Thứ sáu, 06 Tháng một 2012, 17:24 GMT+7
Tổng thống Obama tuyên bố, Mỹ đã lật sang một trang mới, để lại đằng sau một thập kỷ chiến tranh và chiến lược quốc phòng mới của Mỹ là hướng tới Châu Á – nơi giới tướng lĩnh Mỹ đang lo lắng về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
"Chúng tôi sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và những cắt giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng sẽ không ảnh hưởng gì đến chính sách của chúng tôi ở khu vực quan trọng này", ông Obama cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, xuất hiện cùng với Tổng thống Obama và các sĩ quan hàng đầu khác tại lễ công bố chiến lược quốc phòng mới, nói thêm, theo chiến lược này, quân đội Mỹ sẽ được xây dựng nhỏ gọn hơn và tinh hơn. Lực lượng này sẽ mở rộng vai trò ở Châu Á trong khi duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ ở khu vực Trung Đông.
Theo các chuyên gia và các nhà phân tích, sở dĩ Washington tập trung vào khu vực Châu Á là do nước này lo ngại sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc cũng như kho vũ khí tên lửa chống hạm của cường quốc đông dân nhất thế giới này. Washington e ngại kho tên lửa chống hạm của Trung Quốc có thể gây nguy hại cho vị thế thống trị về quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Ngoài việc tập trung vào đối phó với Trung Quốc, chiến lược quân sự mới của Mỹ cũng hướng vào khu vực Trung Đông – nơi có đất nước Iran được Washington coi là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với họ. Theo bản chiến lược dài 8 trang, quân đội Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với các đồng minh ở Trung Đông để đảm bảo an ninh ở vùng Vịnh đồng thời ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân.
Ưu tiên của Mỹ trong các chiến dịch chống chiến binh sẽ giảm đi và từ đó sẽ giúp nước này giảm sự dính líu đối với các chiến dịch bộ binh quy mô lớn như ở Iraq và Afghanistan.
Chiến lược quân sự mới của Mỹ sẽ ưu tiên đổ tiền đầu tư vào máy bay, tàu chiến, các hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí công nghệ cao. Trong khi đó, lực lượng lục quân và thủy quân lục chiến của Mỹ sẽ được cắt giảm về quân số. Mỹ cũng ám chỉ sẽ cắt giảm vũ khí hạt nhân nhưng không nói cụ thể con số cắt giảm là bao nhiêu.
Việc Mỹ cắt giảm chi tiêu quân sự đang vấp phải sự phản đối của một số đối thủ Đảng Cộng hòa của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, ông Obama khẳng định, sự cắt giảm này có giới hạn và sẽ không ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự của Mỹ.
"Quân đội của chúng ta sẽ nhỏ gọn hơn nhưng thế giới phải biết, Mỹ sẽ vẫn duy trì ưu thế về quân sự với lực lượng vũ trang tinh hơn, linh hoạt hơn và có khả năng sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ hay mối đe dọa nào", Tổng thống Obama nhấn mạnh.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary về chiến lược quốc phòng mới
Sau khi chiến lược quốc phòng mới của Mỹ được công bố, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đưa ra một tuyên bố thể hiện sự gắn bó của Bộ Ngoại giao với Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bà Hillary phát biểu: “Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã công bố định hướng chiến lược mới thể hiện nhu cầu quốc phòng thế kỷ 21 của chúng ta và bảo đảm sự lãnh đạo của Mỹ đối với tương lai. Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục sát cánh làm việc để mang mọi nguồn lực của Mỹ phục vụ cho chính sách đối ngoại của chúng ta. Chiến lược mới nhìn nhận rằng đương đầu với các thách thức không thể là công việc của riêng quân đội. Ngoại giao và phát triển là những đối tác bình đẳng với lĩnh vực quốc phòng trong phương pháp tiếp cận quyền lực thông minh của chúng ta nhằm thúc đẩy các lợi ích và giá trị của Mỹ ở nước ngoài, tăng cường sự thịnh vượng kinh tế của chúng ta và bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta”.
