Theo định hướng của Chính phủ, CPI năm 2012 tăng dưới 10% - Ảnh: Việt Tuấn.
Tại nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8 được Thủ tướng ký ban hành hôm nay (8/9), Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng phân tích, làm rõ nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam.
Lạm phát tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao cũng được nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên của nhiệm kỳ 2011 - 2016 xếp ở vị trí đầu tiên trong số các tồn tại của tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng qua và cả năm 2011.
Các tồn tại tiếp theo là mặt bằng lãi suất cao ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh; thu hút đầu tư giảm; thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản giảm sút; tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm hơn kế hoạch đề ra; đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, công nhân ở các khu công nghiệp, vùng miền núi, dân tộc thiểu số… còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội, tai nạn và ùn tắc giao thông còn nhiều bức xúc, nhất là còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Để đạt được mục tiêu cả năm, ưu tiên kiềm chế lạm phát một lần nữa lại được Chính phủ tái khẳng định trong yêu cầu về nhiệm vụ cụ thể đối với các bộ, ngành liên quan.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, bảo đảm đồng thời các mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 6%.
Bộ Tài chính cũng được giao nhiệm vụ tiếp tục điều hành chính sách tài khóa thắt chặt kết hợp hài hòa với chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Yêu cầu với Bộ Kế hoạch và Đầu tư là chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục rà soát việc cắt giảm đầu công theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP và Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ.
Nghị quyết còn nêu rõ: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, phân tích làm rõ nguyên nhân lạm phát ở nước ta, từ đó đề xuất các giải pháp căn bản ứng phó có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn, trình Chính phủ xem xét tại phiên họp thường kỳ tháng 9 năm 2011”.
Chính phủ cũng xác định mục tiêu tổng quát của năm 2012 là: tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2012 được thống nhất: tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%; nhập siêu, bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn so với chỉ tiêu đạt được năm 2011…
Đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng được định hướng tăng dưới 10%, với sự tiếp tục nhất quán triển khai chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Kiềm chế cho được lạm phát, trong đó có phân tích rõ nguyên nhân khiến lạm phát ở Việt Nam liên tục cao cũng là yêu cầu được nhiều vị đại biểu Quốc hội khóa 13 đặt ra tại kỳ họp thứ nhất vừa qua.
Bởi ngay trong quá trình thẩm tra báo cáo của Chính phủ cũng đã có không ít ý kiến cho rằng, nhìn nhận về nguyên nhân lạm phát cao tại báo cáo là "chưa thỏa đáng".
Đó là giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng mạnh; việc điều chỉnh tăng một số mặt hàng thiết yếu, tăng tỷ giá, lãi suất làm tăng giá hàng hóa; phản ứng tăng giá dây chuyền do tâm lý người tiêu dùng bị tác động và do thiệt hại, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp làm giá lương thực, thực phẩm tăng cao…
Ngay trên diễn đàn Quốc hội, không ít đại biểu “đòi’ truy nguyên nhân gốc của lạm phát và cả trách nhiệm khiến cho lạm phát chậm được kiềm chế.
Một số vị đại diện của dân đã đề nghị Chính phủ nhiệm kỳ mới cần có cam kết kiềm chế lạm phát và giảm dần về mức ngang bằng với các nước trong khu vực.
Có ý kiến đặt vấn đề kỳ họp thứ hai của Quốc hội vào cuối năm nay, Chính phủ cần có báo cáo chuyên sâu về lạm phát, nghiên cứu, phân tích làm rõ nguyên nhân lạm phát cao ở Việt Nam.
Lạm phát tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao cũng được nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên của nhiệm kỳ 2011 - 2016 xếp ở vị trí đầu tiên trong số các tồn tại của tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng qua và cả năm 2011.
Các tồn tại tiếp theo là mặt bằng lãi suất cao ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh; thu hút đầu tư giảm; thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản giảm sút; tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm hơn kế hoạch đề ra; đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, công nhân ở các khu công nghiệp, vùng miền núi, dân tộc thiểu số… còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội, tai nạn và ùn tắc giao thông còn nhiều bức xúc, nhất là còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Để đạt được mục tiêu cả năm, ưu tiên kiềm chế lạm phát một lần nữa lại được Chính phủ tái khẳng định trong yêu cầu về nhiệm vụ cụ thể đối với các bộ, ngành liên quan.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, bảo đảm đồng thời các mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 6%.
Bộ Tài chính cũng được giao nhiệm vụ tiếp tục điều hành chính sách tài khóa thắt chặt kết hợp hài hòa với chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Yêu cầu với Bộ Kế hoạch và Đầu tư là chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục rà soát việc cắt giảm đầu công theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP và Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ.
Nghị quyết còn nêu rõ: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, phân tích làm rõ nguyên nhân lạm phát ở nước ta, từ đó đề xuất các giải pháp căn bản ứng phó có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn, trình Chính phủ xem xét tại phiên họp thường kỳ tháng 9 năm 2011”.
Chính phủ cũng xác định mục tiêu tổng quát của năm 2012 là: tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2012 được thống nhất: tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%; nhập siêu, bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn so với chỉ tiêu đạt được năm 2011…
Đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng được định hướng tăng dưới 10%, với sự tiếp tục nhất quán triển khai chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Kiềm chế cho được lạm phát, trong đó có phân tích rõ nguyên nhân khiến lạm phát ở Việt Nam liên tục cao cũng là yêu cầu được nhiều vị đại biểu Quốc hội khóa 13 đặt ra tại kỳ họp thứ nhất vừa qua.
Bởi ngay trong quá trình thẩm tra báo cáo của Chính phủ cũng đã có không ít ý kiến cho rằng, nhìn nhận về nguyên nhân lạm phát cao tại báo cáo là "chưa thỏa đáng".
