturday, June 4, 2011

15/09/2010 Phim "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" (Bài 1): Phải chỉnh sửa những gì?


Thứ Tư, 15/09/2010 11:39
(TT&VH) - Khi trailer dài chưa đầy 3 phút và một số ảnh phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long xuất hiện trên mạng internet, bộ phim dài gần 900 phút này lập tức bị “soi” cực kỳ kỹ. “Người trong cuộc” - những người thực hiện và đã xem trọn vẹn 19 tập nói gì về bộ phim này? 

4 vấn đề phải “chỉnh sửa, xử lý” 

Đó là nhận xét được Hội đồng trung ương thẩm định phim truyện và lãnh đạo Cục Điện ảnh đưa ra. 

Cụ thể, Hội đồng này cho rằng: Các nhà làm phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long đã xây dựng được một bộ phim có tính chuyên nghiệp cao, hấp dẫn người xem, dàn diễn viên thể hiện xuất sắc ở tất cả các tuyến nhân vật, việc thể hiện nhân vật Lê Long Đĩnh đã được làm theo đúng góp ý trong văn bản giám định kịch bản. 

Cảnh trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long
Tuy nhiên, sau khi xem phim, Hội đồng cũng đề nghị: “Vì đa số các cảnh quay được thực hiện tại Trung Quốc, nên có thể dễ gây cho người xem có cảm nhận đây là một bộ phim truyền hình của Trung Quốc, một số chi tiết và lịch sử cần được tái hiện làm đúng với lịch sử để tránh phim mang dáng dấp dã sử của Trung Quốc như giám định kịch bản đã nêu. Đề nghị chỉnh sửa và xử lý một số vấn đề sau: 

1. Cắt một số cảnh quay quá quen thuộc của Trung Quốc dễ gây sự hiểu nhầm cho khán giả như cảnh vua đi lại ở cầu dích dắc trên mặt hồ, một số đại cảnh có đông diễn viên là người Trung Quốc, trang phục Trung Quốc, sửa lại một số lời thoại mang dáng dấp của phim dã sử Trung Quốc cùng một số lời thoại hiện đại. 

2. Bỏ bớt lời thoại của Lý Công Uẩn nói với vua Lê Hoàn về việc nhà Chu 800 năm hưng thịnh để lặp lại, cảnh đứng trước núi cao lại khen đây là thành Đại La. 

3. Một số vấn đề liên quan đến lịch sử cần sửa lại (phần này đã được góp ý trong văn bản giám định kịch bản là cần phải bám vào chính sử để thể hiện), như việc Lê Hoàn lên ngôi và cuộc kháng chiến chống quân Tống, sự kiện Lê Hoàn đánh Tống được ghi trong sử như một trong những trang oai hùng tại sông Bạch Đằng, Tây Kết nhưng trong phim lại đưa ra một địa danh không có thực là Chu Tước như vậy là sai với lịch sử. Câu nói Lê Hoàn ra lệnh cho quân sĩ ai đánh thì chém đầu, cẩm nang của sư Vạn Hạnh không cần đánh sau 21 ngày quân giặc tự động rút lui sẽ gây ra suy diễn, việc lập Quốc sư cho Vạn Hạnh, câu nói về con Lý Công Uẩn sau này đi thi sẽ đỗ Trạng Nguyên không hợp vì thời đó chưa có Trạng Nguyên. 

4. Chỉnh sửa lại phần kết, để làm sao thể hiện được đây là nhu cầu phát triển của nước Đại Cồ Việt cần có một kinh đô xứng tầm mà Lý Công Uẩn sáng suốt nhận ra, chứ không phải là bắt chước Trung Quốc”. 

“Những chỉnh sửa chỉ là tiểu tiết”? 

