Monday, October 3, 2011

[Exryu-ww-Forum] Liên quan giữa Bùi Diễm và giòng họ Hồ Sĩ

From: Dzung T
Sent: Monday, October 3, 2011 6:13 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Liên quan giữa Bùi Diễm và giòng họ Hồ Sĩ

Subject: Fw: [Exryu-ww-Forum] Chư hầu đến nô lệ ..., từ thời HCM (9) - Gốc tích ong cha?
Nghi vấn chính trị về Hồ Sĩ Tạo đã rõ
Chỉ là nghi vấn
Nghi vấn văn học: Cụ Bùi Kỷ, con cụ Bùi Thực, cháu cụ Bùi Văn Quế dám là giòng họ Hồ luôn (ừ cụ Hồ Sĩ Tôn ???). Tiếc rằng nhà văn Trường Lam không nói rõ
Mà   ông Bùi Diễm (1923- ) là cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòaMỹ., là con cụ Bùi Kỷ


Mong rằng lầm
"...
Ví như cụ Hồ Sĩ Tôn, 2 lần đậu đầu khoa: "Thiên hạ sĩ vọng vã", "Thiên hạ cống sĩ", là bố ông nghè Hồ Sĩ Tân. Thời trẻ dạy học ở Hưng Nguyên, có một con trai với cô con dâu nhà ho Bùi. Về sau anh này cùng con mình đều đậu tiến sĩ. Hai cha con về Quỳnh Đôi nhận họ, nhưng vì quy định đó mà không thành. Hai cha con đành đứng ngoài cổng nhà thờ họ, vái lạy rồi quay về. Nên đến nay con cháu vẫn mang họ Bùi…) (http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12725&rb=0302)

..."
Nếu vậy, vỡ lẽ tại sao HCM tha chết Bùi Kỷ, và CSVN tôn xùng Cao Xuân Dục


D~




Bùi Kỷ (5 tháng 1 năm 1888 - 19 tháng 5 năm 1960), tên chữ là Ưu Thiên, hiệu là Tử Chương, là nhà giáo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu văn hóa có ảnh hưởng trong những năm đầy biến động của lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20.
Bùi Ân Niên: tức Bùi Dị, người làng Châu Cầu, bạn thân của Nguyễn Khuyến.


Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt


滿目多新式,
傷心故舊稀。
人窮天未定,
道喪我安歸。
四海開風會,
千山老蕨薇。
珠江相憶處,
花落釣魚磯。


Mãn muc đa tân thức,
Thương tâm cố cựu hy.
Nhân cùng thiên vị định,
Đạo táng ngã an quy.
Tứ hải khai phong hội,
Thiên sơn lão quyết vi.
Châu giang tương ức xứ,
Hoa lạc điếu ngư ky.

Bùi Văn Dị (1833-1895)
Thứ năm, 05 Tháng 3 2009 16:32 Số truy cập: 940
Bùi Văn Dị (1833-1895) là nhà thơ và làm quan dưới triều Nguyễn. Bùi Văn Dị tự Ân Niên, có các tên hiệu: Tốn Am, Do Hiên, Hải Nông, Châu Giang. Ông quê làng Châu Cầu, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội (sau là phố Châu Cầu, thị xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam). Họ Bùi ở Châu Cầu này vốn quê gốc ở xã Triều Đông, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín (nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) từ thời Lê Mạt mới chuyển xuống sinh cơ lập nghiệp ở Châu Cầu, đến đời thứ sáu thì phát khoa: Bùi Văn Dị và người em con ông chú ruột là Bùi Văn Quế đều đỗ Phó bảng khoa Ất Sửu năm Tự Đức thứ 18 (1865).

Bùi Văn Dị lần lượt được bổ nhiệm làm Tri huyện Lang Tài, Việt Yên, Yên Dung (tỉnh Bắc Ninh), rồi Án sát Ninh Bình, sau được bổ sung vào nội các. 1876 được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Cuối 1878 lại được sung vào nội các, được cử vào duyệt quyển thi Hội, thi Đình. 1981 làm đại thần quản lý Nha Thương bạc. Khi quân Pháp mở rộng đánh Bắc Kỳ, ông dâng sớ quyết đánh và được cử làm khâm sai phó kinh lược sứ Bắc Kỳ. Ông đã trực tiếp chỉ huy trận đánh ngày 13-3-1883 chặn quân Pháp lấn ra ngoại vi Hà Nội. Tiếp đó, ông được cử làm Tham tán quân thứ Bắc Ninh. Việc nhà Nguyễn ký hàng ước ngày 25-8-1883 khiến ông suy sụp tinh thần đến phát bệnh; ông từ chối chức Tổng đốc Ninh Thái (gần như cùng lúc Nguyễn Khuyến từ chức Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên) và đi ở ẩn tại Thanh Hóa. Đầu năm 1884 ông lại được triệu về triều làm giảng quan chuyên giảng sách cho vua Kiến Phúc rồi vua Hàm Nghi. 1885 ông bị ốm phải đi dưỡng bệnh tại Thanh Hóa.

Đến cuối năm 1887 lại được gọi về triều làm Phụ chính đại thần; trong dịp này được xét đặc cách nhận học vị Tiến sĩ khoa Ất Sửu 1865. Năm 1890 ông thôi các chức thượng thư bộ Lại và Phụ chính đại thần, chỉ giữ chức Phụ đạo đại thần kiêm Phó tổng tài Quốc sứ quán. Ông đảm nhận việc tổng duyệt bộ sách gồm 300 bài thơ vịnh sử của vua Tự Đức, công việc biên tập hoàn thành thì Bùi Văn Dị cũng mất ngay khi còn tại chức ở Quốc sứ quán. 29 năm làm quan (1866-1895) của Bùi Văn Dị trải 7 đời vua Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái.

Thơ văn của ông được tập hợp trong các cuốn: Vạn lý hành ngâm, Du Hiên thi thảo, Tốn Am thi sao, Du Hiên tùng bát, Trĩ chu thù xướng tập, đều là các tập thơ văn chữ Hán.

Chỉ đến những năm cuối thế kỉ thứ XX, thơ văn Bùi Văn Dị mới bước đầu được dịch thuật, đăng tải. Người ta nhận thấy ông có một phần thơ mang nội dung yêu nước chống xâm lược. Những bài thơ làm sau các trận thắng quân Pháp ở Gia Lâm và Cầu Giấy trong năm 1883 bừng nên khí thế quyết thắng. Tuy vậy phần nhiều hơn là tâm trạng lo lắng, đau xót vì thế yếu của ta trước dã tâm và sức mạnh của quân xâm lược .

Sách hay mọt gặm, lưỡi gươm han,
Những giận ngày nào ngỏ cửa quan
Sống chỉ nhuốm thêm màu tóc bạc 
Mười năm hai lượt khóc giang san.


(Trả lời tham quân Ngư Đường Phạm Hy Lượng lúc ngồi nói chuyện ở Thành Sơn - bản dịch của Nguyễn văn Huyền)

Tất nhiên thơ Bùi Dị không chỉ tập trung vào đề tài vận nước như trên. Thơ ông như cây đàn có nhiều cung bậc "Có dáng mây bay, có tiếng suối chảy, có giọng bình văn dịu êm, có tiếng gươm khua hùng tráng. Có tiếng phẫn nộ với kẻ thù, có lời âm thầm tự trách có vần thơ tâm sự với non sông, có vần thơ thủ thỉ xót thương với người bạn đời đã khuất..." (Nhận xét của nhà thơ Trần Lê Văn, 2003).

0o0

Lụt hỏi thăm bạn
của Nguyễn Khuyến


Bác Châu Cầu là tên gọi cụ Bùi Văn Quế, người làng Châu Cầu, huyện Thanh Liêm, Hà Nam, đỗ cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, ra làm quan đến chức tuần phủ rồi về hưu. Khi về hưu, cụ Bùi Văn Quế còn nuôi lợn xề bán lợn con, và tích nếp cái nấu rượu tiếp tục kinh doanh.

Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu,
Lụt lội năm nay bác ở đâu?
Mấy ổ lợn con rày lớn bé?
Vài gian nếp cái ngập nông sâu?
Phận thua suy tính càng thêm thiệt,
Tuổi cả chơi bời họa sống lâu.
Em cũng chẳng no mà chẳng đói,
Thung thăng chiếc lá rượu lưng bầu.

0o0

Bùi Kỷ  
Bùi Kỷ (1888-1960), tên chữ là Ưu Thiên, tên hiệu là Tử Chương sinh ngày 5-1-1888 ở làng Châu Cầu, phủ Lý Nhân (nay thuộc thị xã Phủ Lý) tỉnh Hà Nam, mất ngày 19-5-1960 tại Hà Nội. Bùi Kỷ sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng Nho học. Tổ tiên họ Bùi vốn gốc ở xã Triều Đông, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây), khoảng thời cuối triều Lê chuyển đến ở Châu Cầu lập nghiệp, tới đời thứ 6 thì phát khoa năm 1865 cả hai anh em thúc bá Bùi Văn Dị và Bùi Văn Quế đều đỗ Phó bảng; Bùi Văn Dị (1833-1895) làm quan đến Thượng thư, phụ chính đại thần. Bùi Văn Quế (1837-1913) làm quan đến Tham trị bộ hình thì cáo quan về quê. Con trai ông Quế là Bùi Thức (1859-1915) đỗ Tiến sĩ Nho học (1898), không ra làm quan, ở nhà dạy học và viết sách. Ông Thức có ba con trai là Bùi Kỷ, Bùi Khải và Bùi Lương, đều đỗ đạt.

Từ nhỏ Bùi Kỷ được cha dạy về Nho học, ngoài ra còn tìm thầy học chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Năm 1909 lần đầu dự thi Hương, Bùi Kỷ đã đỗ Cử nhân, năm sau vào Huế thi Hội và thi Đình, ông đỗ Phó bảng được bổ đi làm Huấn đạo, nhưng ông từ chối, lấy cớ phải ở nhà phục dưỡng cha và ông nội đều đang già yếu. Năm 1912, chính quyền bảo hộ chọn cử ông sang Paris (Pháp) học trường thuộc địa (Ecole coloniale). Nhân dịp này ông đi nhiều nơi trong nước Pháp và các nước lân cận; ông cũng có dịp tiếp xúc với một số người Việt yêu nước và cách mạng đang lưu ngụ ở Pháp, trong đó có Phan Chu Trinh. Hai năm sau trở về nước, dù được tòa Thống sứ Bắc Kỳ gọi lên bổ dụng nhiều lần, ông đều từ chối. Ông tổ chức cho gia đình mình sản xuất hàng thủ công xuất khẩu (bông vải, tre đan) nhưng ít kết quả.

Sau khi cha và ông nội đều qua đời, Bùi Kỷ bỏ sang Quảng Châu (Trung Quốc) hai năm. Về nước khi đã 30 tuổi, từ 1917 ông ra Hà Nội dạy học. Ông dạy tại các trường Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng công chính, Cao đẳng pháp chính, theo lối ký hợp đồng từng năm chứ không vào biên chế viên chức của "nhà nước bảo hộ". Ngoài ra từ năm 1932, ông còn dạy trường tư cho hai tư thục Văn Lang và Thăng Long. Trường Thăng Long do một số tri thức tiến bộ và cách mạng như Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Đặng Thái Mai, Võ Nguyên Giáp lập ra đã mời Bùi Kỷ cùng trực tiếp giảng dạy.

Ngoài việc dạy học, ông còn là một nhà biên khảo, nhà sáng tác, cộng tác với một số báo chí ở Hà Nội như tạp chí Nam Phong, tập san của hội Khai Trí Tiến Đức, báo Trung Bắc Tân Văn... Ông còn hăng hái tham gia các hoạt động văn học xã hội của giới tri thức Hà thành như kỷ niệm 105 ngày mất thi hào Nguyễn Du (1925), lễ truy điệu chí sỹ Phan Chu Trinh ở Hà Nội (1926), phong trào truyền bá chữ quốc ngữ,...

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Bùi Kỷ là một trong số những nhân sĩ tri thức được chính thế hệ mới trọng vọng. Ông được mời tham gia Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 3 (LK3), làm chủ tịch Hội Liên Việt (LK3), Hội truởng Hội giúp binh sĩ tị nạn LK3. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử Bùi Kỷ làm Phó ban lãnh đạo thanh toán nạn mù chữ, sau làm Trưởng ban Bình dân học vụ toàn quốc, là thành viên của Chính phủ.

Ông được chính phủ tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất.

Năm 1945 hòa bình lập lại, ông là Uỷ viên Chủ tịch đoàn Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban bảo vệ hoà bình thế giới, Hội trưởng Hội Việt - Trung hữu nghị.

Ngòi bút của Bùi Kỷ chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực biên khảo; ngoài ra ông cũng là nhà sáng tác ở khá nhiều thể loại văn học.

Các công trình biên khảo của Bùi Kỷ thường gắn với nội dung dạy và học môn ngữ văn Hán-Việt bậc trung học của nhà trường phổ thông Pháp - Việt ở xứ Đông Dương thuộc Pháp đương thời. Đó là các cuốn Quốc văn cụ thể (1932), Hán văn trích thái diễn giảng khóa bản (cùng soạn với Trần Văn Giáp, 1942), Việt Nam văn phạm bậc trung học (soạn chung với Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm, 1940 ), Tiểu học Việt Nam văn phạm (Soạn cùng với Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh, 1945 ). Nổi bật nhất trong số này là cuốn Quốc văn cụ thể, trình bày về các hình thức, thể tài các loại thơ văn tiếng Việt truyền thống.

Với loại sách biên khảo giáo khoa, Bùi Kỷ là một trong số những nhà nghiên cứu người Việt đầu tiên tham dự vào việc hình thành các tri thức về ngữ văn Việt và Hán Việt, các tri thức thi học lịch sử về văn học Việt Nam.

Bùi Kỷ là học giả có nhiều đóng góp vào việc hiệu khảo văn bản một loạt truyện thơ Nôm các thế kỷ trước, góp phần giữ gìn và truyền lại cho đời sau. Văn bản Truyện Kiều do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo, in lần đầu 1925, đã dành được sự tín nhiệm của nhiều thế hệ độc giả. Từ những năm 1930 đến những năm 1950, Bùi Kỷ tiến hành hiệu khảo một loạt truyện Nôm khuyết danh: Trê cóc, Trinh thử, Lục súc tranh công, Hoa điểu tranh năng. Ông cũng có sự đóng góp quyết định trong việc khảo cứu di sản thơ chữ Hán của thi hào Nguyễn Du, trong việc xác định giá trị Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, v.v. Các bản dịch tác phẩm chữ Hán của tác giả Việt Nam do Bùi Kỷ thực hiện, nổi bật là Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, bản dịch từng có vị trí đáng kể trong đời sống văn học. Bùi Kỷ còn thử nghiệm việc dịch một số tác phẩm Nôm cổ điển sang chữ Hán như thơ Bà Huyện Thanh Quan hay Truyện Kiều - một công việc sẽ rất có ý nghĩa trên hướng giới thiệu văn học Việt Nam với độc giả Trung Quốc.

Học giả Bùi Kỷ còn là cây bút sáng tác văn học ở khá nhiều thể loại: văn (nghị luận, phú, văn tế, câu đối...), thơ (thơ chữ Hán, thơ tiếng việt); ở đây tác giả dường như không có ý định vượt ra ngoài phạm vi kiểu văn học Đông Á Trung đại. Ở đây tác giả, vẫn như các thế hệ nhà nho trước kia, dùng văn thơ như nơi để nói chí, tỏ lòng, để thể hiện thế giới tinh thần của mình trong những nét thanh cao với nhiều ưu tư lo đời, thương đời lại cũng dùng văn thơ như phương thức răn mình, răn đời. Phần sáng tác thơ mà Bùi Kỷ tập hợp thành tập Ưu Thiên đồ mặc, chưa in thành sách, chỉ đăng báo ít bài, nay hầu như đã thất lạc, có lẽ là nơi thể hiện rõ nhất tâm tình tác giả.