Đó là giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng mạnh; việc điều chỉnh tăng một số mặt hàng thiết yếu, tăng tỷ giá, lãi suất làm tăng giá hàng hóa; phản ứng tăng giá dây chuyền do tâm lý người tiêu dùng bị tác động và do thiệt hại, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp làm giá lương thực, thực phẩm tăng cao…
Ngay trên diễn đàn Quốc hội, không ít đại biểu “đòi’ truy nguyên nhân gốc của lạm phát và cả trách nhiệm khiến cho lạm phát chậm được kiềm chế.
Một số vị đại diện của dân đã đề nghị Chính phủ nhiệm kỳ mới cần có cam kết kiềm chế lạm phát và giảm dần về mức ngang bằng với các nước trong khu vực.
Có ý kiến đặt vấn đề kỳ họp thứ hai của Quốc hội vào cuối năm nay, Chính phủ cần có báo cáo chuyên sâu về lạm phát, nghiên cứu, phân tích làm rõ nguyên nhân lạm phát cao ở Việt Nam.
Thảo luận (9 ý kiến)
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
Nguyễn Trung 19:15 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
Như vậy chỉ trong nửa ngày mà đã có nhiều ý kiến độc giả cho thấy rõ (và đầy đủ) nguyên nhân lạm phát, ngoài ảnh hưởng kinh tế thế giới thì tập trung vẫn là chính sách tài khóa (bội chi NS, chi tiêu công không hiệu quả) và chính sách tiền tệ (tính độc lập và biện pháp điều hành) cùng với 1 phần yếu tố giá cả bất thường.
Cũng vì thế mà CP mới có NQ 11. Trách nhiệm này là của Chính phủ và các Bộ liên quan phải cùng nhau xem xét để quyết tâm thực hiện, việc phân tích giải trình nguyên nhân nếu có nhằm thực hiện có kết quả tốt hơn thôi.
Như vậy chỉ trong nửa ngày mà đã có nhiều ý kiến độc giả cho thấy rõ (và đầy đủ) nguyên nhân lạm phát, ngoài ảnh hưởng kinh tế thế giới thì tập trung vẫn là chính sách tài khóa (bội chi NS, chi tiêu công không hiệu quả) và chính sách tiền tệ (tính độc lập và biện pháp điều hành) cùng với 1 phần yếu tố giá cả bất thường.
Cũng vì thế mà CP mới có NQ 11. Trách nhiệm này là của Chính phủ và các Bộ liên quan phải cùng nhau xem xét để quyết tâm thực hiện, việc phân tích giải trình nguyên nhân nếu có nhằm thực hiện có kết quả tốt hơn thôi.
Nguyễn Đình Phương 11:27 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
Sẽ khó hiểu nếu dùng từ lạm phát, đơn giản tôi hiểu đó là người dân càng ngày phải trả nhiều tiền hơn để mua hàng hóa và dịch vụ.
Để phân tích và tìm ra nguyên nhân của lạm phát, tôi thiết nghĩ chúng ta phải phân tích vấn đề một cách có hệ thống, tránh cách nhìn nhận một chiều, hạn hẹp, thầy bói xem voi. Khi nói đến giá cả chúng ta đều biết đó là hệ quả của quan hệ cung cầu.
Giá cả hàng hóa tăng cao là hệ quả của mối quan hệ giữa nhu cầu tiêu dùng và nguồn cung hàng hóa. Dưới đây là phân tích về nhu cầu tiêu dùng dựa trên nguồn cung tiền và tương quan với nguồn cung hàng hóa từ sản xuất trong nước và nhập khẩu.
1. Nhu cầu hàng hóa
a. Hàng dành cho xuất khẩu
- Hàng dùng cho xuất khẩu có thể bán được giá cao hơn tiêu thụ trong nước, do vậy xuất khẩu tăng mạnh có thể làm giảm lượng hàng hóa tiêu thụ trong nước. Giá sản phẩm trong nước sẽ dần tăng cao theo kịp giá hàng bán cho xuất khẩu.
- Tự do trao đổi thương mại sẽ làm cho mặt bằng giá tại trong nước và nước ngoài gần bằng nhau. Và giá hàng hóa trong nước sẽ không còn rẻ như trước đây nữa.
- Nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu sẽ càng tăng mạnh khi giao thương được mở rộng, vận tải biển, đường bộ và đường hàng không, …Ảnh hưởng mạnh hơn nữa bởi gỡ bỏ những hàng rào thuế quan, áp dụng những hiệp định thương mại, mậu dịch vào những thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
- Nếu như hoạt động xuất khẩu bị dừng thì hàng hóa sẽ chuyển sang tiêu thụ trọng nước và giá thành sẽ giảm mạnh. Lạm phát có thể giảm bằng cách này nhưng không khả thi và không tốt chút nào.
b. Nhu cầu hàng cho tiều dùng trong nước
- Dân số Việt nam trẻ, nhu cầu hàng hóa càng tăng mạnh khi thu nhập của người dân tăng lên.
- Thu nhập đầu người tăng, nhưng giá cả hàng hóa sẽ còn tăng nhanh hơn mức độ tăng thu nhập của người dân.
- Đặc biệt, nhu cầu sử dụng hàng chất lượng cao, an toàn, của tầng lớp người có thu nhập cao tăng lên, bên cạnh đó tâm lý sính ngoại, sẵn sàng bỏ tiền để mua hàng hóa có nguồn gốc ngoại.
- Nhu cầu cao một phần do nhiều người kiếm tiền quá dễ dàng do không trực tiếp bỏ sức lao động ra kiếm tiền, buôn gian bán lận, tham ô tham nhũng, đầu tư tài chính, bất động sản..
- Văn hóa tiêu sài không tiết kiệm, hoang phí, phô trương, xe đẹp, ăn ngon, mặc đẹp mặc dù thu nhập không cao, sẵn sàng chấp nhận vay nợ để chi tiêu.
- Nhu cầu của khách du lịch mua sắm, do mặt bằng giá tại việt nam rẻ hơn nước ngoài. Người nước ngoài sẽ mua sắm nhiều hơn do hàng bán trong nước rẻ hơn nhiều so với ở nước ngoài.