Ngày 14/9, TT&VH đã liên hệ với nhà sản xuất bộ phim này - Công ty Truyền thông Trường Thành. Ông Trịnh Văn Sơn (Giám đốc công ty) cho biết, ông là người chấp bút cho kịch bản và cố vấn là nhà biên kịch Trung Quốc, Kha Chương Hòa. Sau hơn nửa năm trời ông Sơn cùng ê-kíp làm phim “ăn nằm, ở dề” tại trường quay Hoành Điếm (Trung Quốc) và gần một tháng thực hiện khoảng 30% cảnh quay tại VN, ông khẳng định, kịch bản bám sát các sự kiện lịch sử được phản ánh trong sử sách, đặc biệt là cuốn Đại Việt sử ký toàn thư và tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định kịch bản của Cục Điện ảnh VN trước khi đưa vào sản xuất. 

Ông Sơn cũng cho phóng viên xem bộ hồ sơ chi tiết về các mẫu phác thảo trang phục và phác thảo các cảnh quay lên tới hàng chục cuốn. 

“Để thực hiện bộ phim này, chúng tôi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tham vấn các chuyên gia đầu ngành trong nước và mời hợp tác những người có uy tín ở từng lĩnh vực chuyên sâu. Chẳng hạn, về phục trang, GS-TS Đoàn Thị Tình (Trung tâm Bảo tồn phát huy nghệ thuật dân tộc) đã chụp ảnh các tượng thờ, tượng điêu khắc và tượng đá ở đền chùa VN và trên cơ sở đó, vẽ phác thảo từng trang phục. Ở mỗi bản vẽ, chúng tôi đều có sự so sánh, đối chiếu với các trang phục cùng thời của Trung Quốc và nhận ra các trang phục VN có nhiều điểm khác nếu không muốn nói là đẹp và cầu kỳ hơn. Cũng có những trang phục về cơ bản giống nhau nhưng họa tiết hay hoa văn trên thân áo, ống tay khác hẳn. Các mẫu thiết kế bối cảnh do hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng phác thảo, cùng với hoạ sĩ người Trung Quốc thống nhất và thường phải có ba phương án đưa ra để chọn bối cảnh hay trang phục hợp lý hơn cả”, ông Sơn nói. 

Ông Sơn khẳng định những chỉnh sửa chỉ là tiểu tiết. Ông cùng các nhà làm phim đã sớm thực hiện theo yêu cầu của hội đồng và hy vọng phim sẽ sớm ra mắt khán giả. 

Bài 2:  Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long: Nhìn từ bên ngoài

Hải Đông - Thu Hằng




Bình luận (7)