Bùi Diễm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Bùi Diễm (1923- ) là cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòaMỹ.

Thân thế

Ông quê ở Hà Nam, Việt Nam; cha ông là nhà nho Ưu Thiên Bùi Kỷ[1], dòng dõi phó bảng Bùi Văn Quế và Bùi Ân Niên. Bùi Diễm gọi Trần Trọng Kim là cậu.

Hoạt động chính trị

Ông hoạt động chính trị trường từ thời học trường Bưởi, vận động cho chính phủ Trần Trọng Kim và đảng Đại Việt nhưng rồi rời chính trường cho tới khi nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam chấm dứt. Trong thời gian đó ông làm chủ nhiệm tờ Vietnam Post xuất bản ở Sài Gòn bằng Anh ngữ (1954-1963). Đây là tờ báo tiếng Anh đầu tiên ở Việt Nam. Ông cũng là người sản xuất cuốn phim Chúng tôi muốn sống, một tác phẩm lớn trong ngành Điện ảnh Việt Nam.
Khi Thủ tướng Phan Huy Quát ra chấp chính, ông giữ chức Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Ông cũng là đảng viên Đảng Đại Việt.[2]
Thời Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam ông được bổ làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa ở Washington, D.C., thay thế đại sứ Vũ Văn Thái. Chức vụ này ông đảm nhiệm từ năm 1967 đến năm 1972 thì chuyển làm đại sứ lưu động cho đến năm 1975.
Sau năm 1975, ông tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

Tại Hải ngoại

Ông là tác giả cuốn hồi ký chính trị Gọng kìm lịch sử. Cuốn này ấn bản đầu tiên viết bằng tiếng Anh với tựa The Jaws of History rồi sau đó được dịch ra tiếng Việt. Cuốn sách thứ hai là cuốn Vietnamese Economy and Its Transformation to an Open Market System xuất bản năm 2004.
Ông là một thành viên trong Ban Cố vấn của National Congress of Vietnamese Americans (NCVA, Nghị hội Toàn quốc người Việt tại Hoa Kỳ). Ông vẫn hoạt động trong Đảng Đại Việt và nắm chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương của Ðại Việt Cách Mạng Ðảng.[3]

Chú thích

Tham khảo

  • Bùi Diễm. Gọng kìm lịch sử. Paris: Phạm Quang Khai, 2000.
       http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_Di%E1%BB%85m

----- Forwarded Message -----
From: Dzung T

Sent: Monday, 3 October 2011 5:53 PM
Subject: Re: [Exryu-ww-Forum] Chư hầu đến nô lệ ..., từ thời HCM (9) - Gốc tích ong cha?
 

Dạ thưa chứng cớ đưa ra
Hãy đem thử DNA rõ ràng


0o0

Tại sao tuổi trẻ VN thà chọn zero môn sử ?
Thay vì học chuyện ruồi bu, nhặng đậu


0o0

Cho đến khi có bằng chứng ngược lại, chuyện cụ Sắc đánh chết người chống thuế là thật

Và rất nhiều sác xuất là vì vậy, mà cụ Sắc phải bỏ trốn vào Nam, (sau khi đã được thân hữu và học trò cụ Tạo che chở khỏi bị phạt đòn ?).

Vì vậy, Nguyễn Tất Thành mới phải lên đường vào Nam. Mộng công danh làm quan nối giòng hoạn lộ của cụ Tạo cũng hết.

Chỉ còn mỗi cách làm quan cho Tây, do đó Nguyễn Tất Thành tìm đường qua Pháp, để tìm gặp cụ Phan Chu Trinh xin giúp đỡ

Điều này giải thích việc Nguyễn Tất Thành đã nhờ người viết đơn xin học làm quan (công chức) cho Tây, tại Marseille

Rồi sau đó xin cho cha ...

Dưới ánh mặt trời, sự thật sẽ đến

Nếu đảng CSVN và fan ông Hồ có bằng chứng ngược lại, internet luôn san sàng

D~

http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2009/11/08/nh%E1%BB%AFng-giai-tho%E1%BA%A1i-v%E1%BB%81-h%E1%BB%93-chi-minh/

0o0

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10781&rb=0302

23.8.2007
Trường Lam

Chuyện ở sân sau: Về ông nội và người cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm 1993, trong tập Trong cõi [1] xuất bản tại Hoa Kì, Giáo sư Trần Quốc Vượng (1934-2005), một trong những sử gia nổi tiếng nhất tại Việt Nam, đã công bố ghi chép của mình từ "Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia!", trong đó phần liên quan đến dòng dõi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gây nhiều dư luận. Theo đó, tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thêm một phần không được nhắc đến trong sử sách chính thống: Thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là con đẻ nhưng không được thừa nhận của ông cử Hồ Sĩ Tạo, thuộc dòng họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Nghệ An. Hồ Chủ tịch, nổi tiếng với tên gọi Nguyễn Ái Quốc trong thời kì hoạt động tại nước ngoài, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung [2] , tự là Nguyễn Tất Thành, song từ năm 1945 cho đến khi qua đời năm 1969 lại được người Việt Nam và toàn thế giới biết đến với tên là Hồ Chí Minh.

Mới đây, một nhà thơ xứ Nghệ đã nhiệt tình dẫn một cộng tác viên talawas từ Vinh về vùng sơn cước, đến xóm Nghĩa Thái, xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn để tìm gặp ông Hồ Sĩ Sênh (bút hiệu Trường Lam, hội viên Hội Văn nghệ Nghệ An), một người cháu mà theo gia phả họ Hồ, gọi cụ Hồ bằng bác. Khi nghe khách bày tỏ nguyện vọng, ông đến tủ sách, lục đưa cho khách xem bản phô-tô bài bút ký viết tay của ông, nhan đề "Chuyện ở sân sau", kể về sự thật cuộc đời của ông Hồ Sĩ Tạo, ông Nguyễn Sinh Sắc và hậu duệ. Bài ký này được viết ở Trại viết văn của Hội Văn nghệ Nghệ An đầu năm 2007. Ông Trường Lam cho biết, trong buổi tổng kết trại viết, người ta đã đánh giá rất tốt bài ký này, đã đọc bài ký cho các trại viên nghe. Nhưng là chuyện "huý kỵ", nên không có báo nào trong nước dám in. Ông Trường Lam đã đồng ý cho chúng tôi công bố nguyên văn bài ký trên talawas. Chúng tôi chân thành cảm ơn ông Trường Lam và hân hạnh giới thiệu cùng độc giả.

talawas


Mọi điều tưởng như đã vĩnh viễn chìm vào bóng đêm của quá khứ mông lung, huyền ảo, có hồn ma bóng quỷ, có những hình nhân vật vờ, thấp thoáng, bỗng rơi vào quên lãng, lặng im…

Người ta thở dài, tiếc những sự thật, hoặc giả là những lời đồn đại không thể xác minh, sẽ mãi mãi chôn vùi… Đột nhiên, một ngọn đèn le lói thắp lên, xua đi bao điều huyễn hoặc, mơ hồ.

Đầu tháng Bảy nhuận (Bính Tuất), quê tôi trời bỗng ào ạt tuôn mưa. Những tưởng mùa thu này rồi vẫn vời vợi cao xanh, nắng đẹp cứ dịu dàng trôi, ai ngờ lại có tuần mưa gió sụt sùi! Giữa ngày mưa như vậy, tôi nhận được tin: Có một vị sư đạo cao đức trọng từ miền Nam ra, đã tìm đến và thắp hương viếng mộ cụ Cố chúng tôi, một Giải nguyên xứ Nghệ. Cụ là người đầu tiên giành được thứ hạng này ở tổng Võ Liệt (Thanh Chương). Thật là may, ngôi mộ mới được xây lại cách đây chưa lâu. Ông bác của chúng tôi, nguyên Giám đốc Học viện An ninh Khu vực II, sau khi nghỉ hưu đã tìm về lo lắng, sửa sang. (Bác là Hồ Nhã Chương, khi làng quê không tồn tại [3] đã đổi tên là Hồ Thanh Chương, cháu nội cụ Hồ Sĩ Tạo, bắt đầu từ bà thứ tư ở Quảng Trạch, Quảng Bình, hiện trú tại 257A, đường Nguyễn Trãi, phường Cư Trinh, TP Hồ Chí Minh).

Vị sư đó là Thượng toạ Thích Chân Quang, sư trụ trì chùa Phật Quang, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ông xưng danh là Hồ Chí Việt, chắt nội của cụ Giải nguyên, một đứa con lạc loài, nay tìm về với tổ tông. Đội mưa gió, theo sau xe Thượng toạ là bảy xe chở Phật tử, trong đó có hai xe ca… Chuyện đó thật không ngờ!

Mãi sau ít lâu tôi mới được biết Thượng toạ cũng đã về thăm nhà bia tưởng niệm Đức nguyên tổ Hồ Hưng Dật tại Quỳnh Lâm, thăm nhà thơ họ Hồ tại Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Ghi vào sổ vàng lưu niệm của dòng họ, Thượng toạ đã nói rõ mình là: "đứa con lạc loài" nay mới tìm về với gia tộc… Ngoài ra Thượng toạ còn thắp hương viếng mộ cụ Hà Thị Hy và bà Hoàng Thị Loan…

Những điều đột ngột diễn ra khiến tôi không khỏi suy nghĩ về những mối quan hệ huyết thống, dòng tộc đang bền bỉ, âm thầm bén rễ sâu trong tiềm thức con người. Và những kỷ niêm tuổi ấu thơ đã xa lắc xa lơ, đang chìm dần vào bóng tối bỗng nhiên chậm chạp hiện về, hệt như những cuốn phim quay chậm, có quãng mơ hồ, quãng lại hiện rõ như in.










Làng Lai Nhã quê tôi nay đã không còn tên trên bản đồ hành chính. Nó bị xoá sổ từ năm 1978 khi người ta tiến hành cuộc cách mệnh "thay trời đổi đất, xếp đặt lại giang sơn". Ngót ba mươi năm trôi qua bóng dáng làng xưa đâu có dấu ấn gì với thế hệ con cháu bây giờ! Nhưng đối với chúng tôi, những ông già cổ hủ, đêm nó vẫn hiện về trong mơ. Và riêng tôi: một làng Lai Nhã cổ truyền tươi xanh, vẫn nguyên lành bóng dáng êm đềm, hiện hữu đời đời…

Từ nửa cuối Hậu Lê, một nhánh họ Hồ Quỳnh Lưu lập làng ở vùng Cương Gián (Nghi Xuân) cảm thấy thiên nhiên quá khốc liệt, đe doạ cuộc sống, phải bỏ đất tìm nơi khác định cư. Một gia đình họ Hồ như vậy theo ông Đậu Quận Công đến vùng Lòi Nhã, xã Thất Thôn dựng nhà sửa cửa, khai phá đất đai, lập thành một trong bảy thôn của Đậu Quận Công (vùng đất ngày trước đã có người thiểu số sinh sống. Bà nội tôi gọi họ là người Mường. Những địa danh còn lại như Bến Mường, Động Mường… nói lên điều đó. Khi người Kinh tiến vào, họ lập tức rút lui đi.)

Thế hệ sau, họ có con cháu là cụ Hồ Yên Định, làm quan đến hàm tứ phẩm (không qua thi cử) mới đổi thôn thành Lai Nhã, xã Thất Thôn thành Thái Nhã. Con cháu li tổ phải lấy chữ Nhã đệm vào để luôn nhắc nhớ tới quê hương. Khi vua Quang Trung ra Bắc diệt quân Thanh, họ có cụ Hồ Hữu Tiềm đầu quân giết giặc và hi sinh tại Thăng Long (mùng 5 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ). Nhà thờ họ Hồ được cất lên thời đó. Khi giác móng và lấy hướng, ông thầy địa lý người Tàu phán rằng: "Thuỷ đáo từ đường. Hồ gia vi vương". Ông ta bảo đây là thế đất "Phượng Hoàng ẩm thuỷ". Thời bấy giờ sông Rộ còn ngoằn nghèo chảy bên phía núi xa, cách nhà thờ chừng non cây số. Biết khi nào nước sông chảy đến cho chim Phượng Hoàng uống?

Trước Cách mạng tháng Tám, họ Hồ Lai Nhã cũng mới chỉ vài chục gia đình nhưng đã có bốn cử nhân và khá nhiều tú tài. Có người khá nổi tiếng như cụ Giải nguyên Hồ Sĩ Tạo.

Làng Lai Nhã với con sông Rộ chảy vòng ôm lấy những vườn cây quả mướt xanh như một nét chấm phá thật thơ mộng và dịu dàng. Tôi có ông chú, con cô của bố tôi, làm chủ nhiệm Khoa Sinh vật, kiêm Bí thư Đảng uỷ Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (chú là Phạm Đức Dục, quê xã Thanh Long, Thanh Chương, cháu ngoại cụ Cử Hồ Sĩ Hạp, gọi Thị lang Phạm Hoàn là bác). Chú bị bệnh tâm thần phân liệt, vợ con nhốt vào một xó… Vậy mà khi tôi tới thăm, ông vẫn còn ước ao được về làng Lai Nhã để đi câu cá. Ông kể chuyện cụ Phủ Tạo và ông ngoại là cử nhân Hồ Sĩ Hạp, nhưng lẫn lộn lung tung… (Về làng Lai Nhã, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Hữu Dụng, cháu ngoại cụ Cử Hồ Sĩ Huấn cũng có ấn tượng rất đẹp.)

Làng tôi có những khu vườn um tùm, rập rạp với vòng ngoài chen đặc song mây, tre nứa và cây cọ cùng những cái tên đặc trưng như: Vườn Cụ Phủ, Cụ Huyện, Cụ Cử, ông Tú, ông đồ… đầy cây ăn quả và bốn mừa líu ríu tiếng chim. Cụ Tạo về hưu đã trồng bốn cây đa ngoài cổng đoài của làng. Có hai cây sau này thành tam quan nhờ một rễ phụ căng ngang, nom rất kỳ thú. Đây là nơi ông Tạo mắc võng nằm vào những trưa hè.

Sau này tôi mới biết, nhờ những khu vườn này mà các bậc cha chú có tiền trọ học thành tài, bởi ruộng đất ở đây rất xấu, chưa nắng đã khô, chưa mưa đã lụt, có thu hoạch được là bao!

Ôi, những khu vườn trong mơ và làng xưa cũng chỉ còn lại trong mơ, nơi đã bay bỗng tuổi thơ tôi, nơi chúng tôi tha hồ quậy phá: trèo bắt tổ chim, tìm hái những chùm quả chín và cắp sách tới trường…

Khoảng mấy năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước, nước sông Rộ vòng về, xói lở một góc vườn nhà thờ và nhà thờ họ Hồ Lai Nhã thấp thoáng soi bóng xuống mặt nước sông trong. Chim Phượng Hoàng ơi! Hãy uống nước đi…



*


Cụ Hồ Sĩ Tạo tự Tiểu Khê, sinh năm 1834 (Tổng tập Văn học Việt Nam tập 19 nói cụ Tạo sinh năm 1831. Cụ Cao Xuân Dục, học trò ông Tạo, trong sách Nghệ An khoa bảng nói ông Tạo sinh năm 1841. Chúng tôi theo người già trong họ nói ông Tạo thọ 73 tuổi và bà Hồ Thị Từ, con út ông Tạo nói bà ra đời lúc cha đã 70 tuổi, lên 3 thì cha mất…, mà suy ra), mất năm 1907, là người tài hoa nổi tiếng cả vùng. Theo gia phả nói thì cụ thuộc phe chủ chiến, chủ trương đánh Pháp tới cùng, nên bị vua Tự Đức đánh hỏng (?).