- Nhu cầu mua sắm cho đầu tư sản xuất và đầu tư công.
2. Nguồn cung tiền
a. Ngoại tệ kiều hối gửi về
- Lượng kiều hối của người lao động việt nam ở khắp nơi gửi về cho gia đình và thân nhân, những cá nhân này có nhu cầu mua sắm chi tiêu làm mất cân bằng tiền – hàng trong rổ hàng hóa. Những người này có thể không phải lao động nhưng lại có nhu cầu chi tiêu.
b. Ngoại tệ thu từ xuất khẩu
- Hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà ngược lại tạo ra cung tiền rất lớn, đáp ừng nhu cầu mua sắm các sản phẩm khác ở trong nước.
c. In tiền từ ngân hàng nhà nước:
- Chưa có thông kê rõ ràng về lượng tiền ngân hàng nhà nước in ra mỗi năm. Tiền sau khi được in, trở thành tài sản. In càng nhiều thì càng mất giá trị.
- Tiền sẽ được sử dụng cho chi tiêu của chính phủ, đầu tư công, xây dựng cơ bản, bơm cho các ngân hàng thương mại cho vay đảm bảo theo giới hạn tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
- Đầu tư cộng, cho vay công càng nhiều, nhưng không cần biết đến hiệu quả, giá trị của đồng tiền càng mất giá.
d. Đầu tư công với vốn vay từ nước ngoài
- Vốn do phát hành trái phiếu chính phủ, đầu tư từ vốn vay của nước ngoài cũng là một nguồn cung tiền lớn, nếu hiệu quả không đem lại sản phẩm với số lượng và chất lượng tương ứng thì cũng dẫn tới lạm phát (người dân cuối cùng cũng phải trả tiền cho những hoạt động đầu tư này, nhưng sản phẩm thì ít, mà chất lượng thì kém).
e. Cho vay sản xuất
- Tiền ngân hàng nhà nước in và thông qua các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay để mua nguyên liệu, trả cho chi phí sản xuất, lao động. Nếu các hoạt động này không tạo ra một lượng hàng tương ứng thì giá trị của lượng tiền đổ vào cũng thấp tương ứng. Người tiêu dùng cũng phải bỏ một lượng tiền nhiều để mua một lượng hàng hóa có hạn.
f. Thu nhập từ lương
- Rất nhiều thu nhập của người Việt Nam không bắt nguồn từ việc tạo ra sản phẩm, có thể từ đầu tư công, vào giáo dục, nghiên cứu, hành chính, thất thoát qua tham ô tham nhũng.
- Thói quen làm những việc nhàn nhã, lắm thầy ít thợ, tạo ra ít sản phẩm mà chi phí cho nhưng hoạt động không tạo ra sảm phẩm lại cao.
- Thu nhập không tương ứng với sản phảm tạo ra, sản phẩm tạo ra ít mà chi phí nhân công cao
3. Nguồn cung hàng hóa
a. Hàng nhập khẩu
- Hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh tốt với hàng hóa trong nước thậm chí với giá cao hơn, do chất lượng và tâm lý sính ngoại
- Hàng nhập khẩu còn chịu thêm rất nhiều thuế làm tăng giá thành lên cao, mặc dù nói rằng để bảo hộ trong nước nhưng là thiệt thòi cho người tiêu dùng, và là một lực cản cho sự phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
- Các doanh nghiệp nhập khẩu có thể nhập hàng hóa đắt hơn sản phẩm trong nước, nhưng vẫn bán được
- Việc tăng tỷ giá cũng làm giá hàng hóa tăng lên, làm cho lạm phát tăng cao.
- Tiền việt chỉ có thể có giá trị hơn khi cùng một lượng tiền có thể mua được nhiều hàng hóa hơn, tức là hiệu quả đầu tư sản xuất của việt Nam phải cao hơn hiện nay.
- Khi đó, thay vì việc phải nhập khẩu hàng hóa thì chúng ta có thể sử dụng hàng hóa trong nước sản xuất, và đem đi xuất khẩu thu ngoại tệ
b. Hàng sản xuất trong nước
- Mất mùa, thiên tai, dịch bệnh, nguồn cung không ổn đinh là một vài lý do dẫn tới nguồn cung hàng hóa hạn chế, làm tăng giá nhiều mặt hàng.
- Doanh nghiệp chịu lãi suất cao phải thu hẹp sản xuất, đóng cửa, phá sản cũng làm nguồn cung bị giảm.
- Bên cạnh đó tình trạng đầu cơ, làm giá, cũng đóng góp vào làm tăng giá hàng hóa.
- Những công nghệ cũ, lạc hậu chỉ có thể cung cấp một lượng hàng có hạn không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
- Hàng sản xuất kém chất lượng, không phù hợp với như cầu tiêu dùng, không có hệ thống phân phối và bán hàng hiệu quả cũng là lý do để người tiêu dùng tìm đến các sản phẩm ngoại đắt tiền hơn.
- Chi phí sản xuất cao: do sử dụng công nghệ lạc hậu, làm ăn trên quy mô nhỏ, nguyên liệu nhập từ nước ngoài.
- Chi phí cho những hoạt động hành chính, tiêu cực trong các hoạt động cấp phép, tham ô, tham nhũng, nhũng nhiễu
- Ít coi trọng đến hoạt động cải tiến, tối ưu hóa trong sản xuất, cải tiến công nghệ, tiết kiệm chi phí trong sản xuất
- Cơ chế quản lý yếu kém, hoạt động cồng kềnh làm tăng chi phí vào giá thành sản phẩm
- Sưu cao thuế nặng: xăng phải chịu đủ loại thuế, phí. Ô tô chịu thuế quá cao so với ở nước ngoài. Tất cả những thuế này cuối cùng đội giá thành sản phẩm lên cao. Tương tự là thuế cao đối với các mặt hàng nhập khẩu khác cũng là nguyên nhân giá hàng hóa tăng cao.
- Vẫn quen với cơ chế chính sách xin cho, các công ty tập đoàn nhà nước vốn được bảo hộ bởi thuế quan, chưa phải chịu cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài.
