Friday, January 6, 2012

Những nghịch lý trong vụ đắm tàu Vinalines Queen

Thứ sáu, 6/1/2012, 00:30 GMT+7

Vinalines thừa nhận có thể khẩn trương hơn trong cứu hộ nhưng do quá tin tưởng vào các thiết bị trên tàu nên tình huống khẩn cấp không được đặt ra sớm. Doanh nghiệp cũng cho rằng quặng nickel không phải mặt hàng nguy hiểm trong khi thủy thủ sống sót một mực khẳng định điều này.
Nghi vấn về số phận Vinalines Queen
Thân nhân thủy thủ được nhận trước 100 triệuMỗi thủy thủ được bảo hiểm 40.000 USD 

Hơn 10 ngày sau vụ chìm tàu tại vùng biển đông bắc Phillipines, câu chuyện buồn của tàu Vinalines Queen vẫn là một dấu hỏi lớn. Thông tin mà thủy thủ may mắn Đậu Ngọc Hùng cũng Vinalines mang lại trong buổi họp báo tối 4/1 không mang đến những giải thích thấu đáo. Trái lại, có thêm rất nhiều nghi vấn được đặt ra trước những thông điệp trái chiều được người trong cuộc phát đi.
Nhiều thông điệp trái chiều được người trong cuộc phát đi tại buổi họp báo tối 4/1. Ảnh: Nhật Minh
Nhiều thông điệp trái chiều được người trong cuộc phát đi tại buổi họp báo tối 4/1. Ảnh: Nhật Minh
Tại buổi họp báo, Tổng giám đốc Vinalines - Nguyễn Cảnh Việt thừa nhận, doanh nghiệp có thể tiến hành các biện pháp khẩn cấp hơn nếu xác định từ đầu đây là trường hợp nguy hiểm. Tuy nhiên, doanh nghiệp này nhận định mất liên lạc khoảng 8 – 10 giờ đối với tàu biển không quá bất thường, và tin tưởng tuyệt đối vào các thiết bị phát tín hiệu khẩn cấp trên tàu. Vì thế, hơn 7 tiếng sau khi Vinalines Queen phát thông điệp cuối cùng, doanh nghiệp mới gửi yêu cầu trợ giúp tới Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
Trao đổi với VnExpress.net, thuyền trưởng Nguyễn Minh Ngọc - người có nhiều năm kinh nghiệm vận hành tàu chở quặng nickel, cho rằng căn cứ theo những thông điệp được Vinalines Queen phát đi trước đó, không thể nhận định đây là một trường hợp mất liên lạc thông thường. Ông Ngọc khẳng định, khi tàu nghiêng 18 độ, cộng thêm lắc do sóng gió tức là trên dưới 40 độ, rõ ràng Vinalines Queen phải đối mặt với nguy hiểm rất lớn. Vì thế, việc mất liên lạc nhiều giờ sau đó là báo hiệu rõ ràng nhất về nguy hiểm đối với con tàu và thuyền viên.
Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải cũng cho rằng, tại thời điểm mất liên lạc, Vinalines Queen đang phải đối mặt cùng lúc với 3 mối nguy hiểm: tàu đầy tải, nghiêng 18 độ và sóng to gió lớn. “Trong điều kiện như vậy, khả năng bị đánh chìm là rất cao”, ông Vũ nhận định
Việc chưa nhận được thông tin nào từ thiết bị cảnh báo là một điều khó hiểu khác trong vụ chìm tàu Vinalines Queen. Theo Thuyền trưởng Đinh Tất Thắng, người vừa cùng tàu Hoàng Sơn Sun trở về từ vụ cướp biển tại Somalia, với tàu hiện đại như Vinalines Queen sẽ có ít nhất 5 thiết bị phát tín hiệu khẩn cấp, trong đó có cái phát thẳng lên vệ tinh. "Việc kích hoạt chỉ cần một nút bấm và trong vòng 2 phút có thể kích hoạt toàn bộ 5 thiết bị này. Trường hợp khẩn cấp thì ngoài thuyền trưởng, sĩ quan boong có thể là người phát tín hiệu", thuyền trưởng Thắng nói.
Việc biến mất không để lại dấu vết là bí ẩn lớn nhất trong vụ đắm tàu Vinalines. Ảnh: WP
Việc biến mất không để lại dấu vết là bí ẩn lớn nhất trong vụ đắm tàu Vinalines. Ảnh: WP
Ông Thắng phân tích, lúc phát hiện tàu nghiêng, thuyền trưởng đã yêu cầu tất cả mọi người mặc áo phao cá nhân, quần áo chống mất nhiệt và lên boong; dây chằng buộc của xuồng cứu sinh đã được tháo. Điều này có nghĩa là mọi người đều hình dung được mức độ nguy hiểm của tình huống và họ có nhiều thời gian chuẩn bị và thừa thời gian để bấm nút phát tín hiệu khẩn cấp, thuyền trưởng Đinh Tất Thắng khẳng định.
Tại buổi họp báo tối 4/1, nhiều ý kiến chuyên môn từ Tổng công ty Hàng hải đã lên khẳng định khả năng chuyên chở an toàn quặng nickel. Đại diện Phòng Khai thác của đơn vị trực tiếp quản lý tàu thậm chí còn khẳng định đây không phải là mặt hàng nguy hiểm (chỉ được quy định trong các bộ luật quốc tế về chuyên chở hàng xô, dời) nều được vận chuyển lên tàu với giới hạn độ ẩm cho phép.
Tuy nhiên, thủy thủ Đậu Ngọc Hùng lại khẳng định anh luôn được thuyền trưởng và các thuyền viên khác nhắc nhở về mức độ nguy hiểm của nickel ngậm nước. Hai thông điệp trái chiều này một lần nữa cho thấy hàng loạt nghịch lý trong vụ việc của Vinalines Queen – vụ chìm tàu bí ẩn mà ngay cả những người trong cuộc cũng chưa thể đưa ra giải thích thỏa đáng.
Nhật Minh – Nguyễn Hưng