Trong cuộc đời làm quan, dạy học, giao du với bạn bè khắp vùng, ông Tạo đã có quan hệ gắn bó với năm người phụ nữ. Theo các cụ trong họ (trong đó có cụ Hồ Sĩ Huề) từng kể với cháu con thì:

Người phụ nữ thứ nhất chính là người vợ cả của cụ được gia đình cưới cho ngày còn trẻ. Bà người họ Phan ở xã Xuân Trường (Thanh Chương) và đã cho ông Tạo hai người con trai trưởng thành.

Người phụ nữ thứ hai là bà Hà Thị Hy, còn gọi là cô Đèn, quê ở làng Sài, Nam Đàn. Ông Tạo nổi tiếng khẩu khí, đam mê hát phường vải, ứng đối nhanh và giỏi. Bà Hy là người hát hay, giọng tốt và rất đỗi xinh đẹp. Tài tử gặp giai nhân cũng ví như cá gặp nước, rồng gặp mây. Khi họ quen biết nhau, tuy ông Tạo ít tuổi hơn nhưng đã có vợ và đang dạy học trong nhà họ Hà. Vì quá tài hoa nên mãi năm cô Đèn ba mươi vẫn chưa có đám nào lọt vào mắt xanh… Trai làng không với tới nên họ phong toả, hình thành thế bao vây, không cho con trai nơi khác đến. (Theo bác Hồ Thanh Chương, ông Tạo yêu cô Đèn trước khi có vợ. Bà Hy có thai, ông Tạo về xin cha mẹ được cưới, nhưng gia đình không đồng ý vì đã dạm hỏi đám khác. Cụ Hà Văn Cẩn đành ngậm ngùi gả bà Hy cho ông Nhậm, một ông già lụ khụ.)

Vậy là cái gì phải tới đã tới. Cô Đèn mang thai và ông Nguyễn Sinh Nhậm mồ côi vợ, cheo cô về làm mọn. Năm 1863, bà Hy sinh con trai. Cậu con ông Hồ Sĩ Tạo mang họ Nguyễn Sinh được ông Nhậm đặt tên là Sắc. Nguyễn Sinh Sắc lên 3 tuổi thì ông Nhậm chết. Bà Hy vốn bị người nhà họ Nguyễn Sinh coi là dân "xướng ca vô loài", nên họ buộc hai mẹ con phải ra sống trong một căn lều ngoài đồng khoai, cạnh làng. Chỉ hơn một năm sau, bà Hy cũng bỏ cậu Sắc mà ra đi. Bà chết trong khổ cực âm thầm và trong sự hắt hủi của gia đình nhà chồng! Con trai làng Sài hối hận, thương người con gái mệnh bạc, đã kéo sang làng Sen làm lễ chôn cất. Chính ông Tạo là người đọc điếu văn.

Cậu Sắc đành phải về dựa vào anh cả để khỏi chết đói. Và dần dà, lên thêm một tí cũng được anh cả cho một buổi chăn trâu, một cuổi cắp sách tới trường. Việc cậu Sắc được đi học cũng nhờ phần lớn ở thầy Tú Vương. Thầy xin anh Thuyết cho Sắc đến lớp mà không phải chịu khoản phí nào. Thầy Vương đã xem tướng tay, xem chữ viết và tấm tắc khen là con nhà nòi: "Nòi xướng ca và nòi nhả ngọc phun châu cô Đèn thầy Tạo… Con hãy cố lên, tài hoa lắm, thầy sẽ giúp…"

Rồi một hôm ông họ Hoàng bên làng Chùa sang làng Sen thăm thầy Tú Vương. Học trò được ra chơi. Đôi bạn trò chuyện với nhau rất lâu. Ngoài chuyện thơ phú, văn chương, thi cử… còn có chuyện cậu bé Sắc. Họ bàn với nhau những gì không rõ. Chỉ biết rằng ít lâu sau, ông Tú Hoàng Đường đến nhà Nguyễn Sinh Thuyết xin được nhận chăm nuôi cậu bé Sắc. Vợ chồng Thuyết mừng rơn. Thuyết còn chút tình người, song vợ Thyết từ lâu hậm hực, căm ghét, sợ phải chia gia tài, phải nuôi tốn kém… nên đã đồng ý liền, coi như trút được hết gánh nặng tội nợ… Ông Hoàng Đường vội mang cậu bé Sắc về ngay.

Ngày xưa, người hiểu biết cũng thường quan tâm tới nòi giống. Ngày nay lại nói tới nguồn gien và tin theo thuyết di truyền. Nguồn gien quý thường được nuôi dưỡng, giữ gìn. Thấy lúa tốt phải hỏi giống gì, thấy con tốt phải xem cha mẹ chúng…

Từ ngày ông Tú Hoàng Đường mang Sắc về, ông trở thành cha nuôi và là thầy giáo của cậu bé. Năm Sắc mười tám tuổi, cậu được ông Đường gả con gái đầu lòng của mình là bà Hoàng Thị Loan, mươì ba tuổi, cho. Ba năm sau bà Loan sinh cô Thanh, bốn năm tiếp sinh cậu Khơm (Khiêm) và vài năm sau nữa lại sinh cậu Côông (Công)…

Người phụ nữ thứ ba (của ông Hồ Sĩ Tạo) là bà vợ kế ở quê nhà. Khi bà cả qua đời, gia đình không người chăm lo, ông Tạo đã cưới người vợ thứ. Bà sinh hạ cho ông một con trai rất thông minh, học giỏi, nhưng chỉ đi thi hộ người khác lấy tiền cờ bạc rượu chè, không màng tới tiến thân.

Người phụ nữ thứ tư là cô gái quê ở Quảng Trạch, Quảng Bình. Ông nói dối là ông không còn vợ để được cưới bà. Bà con nhà gia thế, nên về sau, khi chuyện vở lỡ, gia đình đã kiện quan về chuyện này. Bà sinh hạ được hai người con trai. Thời gian sau đó, ông Tạo cáo quan về nhà dạy học.

Người phụ nữ thứ năm là một cô gái nghèo ở thôn Nam Lĩnh, cùng xã, nơi ông Tạo dạy học những ngày cuối đời. Hàng ngày cô vẫn thường đi bán chổi đong gạo. Khi có một con gái với ông Tạo, người ta gọi là cô Chổi. Lúc này ông Tạo đã bảy mươi tuổi. Ba năm sau, ông Tạo qua đời. Nhà cũng chẳng có gì, con trai cờ bạc, rượu chè phá phách hết, ông chỉ để lại cho con gái một chiếc áo bông cũ, đắp lấy hơi cha!

Người con gái út này của ông Tạo là bà Hồ Thị Từ (tên khai sanh là Thuyến). Hoà bình lần thứ nhất, bà vẫn sống khoẻ mạnh. Bà lấy chồng họ Tôn. Ông là bác ruột của giáo sư Tôn Tích Thạch. Và vì không có con trai nên đã coi Thạch là con, cho tới 1955, Thạch qua Lien Xô du học. Hơn 7 năm sau trở về thì ông bà đã qua đời. Ông Tôn Quang Phiệt cũng họ này.

Tôi còn nhớ như in mỗi lần bà về quê là đi khắp bà con xóm làng, ăn trầu luôn miệng và nói cười ha hả, rất vui. Bà kể biết bao nhiêu là chuyện, trong đó có chuyện cái huyệt mộ ông Tạo được cải táng. Ông Tạo bị cảm bệnh tại thôn Nam Lĩnh trong xã, con cháu đưa về nhà thì ông qua đời. Ông chết trong lặng lẽ, giữa ngày thời tiết không thuận nên chỉ có xóm giềng biết với nhau. Chỉ khi cải táng (1911) học trò mới làm lễ lớn. Cái huyệt mộ cải táng là do ông Tạo chọn cho mình ngày còn dạy học ở quê vợ, xã Xuân Trường.

Theo bà Từ: Mộ được táng dưới một khối đá ngầm, phải đào hố sâu bên cạnh, khoét ngang rồi đun tiểu sành đựng hài cốt vào, nén đất lại, trên dựng một mộ chí đơn sơ. Bà bảo đó là cái hàm dưới của Miệng Rồng (Chuyện này, khi xây dựng đường điện siêu cao thứ nhất, bác Hồ Nhã Đỉnh, ở Viện Năng lượng, về vùng Nam Đàn giám sát, bác cháu gặp nhau, trò chuyện, bác còn nhắc lại cho nghe lần nữa). Nay bia mộ ông Tạo chỉ là một mảnh đá nhỏ. Phía trên bị đập vỡ chỉ còn lại một chữ thiếu nét và một chữ "Nhã". Đọc bên phải: "Mậu Thìn Giải nguyên" (ông Hồ Sĩ Tạo đậu Giải nguyên triều Nguyễn, Huế, khoa Mậu Thìn (1868), cùng khoa thi này Hoàng Cao Khải đậu cuối bảng. Theo cụ Hồ Sĩ Huề kể: Có lần ông Tạo ra Hà Nội. Hoàng Cao Khải đã tự tay bưng nước đến để ông Tạo rửa mặt mũi, tay chân. Có lẽ ngoài việc trong vọng, đây còn nhằm mực đích mua chuộc sĩ phu…). Dọc bên trái bia mộ: "Tri phủ Quảng Trạch". Chính giữa phía dưới: "Hồ Tiểu Khê chi mộ". Việc cải táng hoàn toàn do học trò ông Tạo tuân theo di huấn của thấy mà làm, rất long trọng, có nhiều vị khoa bảng của hai huyện Thanh Chương, Nam Đàn tới dự (nhưng chắc chắn là không có ông Nguyễn Sinh Sắc. Bởi ông đã vào Kinh nhậm chức theo lệnh vua).

Năm người đàn bà gắn bó với một người đàn ông, chuyện thật khó tin. Chắc ông Tạo tài hoa lắm và cũng đa tình lắm mới cuốn hút được như vậy.

Sách vở ông Tạo để lại đã bị đốt hết trong Cải cách Ruộng đất. Còn sót một tập thơ nhỏ ở nhà cụ Hồ Sĩ Huề, phó giáo sư Ninh Viết Giao đã mượn, nay chắc còn chỗ ông ấy!


*


Cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân khoa thi Hương năm Ngọ (1894) tại Trường Nghệ, nhưng trượt khoa thi Hội tiếp theo. Để chuẩn bị cho Sắc vào tiếp khoa thi năm Tuất (1898), ông Tạo suy nghĩ rất nhiều. Các con trong giá thú ở quê chẳng đứa nào nối được chí cha. Thông minh thì cũng có đủ, nhưng lười học, chỉ thích cờ bạc, rượu chè. Duy chỉ có đứa con ngoài giá thú là Nguyễn Sinh Sắc lưu tâm tới việc học hành, không thể để nó bỏ dở sự nghiệp và phụ lòng mong mỏi của bao người. Nghĩ tới đây, ông sai người mài mực, lấy giấy bút viết thư. Ông nhớ tới ông Thượng thư họ Hồ ở An Truyền đã nhận đồng tông với mình. Nhớ tới ông Cao Xuân Dục, một học trò, đang là quan to của triều đình. Đằng nào cũng phải nhờ họ giúp. Xưa nay mình đã nhờ vả họ gì đâu!

Vậy là nhờ có bức thư ấy, mà các vị đại thần họ Hồ, họ Cao ra tay giúp đơc để ông Sắc được vào học Trường Quốc Tử Giám. Đó là việc rất dễ nhận biết:
Trường Giám là trường của Hoàng gia, quý tộc, con dân làm sao mà vào nổi?

Ông Sắc vào Trường Quốc Tử Giám mang cả gia đình đi theo, chỉ trừ cô Thanh ở nhà với bà ngoại, làm phận sự thay cho bố mẹ. Vào Huế, ông đổi tên là Nguyễn Sinh Huy. được sự giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần của các vị đại thần quen biết ông Tạo, cùng các quan khác người Nghệ Tĩnh. Bà Loan dệt vải nuôi con. Ở chốn Kinh thành, cuộc sống có dễ dàng gì đâu!

Khoa thi Mậu Tuất, ông Sắc lại rớt. Bà Loan sinh thêm cậu Xin. Và vì quá kham khổ, lao động quá sức, bà lâm bệnh và qua đời cuối năm Canh Tý (1900). Chỉ ít lâu sau, cậu Xin cũng quy tiên theo mẹ. Ba cha con ông Sắc lại dắt díu nhau về Nghệ.

Khoa thi năm Tân Sửu (1901) ông Sắc trúng Phó bảng nhưng không ra làm quan mà xin ở nhà nuôi mẹ già yếu. Thời kỳ này ông lên dạy học ở Thanh Chương. Ông nghĩ mình trước hết phải trọn đạo hiếu với cha mẹ. Nếu không, sao đáng làm người. Giai đoạn đầu ông Sắc dạy học ở nhà thờ họ Lê ở Nguyệt Bổng (nhà thờ này nay vẫn còn ở chân cầu Rộ), sau chuyển sang nhà ông Hàn Kháng, họ Phan ở Võ Liệt - là một họ khoa cử, có người nổi tiếng như tiến sĩ Phan Sĩ Thực - Ngôi nhà này đã bị tịch thu chia cho nông dân trong Cải cách Ruộng đất). Chỗ ở này cách nhà ông Tạo có con sông Rộ nhỏ thó, xắn quần là có thể lội qua. Như các cụ trong dòng họ kể lại thì ông Sắc đã dẫn cậu Công qua chơi với ý định nhận cha, nhưng việc đó chưa kịp làm thì năm 1904 bà đồ An qua đời. Đầu năm 1905, ông Sắc được triệu vào kinh nhậm chức Thừa biện Bộ Lễ do cụ Phan Chu Trinh giao lại. (Việc chưa nhận cha còn có thể do quy ước khắt khe của dòng họ – Ví như cụ Hồ Sĩ Tôn, 2 lần đậu đầu khoa: "Thiên hạ sĩ vọng vã", "Thiên hạ cống sĩ", là bố ông nghè Hồ Sĩ Tân. Thời trẻ dạy học ở Hưng Nguyên, có một con trai với cô con dâu nhà ho Bùi. Về sau anh này cùng con mình đều đậu tiến sĩ. Hai cha con về Quỳnh Đôi nhận họ, nhưng vì quy định đó mà không thành. Hai cha con đành đứng ngoài cổng nhà thờ họ, vái lạy rồi quay về. Nên đến nay con cháu vẫn mang họ Bùi…)

Cuộc đời làm quan và phiêu bạt của ông Sắc tính từ đây. Năm 1907, ông Sắc được bổ Tri huyện Bình Khê và chỉ bốn năm sau đã vướng vào trọng tội…

… Bữa đó, ông Sắc đang ngồi tự lự, mượn chén rượu giải sầu, lòng tràn nỗi niềm thương cảm đối với vợ con. Ông tuy làm quan nhưng nhà vẫn nghèo khổ, mái tranh, vách đất, chẳng chút tài sản nào dư dả để nuôi con… Bỗng có lính bẩm báo:

"Thưa quan, mấy gã chống thuế hôm qua lại đến."