- Nhiều mặt hàng do các tập đoàn lớn độc quyền bán hàng và phân phối, đương nhiên giá thành hoàn toàn áp đặt nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho những đơn vị độc quyền.
Sẽ khó hiểu nếu dùng từ lạm phát, đơn giản tôi hiểu đó là người dân càng ngày phải trả nhiều tiền hơn để mua hàng hóa và dịch vụ.
Để phân tích và tìm ra nguyên nhân của lạm phát, tôi thiết nghĩ chúng ta phải phân tích vấn đề một cách có hệ thống, tránh cách nhìn nhận một chiều, hạn hẹp, thầy bói xem voi. Khi nói đến giá cả chúng ta đều biết đó là hệ quả của quan hệ cung cầu.
Giá cả hàng hóa tăng cao là hệ quả của mối quan hệ giữa nhu cầu tiêu dùng và nguồn cung hàng hóa. Dưới đây là phân tích về nhu cầu tiêu dùng dựa trên nguồn cung tiền và tương quan với nguồn cung hàng hóa từ sản xuất trong nước và nhập khẩu.
1. Nhu cầu hàng hóa
a. Hàng dành cho xuất khẩu
- Hàng dùng cho xuất khẩu có thể bán được giá cao hơn tiêu thụ trong nước, do vậy xuất khẩu tăng mạnh có thể làm giảm lượng hàng hóa tiêu thụ trong nước. Giá sản phẩm trong nước sẽ dần tăng cao theo kịp giá hàng bán cho xuất khẩu.
- Tự do trao đổi thương mại sẽ làm cho mặt bằng giá tại trong nước và nước ngoài gần bằng nhau. Và giá hàng hóa trong nước sẽ không còn rẻ như trước đây nữa.
- Nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu sẽ càng tăng mạnh khi giao thương được mở rộng, vận tải biển, đường bộ và đường hàng không, …Ảnh hưởng mạnh hơn nữa bởi gỡ bỏ những hàng rào thuế quan, áp dụng những hiệp định thương mại, mậu dịch vào những thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
- Nếu như hoạt động xuất khẩu bị dừng thì hàng hóa sẽ chuyển sang tiêu thụ trọng nước và giá thành sẽ giảm mạnh. Lạm phát có thể giảm bằng cách này nhưng không khả thi và không tốt chút nào.
b. Nhu cầu hàng cho tiều dùng trong nước
- Dân số Việt nam trẻ, nhu cầu hàng hóa càng tăng mạnh khi thu nhập của người dân tăng lên.
- Thu nhập đầu người tăng, nhưng giá cả hàng hóa sẽ còn tăng nhanh hơn mức độ tăng thu nhập của người dân.
- Đặc biệt, nhu cầu sử dụng hàng chất lượng cao, an toàn, của tầng lớp người có thu nhập cao tăng lên, bên cạnh đó tâm lý sính ngoại, sẵn sàng bỏ tiền để mua hàng hóa có nguồn gốc ngoại.
- Nhu cầu cao một phần do nhiều người kiếm tiền quá dễ dàng do không trực tiếp bỏ sức lao động ra kiếm tiền, buôn gian bán lận, tham ô tham nhũng, đầu tư tài chính, bất động sản..
- Văn hóa tiêu sài không tiết kiệm, hoang phí, phô trương, xe đẹp, ăn ngon, mặc đẹp mặc dù thu nhập không cao, sẵn sàng chấp nhận vay nợ để chi tiêu.
- Nhu cầu của khách du lịch mua sắm, do mặt bằng giá tại việt nam rẻ hơn nước ngoài. Người nước ngoài sẽ mua sắm nhiều hơn do hàng bán trong nước rẻ hơn nhiều so với ở nước ngoài.
- Nhu cầu mua sắm cho đầu tư sản xuất và đầu tư công.
2. Nguồn cung tiền
a. Ngoại tệ kiều hối gửi về
- Lượng kiều hối của người lao động việt nam ở khắp nơi gửi về cho gia đình và thân nhân, những cá nhân này có nhu cầu mua sắm chi tiêu làm mất cân bằng tiền – hàng trong rổ hàng hóa. Những người này có thể không phải lao động nhưng lại có nhu cầu chi tiêu.
b. Ngoại tệ thu từ xuất khẩu
- Hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà ngược lại tạo ra cung tiền rất lớn, đáp ừng nhu cầu mua sắm các sản phẩm khác ở trong nước.
c. In tiền từ ngân hàng nhà nước:
- Chưa có thông kê rõ ràng về lượng tiền ngân hàng nhà nước in ra mỗi năm. Tiền sau khi được in, trở thành tài sản. In càng nhiều thì càng mất giá trị.
- Tiền sẽ được sử dụng cho chi tiêu của chính phủ, đầu tư công, xây dựng cơ bản, bơm cho các ngân hàng thương mại cho vay đảm bảo theo giới hạn tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
- Đầu tư cộng, cho vay công càng nhiều, nhưng không cần biết đến hiệu quả, giá trị của đồng tiền càng mất giá.
d. Đầu tư công với vốn vay từ nước ngoài
- Vốn do phát hành trái phiếu chính phủ, đầu tư từ vốn vay của nước ngoài cũng là một nguồn cung tiền lớn, nếu hiệu quả không đem lại sản phẩm với số lượng và chất lượng tương ứng thì cũng dẫn tới lạm phát (người dân cuối cùng cũng phải trả tiền cho những hoạt động đầu tư này, nhưng sản phẩm thì ít, mà chất lượng thì kém).
e. Cho vay sản xuất
- Tiền ngân hàng nhà nước in và thông qua các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay để mua nguyên liệu, trả cho chi phí sản xuất, lao động. Nếu các hoạt động này không tạo ra một lượng hàng tương ứng thì giá trị của lượng tiền đổ vào cũng thấp tương ứng. Người tiêu dùng cũng phải bỏ một lượng tiền nhiều để mua một lượng hàng hóa có hạn.
f. Thu nhập từ lương
- Rất nhiều thu nhập của người Việt Nam không bắt nguồn từ việc tạo ra sản phẩm, có thể từ đầu tư công, vào giáo dục, nghiên cứu, hành chính, thất thoát qua tham ô tham nhũng.