“Định hướng mới này là một thành tố trọng yếu trong phương pháp tiếp cận kết hợp của chúng ta về củng cố sự lãnh đạo của Mỹ trong một thế giới đang thay đổi. Nó tăng cường năng lực và các mối quan hệ mà chúng ta cần để chỉ đạo và đáp ứng các trách nhiệm của chúng ta trong những năm tới. Và nó thúc đẩy các ưu tiên chiến lược của chúng ta, bao gồm duy trì sự hiện diện toàn cầu trong khi tăng cường chú trọng vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương; ngăn chăn các đối thủ của chúng ta và thực hiện đầy đủ các cam kết an ninh của chúng ta; đầu tư vào các liên minh và quan hệ đối tác trọng yếu, trong đó có NATO; chống những kẻ cực đoan bạo lực và bảo vệ nhân phẩm trên toàn thế giới; và bảo toàn năng lực phản ứng nhanh trước những mối đe doạ mới xuất hiện. Cùng lúc chúng ta tiến hành chiến lược này, chúng ta sẽ sẽ tiếp tục tham khảo với các đồng minh và đối tác để xử lý những mối quan ngại chung, nắm bắt các cơ hội mới, và củng cố sự ổn định toàn cầu”.
|
Tổng thống Barack Obama hôm qua (5/1) đã chính thức công bố một chiến lược quân sự mới. Theo đó, Mỹ sẽ xây dựng một quân đội nhỏ gọn hơn tập trung vào đối phó với sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Mỹ đã quyết định điều chỉnh lại chiến lược quân sự nhằm sắp xếp lại các ưu tiên quốc phòng trong thời kỳ cường quốc này đang phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Mỹ đang hướng tới mục tiêu cắt giảm 487 tỉ USD ngân sách dành cho quốc phòng trong vòng một thập kỷ tới.
Chiến lược quân sự mới của Mỹ hướng ưu tiên vào việc tập trung chuẩn bị đối phó với những thách thức có thể xảy ra từ phía Iran và Trung Quốc. Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh không quân và hải quân trong khi loại bỏ dần các chiến dịch chống chiến binh kiểu như ở Iraq và Afghanistan.Mỹ đã quyết định điều chỉnh lại chiến lược quân sự nhằm sắp xếp lại các ưu tiên quốc phòng trong thời kỳ cường quốc này đang phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Mỹ đang hướng tới mục tiêu cắt giảm 487 tỉ USD ngân sách dành cho quốc phòng trong vòng một thập kỷ tới.
Tổng thống Obama tuyên bố, Mỹ đã lật sang một trang mới, để lại đằng sau một thập kỷ chiến tranh và chiến lược quốc phòng mới của Mỹ là hướng tới Châu Á – nơi giới tướng lĩnh Mỹ đang lo lắng về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
"Chúng tôi sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và những cắt giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng sẽ không ảnh hưởng gì đến chính sách của chúng tôi ở khu vực quan trọng này", ông Obama cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, xuất hiện cùng với Tổng thống Obama và các sĩ quan hàng đầu khác tại lễ công bố chiến lược quốc phòng mới, nói thêm, theo chiến lược này, quân đội Mỹ sẽ được xây dựng nhỏ gọn hơn và tinh hơn. Lực lượng này sẽ mở rộng vai trò ở Châu Á trong khi duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ ở khu vực Trung Đông.
Theo các chuyên gia và các nhà phân tích, sở dĩ Washington tập trung vào khu vực Châu Á là do nước này lo ngại sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc cũng như kho vũ khí tên lửa chống hạm của cường quốc đông dân nhất thế giới này. Washington e ngại kho tên lửa chống hạm của Trung Quốc có thể gây nguy hại cho vị thế thống trị về quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Ngoài việc tập trung vào đối phó với Trung Quốc, chiến lược quân sự mới của Mỹ cũng hướng vào khu vực Trung Đông – nơi có đất nước Iran được Washington coi là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với họ. Theo bản chiến lược dài 8 trang, quân đội Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với các đồng minh ở Trung Đông để đảm bảo an ninh ở vùng Vịnh đồng thời ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân.