Ông lập tức truyền cả bọn vào và giữa lúc ngà ngà say, ông bảo:

"Bọn bây phải biết rằng, chỉ có vua mới miễn được thuế. Còn ta chỉ có đồng lương ít ỏi phải bù cho số thuế thiếu kia. Ta đã cho người dò la kỹ rồi: Nhà tụi bây còn giàu hơn cả quan đây. Làm ruộng thì phải đóng thuế, chống lại là cớ làm sao?"
Cả đám lập tức nhao nhao nói hỗn, chửi bới, chỉ trích quan tham nhũng, ông Sắc nổi cáu, truyền:
"Lôi ra ngoài đánh bọn chúng cho ta."
Bọn lính lôi cả đám ra ngoài đánh đập thỏa sức. Bất đồ một người trong bọn trúng chỗ hiểm, lăn ra chết… Lệnh ông ban quên không hạn chế mấy roi, nên bọn lính đã quá tay. Triều đình triệu ông về Kinh chịu tội. Vua phê: "Trảm!". May nhờ có các ông Thượng thư họ Hồ, họ Cao và Đào Tấn cùng rập đầu xin vua tha chết. Cả ba ông đều tâu vua: "Nguyễn Sinh Huy làm quan thanh liêm, xử án công minh, bốc thuốc chữa bệnh người rất tận tâm… Việc xảy ra chỉ là do sơ suất và bọn lính đã quá tay…"

Vua cũng biết Nguyễn Sinh Huy là quan thanh liêm, không hề có tư túi gì, nên sau một lúc suy nghĩ đành giảm xuống "Trảm giam hậu!" (giam chờ chém sau) và phạt đánh 100 roi. May nhờ có Thượng thư Bộ binh Đào Tấn lo lót cho bọn lính nên được nhẹ đòn và ông Huy thoát chết. "Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách". Nhân buổi lộn xộn chưa quyết, nhờ có người ngầm giúp, ông Huy chuồn thẳng! Các cụ già quê tôi, người thì bảo ông cải trang làm phu xe theo đoàn khách thương chở hàng vô Nam, kẻ lại bảo ông xuống một thuyền buôn dông thẳng vào Gia Định. Mỗi người một phách, nhưng cũng chẳng sao. Điều cơ bản là ông Huy đã thoát khỏi cái lưỡi dao thái thịt người đang lơ lửng trên đầu và có thể hạ xuống bất ký lúc nào…









*

Cậu Công gặp lại cha ở một địa điểm kín ở Gia Định, trong một buổi, trước khi cậu xuống tàu đi xa. Dặn dò con xong ông Huy lặn sâu vào giữa vùng Đồng Tháp Mười, chẳng để lại dấu vết nào với người đời, rằng mình đã từng là một Phó bảng thứ thiệt, là ông Huyện Bình Khê…

Ngày ấy Đồng Tháp Mười còn rậm rì năn lác, đường bộ chưa có là bao. Giao thông chủ yếu là nhờ vào những chiếc xuồng tam bản tự tạo của đồng bào sống ở miệt sình lầy. Ông Nguyễn Sinh Huy lặn lội đến vùng Cao Lãnh ngày nay thì dừng lại, ở nhờ một ngôi chùa. Nơi đây ông giấu biệt tông tích của mình, tự xưng là Cụ Vương, hành nghề bốc thuốc chữa bệnh.

Nhà Phật vốn chủ trương "cứu nhân độ thế", các sư cũng luôn làm nhiệm vụ bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Bấy giờ làm gì có bệnh viện hay hiệu thuốc ở những vùng sâu, xa như thế. Thấy Cụ Vương giỏi y thuật, lại sống độc thân nên các sư rất mừng, lưu cụ ở luôn tại chùa để giúp đỡ bao nông dân nghèo khó đang hàng ngày vất vả kiếm sống và cũng vất vả chống lại tật bệnh, ốm đau. Phong trào chống thuế ở miền Trung đang nổi lên rần rần, nên nhà vua cũng làm ngơ luôn cái án của ông Tri huyện Bình Khê. Vậy là ông Nguyễn Sinh Huy được triều đình "bỏ quên".

Chẳng bao lâu, cái tiếng của vị thầy thuốc giỏi, lại nhân từ, sẵn sàng chữa bệnh không công cho người nghèo, theo những chiếc xuồng nhỏ, len lỏi trên sông nước, trên kênh rạch lan truyền đi khắp vùng. Người ở xa chở con bệnh tới để chữa trị hoặc mua thuốc mang về. Người gần mời cụ ngồi xuồng tới nhà bắt mạch điều trị. Nhà nghèo cụ miễn luôn mọi khoản. Đức độ của cụ hoà vào nước Đồng Tháp Mười, thấm sâu vào đất đai, tạo nên vựa lúa bạt ngàn hôm nay…

Có lần chữa trị dài dài, cứu được mấy mạng người trong một gia đình, giúp họ thoát khỏi dịch bệnh, ông già Mai Nhuận trả ơn bằng cách gả cô con gái út của mình cho ông Vương.

"Không dám…", Ông Vương cười. Chữa bệnh cứu người là công việc hàng ngày, tôi đã nguyện theo đuổi suốt đời, đâu dám mong có ân huệ đền đáp. Cô nhà đây còn nhỏ tuổi hơn cả con trai út của tôi. Nhận lời cụ chẳng hoá ra tôi là thằng khốn nạn hay sao?

"Chúng tôi không quan tâm tới việc thiên hạ dư luận, chỉ cần cụ nhận lời và nuôi cháu là nhất định gia đình sẽ có ngày mở mày mở mặt. Nó đến với cụ cũng đã sung sướng cho bản thân nó. Công việc nấu nướng, chợ búa… giúp cụ chuẩn bị thuốc men, so với việc đồng áng khác nhau một trời một vực, việc gì nó chẳng làm được. Cụ đừng lo…"

Năm ấy, ông Sắc đã ngoại lục tuần. Cô gái họ Mai mới ngoài hai mươi, nhỏ hơn cậu Công.

Ít lâu sau cuộc tình duyên muộn mằn ấy, cậu Vương Chí Nghĩa chào đời (1927). Ông Vương Chí Nghĩa là bố của Vương Chí Hùng và Vương Chí Việt cùng năm người con gái khác. Theo Thượng toạ Thích Chân Quang, khai sinh lấy họ Vương, nhưng trong tiềm thức, trong gia phả là họ Hồ. Cụ Vương dặn như vậy. Lấy họ Vương là để che mắt kẻ thù. Việc rời Đồng Tháp lên Tây Nguyên cũng là vậy. Phải tránh sự khủng bố, truy bắt, bảo vệ mình và mở ra con đường kiếm sống lâu dài. Thượng toạ Thích Chân Quang sinh ở Tây Nguyên tháng 12.1959. Tốt nghiệp đại học Khoa tiếng Anh, xuất gia năm 1980 cùng chị gái là Hồ Thị Minh Nguyệt, hơn ông hai tuổi.

(Ngày làm lễ Nhập hồn Tượng cho vua Hồ Quý Ly và nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi, Thượng toạ Thích Chân Quang cười nói với tôi: "Em viết việc tìm họ của anh đơn giản và dễ dàng quá! Thật ra là bọn anh phải dằn vặt, đau khổ, đi xác minh cẩn thận, có thu âm, ghi hình đầy đủ, người ta mới công nhận. Những người trông coi Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp cứ một mực bảo ông Sắc không có vợ lẽ ở đây! Anh sẽ ghi lại cụ thể chuyện này gửi em sau. Báo để em biết, anh đã đến thăm chú Hồ Thanh Chương, tình cảm của chú cháu là vô cùng nồng ấm." Thượng toạ đã đối chiếu gia phả và gọi tôi là em, mặc dù tôi nhiều tuổi hơn.)








*

Việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy họ Hồ làm họ mới của mình có gì giống với con cháu cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp nhận mình là dòng dõi họ Hồ không? Điều đó chắc chắn chúng ta đã vĩnh viễn không còn được biết. Trong mịt mờ quá khứ xa xăm, trăm ngàn mối quan hệ chằng chịt, đan xen, không ghi âm, chụp ảnh, không quay phim, ghi chép… làm sao lần mò ra được?

Cuốn Ngục trung nhật ký của Bác với 132 bài thơ (từ số 1 đến 133, nhưng bài số 100 chỉ có tên bài đề "Liễu Châu ngục" mà không có thơ), mở đầu bằng bài "Khai quyển", kết thúc là bài "Kết luận" (Nay sách in mới, bài "Kết luận" được thay bằng bài "Mới ra tù tập leo núi", một bài Bác ghi bên lề tờ Nhật báo Quảng Tây, không phải làm ở trong tù). Bài "Kết luận", Bác viết:

Hạnh ngộ anh minh hầu chủ nhiệm
Như kim hựu thị tự do nhân
"Ngục trung nhật ký" tòng kim chí
Thâm tạ hầu công tái tạ ân.

(Tạm dịch: May mắn được gặp Chủ nhiệm họ Hầu sáng suốt. Mà nay tôi lại là người tự do, "Ngục trung nhật ký" từ nay chấm dứt. Cảm tạ sâu sắc ơn tái tạo của ông Hầu.)

Hầu công mà Bác nhắc ở đây là ông Hầu Chí Minh, thiếu tướng, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Hoa Nam của Quốc dân Đảng, người rất mực mến phục Bác, đã can thiệp tích cực để Bác thả ra, trở về lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Điều đó cũng chứng minh rằng, nơi nào trên trái đất này cũng có người tốt!

Cái tên mới của Bác, ta có thể đoán mò một cách không chắc chắn rằng, Bác lấy tên người đã dũng cảm cứu mình để làm kỷ niệm. Tên ông là "Sáng Suốt" và việc làm của ông dành cho Bác cũng rất sáng suốt. Còn cái họ thì xin chịu. Liệu có sự dặn dò nào của cụ Phó bảng từ một ngày rất xa, khi hai cha con còn sống bên nhau không?

Bác đi bôn ba thế giới "tìm đường cứu nước", trải qua một vòng trái đất và mãi hơn 50 năm sau mới về lại quê nhà. Ý định nhận cha, nhận họ của cụ Phó bảng ngày dạy học ở nhà ông Hàn Kháng… cũng chưa thực hiện được. Vào Huế làm quan rồi trốn mãi vào miệt sình lầy Đồng Tháp, cụ không có điều kiện trở về. Ông Hồ Chí Nghĩa cũng vậy, không thể về bởi binh lửa liên miên và đất nước chia cắt. Chỉ mãi hôm nay Thượng toạ Thích Chân Quang mới hoàn thành việc đó.

Từ ngày cụ Phó bảng đi làm quan đến ngày Thượng toạ Thích Chân Quang tìm về, thời gian dài hơn thế kỷ. Chúng tôi lấy làm tiếc, nhà thờ họ Hồ Lai Nhã đâu còn ở chốn xưa! Ngày di dân, lòng tôi như vừa chịu một trận động đất mạnh 9 độ rich-te. Dân quân cả huyện ào ào đến dỡ làng kéo đi, hệt như chạy loạn. Hàng chục chiếc máy ủi màu đỏ son gầm gừ húc cây cối đổ ngổn ngang, san phẳng mọi vườn tược mà không có pháp luật nào giải thích, không một xu đền bù giải toả!... Cha con, anh em, họ hàng phải chia lìa nhau. Người bốc được thăm ở cuối rừng, kẻ bốc được thăm nằm đầu xã, cách nhau ba bốn cây số là chuyện bình thường. Mối quan hệ tộc họ từ ngàn xưa bị rạn vỡ. Nhà thờ họ vốn có vườn riêng đầy cây trái, nay đột nhiên không có đất đứng, phải hốt vào trong hẻm núi sâu, nơi bác tộc trưởng bắt được thăm, phong cảnh thật u ám, thê lương. Thật tiếc, trong thời khắc bối rối ấy, con cháu ở quê cũng không dám đấu tranh đòi cho nhà thờ họ một chỗ xứng đáng! Con cháu đi xa muốn tranh thủ về thăm quê cũng khó khăn. Vùng chân Trường Sơn mưa nhiều hơn nơi khác, đường sá không một tấc nhựa, lầy lội, nhớp nháp bởi thứ đất mến người, lại trèo đèo lội suối quanh co, khúc khuỷu. Anh em bà con nghèo túng hơn, về vài ngày là không thể đi thăm hết được, mà có về cũng vất vả lắm! Thôi đánh chịu lỗi với Tổ Tiên!

Thượng toạ Thích Chân Quang về đúng những ngày mưa tháng bảy. Sau khi dâng hương viếng mộ cụ Hồ Sĩ Tạo xong, mấy chú cháu trong họ, những người đi đón bàn nhau: Xin Thượng toạ hoãn việc về thăm nhà thơ họ Hồ Thanh Khê lại, vì đường quá xấu, xe không vào được. Nếu đi lỡ gặp tai nạn, thật là không nên… Và Thượng toạ đã đồng ý.

Chúng tôi chép toàn là chuyện ở sân sau. Người ta nói: Đời là một sân khấu lớn với hàng ngàn vở diễn, bi có, hài có… ồn ào và sôi động trải ra. Đó là ở sân trước. Sân sau khác hơn. Nó âm thầm, lặng lẽ… Nhưng có lẽ xin được dừng lại ở đây. Dã sử vốn có chỗ dị đồng với chính sử là thế! Cũng với khoảng thời gian chưa xa, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có buổi trò chuyện thân mật với một số con cháu họ Hồ. Chắc rằng mọi chuyện vẫn chưa phải đã hết. Còn có những điều sâu kín, dài dài, chưa thể nói ra, nhưng cũng rất con người, đang ở sân sau…

Mong ông bà, chú bác, anh em… cùng hương hồn Liệt Tổ Liệt Tông tha thứ cho.

Mùa xuân Đinh Hợi (2007)

(Địa chỉ: Hồ Sĩ Sênh, xóm Nghĩa Thai, xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn, Nghệ An. ĐT: 0383 785248 begin_of_the_skype_highlighting            0383 785248      end_of_the_skype_highlighting)

© 2007 talawas



[1]Trăm Hoa xuất bản, California 1993, 288 trang (các chú thích trong bài đều của talawas)
[2]Các cách ghi âm khác: Nguyễn Sinh Côông, Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Sinh Công
[3]Do dời làng lên núi để làm kinh tế

0o0




NHỮNG GIAI THOẠI VỀ HỒ CHÍ MINH

Posted on 08.11.2009 by nguyentrongtao


NTT: Câu chuyện này tôi nghe Giáo sư Trần Quốc Vượng nói hồi tôi làm học trò của ông, và cũng nghe nói một lần đến Mỹ ông đã kể chuyện này nên bị "đì" một thời gian. Nhà văn Sơn Tùng viết nhiều sách về cụ Hồ cũng nói chuyện này, nhưng cũng chỉ là nói chuyện hoặc viết thành bài rồi lưu truyền. Ở nước ngoài, người ta in chuyện này vào sách cũng đã lâu. Nhưng ở Việt Nam thì chuyện này chỉ lưu truyền không chính thức. Gần đây, lần đầu tiên tôi thấy một Website của Nhà nước công bố chuyện này, đó là Website của huyện Nam Đàn quê cụ Hồ: http://www.namdan.gov.vn/ . Đó là câu chuyện cụ Hồ mang họ Hồ (Quỳnh Đôi) chứ không phải họ Nguyễn Sinh (Kim Liên). Vì thế mới có chuyện ông Nguyễn Sinh Hùng (hồi còn làm Bộ trưởng Tài chính) và ông Hồ Xuân Hùng (hồi còn làm Chủ tịch Nghệ An) đã "bí mật" đưa mộ bà nội của cụ Hồ là bà Hà Thị Hy lên núi Động Tranh trên dãy Đại Huệ gần Lăng mộ mẹ cụ Hồ là bà Hoàng Thị Loan. Tôi nghe Hồ Xuân Hùng kể chuyện xây mộ bà Hà Thị Hy khi cùng đến thắp hương cho bà, và còn được biết Hồ Xuân Hùng đã nói với Nguyễn Sinh Hùng lúc xây Lăng: "Tôi mới là cháu thật của Bác Hồ"…

NHỮNG GIAI THOẠI VỀ HỒ CHÍ MINH
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12725&rb=0302


29.3.2008
Hồ Sĩ Sênh
Về bài kí "Chuyện sân sau"
 
Bài kí "Chuyện ở sân sau: Về người cha và ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh" của ông Trường Lam Hồ Sĩ Sênh được talawas chọn đăng, sau khi toà soạn được biết rõ bối cảnh của bài viết và tác giả. Chúng tôi đánh giá bài kí này là một nỗ lực nghiêm túc và chân thành nhằm tìm hiểu thêm về những chi tiết có thể còn chưa sáng tỏ trong tiểu sử của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những nhân vật lịch sử quan trọng của Việt Nam mà thân thế còn những mảng chưa được chính thức công khai trước công luận. Về một số phản hồi sau bài kí này, chúng tôi xin giới thiệu sau đây ý kiến của ông Trường Lam Hồ Sĩ Sênh.
talawas
Nam Đàn, 01/ 11/ 2007


Thân ái cùng độc giả talawas,


Bài kí "Chuyện ở sân sau: Về người cha và ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh" được giới thiệu trên talawas chưa lâu thì tôi đã nhận được nhiều cú điện thoại của bạn bè gần xa nhắn về. Qua điện thoại, tôi thấy có một số bạn đọc qua loa nên hiểu sai vấn đề.