- Thói quen làm những việc nhàn nhã, lắm thầy ít thợ, tạo ra ít sản phẩm mà chi phí cho nhưng hoạt động không tạo ra sảm phẩm lại cao.
- Thu nhập không tương ứng với sản phảm tạo ra, sản phẩm tạo ra ít mà chi phí nhân công cao
3. Nguồn cung hàng hóa
a. Hàng nhập khẩu
- Hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh tốt với hàng hóa trong nước thậm chí với giá cao hơn, do chất lượng và tâm lý sính ngoại
- Hàng nhập khẩu còn chịu thêm rất nhiều thuế làm tăng giá thành lên cao, mặc dù nói rằng để bảo hộ trong nước nhưng là thiệt thòi cho người tiêu dùng, và là một lực cản cho sự phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
- Các doanh nghiệp nhập khẩu có thể nhập hàng hóa đắt hơn sản phẩm trong nước, nhưng vẫn bán được
- Việc tăng tỷ giá cũng làm giá hàng hóa tăng lên, làm cho lạm phát tăng cao.
- Tiền việt chỉ có thể có giá trị hơn khi cùng một lượng tiền có thể mua được nhiều hàng hóa hơn, tức là hiệu quả đầu tư sản xuất của việt Nam phải cao hơn hiện nay.
- Khi đó, thay vì việc phải nhập khẩu hàng hóa thì chúng ta có thể sử dụng hàng hóa trong nước sản xuất, và đem đi xuất khẩu thu ngoại tệ
b. Hàng sản xuất trong nước
- Mất mùa, thiên tai, dịch bệnh, nguồn cung không ổn đinh là một vài lý do dẫn tới nguồn cung hàng hóa hạn chế, làm tăng giá nhiều mặt hàng.
- Doanh nghiệp chịu lãi suất cao phải thu hẹp sản xuất, đóng cửa, phá sản cũng làm nguồn cung bị giảm.
- Bên cạnh đó tình trạng đầu cơ, làm giá, cũng đóng góp vào làm tăng giá hàng hóa.
- Những công nghệ cũ, lạc hậu chỉ có thể cung cấp một lượng hàng có hạn không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
- Hàng sản xuất kém chất lượng, không phù hợp với như cầu tiêu dùng, không có hệ thống phân phối và bán hàng hiệu quả cũng là lý do để người tiêu dùng tìm đến các sản phẩm ngoại đắt tiền hơn.
- Chi phí sản xuất cao: do sử dụng công nghệ lạc hậu, làm ăn trên quy mô nhỏ, nguyên liệu nhập từ nước ngoài.
- Chi phí cho những hoạt động hành chính, tiêu cực trong các hoạt động cấp phép, tham ô, tham nhũng, nhũng nhiễu
- Ít coi trọng đến hoạt động cải tiến, tối ưu hóa trong sản xuất, cải tiến công nghệ, tiết kiệm chi phí trong sản xuất
- Cơ chế quản lý yếu kém, hoạt động cồng kềnh làm tăng chi phí vào giá thành sản phẩm
- Sưu cao thuế nặng: xăng phải chịu đủ loại thuế, phí. Ô tô chịu thuế quá cao so với ở nước ngoài. Tất cả những thuế này cuối cùng đội giá thành sản phẩm lên cao. Tương tự là thuế cao đối với các mặt hàng nhập khẩu khác cũng là nguyên nhân giá hàng hóa tăng cao.
- Vẫn quen với cơ chế chính sách xin cho, các công ty tập đoàn nhà nước vốn được bảo hộ bởi thuế quan, chưa phải chịu cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài.
- Nhiều mặt hàng do các tập đoàn lớn độc quyền bán hàng và phân phối, đương nhiên giá thành hoàn toàn áp đặt nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho những đơn vị độc quyền.
Trần Văn Thiện 11:17 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
Vấn đề đối với NHNN Việt Nam hiện tại là tính không độc lập tương đối với hoạt động của Chính phủ (NHNN là cơ quan ngang bộ), chính vì thế thay vì thực hiện nhiệm vụ nguyên thủy của nó là ổn định sức mua của đồng tiền, thì NHNN Việt Nam phải đảm bảo thực hiện một lô lốc các mục tiêu: kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, đảm bảo tăng trưởng. Những mục tiêu dường như trái ngược nhau như thế thì thực hiện làm sao?
Về chính sách tài khóa, chủ trương thì có rồi, có điều việc thực hiện. Khó!
Hơn thế nữa, tôi nghĩ rằng, việc cắt giảm đầu tư công không thực sự đúng khi phân bổ chỉ tiêu 10%, vấn đề là phải xác định đúng các dự án chưa thực sự hiệu quả, chưa thực sự cần thiết để cắt giảm.
Tuy nhiên, để coi dự án nào là chưa hiệu quả thì phải đánh giá, mà hiện nay hình như chưa thực sự có cơ chế đánh giá khoa học và chính xác!
Vấn đề đối với NHNN Việt Nam hiện tại là tính không độc lập tương đối với hoạt động của Chính phủ (NHNN là cơ quan ngang bộ), chính vì thế thay vì thực hiện nhiệm vụ nguyên thủy của nó là ổn định sức mua của đồng tiền, thì NHNN Việt Nam phải đảm bảo thực hiện một lô lốc các mục tiêu: kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, đảm bảo tăng trưởng. Những mục tiêu dường như trái ngược nhau như thế thì thực hiện làm sao?
Về chính sách tài khóa, chủ trương thì có rồi, có điều việc thực hiện. Khó!
Hơn thế nữa, tôi nghĩ rằng, việc cắt giảm đầu tư công không thực sự đúng khi phân bổ chỉ tiêu 10%, vấn đề là phải xác định đúng các dự án chưa thực sự hiệu quả, chưa thực sự cần thiết để cắt giảm.