Ưu tiên của Mỹ trong các chiến dịch chống chiến binh sẽ giảm đi và từ đó sẽ giúp nước này giảm sự dính líu đối với các chiến dịch bộ binh quy mô lớn như ở Iraq và Afghanistan.
Chiến lược quân sự mới của Mỹ sẽ ưu tiên đổ tiền đầu tư vào máy bay, tàu chiến, các hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí công nghệ cao. Trong khi đó, lực lượng lục quân và thủy quân lục chiến của Mỹ sẽ được cắt giảm về quân số. Mỹ cũng ám chỉ sẽ cắt giảm vũ khí hạt nhân nhưng không nói cụ thể con số cắt giảm là bao nhiêu.
Việc Mỹ cắt giảm chi tiêu quân sự đang vấp phải sự phản đối của một số đối thủ Đảng Cộng hòa của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, ông Obama khẳng định, sự cắt giảm này có giới hạn và sẽ không ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự của Mỹ.
"Quân đội của chúng ta sẽ nhỏ gọn hơn nhưng thế giới phải biết, Mỹ sẽ vẫn duy trì ưu thế về quân sự với lực lượng vũ trang tinh hơn, linh hoạt hơn và có khả năng sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ hay mối đe dọa nào", Tổng thống Obama nhấn mạnh.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary về chiến lược quốc phòng mới
Sau khi chiến lược quốc phòng mới của Mỹ được công bố, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đưa ra một tuyên bố thể hiện sự gắn bó của Bộ Ngoại giao với Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bà Hillary phát biểu: “Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã công bố định hướng chiến lược mới thể hiện nhu cầu quốc phòng thế kỷ 21 của chúng ta và bảo đảm sự lãnh đạo của Mỹ đối với tương lai. Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục sát cánh làm việc để mang mọi nguồn lực của Mỹ phục vụ cho chính sách đối ngoại của chúng ta. Chiến lược mới nhìn nhận rằng đương đầu với các thách thức không thể là công việc của riêng quân đội. Ngoại giao và phát triển là những đối tác bình đẳng với lĩnh vực quốc phòng trong phương pháp tiếp cận quyền lực thông minh của chúng ta nhằm thúc đẩy các lợi ích và giá trị của Mỹ ở nước ngoài, tăng cường sự thịnh vượng kinh tế của chúng ta và bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta”.
“Định hướng mới này là một thành tố trọng yếu trong phương pháp tiếp cận kết hợp của chúng ta về củng cố sự lãnh đạo của Mỹ trong một thế giới đang thay đổi. Nó tăng cường năng lực và các mối quan hệ mà chúng ta cần để chỉ đạo và đáp ứng các trách nhiệm của chúng ta trong những năm tới. Và nó thúc đẩy các ưu tiên chiến lược của chúng ta, bao gồm duy trì sự hiện diện toàn cầu trong khi tăng cường chú trọng vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương; ngăn chăn các đối thủ của chúng ta và thực hiện đầy đủ các cam kết an ninh của chúng ta; đầu tư vào các liên minh và quan hệ đối tác trọng yếu, trong đó có NATO; chống những kẻ cực đoan bạo lực và bảo vệ nhân phẩm trên toàn thế giới; và bảo toàn năng lực phản ứng nhanh trước những mối đe doạ mới xuất hiện. Cùng lúc chúng ta tiến hành chiến lược này, chúng ta sẽ sẽ tiếp tục tham khảo với các đồng minh và đối tác để xử lý những mối quan ngại chung, nắm bắt các cơ hội mới, và củng cố sự ổn định toàn cầu”.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Việt Báo (Theo_VnMedia)
|
No comments:
Post a Comment