Vì vậy tôi xin trình bày lại một số ý sau:


1.  Tôi là con cháu họ Hồ, từ bé đã được nghe kể khá nhiều chuyện của họ tộc và một số nhân vật liên quan, nhưng khi tất cả đang chìm vào dĩ vãng, không còn được ai nhắc đến thì thượng toạ Thích Chân Quang tìm về... Những gì tôi viết hoàn toàn nghiêm túc và đúng đắn.


2.  Có người hỏi căn cứ vào đâu mà nói ông Nguyễn Sinh Sắc là con ông Hồ Sĩ Tạo? Thưa, thượng toạ Thích Chân Quang đã ghi vào sổ vàng lưu niệm tại nhà thờ đại tộc Hồ ở Quỳnh Đôi: Ông là con cụ Hồ Chí Nghĩa, cháu nội cụ Nguyễn Sinh Sắc, chắt cụ Hồ Sĩ Tạo... Bút tích này đã có ở thị trường băng đĩa và nội san họ Hồ in ở Vinh đã chụp lại rõ ràng.
Đầu tháng Bảy Đinh Hợi này, thượng toạ lại ghi vào sổ vàng lưu niệm tại nhà thờ họ Hồ Thanh Khê, nhà thờ cụ Hồ Sĩ Tạo lần nữa... Trước tôi chỉ nghe kể nên không thể viết, nhà văn Sơn Tùng cũng dừng lại... không thể viết ra cụ thể.
Nay tôi ghi lại thì có gì là quan trọng?


3.  Tôi là con rể làng Sen, bà mẹ vợ người họ Nguyễn Sinh. Ông bà sinh sau thời điểm Bác rời Bến Nhà Rồng, chỉ cách nhà Bác 300m, và đã qua đời. Nhưng mấy chục năm qua không phải không được nghe kể đôi điều về gia đình Bác, huống nữa nhà văn Sơn Tùng đã viết nhiều trong Búp sen xanh.


4.  Có người nói tôi nói xấu Bác Hồ? Thưa rằng: Bác là vĩ nhân, là cha già dân tộc, người sáng lập Đảng, mặt trận, nhà nước, quân đội, là người cầm lái xuất sắc nhất con thuyền cách mạng Việt Nam. Kẻ thù trước đây cũng không nói xấu được, huống chi tôi? Trước Bác tôi đâu dám nhận quàng làm người họ tộc? Mà chỉ nêu hai điểm:
  • Về họ: Tôi nói điều này đã vĩnh viễn không còn được biết, chẳng có sự dặn dò nào của cụ Phó bảng.
  • Về tên: Tôi đoán mò rằng Bác lấy tên người đã dũng cảm cứu mình ra khỏi nhà tù... để làm kỉ niệm và chỉ có vậy thôi!
5.  Về thượng toạ Thích Chân Quang: ông là nhà sư đức cao vọng trọng, là người truyền giảng đạo Phật trên nhiều vùng đất nước, luôn gắn đạo với đời và mong cuộc đời ngày một tốt hơn. Người như vậy làm sao có sự khuất tất? Thanh Khê chúng tôi là vùng nghèo, miền núi đi lại khó khăn vậy mà thượng toạ vẫn tìm về dâng hương ở nhà thờ họ và nhà thờ cụ Giải nguyên Hồ Sĩ Tạo. Con cháu trong họ rất trân trọng và quý mến cái tâm của thượng toạ.


6.  Kí của tôi là dã sử, nó có chỗ khác với chính sử. Dã sử chỉ để tham khảo mà thôi!


7.  Những bạn đọc góp ý, khen ngợi, bổ sung... tôi xin trân trọng ghi nhận. Tôi là một "phó thường dân", ai gọi tôi bằng gì cũng được, tôi không hề nhận một xu nào của ai... Nhưng những kẻ gọi vị giáo sư sử học tên tuổi, đáng kính là "thằng này, thằng nọ, đồ này đồ nọ"... "nhận đôla rồi bịa đặt..." thì tôi coi là thiếu giáo dục, là vô học và xin được miễn tranh cãi và trả lời.


8.  Bài kí của tôi chỉ giới thiệu duy nhất trên talawas. Những báo và những ai không có sự đồng ý của tôi đã trích đăng, nhào nặn, bóp méo, thêm thắt... kí tên tôi để phục vụ cho những mưu đồ đen tối và mục đích chính trị bẩn thỉu, tôi cực lực phản đối.
Tôi viết sự thật không chứa đựng một ý đồ nào. Vì uy tín của tờ báo, tôi kính đề nghị talawas phát biểu chính kiến của mình.
Lần nữa xin chân thành. Cảm ơn bạn đọc


Trường Lam Hồ Sĩ Sênh 


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Monday, 3 October 2011 4:53 PM
Subject: Re: [Exryu-ww-Forum] Chư hầu đến nô lệ ..., từ thời HCM (7) - Gốc tích ?

 
Chỉ có thử DNA là biết rõ thôi

Nhưng chuyện cụ Nguyễn Sinh Sắc được nhận vào học Quốc Tử Giám là rất lạ

D~



From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Monday, 3 October 2011 4:26 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Chư hầu đến nô lệ ..., từ thời HCM (6) - Năm sinh ?


Theo các tài liệu đăng trên Wikipedia
1884 Năm sinh của Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954), chị cả của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành)
1888 Năm sinh của Nguyễn Sinh Khiêm (Chữ hán 阮生謙 18881950) anh của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành)
1890 ? hoặc 1892 ?: Năm sinh của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành)
1890 Năm sinh của Nguyễn Sinh Nhuận (1900 - 1901), hay tên khai sinh là Nguyễn Sinh Xin[
1891, ông Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy) vào Vinh thi tú tài nhưng không đỗ

0o0

T ừ đó suy ra, ông Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành) chỉ có thể sinh vào cuối  năm 1898 (nếu ông Khiêm sinh vào đ ầu năm 1898) , hoặc đầu năm 1890 (n ếu như ông Nhuận sinh v ào cuối năm 1890), nhưng nhiều xác suất, ông Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành) sinh vào năm 1899,  nhỏ hơn anh ruột ông ta (Nguyễn Sinh Khiêm) 1 tuổi và lớn hơn ông em xấu số của ổng (Nguyễn Sinh Nhuận) 1  tuổi
Theo tài liệu chính th ức mà ĐCSVN, ông H ồ sinh ngày 19-5-1890. Như vậy là cùng  năm sinh với em cùng cha cùng mẹ với ông ta  -> V ô l ý, do đó 1 trong hai năm sinh này sai


0o0


Nhà nước CSVN đã không làm sáng tỏ được ngày, tháng và năm sinh
của ông Hồ , nhưng lấy đại ngày 19-5-1890 ?


Nếu vậy thì kỳ quá


Còn nếu không, phải điều tra kỹ hơn về mọi dữ kiện, trước khi quyết định


0o0


Bài sau sẽ đưa ra những mảng tối về việc ông Nguyễn Sinh Sắc từ quan, hay bị sa thải ?


Và Nguyễn Tất Thành có ý định tìm đường cứu nước vào lúc nào ? hay chỉ vì lý do khác ?


D~


"…Theo lý lịch chính thức, Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tuy nhiên có những thông tin khác không đồng nhất[cần dẫn nguồn]:
  • Trong đơn xin học Trường hành chính thuộc địa, năm 1911, ông tự ghi là sinh năm 1892.
  • Năm 1920, ông khai với một quận cảnh sát tại Paris ngày sinh của mình là 15 tháng 1 năm 1894.
  • Theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận của một số nhân chứng làng Kim Liên, quê nội của ông, thì ông sinh tháng 4 năm 1894…."
 
"…
Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tháng 9 năm 1907, ông vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ[18]. Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.
…"
 
 
0o0
 
Nguyễn Sinh Sắc (chữ Hán: 阮生色; còn gọi là Nguyễn Sinh Huy [chữ Hán阮生輝], nhân dân còn gọi tắt là Cụ Phó bảng; 18621929) là thân sinh của Hồ Chí Minh.
Ông là con của một gia đình nông dân nghèo, chất phác. Cha, mẹ mất sớm, ông phải vất vả lao động kiếm sống và có ý chí học hành.

Tượng cụ phó bảng trong di tích Mộ cụ Phó Bảng - Đồng Tháp
Theo các tài liệu chính thống thì ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy. Tuy nhiên, theo Trần Quốc Vượng ghi lại từ những lời truyền miệng trong dân gian thì ông Nguyễn Sinh Sắc có thể là con của ông Hồ Sĩ Tạo và bà Hà Thị Hy[1][2].
Là một cậu bé hiền lành, thông minh, ham học, Nguyễn Sinh Huy được nhà nho Hoàng Xuân Đường cảm cảnh nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế. Năm 1891, ông vào Vinh thi tú tài nhưng không đỗ[3]. Năm 1894, ông tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Ông được người cha nuôi, cũng là thầy giáo, gả con gái của mình là Hoàng Thị Loan làm vợ.
Năm 1901, ông đỗ Phó bảng. Sau khi đỗ Phó bảng, ông chỉ ra làm quan một thời gian ngắn rồi bị cách chức vì tội đã đánh 100 roi một người có quyền thế, và sau đó người đó đã chết.[4]
Sau khi bị cách chức, ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc giúp dân nghèo, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời, được nhân dân mến mộ và thương tiếc.
Ông mất năm 1929. Lăng mộ của ông hiện nằm ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Ông có 3 người con trai và 1 người con gái. Người con trai thứ 4 tên là Nguyễn Sinh Nhuận mất sớm không lâu sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời. Con gái đầu là Nguyễn Thị Thanh, còn gọi là O (cô) Chiêu Thanh, con trai giữa là Nguyễn Sinh Khiêm, thường gọi là Cả Khiêm. Người con trai thứ 3 của ông là Nguyễn Sinh Cung tức Hồ Chí Minh
Ông là con của một gia đình nông dân nghèo, chất phác. Cha, mẹ mất sớm, ông phải vất vả lao động kiếm sống và có ý chí học hành.

Tượng cụ phó bảng trong di tích Mộ cụ Phó Bảng - Đồng Tháp
Theo các tài liệu chính thống thì ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy. Tuy nhiên, theo Trần Quốc Vượng ghi lại từ những lời truyền miệng trong dân gian thì ông Nguyễn Sinh Sắc có thể là con của ông Hồ Sĩ Tạo và bà Hà Thị Hy[1][2].
Là một cậu bé hiền lành, thông minh, ham học, Nguyễn Sinh Huy được nhà nho Hoàng Xuân Đường cảm cảnh nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế. Năm 1891, ông vào Vinh thi tú tài nhưng không đỗ[3]. Năm 1894, ông tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Ông được người cha nuôi, cũng là thầy giáo, gả con gái của mình là Hoàng Thị Loan làm vợ.
Năm 1901, ông đỗ Phó bảng. Sau khi đỗ Phó bảng, ông chỉ ra làm quan một thời gian ngắn rồi bị cách chức vì tội đã đánh 100 roi một người có quyền thế, và sau đó người đó đã chết.[4]
Sau khi bị cách chức, ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc giúp dân nghèo, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời, được nhân dân mến mộ và thương tiếc.
Ông mất năm 1929. Lăng mộ của ông hiện nằm ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Ông có 3 người con trai và 1 người con gái. Người con trai thứ 4 tên là Nguyễn Sinh Nhuận mất sớm không lâu sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời. Con gái đầu là Nguyễn Thị Thanh, còn gọi là O (cô) Chiêu Thanh, con trai giữa là Nguyễn Sinh Khiêm, thường gọi là Cả Khiêm. Người con trai thứ 3 của ông là Nguyễn Sinh Cung tức Hồ Chí Minh
 
Nguyễn Sinh Nhuận
Gia đình Hồ Chí Minh
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Sinh_Nhu%E1%BA%ADn#Nguy.E1.BB.85n_Sinh_Nhu.E1.BA.ADn
0o0



Nguyễn Sinh Nhuận

Nguyễn Sinh Nhuận (1900 - 1901), hay tên khai sinh là Nguyễn Sinh Xin[11], là con trai út trong gia đình, sau khi sinh bé, bà Hoàng Thị Loan bệnh nặng và mất đi. Nguyễn Sinh Xin được gửi về quê ngoại Hoàng Trù để chăm sóc nhưng vì ốm yếu nên qua đời mấy tháng sau đó[12].

[sửa]

0o0




From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Monday, 3 October 2011 2:49 PM
Subject: Re: [Exryu-ww-Forum] Chư hầu đến nô lệ ..., từ thời HCM (5) -Hà Huy Tập

 

"Từ cuối năm 1930, ông Hồ bị phê phán là mang lập trường dân tộc, tiểu tư sản, và không hiểu biết vai trò của đấu tranh giai cấp trong cách mạng."

"Báo cáo của Hà Huy Tập về Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương tháng Ba 1935 ở Macao nói rõ là ảnh hưởng của Hồ Chí Minh đối với phong trào cộng sản Đông Dương khi đó đã bị bác bỏ"

" Hồ Chí Minh bị cáo buộc hai sai lầm: năm 1945, ông thỏa hiệp với Pháp khi cho phép họ quay lại Việt Nam; năm 1954, lại thỏa hiệp lần nữa, đồng ý phân cắt Việt Nam tại vĩ tuyến 17"


0o0
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110529_hochiminh_opinion.shtml
Nghiên cứu Hồ Chí Minh như thế nào?