Tuy nhiên, để coi dự án nào là chưa hiệu quả thì phải đánh giá, mà hiện nay hình như chưa thực sự có cơ chế đánh giá khoa học và chính xác!
Nguyễn Việt Thanh 10:32 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
Xin góp ý, nguyên nhân cơ bản lạm phát cao của Việt Nam là:
1. Đầu tư công lớn nhưng kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát ghê gớm. Số tiền thất thoát lãng phí này trở thành nguồn tiền "thừa" đẩy lạm phát lên cao
2. Do chiến lược phát triển không phù hợp (cả ở tầm quốc gia lẫn doanh nghiệp) nên năng suất lao động thấp, giá trị gia tăng thấp, nhập siêu cao.
3. Doanh nghiệp nhà nước nhiều đặc quyền dặc lợi nhưng hiệu quả thấp.
Xin góp ý, nguyên nhân cơ bản lạm phát cao của Việt Nam là:
1. Đầu tư công lớn nhưng kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát ghê gớm. Số tiền thất thoát lãng phí này trở thành nguồn tiền "thừa" đẩy lạm phát lên cao
2. Do chiến lược phát triển không phù hợp (cả ở tầm quốc gia lẫn doanh nghiệp) nên năng suất lao động thấp, giá trị gia tăng thấp, nhập siêu cao.
3. Doanh nghiệp nhà nước nhiều đặc quyền dặc lợi nhưng hiệu quả thấp.
Mai Thanh Tùng 09:59 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
Theo tôi, nguồn gốc sâu xa của lạm phát là sử dụng vốn không hiệu quả.
Thứ nhất: Các tập đoàn kinh tế nhà nước làm thất thoát vốn
Thứ hai: Tham nhũng
Thứ ba: Đầu tư dàn trải không hiệu quả
Thứ tư: Thủ tục hành chính rườm rà tụt hạng cạnh tranh và niềm tin tín dụng và đầu tư quốc tế
Theo tôi, nguồn gốc sâu xa của lạm phát là sử dụng vốn không hiệu quả.
Thứ nhất: Các tập đoàn kinh tế nhà nước làm thất thoát vốn
Thứ hai: Tham nhũng
Thứ ba: Đầu tư dàn trải không hiệu quả
Thứ tư: Thủ tục hành chính rườm rà tụt hạng cạnh tranh và niềm tin tín dụng và đầu tư quốc tế
Đặng Xuân Tấn 09:26 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
"Đi trên sa mạc không có la bàn" (Như ông Lê Xuân Nghĩa thừa nhận là đến 2014 chưa chắc đã có MIS - hệ thống thông tin quản trị để phân tích sâu tình hình). Rõ ràng trước tiên đây là vấn đề của quản trị chứ chưa nói đến tiền tệ tài khóa.
"Đi trên sa mạc không có la bàn" (Như ông Lê Xuân Nghĩa thừa nhận là đến 2014 chưa chắc đã có MIS - hệ thống thông tin quản trị để phân tích sâu tình hình). Rõ ràng trước tiên đây là vấn đề của quản trị chứ chưa nói đến tiền tệ tài khóa.
DucTung 08:10 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
Lạm phát xảy ra xuất phát từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan thì ai cũng biết: tình hình kinh tế thế giới biến động, giá vàng, dầu liên tục tăng, khủng hỏang nợ công ở Mỹ và Châu Âu...
Xét về nguyên nhân chủ quan, lạm phát tăng trước hết do sự tăng giá của các mặt hàng chủ chốt như: xăng dầu, điện, than... Nguyên nhân tăng thì có nhiều nhưng chủ yếu là do tỷ giá tăng.
Tỷ giá tăng là do dự trữ ngọai tệ thấp bởi vì nguồn thu thì ít ( vốn đầu tư nước ngòai giảm, giá dầu giảm làm giá trị hàng xuất không tăng mặc dù kim ngạch xuất khẩu nông sản có tăng đáng kể) mà dự tóan chi thì nhiều. Tuy nhiên, sự biến động tỷ giá lại chủ yếu từ kết quả của sự gia tăng nợ công và chính sách tỷ giá không phù hợp.
Họat động kém hiệu quả của các tập đòan nhà nước cộng với sự kiểm tra kiểm sóat lỏng lẻo là yếu tố làm nợ công ngày càng lớn (ví dụ: Vinashin), kể cả nợ của chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh.
Chính sách tỷ giá không theo kịp biến động thị trường, lúc thì kiềm chế quá chặt, lúc thì mở ra quá cỡ làm nền kinh tế không tiếp thu kịp, các thành phần khác thì tranh thủ trục lợi với lý do tỷ giá tăng, làm cho giá cả hàng hóa tăng cao hơn mức thực tế, đẩy giá thị trường tăng theo tác động dây chuyền, chỉ có không ngừng tăng mà không có giảm. Một điều đáng lưu ý là trong khi giá USD giảm so với các đồng tiền khác thì lại tăng giá so với VND, làm cho giá trị thực của VND bị giảm giá kép.
Nói tóm lại, mặc dù có một số tác động tích cực thì chính sách tài chính và chính sách tiền tệ không nhất quán giai đọan vừa qua đã góp phần gia tăng lạm phát.
Tuy nhiên, việc Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát để có đối sách tốt cho nền kinh tế sẽ tạo niềm tin thúc đẩy thị trường bùng nổ trong thời gian tới.
Lạm phát xảy ra xuất phát từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan thì ai cũng biết: tình hình kinh tế thế giới biến động, giá vàng, dầu liên tục tăng, khủng hỏang nợ công ở Mỹ và Châu Âu...
Xét về nguyên nhân chủ quan, lạm phát tăng trước hết do sự tăng giá của các mặt hàng chủ chốt như: xăng dầu, điện, than... Nguyên nhân tăng thì có nhiều nhưng chủ yếu là do tỷ giá tăng.