Theo dòng sự kiện:
Tàu Vinalines Queen mất liên lạc (06/01)
Quân đội Philippines tìm kiếm thủy thủ Vinalines Queen (06/01)
5 ngày lênh đênh trên biển khi Vinalines Queen chìm (05/01)
'Vinalines Queen là vụ chìm tàu bí ẩn nhất' (05/01)
Thủy thủ tàu Vinalines Queen về tới Hà Nội (04/01)
Thân nhân thủy thủ Vinalines sẽ nhận trước 100 triệu đồng (04/01)
Tàu tuần tra tìm 22 thủy thủ mất tích vẫn 'án binh bất động' (04/01)
Tìm kiếm thuyền viên Vinalines Queen ở các đảo (03/01)
Thuê tàu biển tìm thuyền viên Vinalines Queen (02/01)
22 thuyền viên Vinalines Queen vẫn mất tích (01/01)
Xem tiếp
 
Các quan chức Vinalines phải xin lỗi
Sự việc đã xẩy ra, 22 thuyền viên đã mất và 01 thuyền viên may mắn thoát chết. Vấn đề tàu Vinalines Queen chìm có thể nằm trong tầm hiểu biết nhưng vì có phải Cty Vinalines (VNL) cố gắng cứu tàu, cứu tài sản mà không lường trước được nguy hiểm cho thuyền bộ. Tôi theo dõi thông tin về tàu từ đầu cho đến nay. Tôi dự định viết nhiều nhưng thôi vì bản thân không hài lòng với cách lập luận của lãnh đạo VNL. Sao lại cho đơn vị Khai thác tàu phát biểu vô trách nhiệm về việc Nickel rắn không thuộc loại hàng nguy hiểm. Chỉ có Ban lãnh đạo và Thuyền trưởng và các sĩ quan lái của tàu mới biết rõ những chỉ thị VNL đưa ra. Bây giờ Ban lãnh đạo VNL nói gì cũng không có ý nghĩa và cũng đừng đổ vấy cho Thuyền trưởng và thuyền bộ không gửi tín hiệu cấp cứu mà hãy lấy lương tâm mình ra để lo cho gia đình và người thân của họ. Ngày giỗ hàng năm của họ, VNL phải có trách nhiệm đọc điếu văn và chia buồn cùng gia quyến họ thì họ mới an tâm ra đi. Nên nhớ người thân các thuyền viên tàu Vinalines Queen và nhiều người khác cũng hiểu về hàng hải.
  