Hồ Chí Minh tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng người Việt
Hồ Chí Minh là nhân vật có ảnh hưởng lớn trong lịch sử chống thực dân. Đến năm 1920, ông đã lãnh đạo một nhóm nhỏ người dân thuộc địa của Pháp sống tại Paris và là chủ biên tờ báo của họ, Le Paria. Quỹ đạo ban đầu của cuộc đời ông tương tự như những người chống thực dân khác thuộc thế hệ hậu Thế chiến thứ Nhất, những người thất vọng vì thỏa hiệp hòa bình 1919 đã lờ đi số phận của họ cũng như không hứa hẹn gì về quyền tự quyết mà Tổng thống Mỹ Wilson đề xướng.
Chính trong khoảnh khắc vỡ mộng với Tây phương mà ông Hồ nhìn về Moscow và lời hứa Quốc tế Cộng sản. Giống như những người Ấn Độ, tưởng rằng sự trung thành với mẫu quốc sẽ được tưởng thưởng khi chiến thắng, giống như người Triều Tiên và Trung Quốc, đã từng hy vọng có nhượng bộ từ Hội nghị Hòa bình Paris, ông Hồ và các đồng chí tin rằng đã đến lúc cho những chiến lược mới. Ông bị thu hút bởi ý nghĩ rằng những người cách mạng Nga sẽ thuyết phục giai cấp công nhân phương Tây chiến đấu cho quyền của người dân thuộc địa.
Với các cây bút người Việt cánh tả lẫn cánh hữu, dường như không thể có nghiên cứu nghiêm túc về Hồ Chí Minh. Giai thoại thay thế cho sự phân tích thực sự quan điểm của ông và những đóng góp về chính sách sau 1945.
Khi ông Hồ đến Moscow mùa hè 1924, cuộc sống của ông bị cuốn vào những tranh cãi, tin đồn và bí mật của phong trào cộng sản. Điều này tạo ra khó khăn lớn cho giới sử gia ngày nay viết về Hồ Chí Minh. Nhìn từ quan điểm phương Tây trong thập niên 1960, sau chuyến thăm Moscow của ông Hồ, các lựa chọn của ông thật rõ ràng và dễ đoán; chúng ta cũng cho rằng chính sách của Quốc tế Cộng sản luôn được định ra rõ ràng. Chúng ta quên mất rằng Tôn Dật Tiên đã hợp tác với cộng sản Liên Xô năm 1923 và rằng việc ông Hồ đi sang Moscow năm 1924 có thể xem là sự mở rộng tìm kiếm hợp tác của những người theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam muốn tìm đồng minh ở cả Nhật, Trung Quốc, Mỹ và Pháp. Bi kịch lớn của ông Hồ là ông không bao giờ tìm ra cách thoát khỏi mối quan hệ ràng buộc này.
Huyền thoại kép
Năm 1945, khi Hồ Chí Minh bộc lộ mình là Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập, ông trở thành đối tượng cho đủ loại người viết, phân tích gia và tuyên truyền muốn giải thích ông cho thế giới hay sắp xếp hình ảnh của ông. Mặc dù có lúc ngắn ngủi ông cố kiểm soát tiểu sử của chính mình, nhưng nó không còn là lựa chọn cho một lãnh đạo không có quyền uy tuyệt đối. Sang thập niên 1950, ban tuyên truyền của đảng cộng sản dường như đã kiểm soát hình ảnh của ông như một lãnh tụ khôn ngoan, sáng suốt, xóa đi hầu hết cuộc cãi vã và đấu tranh chính trị trong đảng từ 1945 đến thập niên 1960. Hồ Chí Minh bị mắc kẹt trong cái mà tôi gọi là "huyền thoại kép" – cả phe tả lẫn phe hữu đều dần xem ông là một lãnh tụ tuyệt đối theo kiểu Mao hay Stalin. Hoặc ông là lãnh tụ thần thánh dành cả đời cho công cuộc độc lập của Việt Nam, hoặc ông là một nhân vật cộng sản độc tài, giả vờ là cha già dân tộc trong mắt thế giới bên ngoài trong khi lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua thanh trừng, một cuộc cải cách ruộng đất tàn khốc, và hủy diệt tự do trí thức. Mặc dù kể từ khi chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô sụp đổ, đã xuất hiện một ít tiểu sử nghiêm túc và tinh tế về Hồ Chí Minh, nhưng theo tôi, nói chung người ta vẫn không muốn rũ bỏ thứ ngôn ngữ Chiến tranh Lạnh trước đây.
Dường như một số cây bút vẫn tin rằng cách nhanh nhất để làm suy yếu chính quyền Việt Nam hiện nay là hạ bệ danh tiếng của Hồ Chí Minh. Nhưng đây là trò chơi cũ rồi – nó cũng không có ảnh hưởng với ban lãnh đạo hiện tại đang dựa vào một nền kinh tế tăng trưởng nhờ đầu tư nước ngoài và hệ thống cà rốt và cây gậy khéo léo để dân chúng vâng lời. Về mặt chính trị, chính quyền cũng không có mấy liên hệ với Hồ Chí Minh dẫu cho từ năm 1991 họ đã tôn "Tư tưởng Hồ Chí Minh" lên thành ý thức hệ quốc gia.
Với các cây bút người Việt cánh tả lẫn cánh hữu, dường như không thể có nghiên cứu nghiêm túc về Hồ Chí Minh. Giai thoại thay thế cho sự phân tích thực sự quan điểm của ông và những đóng góp về chính sách sau 1945. Ví dụ, có nhiều cách kể về thái độ của ông trước vụ xử bắn bà Nguyễn Thị Năm, một địa chủ và tham gia công tác của hội phụ nữ của Việt Minh. Nhưng còn có rất nhiều tư liệu có sẵn cần được phân tích – từ báo chí, nguồn Đông Âu và Trung Quốc, chưa kể đến ấn bản Văn kiện Đảng mới nhất. Đã có ai thực sự đối chiếu tác phẩm về Cải cách Ruộng đất của Trần Phương hay Edwin Moise, vốn đặt ra nhiều câu hỏi về những năm đó? Ai hay cái gì chịu trách nhiệm cho cuộc thanh trừng đạt cao trào vào đầu năm 1956, khi, như Moise mô tả, "các tổ chức cũ" tại làng quê, gồm cả đảng Lao động và Việt Minh, bị giải thể và các đảng viên của họ bị bắt giam?

Tác giả cho rằng Hồ Chí Minh không phải là lãnh đạo uy quyền tuyệt đối như Mao Trạch Đông
Một điều hầu như không bao giờ thấy trong các bài viết của phương Tây hay người Việt hải ngoại về Hồ Chí Minh là sự chỉ trích ông từ phía những nhân vật ngang hàng, cụ thể là các lãnh đạo cộng sản người Việt. Nhưng đây chính là một cửa sổ cần được những người viết tiểu sử nghiêm túc mở ra. Dù chúng ta đã thoáng nhìn ra sự chỉ trích này nhờ các kho lưu trữ cộng sản từng bị đóng kín, nhưng nhu cầu cần xem xét kỹ không vì thế mà giảm đi. Sự phê phán của những người cộng sản trẻ hơn, quyết liệt hơn, những người đóng vai trò lãnh đạo của phong trào mà ông sáng lập, tỏ ra trước sau như một. Từ cuối năm 1930, ông Hồ bị phê phán là mang lập trường dân tộc, tiểu tư sản, và không hiểu biết vai trò của đấu tranh giai cấp trong cách mạng.
Bị chỉ trích từ nội bộ
Ví dụ, vào tháng Tư 1931, Trần Phú viết thư cho Văn phòng Ban phương Đông ở Thượng Hải, phàn nàn rằng hội nghị hiệp nhất tháng Hai 1930 do Hồ Chí Minh tổ chức, mà đã thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, bị lây nhiễm tư tưởng của "các tổ chức cách mạng cũ" và đưa các địa chủ nhỏ và vừa tham gia cách mạng. Trần Phú viết: "Công tác của 'hội nghị hiệp nhất' này mang nặng dấu ấn của thời kỳ hợp tác giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là chính sách hữu khuynh của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ 1925 đến 1927."

Nội bộ Đảng Cộng sản trong lịch sử không đoàn kết như nhiều chuyên gia từng nghĩ
Báo cáo của Hà Huy Tập về Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương tháng Ba 1935 ở Macao nói rõ là ảnh hưởng của Hồ Chí Minh đối với phong trào cộng sản Đông Dương khi đó đã bị bác bỏ. "Ở Xiêm cũng như ở Đông Dương, các tổ chức cộng sản đã tiến hành cuộc đấu tranh công khai chống lại những tàn dư của tư tưởng cách mạng-dân tộc, trộn lẫn với chủ nghĩa cải lương và duy tâm của Hội Thanh Niên và đồng chí Nguyễn Ái Quốc." Đến cuối thập niên 1940 và một lần nữa vào năm 1962-63, chúng ta cũng có bằng chứng văn bản về cáo buộc rằng Hồ Chí Minh bị đảng của mình xem là sẵn lòng thỏa hiệp với phương Tây. Ví dụ vào năm 1947, lãnh đạo đảng khi đó, Trường Chinh, viết rằng Cách mạng Tháng Tám bị tổn hại vì thái độ nương nhẹ với những kẻ thù của cách mạng.
Còn năm 1963, chúng ta có bằng chứng từ kho tư liệu ngoại giao Đông Đức cho thấy Hồ Chí Minh bị cáo buộc hai sai lầm: năm 1945, ông thỏa hiệp với Pháp khi cho phép họ quay lại Việt Nam; năm 1954, lại thỏa hiệp lần nữa, đồng ý phân cắt Việt Nam tại vĩ tuyến 17. Đảng cộng sản khi đó đang mở chiến dịch "chống Xét lại" để dẹp ý tưởng rằng độc lập dân tộc có thể đạt được bằng phương pháp hòa bình. Biến cố này khiến tạm thời làm băng giá quan hệ giữa miền Bắc với Liên Xô và Đông Âu, nơi theo sau khủng hoảng tên lửa Cuba, có mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ. Vào ngày Giáng sinh 1963, Hồ Chí Minh nói với đại sứ Liên Xô ở Hà Nội rằng ông sẽ rút khỏi các công việc hàng ngày.
Nhưng thay vì xem xét chính sách của Hà Nội như quyết định của một tổ chức đảng chia rẽ và hay tranh cãi, nhiều người viết về lịch sử Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có xu hướng xem mọi bằng chứng về chính sách cực đoan và đàn áp là của Hồ Chí Minh. Nếu đọc bình luận của người Việt hải ngoại, thì xu hướng quy kết này ngày càng rõ trong mấy năm qua khi bàn về giai đoạn sau của Cải cách Ruộng đất và Chỉnh đốn Đảng.
Trong năm nay 2011, 36 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, sẽ là điều tốt lành nếu cộng đồng người Việt trên thế giới bắt đầu nghĩ về lịch sử theo một cách khác – như một cuộc tìm kiếm sự minh bạch mà không nhất thiết bắt đầu bằng việc tìm anh hùng và kẻ ác.
Sophie Quinn-Judge là Phó Giám đốc về Triết học, Văn hóa và Xã hội Việt Nam tại Đại học Temple, Hoa Kỳ. Bản dịch tiếng Việt được đăng với sự đồng ý của tác giả, sau khi Bấm bản gốc xuất hiện lần đầu trên Bấm Global Vietnamese Diaspora, trang web tập hợp các nghiên cứu về người Việt hải ngoại.

0o0


Vịnh đền Kiếp Bạc

Cũng tai cũng mắt, cũng anh hùng,
Tôi, bác cùng chung chí kiếm cung,
Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp lá cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu tới đại đồng
Bác có khôn thiêng cười một tiếng
Rằng tôi kách mệnh đã thành công.

Đứng trước đền thờ Đức ông Trần Hưng Đạo, một vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân đánh tan đại quân xâm lược Nguyên Mông không chỉ một lần, HCM đã làm bài thơ trên để nói lên cảm xúc của mình.

Trước hết, HCM đã tỏ ra tự hào về bản thân mình, cho rằng mình không kém vị anh hùng trên là mấy, nên đã ngạo nghễ gọi bác xưng tôi, mà tiếng miền Bắc có nghĩa là gọi anh xưng em, thay vì gọi là Ngài hay Đức ông. Cách xưng hô này đã cho thấy chí khí cao ngất trời của HCM: Bác tự đặt mình ngang hàng với Đức thánh Trần. Trong một dị bản khác, hai câu đề như sau:

Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng
Tôi bác cùng mang nợ kiếm cung.

Tình thần hào hùng bất khuất này được thể hiện rõ hơn qua bốn câu tiếp theo (thực và luận):

Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp lá cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu tới đại đồng

Trong thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, các câu thơ trong phần Thực và Lụân phải đối chọi nhau từng câu một, từng từ một. Hai câu Thực này còn có dị bản như sau:

Bác đánh quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi giương khởi nghĩa ngọn cờ hồng.

Hai vế đối này cho thấy Bác Hồ đã tự tôn mình lên cao hơn hẳn Đức Thánh Trần: đánh vs giương, thanh kiếm bạc vs ngọn cờ hồng. Qua đó ta thấy rõ ràng Trần Hưng Đạo chỉ thể hiện được lòng dũng cảm hào hùng, còn HCM mới biết kết hợp cả mưu trí và sức mạnh để đoàn kết toàn dân, thu phục nhân tâm nên chiến thắng của HCM mới là toàn thắng. Điều này càng được tô đậm qua hai câu Luận:

Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng

Trần Hưng Đạo có vĩ đại thì cũng chỉ giúp được một quốc gia, còn HCM thì dẫn dắt cả thế giới đến một chân trời mới "thế giới đại đồng".

Vâng, vì thế nên thời đại của HCM mới thật sự là một thời đại vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc:

Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi cách mạng đã thành công.
(http://www.webtretho.com/forum/archive/t-489667.html)

Bài thơ Vịnh đền Kiếp Bạc

Tôi anh hùng Bác cũng anh hùng
Tôi Bác cùng chung nghiệp kiếm cung
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu tới đại đồng
Bác có linh thiêng cười một tiếng 
Rằng tôi cách mạng đã thành công.
(http://ngutu1.blogspot.com/2011/07/bai-tho-vinh-en-kiep-bac.html)


0o0


http://donggionglachong.divivu.com/Tam-linh/2332482/27610/VINH-KIEP-BAC.html



From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, 2 October 2011 8:40 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Chư hầu đến nô lệ ..., từ thời HCM (4) - Vấn đề nhóm Bauxite VN

 

Vấn đề nhóm Bauxite VN

Còn tin vào Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, tức là còn nằm trong hệ thống Cộng Sản Á Châu.



Sự khác biệt giữa nhóm Nguyễn Tấn Dũng và nhóm bauxite VN chỉ ở chỗ là  nhóm Nguyễn Tấn Dũng nắm đa số, và quyền hành, nhóm Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ tướng Nguyễn Chí Vịnh


Nhóm bauxite VN chỉ nắm thiểu số, có 1 số tướng lãnh đàn em ông Giáp, ủng hộ tướng Võ Nguyên Giáp.


Họ được phe tướng Vịnh cho nằm yên, không trấn áp như những người yêu nước khác (chẳng hạn Cù Huy Hà Vũ), vì sao ?


0o0


Ông Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đã được nhóm cộng sản quốc tế tạo nên, cho thành lập đảng CS Đông Dương bao gồm đảng CSVN. Chính Mao đã ủng hộ ông Nguyễn Tất Thành vì Stalin không tin tưởng lắm về NTT, rất nhiều đảng viên đàn em của ông NTT (HCM) tin rằng ông ta cá nhân chủ nghĩa, và không xứng đáng nắm quyền lãnh tụ


Nhóm cộng sản Thanh-Nghệ-Tĩnh có khuynh hướng ủng hộ HCM (vì HCM người Nghệ), do đó ủng hộ tướng Giáp


Phe còn lại, hiểu rõ "còn đảng còn mình", nên thực tế hơn, ủng hộ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ ... và sau này, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Tấn Dũng ...


0o0


Nhóm bauxite VN có thể "sắt máu, giáo điều" hơn cả nhóm NT Dũng. Hãy thử theo dõi những comments mà fan của tướng Giáp chửi, thóa mạ, lên án những ai không xưng tụng tướng Giáp, ông Hồ trên internet thì biết ngay. Chẳng kém Gestapo đâu 


Nhóm bauxite VN có Hoàng Phủ Ngọc Tường, một trong những người có trách nhiệm vụ Mậu Thân thảm sát, diệt chủng tại Huế năm 1968


0o0


Sự quả báo đang đến với tướng Giáp (sống lây lất, chết không được) và Hoàng Phủ Ngọc Tường (tê liệt) rành rành ra đấy


Dù phe Tầu Cộng có thắng thế hay không, thì sự thực về ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cũng cho thấy, CSVN chỉ dùng họ như hai bung xung.