Tỷ giá tăng là do dự trữ ngọai tệ thấp bởi vì nguồn thu thì ít ( vốn đầu tư nước ngòai giảm, giá dầu giảm làm giá trị hàng xuất không tăng mặc dù kim ngạch xuất khẩu nông sản có tăng đáng kể) mà dự tóan chi thì nhiều. Tuy nhiên, sự biến động tỷ giá lại chủ yếu từ kết quả của sự gia tăng nợ công và chính sách tỷ giá không phù hợp.
Họat động kém hiệu quả của các tập đòan nhà nước cộng với sự kiểm tra kiểm sóat lỏng lẻo là yếu tố làm nợ công ngày càng lớn (ví dụ: Vinashin), kể cả nợ của chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh.
Chính sách tỷ giá không theo kịp biến động thị trường, lúc thì kiềm chế quá chặt, lúc thì mở ra quá cỡ làm nền kinh tế không tiếp thu kịp, các thành phần khác thì tranh thủ trục lợi với lý do tỷ giá tăng, làm cho giá cả hàng hóa tăng cao hơn mức thực tế, đẩy giá thị trường tăng theo tác động dây chuyền, chỉ có không ngừng tăng mà không có giảm. Một điều đáng lưu ý là trong khi giá USD giảm so với các đồng tiền khác thì lại tăng giá so với VND, làm cho giá trị thực của VND bị giảm giá kép.
Nói tóm lại, mặc dù có một số tác động tích cực thì chính sách tài chính và chính sách tiền tệ không nhất quán giai đọan vừa qua đã góp phần gia tăng lạm phát.
Tuy nhiên, việc Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát để có đối sách tốt cho nền kinh tế sẽ tạo niềm tin thúc đẩy thị trường bùng nổ trong thời gian tới.
Quang Vũ 23:28 (GMT+7) - Thứ Năm, 8/9/2011
Theo tôi:
Lạm phát cao thường xuyên = đầu tư công lợi nhuận quá thấp so với đồng vốn bỏ ra + chi tiêu công bừa bãi + thất thoát lớn + tham nhũng tràn lan + thiếu minh bạch thông tin.
Giải pháp:
Đại biểu QH đề nghị điều chỉnh các luật theo hướng tăng cường quyền lực của QH đối với chính phủ nhất là Luật sử dụng ngân sách nhà nước. Chế tài xử lý các thành viên chính phủ theo hướng gay gắt hơn, đòi hỏi hơn.
Một trong các đòi hỏi là: Các thành viên chính phủ phải có kế hoạch làm việc theo nhiệm kỳ của mình, phải cụ thể 5 năm ra sao, 3 năm thế nào, 1 năm, 6 tháng...
Sửa đổi luật liên quan đến điều kiện tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo hướng dễ dàng hơn, để tăng giám sát cũng như quyền lực của QH.
Theo tôi:
Lạm phát cao thường xuyên = đầu tư công lợi nhuận quá thấp so với đồng vốn bỏ ra + chi tiêu công bừa bãi + thất thoát lớn + tham nhũng tràn lan + thiếu minh bạch thông tin.
Giải pháp:
Đại biểu QH đề nghị điều chỉnh các luật theo hướng tăng cường quyền lực của QH đối với chính phủ nhất là Luật sử dụng ngân sách nhà nước. Chế tài xử lý các thành viên chính phủ theo hướng gay gắt hơn, đòi hỏi hơn.
Một trong các đòi hỏi là: Các thành viên chính phủ phải có kế hoạch làm việc theo nhiệm kỳ của mình, phải cụ thể 5 năm ra sao, 3 năm thế nào, 1 năm, 6 tháng...
Sửa đổi luật liên quan đến điều kiện tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo hướng dễ dàng hơn, để tăng giám sát cũng như quyền lực của QH.
Bùi Huy Tuấn 22:35 (GMT+7) - Thứ Năm, 8/9/2011
Từ cuối năm ngoái đến nay chúng ta chống lạm phát bằng biện pháp thắt chặt tiền tệ, nhưng kết quả không được như mong muốn.
Chúng ta cần nhận thức sự đặc thù trong việc cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam khác với các nước phát triển: Ở VN dư nợ cho vay của các NHTM chủ yếu là cho vay đối với DN SXKD, cho cá nhân vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp. Ở các nước phát triển thì ngược lại, tỷ trọng cho vay tiêu dùng đối với cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, do vậy khi lạm phát xảy ra thì sử dụng biện pháp tăng lãi suất sẽ có tác dụng tốt (làm hạn chế cầu tiêu dùng ngay).
Ở VN việc chống lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ đã không có tác dụng nhiều (vay tiêu dùng ở VN chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng dư nợ ở các ngân hàng), đồng thời thắt chặt tiền tệ đã làm cho các DN SXKD gặp rất nhiều khó khăn (vì họ hoạt động chủ yếu vào vốn vay ngân hàng chiếm 70 – 80% tổng dư nợ ở các ngân hàng), đẩy chi phí sản xuất lên cao, có thể phải thu hẹp SX hoặc dừng SX tạo áp lực tăng giá hàng hóa dịch vụ được cung ứng ra thị trường. Chúng ta cần thay đổi các biện pháp chống lạm phát hiện nay đang sử dụng mới mong đạt được kết quả
Một nguyên nhân khác tác động đến lạm phát đó là cơ chế tạo nguồn vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách hiện nay của nước ta.
Chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách gọi là bội chi ngân sách. Việc bội chi ngân sách là phổ biến ở các quốc gia bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển, đặc biệt các nước đang phát triển áp lực bội chi ngân sách rất lớn do phải chi tiêu công cho đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng…
Bội chi ngân sách chủ yếu được dùng vào mục đích chi tiêu công, sẽ được bù đắp bằng các khoản vay của chính phủ ở trong nước và vay nước ngoài dưới các hình thức vay nợ khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình thức phát hành trái phiếu. Ở Việt nam các khoản nợ công theo báo cáo của bộ Tài chính thì vẫn ở mức an toàn, hiện tại đang dưới 50% GDP. Mức độ nợ công ở ngưỡng an toàn ở từng quốc gia là khác nhau, nó phụ thụ vào khả năng chịu đựng của từng nền kinh tế.