Sự cố Tàu Vinalines
Tàu Vinalines Queen là một trong những con tàu lớn nhất, hiện đại nhất, trẻ nhất của Việt Nam và khu vực. Tất nhiên, nó cũng phải thỏa mãn các quy định về đăng kiểm, an toàn và an ninh cao nhất theo các quy định của công ước quốc tế về hàng hải. Tuy nhiên, phải nói rằng vận tải biển là ngành kinh doanh đầy khó khăn và rủi ro, và tai nạn hàng hải là khó tránh khỏi do yếu tố khí hậu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nhất là vùng biển Thái Bình Dương luôn có sóng gió lớn, bất ngờ. Tàu đã được mua bảo hiểm đầy đủ thì những tổn thất về người, tài sản và hàng hóa sẽ do bảo hiểm bồi thường. Trong khi đó tại Việt Nam, mỗi ngày có hàng chục người chết vì tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hàng năm cũng có hàng trăm ngư dân chết, mất tích vì bão lũ mà không có một đồng bồi thường vì hầu hết tàu cá làm gì có đăng kiểm, bảo hiểm thì chẳng ai quan tâm, chẳng ai lên tiếng.
Theo dõi vụ việc mới thấy, hầu hết người đọc không có kiến thức về hàng hải nhưng lại thích bình luận, suy đoán theo kiểu phim hình sự, rất ngô nghê. Rõ là bản tính hiếu kỳ và luôn thích tỏ ra nguy hiểm!!!
  
Tàu vinaline queen không thể chìm nhanh như vậy
Tàu vinaline có trọng lượng thiết kế 57.000 tấn, khi chìm chỉ chở 54.000 tấn, hệ số an toàn của tàu này khoảng 5.000 tấn, vậy con tàu này có chìm đắm thì lượng nước phải vào con tàu tương là 8.000 khối nước. Trong khi đó nắp hầm hàng có ron kín vì vậy lượng nước vào tàu 8.000 khối trong thời gian không thể nhanh được, cho dù con tàu này có sóng đánh úp lại thì cũng không thể chìm xuống nhanh mà cuốn ông Hùng vào như ông Hùng nói. Mặt khác tàu này có palas tài sao khi tàu nghiên không sử dụng nước palas để điều chỉnh, thuyền viên có điện thoại vệ tinh tại sao khi tàu chìm không thông báo cho các cơ quan chức năng biết. Theo tôi tàu này không thể chìm đơn giản như vậy.
  
Tôi rất đau lòng !!!
Tôi nghĩ chúng ta nên tha thiết xin các cấp có trách nhiệm bằng mọi biện pháp phải tìm cho được con tàu đang chìm ở vị trí nào, có thể các thuỷ thủ đã bị nhấn chìm theo con tàu rồi , tôi chỉ là 1 đọc giả , nhưng tôi rất xót xa và không ngừng theo dõi từng phút giây, tôi mong đợi diều kỳ diệu có thể đến với 22 thuỷ thủ tội nghiệp của chúng ta, mạng người quan trọng, tôi tha thiết mong các cấp có trách nhiệm hãy xót thương và bằng mọi cách đừng để các thủy thủ ấy ở dưới đáy biển suốt 10 mấy ngày qua như vậy. gia đình họ sao chịu nổi đây??? tại sao bị chìm hay dù là bí ẩn gì việc đó khoan hãy bàn tới , mà hãy thiết kế, hãy tính làm sao phải tim cho ra vị trí con tàu đang chìm và từ đó ta mới có định hướng cho việc tìm kiếm các thuỷ thủ. Không thể lặn xuống dưới tận đáy biển 5000m thì ta vẫn chế tạo ra các thiết bị rà tìm dưới đó mà ??? người Việt Nam ta k đủ kiến thức kinh nghiệm để làm thỉ hãy bỏ tiền thuê các chuyên gia nước ngoài .Tôi xin chia sẻ nỗi đau đớn khôn cùng với 22 gia đình của các thuỷ thủ, tôi mong 22 thuỷ thủ ấy vẫn còn cơ may sống xót và được về đoàn tựu cùng chung vui với gia đình đón mùa xuân mới....xin cho họ được phước phần và cơ may như anh Đậu Ngọc Hùng .
  
Vớ vẩn!
Quặng nikel có công ước về chuyên chở, qui định rõ ràng mà ông ý nói không fải là hàng nguy hiểm không biết ông ý học xếp dỡ hàng hóa ở đâu??? Hùng về thì mừng nhưng nói nhiều câu vô lý lắm, khi nhận thông báo nghiêng 18 độ không hiểu người trực sự cố của công ty đã làm ji???? Anh Em chưa thấy được tin tức bùn quá 02 năm mà chìm mất 02 cái rồi lãnh đạo ơi!????????????

No comments:

Post a Comment