Nhưng vì cả hai người này đã điều khiển guồng máy CSVN giết, thanh toán, đầy ải  
quá nhiều người Việt, nên tội ác đã thành quả nghiệp.


Nhiều nạn nhân, gia đình họ, nhiều thế hệ muốn nhìn thấy công lý được thi hành. Nếu không, thì tại VN, bịp bợm, bạo lực, xảo trá, tham tàn vẫn là quyền lực tuyệt đối. Mọi giáo dục, tuyên truyền đều xây trên những điều này, do đó cái quả cũng từ đó mà thành.


Trồng nhân nào, có quả đó




0o0


Nhóm bauxite VN, về mặt chính trị, đưa hình ảnh 1 tướng sát quân, sát nhân lên như một hình tượng, đã là một cái điềm bạo lực


Những nhà sư, trí thức, lãnh đạo nước nào mà muốn chia "vinh dự" trên máu xương chiến tranh đều sẽ phải chia chung trách nhiệm, ít nhất là tinh thần, với những kẻ tội đồ của lịch sử


Giết 1 người bị xử tội sát nhân
Giết nhiều chục ngàn người thành anh hùng
Giết nhiều trăm ngàn người là lão thành cách mạng
Giết nhiều triệu người là lãnh tụ cao cả


Có vô lý không?


0o0


Lừa 1 người là kẻ bịp
Lừa nhiều chục ngàn người là kẻ lãnh đạo ưu tú
Lừa  nhiều trăm ngàn người là chính trị gia ưu tú
Lừa nhiều triệu người là hải đăng trên mặt biển, cha đẻ dân tộc


Có vô luân không ?


0o0


Không phải Mao Trạch Đông đã giết cả nhà Lâm Bưu mà Lâm Bưu không phải là 1 tên nham hiểm, và sát nhân. Chính Lâm Bưu đã cộng tác và gây nên phong trào vệ binh đỏ. Mao trị được Lâm Bưu, như 1 con hổ trị được 1 con cáo


0o0


Đứng bên này chiến tuyến thì Osama Bin Laden là 1 khủng bố, bên kia chiến tuyến ông ta là 1 anh hùng, thánh tử đạo


Nhưng với tương quan nhân quả lịch sử thì "giết người phải đền tội"


0o0


Nhiều chính trị gia, trí thức... khuynh tả muốn xử dụng hình ảnh Võ Nguyên Giáp như một biểu tượng chống Mỹ, chống quyền lực hữu phái


Khi một nền đạo đức như thế đang được những chính trị gia, nhà báo, nhà văn, trí thức ca tụng


Thì phải hiểu tại sao đã có những Stalin, Mussolini, Hitler, Tito


...


0o0


Tầu Cộng đang đè, trấn áp Việt Cộng cũng bắt nguồn ừ nhóm cộng sản quốc tế, và tương quan gữa ông Hồ cùng các đàn anh ca ông ta mà ra


Ngoại trừ, đương nhiên là âm mưu bành trướng, và óc Đại Hán của con cháu Tần Thủy Hoàng, pha thêm máu Mông Cổ, Hồ và nhà Thanh, mới hung hăng, hiếu chiến như thế




D~




02/10/2011


Trung Quốc muốn chiến tranh

Miles Yu / 28-09-2011
Ngọc Thu dịch / Washington Times
Bài báo hàng đầu trên Hoàn cầu thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Ba có lời kêu gọi gây hoang mang về tuyên bố chiến tranh chống Việt Nam và Philippines, hai nước mà trong các tuần gần đây đã có những lời phản đối to [tiếng] nhất, chống lại các tuyên bố chủ quyền toàn bộ trên biển Đông (nguyên văn: Nam Hải) của Trung Quốc.
Tựa đề "Đã đến lúc sử dụng vũ lực ở biển Đông; Hãy tiến hành chiến tranh với Philippines và Việt Nam để ngăn chặn có thêm chiến tranh", bài báo của tác giả Long Tao, một bút danh có thể dịch theo nghĩa đen là "Lời giáo huấn của rồng". Cái tên này muốn ám chỉ đến chương thứ ba trong tác phẩm cổ điển quân sự cổ đại Trung Quốc nổi tiếng: "Sáu giáo lý bí mật quân sự", rằng ngoài những thứ khác, thúc đẩy ý tưởng về cách tốt nhất để tạo ra sự kinh hoàng trong quân sự là tiêu diệt những kẻ bất đồng cao cấp nhất.

Việt Nam được Trung Quốc coi như một nước có khả năng quân sự nhất, đất nước mà Chính phủ kiên quyết nhất về chính trị, liên quan đến thách thức tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Đông.
Gần đây, Philippines đã chọc tức Trung Quốc rất nhiều vì gần gũi với Nhật Bản, và hành động thành công và khó chịu [của Philippines] hồi tuần trước là tổ chức các cuộc hội đàm với ASEAN mà không mời Trung Quốc, hợp tác và làm rõ các tuyên bố tranh chấp, cũng như đồng thuận về vấn đề biển Đông.
Lời nói bốc lửa trong bài viết "Biển Đông là nơi tốt nhất để Trung Quốc tiến hành chiến tranh" là vì "hơn 1.000 giàn khoan dầu ở đó, không có cái nào thuộc về Trung Quốc, bốn sân bay ở quần đảo Trường Sa, không sân bay nào thuộc về Trung Quốc, một khi tuyên bố chiến tranh, biển Đông sẽ là một biển lửa [đốt giàn khoan dầu]. Ai sẽ gánh chịu nhiều nhất từ ​một cuộc chiến? Một khi chiến tranh bắt đầu ở đó, các công ty dầu phương Tây sẽ chạy khỏi khu vực, ai sẽ chịu thiệt thòi nhất"?
Bài viết này tiếp tục tính toán rằng, "các cuộc chiến tranh nên tập trung tấn công vào Philippines và Việt Nam, là hai nước gây rối nhiều nhất, để đạt được hiệu quả của việc giết một con gà để dọa con khỉ".
Về khả năng có thể có sự can thiệp của Mỹ khi Trung Quốc bắt đầu một cuộc chiến ở biển Đông hay không? Theo như bài báo thì, không có gì phải lo, vì Mỹ hoàn toàn không thể mở một mặt trận thứ hai ở biển Đông để đánh Trung Quốc vì Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.
Hoàn cầu thời báo là tờ báo lớn nhất của Trung Quốc, tập trung vào tin tức quốc tế, dưới sự bảo trợ trực tiếp từ Trung ương Đảng Cộng sản.
Thiên Cung
Trung Quốc có kế hoạch phóng vệ tinh đầu tiên lên không gian vào thứ Năm hay thứ Sáu, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết tại Trung tâm phóng Vệ tinh Tửu Tuyền thuộc tỉnh Cam Túc xa xôi.
Phòng thí nghiệm, được gọi là Thiên Cung, là phần khởi đầu trong kế hoạch của Trung Quốc phát triển các điểm hợp lại và lắp ghép trong không gian cho một quy mô lớn trong tương lai, trạm không gian có người ở sẽ được xây dựng vào năm 2020. Trạm này được thiết kế để làm nơi dừng chân của các tàu Tuần Châu 8, 9, 10, sẽ sớm được phóng vào không gian.
Thiên cung nặng 8,5 tấn, sẽ được đưa vào quỹ đạo bằng tên lửa Trường Chinh 2F. Trung Quốc đang tận dụng lợi thế trong việc thu hẹp chương trình không gian của Mỹ và Nga. Nhiệm vụ của Trạm Không gian Quốc tế dự định sẽ kết thúc năm 2020, là năm Trung Quốc có kế hoạch thay thế và trở thành quốc gia duy nhất có trạm không gian riêng của họ.
Phụ nữ Cộng sản 'Giải phóng' ở D.C.
Đoàn Ballet Quốc gia Trung Quốc hiện đang tham gia biểu diễn một tháng tại Trung tâm Kennedy ở Washington. Một số tiết mục lựa chọn trong chương trình của đoàn đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình dữ dội tại các cộng đồng người Mỹ gốc Trung Quốc trong khu vực.
Dẫn đầu trong buổi trình diễn tối là tiết mục tuyên truyền cổ điển về chủ nghĩa Mao, có tên gọi "Red Detachment of Women", một trong tám vở kịch kiểu mẫu thể hiện sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa, ủng hộ "bạo lực cách mạng", "chủ nghĩa cộng sản là sự thật" và "Đảng Cộng sản là lãnh đạo của chúng tôi". Một tiết mục khác có tên "Dòng sông vàng", kết thúc với âm nhạc tuyên truyền hào nhoáng của cộng sản, "Phương Đông thì đỏ". Hôm thứ Bảy, một đám đông giận dữ đại diện cho 26 nhóm dân chủ và nhân quyền tập trung gần Trung tâm Kennedy để phản đối sự trình bày về cộng sản.
Miles Yu là người có các bài viết vào thứ Năm [trên "Washington Times"]. Có thể liên lạc với ông tại mmilesyu@gmail.com.
N.T.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Phụ lục bài trên BBC

Chuyên gia TQ kêu gọi chiến tranh biển

Cập nhật: 15:56 GMT - thứ sáu, 30 tháng 9, 2011
clip_image001
Xã luận của báo Trung Quốc nói Việt Nam gây căng thẳng trên Biển Đông
Phân tích gia Trung Quốc đã có bài trên Hoàn cầu thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi dạy Việt Nam và Philippines 'bài học đạo đức' bằng vũ lực.
Bài báo bằng tiếng Hoa được đăng hôm 27/9 và bản dịch tiếng Anh sau đó đã xuất hiện và lan tỏa trên mạng internet.
Xã luận mang tựa đề "Thời cơ tốt để có hành động quân sự tại Nam Hải" trên báo đảng là của tác giả Long Tao, phân tích gia chiến lược của tổ chức phi chính phủ Quỹ Năng lượng Trung Quốc và cũng là chuyên gia của Trung tâm An ninh phi truyền thống và Phát triển hòa bình của Đại học Triết Giang.
Ông Long viết: "Đừng lo ngại về các cuộc chiến quy mô nhỏ; đây là cách tốt nhất để giải tỏa nguy cơ chiến tranh.
"Đánh vài trận nhỏ là có thể tránh được những trận đánh lớn".
Phân tích gia này cũng nói Trung Quốc cần chĩa mũi nhọn vào Việt Nam và Philippines, hai nước mà họ cho là đang tìm cách quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và kéo Hoa Kỳ vào cuộc.
"Tôi cảm thấy trong cuộc chiến trên Biển Nam Trung Hoa, chúng ta cần thu hẹp phạm vi tấn công và tập trung vào những nước đang ra vẻ ta đây nhất hiện nay, Philippines và Việt Nam.
"Giết những con gà để dọa bầy khỉ".
Mặc dù vậy ông Long Tao cũng nói Trung Quốc phải dùng các biện pháp hòa bình để ngăn cản các nước xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.
'Cướp' đảo
Bài trên Hoàn cầu thời báo cũng viết: "Cội nguồn của "vấn đề" Biển Nam Trung Hoa là chế độ Nam Việt Nam và chính quyền độc lập ở Việt Nam sau đó.
"Việt Nam xâm phạm đảo Nam Sa [Việt Nam gọi là Trường Sa] của Trung Quốc và đòi hỏi chủ quyền đối với đảo Tây Sa.
"Ngoài việc trừng phạt chế độ Nam Việt Nam với cuộc phản công trên đảo Tây Sa và cuộc tấn công tự vệ trên đất liền, Trung Quốc chưa bao giờ ngăn chặn được sự xâm lược công khai của Việt Nam ở Biển Nam Trung Hoa".
Ông Long cũng nói Việt Nam đã khuyến khích các nước khác "cướp" đảo Trường Sa của Trung Quốc và giờ lại kéo Hoa Kỳ cùng một số nước nhỏ khác nhằm đe dọa Trung Quốc.
Liên quan tới Philippines, bài báo nói Philppines tự coi họ là con muỗi và nói rằng họ không sợ con voi Trung Quốc.
Tác giả Long Tao viết: "Đúng là con voi không nên dẫm bẹp con muỗi nhưng con muỗi có nên đốt con voi hay không?
"Hơn nữa, liệu con muỗi có nên mời "con đại bàng già" tới để củng cố ý chí?
"Nhiều nước đang liên tục có những cuộc tập trận lớn và như vậy Trung Quốc có lý do hoàn toàn thích đáng để tấn công trả đũa".
Học giả Trung Quốc Long Tao
"Tôi cho rằng các nước đang xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
"Nhiều nước đang liên tục có những cuộc tập trận lớn và như vậy Trung Quốc có lý do hoàn toàn thích đáng để tấn công trả đũa".
Học giả Long Tao nhắc tới hành động của Nga hồi năm 2008 ở Biển Caspi và nói hành động của các nước lớn có thể gây sốc tạm thời với hệ thống quốc tế nhưng về lâu dài có thể tạo sự ổn định trong khu vực và thúc đẩy hòa giải chiến lược.
Dầu lửa
Ông Long Tao nói Trung Quốc không nên học theo cách hành xử của Hoa Kỳ ở Iraq, Afghanistan hay Libya mà cần chiến đấu linh hoạt và rất có thể biến nó thành chiến dịch giáo dục đạo đức, dùng chiến thuật để thu phục các nước.
clip_image002
Học giả Long Tao nói chiến trận ở Biển Đông sẽ tạo ra những đảo lửa
Phân tích gia này nhận định Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi cuộc chiến chống khủng bố và về cơ bản không thể bắt đầu cuộc chiến thứ hai ở Biển Nam Trung Hoa.
"Quan điểm cứng rắn của Hoa Kỳ chỉ là trò lừa phỉnh".
Chuyên gia tại Quỹ Năng lượng Trung Quốc cũng nói hiện có hơn 1.000 giếng dầu khí ở Biển Đông trong đó không có giếng nào của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ông nói, hiện Nam Sa (Trường Sa) có bốn sân bay mà Trung Quốc không có sân bay nào.
Bài xã luận của Hoàn cầu thời báo nói rằng chưa cần biết ai thắng, ai thua, chiến trận trên Biển Đông sẽ tạo ra những hòn đảo lửa và các công ty dầu khí phương Tây sẽ phải rời đi.
Phần kết của bài báo nói Trung Quốc cần có quyết tâm cho một trận chiến lớn và thực sự chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô nhỏ vì như vậy "Trung Quốc đã cho những nước khác sự lựa chọn giữa hòa bình và chiến tranh".
Nguồn: bbc.co.uk

02/10/2011


Thời cơ tốt (!)?

Hà Văn Thịnh
image BBC, 15:56 GMT, 30.9.2011 có đăng bài viết trên Hoàn cầu (một trong những cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) với chủ đề Dạy cho Việt Nam và Philippines một bài học đạo đức bằng vũ lực!
Khó có thể không đồng ý đánh giá chung của giới phân tích gia chính trị thế giới rằng sự ngạo mạn ỡm ờ trên đây là cảnh cáo rất rõ ràng, đồng thời mặc định sự tuyên chiến của một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi – bởi chẳng có ai kêu gọi thiết lập "đạo đức giữa các quốc gia" bằng vũ lực. Nói vuông, ngắn, rõ là một khi chiến tranh xảy ra, đạo đức truyền thống tất nhiên bị chà đạp. Vậy, tại sao những kẻ bá quyền ngông cuồng và mạo hiểm lại cho là có thể nói chuyện phải quấy (về đạo đức!) bằng sự chà đạp?