Chi tiêu công có khả năng ảnh hưởng đến lạm phát. Ở Việt Nam nợ công chưa lớn nhưng đã tác động rất lớn tới lạm phát.Theo Tôi thì có nhiều lý do như: Hiệu quả của chi tiêu công, việc này chúng ta đã phân tích nhiều do vậy Tôi sẽ không phân tích thêm. Một vấn đề ảnh hưởng tới lạm phát do chi tiêu công đó là nguồn vốn để chi tiêu công, theo Tôi đây là một trong những lý do sinh ra lạm phát ở Việt Nam đã tác động không nhỏ tới lạm phát.
Trong thực tế trái phiếu phát hành ra được các ngân hàng thương mại mua là chủ yếu. Các ngân hàng thương mại sau khi mua trái phiếu chính phủ thường thì họ không giữ ở trong két sắt của mình, họ mang lên Ngân hàng nhà nước (NHNN) đặt để tham gia thị trường mở và tại đây họ được rút một lượng tiền tương ứng ra từ NHNN. Qua cơ chế này một lượng tiền đã được bơm ra từ NHNN và làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.
Nếu phân tích theo dòng tiền và loại bỏ yếu tố trung gian là các ngân hàng thương mại, sẽ thấy dòng tiền được bơm ra từ NHNN thông qua cơ chế thị trường mở và đích cuối cùng lại là bù đắp thiếu hụt chi tiêu ngân sách. Như vậy đã làm tăng tổng cầu của toàn xã hội và là áp lực tạo ra lạm phát.
NHNN cần xem lại cơ chế thị trường mở, hạn chế việc cho các ngân hàng thương mại mang đặt trái phiếu chính phủ để rút tiền ra từ NHNN.
Từ cuối năm ngoái đến nay chúng ta chống lạm phát bằng biện pháp thắt chặt tiền tệ, nhưng kết quả không được như mong muốn.
Chúng ta cần nhận thức sự đặc thù trong việc cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam khác với các nước phát triển: Ở VN dư nợ cho vay của các NHTM chủ yếu là cho vay đối với DN SXKD, cho cá nhân vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp. Ở các nước phát triển thì ngược lại, tỷ trọng cho vay tiêu dùng đối với cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, do vậy khi lạm phát xảy ra thì sử dụng biện pháp tăng lãi suất sẽ có tác dụng tốt (làm hạn chế cầu tiêu dùng ngay).
Ở VN việc chống lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ đã không có tác dụng nhiều (vay tiêu dùng ở VN chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng dư nợ ở các ngân hàng), đồng thời thắt chặt tiền tệ đã làm cho các DN SXKD gặp rất nhiều khó khăn (vì họ hoạt động chủ yếu vào vốn vay ngân hàng chiếm 70 – 80% tổng dư nợ ở các ngân hàng), đẩy chi phí sản xuất lên cao, có thể phải thu hẹp SX hoặc dừng SX tạo áp lực tăng giá hàng hóa dịch vụ được cung ứng ra thị trường. Chúng ta cần thay đổi các biện pháp chống lạm phát hiện nay đang sử dụng mới mong đạt được kết quả
Một nguyên nhân khác tác động đến lạm phát đó là cơ chế tạo nguồn vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách hiện nay của nước ta.
Chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách gọi là bội chi ngân sách. Việc bội chi ngân sách là phổ biến ở các quốc gia bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển, đặc biệt các nước đang phát triển áp lực bội chi ngân sách rất lớn do phải chi tiêu công cho đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng…
Bội chi ngân sách chủ yếu được dùng vào mục đích chi tiêu công, sẽ được bù đắp bằng các khoản vay của chính phủ ở trong nước và vay nước ngoài dưới các hình thức vay nợ khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình thức phát hành trái phiếu. Ở Việt nam các khoản nợ công theo báo cáo của bộ Tài chính thì vẫn ở mức an toàn, hiện tại đang dưới 50% GDP. Mức độ nợ công ở ngưỡng an toàn ở từng quốc gia là khác nhau, nó phụ thụ vào khả năng chịu đựng của từng nền kinh tế.
Chi tiêu công có khả năng ảnh hưởng đến lạm phát. Ở Việt Nam nợ công chưa lớn nhưng đã tác động rất lớn tới lạm phát.Theo Tôi thì có nhiều lý do như: Hiệu quả của chi tiêu công, việc này chúng ta đã phân tích nhiều do vậy Tôi sẽ không phân tích thêm. Một vấn đề ảnh hưởng tới lạm phát do chi tiêu công đó là nguồn vốn để chi tiêu công, theo Tôi đây là một trong những lý do sinh ra lạm phát ở Việt Nam đã tác động không nhỏ tới lạm phát.
Trong thực tế trái phiếu phát hành ra được các ngân hàng thương mại mua là chủ yếu. Các ngân hàng thương mại sau khi mua trái phiếu chính phủ thường thì họ không giữ ở trong két sắt của mình, họ mang lên Ngân hàng nhà nước (NHNN) đặt để tham gia thị trường mở và tại đây họ được rút một lượng tiền tương ứng ra từ NHNN. Qua cơ chế này một lượng tiền đã được bơm ra từ NHNN và làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.
Nếu phân tích theo dòng tiền và loại bỏ yếu tố trung gian là các ngân hàng thương mại, sẽ thấy dòng tiền được bơm ra từ NHNN thông qua cơ chế thị trường mở và đích cuối cùng lại là bù đắp thiếu hụt chi tiêu ngân sách. Như vậy đã làm tăng tổng cầu của toàn xã hội và là áp lực tạo ra lạm phát.
NHNN cần xem lại cơ chế thị trường mở, hạn chế việc cho các ngân hàng thương mại mang đặt trái phiếu chính phủ để rút tiền ra từ NHNN.
No comments:
Post a Comment