FootBall
luôn luôn ủng hộ phim này!mặc dù chưa xem!
nguyễn thanh hải  (lies.inlove@yahoo.com) (07:35 16/04/2011)
FootBall
Những gì là lịch sử chúng ta nên thừa nhận, mất lịch sử là một thì mất cột nguồn
ABC  (dfajl@yahoo.com.vn) (12:14 02/03/2011)
FootBall
phim lịch sử Việt Nam thật ít trong khi bề day lịch sử của chúng ta dã trải qua hơn 4000 năm thật đáng tiếc!!!!!
Phung Van Toan  (conthuyenlacloi_tinhyeu_9260@yahoo.com) (10:40 26/01/2011)
FootBall
Bạn nói thì nghe hay lắm!Chứ nếu đóng phim ở phim trường Việt Nam thì lấy đâu ra?. Lúc đó bối cảnh xấu thì lại chê. Chính thế mới phải sang Trung Quốc. Nhưng ở đây ta chỉ mượn địa điểm thôi. Chứ trang phục, diễn viên, diễn xuất ... vẫn là của Việt Nam đấy chứ. Cùng lắm ta có nhờ ông đạo diễn Trung Quốc góp sức. Vì đạo diễn cổ trang ở VN còn yếu kém. Như thế này thì không thể gọi là mất văn hóa được. Không những thế,qua bộ phim này,đạo diễn VN còn học hỏi được thêm kinh nghiệm. Bạn đừng nói là học để sau này bắt chước mà làm theo TQ nhá. nhìn mấy phim Hàn Quốc đi. Họ cũng phải học cách làm phim của TQ đấy. Có khác chăng là HQ đầu tư xây dựng cung điện,trang phục hoành tráng hơn VN thôi.Cũng phải vì họ là nước phát triển. Còn chúng ta không có nhiều vốn đầu tư đi mượn địa điểm cũng không nên chê trách.Hơn nữa cả bộ phim ngốn gần 100 tỉ đồng. Đóng phim rồi vất vào trong kho có phải phí không? Vừa phí tiền vừa tốn công sức.Theo tôi thấy cứ chiếu phim để dân ta coi. Dù sao phim cũng bám sát lịch sử, con cháu ta xem không bị mất gốc đâu.
Nguyen Phuong Anh  (pamychiki@yahoo.com) (11:06 14/11/2010)
FootBall
Qua' Dung' nhung minh thay cung~ hay lam' ma
nguyen di tung  (nhocxxcm@yahoo.com.vn) (06:54 04/10/2010)
FootBall
Là một sinh viên, Mặc dù là bản thân tôi cũng chưa được xem trọn bộ phim. Nhưng qua giới thiệu tôi cũng được biết chút ít về bộ phim. Tôi cũng thấy không hài lòng về bộ phim. chúng ta kỉ niệm đại lễ ngàn năm Thăng Long thì những gì chúng ta muốn thể hiện phải là của chúng ta. Dân chúng chắc cũng không chào đón một sự kiện lớn của dân tộc mình trong bối cảnh như thế. Tôi mong mọi người xem xét lại có nên cho ra mắt công chúng bộ phim này hay không? Người Việt Nam phải biết lịch sử của mình nhưng là trong bối cảnh của đát nước mình, nhân dân mình....
Nguyễn Thị Hiền  (beconhocnhay@gmail.com) (12:55 30/09/2010)
FootBall
Trong nhiều ngày qua, cư dân mạng và rất nhiều người dân đều bày tỏ thái độ không đồng tình với bộ phim "Lý Công Uẩn-Đường tới Thăng Long". Hầu hết, họ cho rằng bộ phim mang văn hoá Trung Quốc nhiều hơn văn hoá Việt. Nếu quả vậy thì thật đáng buồn. Chúng ta làm Đại lễ, cái cốt yếu là văn hoá Việt, sự hình thành và phát triển cội nguồn, hào khí sông núi Việt chứ không phải sự hoành tráng gì đấy, nhất là sự hoành tráng khi đi vay mượn văn hoá. Tổ tiên Đại Việt ta đã đổ biết bao xương máu, trí tuệ, văn hoá…để có một nền văn hoá riêng biệt Việt Nam như ngày hôm nay. Lại nhớ khi xưa, Bác Hồ không đồng tình quan điểm với một số chí sĩ yêu nước, nhờ ngoại ban để giải phóng dân tộc, nhưng đó mới chỉ là vấn đề chính trị, mất nước, chúng ta vẫn còn cơ hội giành lại độc lập, nhưng mất văn hoá, mất cội nguồn liệu chúng có giành lại được không?. Bộ phim "Lý Công Uẩn-Đường đến Thăng Long" với những người dân như chúng tôi chưa được xem trọn bộ, chỉ vài nét qua quảng cáo, qua hình ảnh trên mạng mà thôi. Vì thế tôi cũng chưa rõ lắm về vấn đề văn hoá Trung Hoa trong bộ phim cho nên không khẳng định gì nhiều. Với những người làm phim, những người có trách nhiệm, nhất là Bộ văn hoá và những cơ quan liên quan, hãy cùng nhau ngồi lại, bàn bạc tìm ra phương giải quyết thích hợp nhất. Kinh phí làm phim là của dân, văn hoá trong phim cũng là của dân, cả hai không thể mất. Song, phải đặt văn hoá dân tộc Việt lên hàng đầu, tuyệt đối không thể mất văn hoá. “Đừng để có tội với một ngàn năm sau”
phan quoc khuong  (khuongquocphan@yahoo.com) (03:2

No comments:

Post a Comment