Sự ngông cuồng của nhà cầm quyền TQ dường như đang đẩy tới giới hạn của điểm chết của mọi sự bóc trần đen trắng như lâu nay họ vẫn cứ ve vãn và ai đó vẫn cứ "thích" dùng nước hến để nói về sự biến màu của hai cực trắng đen. Long Tao, tác giả của bài viết thuộc đại học Triết Giang cho rằng bây giờ là "thời cơ tốt để có hành động quân sự tại Nam Hải" (tức Biển Đông, theo cách nói đánh lận con đen của TQ), vì "đánh vài trận nhỏ là có thể thắng được trận đánh lớn", theo công thức "giết những con gà để dọa bầy khỉ" vì những con muỗi (ám chỉ Việt Nam và Philippines) không phải sợ voi (ám chỉ TQ) vì chúng nghĩ rằng "có nên mời những con 'đại bàng già' đến để củng cố ý chí" (sic)...
Những ngôn từ xấc xược và hung hãn đó nói lên cái gì?
Thứ nhất, nó phản ánh rằng quan điểm độc chiếm Trường Sa của TQ chưa và sẽ không bao giờ thay đổi. Vậy, liệu mọi sự "biết ơn sâu sắc" và mọi cố gắng nhằm duy trì cái xác chết của tình hữu nghị sẽ đi đến đâu nếu không muốn nói rằng một cái chết được báo trước về thảm họa dân tộc là có thể nhìn thấy được? Thứ hai, những con muỗi thì làm sao đốt thủng da voi? Kể cả "đại bàng già (ám chỉ Mỹ, Ấn Độ...) thì cũng chưa bao giờ làm gì được voi. Tại sao không chịu hiểu cái nguyên lý đơn sơ mà thâm độc, tàn bạo ấy? Đừng có mong gương vỡ lại lành vì đó là một trong những biến chứng đau khổ và xuẩn hại nhất của phép biện chứng. Thứ ba, tác giả Long Tao (tao là rồng đây) cho rằng sự cứng rắn của Hoa Kỳ (một trong những "đại bàng già") chỉ là trò lừa phỉnh (nhằm đánh nhụt ý chí của mọi sự phản kháng) và ngụ ý (ngu ý?) rất chắc chắn rằng do Trường Sa có 4 sân bay trong khi TQ chẳng có cái nào là điều không thể chấp nhận. Đây là cái cốt lõi (core) của lợi ích cốt lõi của mọi ý đồ bành trướng giúp chúng ta nhận chân ra rằng một khi TQ muốn cái họ chưa có thì chẳng chóng hay chầy, họ sẽ quyết làm cho bằng được, theo chỉ dẫn mục đích biện minh cho phương tiện.
Nguy cơ không những rất thật mà lại còn rất gần. Cần nhắc lại lịch sử một chút để ý thức rõ về sự tráo trở của chiến tranh, sự khó lường của chính trị thông qua chiến tranh: Ngày 7.12.1941, tại Washington, các quan chức Nhật Bản trao huy chương hòa bình và hữu nghị cho phía Mỹ đồng thời với việc tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) (!) Đó là một trong những sự bịp bợm lớn nhất của lịch sử ngoại giao thế giới. Hoa Kỳ đau đến mức 4 năm sau, họ đã gắn những huy chương ấy lên hai quả bom để thả xuống Hiroshima và Nagazaki (!). Ai bảo đảm rằng TQ sẽ không chơi lại cái trò tháu cáy ấy? Những "hữu nghị" và "kiên trì" đang giống như khói sóng tung lên bởi những đợt sóng ngầm cực lớn. Nếu không tỉnh táo nhìn thấy sóng ngầm mà chỉ lo hớp hồn theo bọt biển (Lý Chánh Trung, Sóng ngầm và bọt biển) thì e rằng khi hiểu ra đã là quá muộn....
Vấn đề bây giờ là ở chỗ quỹ thời gian chỉ còn rất ít. Những động thái về phát triển nội lực cần phải được tiến hành song song với sự vững chắc, an toàn ngoại giao. Sự nửa vời của mọi mối quan hệ là đầu mối tất nhiên của thất bại và tai họa. Cơ hội tốt của kẻ thù luôn đồng nghĩa với sự không thể tha thứ cho mọi tính toan u mê, xuẩn ngốc của tất cả chúng ta. Muỗi phải mừng vui vì sinh nhật của voi cho dù chỉ một tháng trước đó voi chẳng thèm biết là muỗi cũng có ngày sinh nhật! Chẳng lẽ đó không là một lời cảnh báo hay sao? Hãy nhớ rằng từ năm 1959 đến 1969, chưa bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh mừng quốc khánh TQ. Cách đây hơn nửa thế kỷ, Hồ Chủ tịch nhìn thấy rõ mọi sự đen tối của mưu đồ, tại sao chúng ta không học theo tấm gương đạo đức và tư tưởng của Người? Không có gì cay đắng và khủng khiếp hơn khi TQ biến "thời cơ tốt" của nó thành hiện thực, trong khi chúng ta cứ chờ - mong con voi (con vật lớn nhất của hành tinh – sự ngạo mạn tột cùng về sức mạnh của TQ) thương xót cho số phận của muỗi! Tất nhiên, Việt Nam chưa bao giờ là muỗi và TQ cũng đã chưa bao giờ – và không bao giờ có thể là voi. Gò Đống Đa hình như đang chứa trong lòng nó hàng vạn xác voi giấy ngu xuẩn, ngông cuồng?
Huế, 1.10.2011.
H.V.T.



From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, 29 September 2011 8:19 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Chư hầu đến nô lệ ..., từ thời HCM (2)

 
Tài liệu cho thấy rất rõ Hồ Chí Minh phục vụ CS quốc tế

Chính vì điểm then chốt này, mà sự khác biệt giữa cánh Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, cùng nhóm Lê Duẩn & Lê Đức Thọ khác biệt, thậm chí mâu thuẫn.

0o0

Hai cán bộ CSVN Lê Duẩn & Lê Đức Thọ đặt vấn đề quốc gia là chính. Trong khi đó Hồ luôn coi Stalin và Mao là hai ađ`n anh lớn, và Karl Marx cùng Lenin là hai ông tổ

Ông ta đã xác nhận khi viết di chúc và cho biết sẽ đi gặp Karl Marx cùng Lenin. Trung thành sau khi chết

Ngoài ra, chính Hồ Chí Minh đã viết:

"Bác đưa 1 nước qua nô lệ
 Tôi dẫn 5 châu đến đại đồng ..."

Rõ ràng, ông ta đã cho biết sự nghiệp và lý tưởng của ổng còn vượt qua đức Trần Hưng Đạo, chỉ ở tầm mức quốc gia, còn ông ta đã qua tầm mức thế giới

Rõ ràng như vậy đó

Riêng Võ Nguyên Giáp, ông ta cũng luôn chứng tỏ tính quốc tế của mình.

0o0

Nhiều người trong nhóm bauxite Việt Nam còn tôn trọng Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cho thấy họ chỉ thay đổi hình tượng (hiện tượng), nhưng giữ bản chất. Website của họ đăng hình ông Giáp như 1 lãnh tụ. Khoảng 1 triệu người truy nhập website này cho thấy ảnh hưởng của họ

Nhiều người trong nhóm bauxite Việt Nam  chống Trung Cộng chỉ vì họ không nằm trong giới cầm quyền, đang bị thất thế, vì phe tướng Giáp bị phe tướng Vịnh kềm.

Nhưng cũng chính nhóm này đã im lặng trong suốt giai đoạn nhà nước CSVN đàn áp dân chúng, CCRĐ,Trăm Hoa Đua Nở, cải tạo ....

Cộng tác với nhóm bauxite là Hoàng Phủ Ngọc Tường, tên đồ tể (ít nhất là nằm ở cấp lý thuyết, tức đầu lãnh) của xứ Huế, cùng nhiều cán bộ đàn em của tướng Giáp, người giữ bộ Nội Vụ, vào giai đoạn Việt Minh  đã "thanh toán" đồng bào, vì họ không theo cộng sản, gán vào cho họ tội Việt Gian, đầy oan khuất. (Trong đó có Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Trương Tử Anh ...).

0o0

Lịch sử sẽ không ngừng nghỉ đưa ra ánh sáng của sự thật.

Và quả báo lịch sử cũng không ngừng nghỉ thắt chặt vòng dây nghiệp chướng rành rành

0o0

Đừng lầm lẫn những người bolcheviks hay neo-bolcheviks với những con người bị CSVN lừa.

Hồ Chí Minh Nguyễn Tất Thành là một đảng viên đảng cộng sản quốc tế, trung thành đến chết với lý tưởng của ông ta

Võ Nguyên Giáp là cánh tay mặt mà Hồ đã giao cho giữ bộ nội vụ khi ông ta qua Pháp.

0o0

Thay nhóm Nguyễn Tấn Dũng bằng nhóm bauxite VN hay đàn em của họ, thì còn mau đưa đất nước vào chỗ tối tăm giáo điều hơn nữa. Vì nếu Giáp trẻ hơn và nắm quân đội thì chưa chắc đã không có thanh toán nội bộ

0o0

Bauxite là 1 sai lầm nguy hiểm

Nhưng nhóm bauxite VN không phải chỉ vì muốn ngăn cản việc khai thác bauxite, họ chính là nhóm chính trị gia cộng sản, đàn em của tướng Giáp, mượn cớ để bành trướng thế lực, vì đang bị lép vế.

Họ không phải là những Mẹ Nấm, Điếu Cày, Nguyễn Quang A.... Những người này yêu nước trong sáng hơn.


0o0

Tương lai của dân Việt phải là 1 nền dân chủ sáng tỏ, chứ không phải lại là 1 vật để các phe phái đặt trên chiếu bạc.

0o0

"Lão thành cách mạng" đồng nghĩa là đã cộng tác với đảng CSVN lâu năm, và tham dự vào hầu hết những tội ác của đảng CSVN


D~

Bài sau do 1 cựu đảng viên cao cấp đảng CSVN là ông Nguyễn Minh Cần viết.

http://hoangvan.net/vnchf/VC/DCSVN6.html




Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế . (6)

( Nguyễn Minh Cần )

II. Ðôi điều về Đảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN)

Ở đây, chúng tôi không trình bày lịch sử ÐCSVN, mà chỉ phác qua đôi điều nhận xét về ÐCSVN.

1. Khách quan mà xét, trong sự xuất hiện của Ðảng cộng sản Việt Nam/Ðảng cộng sản Ðông Dương (xin viết gọn là ÐCSVN) trên sân khấu chính trị nước ta, những yếu tố bên ngoài đóng vai trò chính yếu. Cố nhiên, không có những yếu tố trong nước - tình hình kinh tế, xã hội, đấu tranh của dân chúng - thì không thể xuất hiện được đảng, nhưng phải nói thẳng rằng khi lập ÐCSVN và trong buổi đầu tồn tại của đảng, những yếu tố bên ngoài thực tế đã đóng vai trò chủ yếu. Cả ý thức hệ, tức là tư tưởng, chủ nghĩa, cả đường lối cụ thể, tức là chiến lược, sách lược, cả các quan điểm về ÐCS... đều du nhập từ nước ngoài. Các chỉ thị cụ thể về xây dựng đảng đều được đề ra bởi người nước ngoài. Tiền tài, phương tiện vật chất ... đều do nước ngoài cung cấp. Thậm chí cán bộ cũng do nước ngoài tuyển lựa, nuôi dưỡng, đào tạo rồi đưa về Việt Nam. Ðó là một thực tế kéo dài trong nhiều năm tồn tại của ÐCSVN. Ðể minh họa điều vừa nói, xin nêu vài tài liệu cụ thể. Trong tác phẩm "Việc đào tạo những nhà cách mạng Việt Nam trong các trường đại học của nước Nga xô-viết trong những năm 20-30" của nhà Việt học A. Sokolov, có đưa ra con số 67 người Việt Nam đã được nước Nga xô-viết đào tạo từ năm 1925 đến khoảng năm 1936 (trong bài của A. Sokolov tính đến năm 1938, đó là trường hợp của Lin, hay Linov, tức là Nguyễn Aùi Quốc, nhưng điều đó chỉ là trên giấy tờ mà thôi, thực tế hồi đó, Lin, hay Linov không còn học ở Moskva nữa). Con số này tác giả đã sưu tập rất công phu khi nghiên cứu ở kho lưu trữ của Cộng Sản Quốc Tế, cộng số học viên Việt Nam đến học ở Trường đại học cộng sản của những người lao động phương Ðông (tiếng Nga viết tắt là KUTV), Trường quốc tế Lenin (MLSH) và Học viện nghiên cứu khoa học các vấn đề dân tộc và thuộc địa (NIINKP). Con số này chắc chắn là chưa đầy đủ, vì tác giả không thể biết hết các bí danh học viên Việt Nam đã dùng, không biết được số học viên các trường đặc biệt rất bí mật của ngành quân sự và mật vụ, cũng như có một số người Ðông Dương do ĐCS Pháp cử đến học ở các trường nói trên lại mang tên Pháp nên không thể đoán được (xem sách: „Nước Việt Nam truyền thống", Quyển 2, Moskva, 1996, tr. 143-177).

Còn để bạn đọc biết rõ phần nào nguồn tài chính QTCS đã chi ra cho việc chuẩn bị thành lập ÐCSVN, chúng tôi chỉ xin dẫn một trong nhiều tài liệu về vấn đề này còn lưu trữ tại RSKHIDNI. Ðó là biên bản cuộc họp ngày 3.3.1927 tại Canton (Quảng Châu) của ba người là Doriot, Voline (đại diện cho Phân bộ) và Lee (ghi theo biên bản, có lẽ đọc là Lý, hồi đó Lý, hay Lý Thụy, làm việc cho Borodin - trong văn bản tiếng Nga có chú thêm: Nguyễn Aùi Quấc) để bàn về vấn đề: chính trị, tổ chức và ngân sách. Biên bản có ghi rõ: "giao cho Doriot viết tuyên ngôn gửi thanh niên Ðông Dương, còn Lee làm dự chi để gửi lên QTCS (Cộng Sản Quốc Tế)". Ðồng thời ở đây cũng kèm luôn "tờ trình" (RSKHIDNI, Kho 495, Bảng kê 154, Hồ sơ 555, tr. 5) về các dự chi trong năm:

"a/ đưa đến Canton 100 tuyên truyền viên: 200 $ X 100 người = 20 000 $ (đô la Trung Quốc);
b/ tối thiểu 10 tuyên truyền viên tự do (chúng tôi không hiểu chữ „tự do" ở đây nghĩa là gì - NMC): 150 $ X 10 = 1 500 $; c/ nhà in, giấy, việc in ấn = 1 500 $;
c/ chi phí về tổ chức = 7000 $;
d/ đưa 100 người đến học viện quân sự Wampoa (Hoàng Phố) = 5 000 $;
e/ chi phí bất thường = 5 000 $; tổng cộng = 40 000 $ (đô la Trung Quốc).

Chắc cái dự chi này về sau không được thực hiện tất cả, vì phái bộ Borodin quá lợi dụng sự thân thiện của Quốc Dân Ðảng Trung Quốc đã mở rộng hoạt động mạnh mẽ để gieo cấy các tổ chức cộng sản và gián điệp xô-viết vào các nước châu Á và ngay cả ở Trung Quốc, nên cuối cùng cả phái bộ đã bị chính phủ Trung Hoa Dân quốc trục xuất hồi cuối năm 1927.

Cố nhiên, ngày nay, ban lãnh đạo ÐCSVN không thích nói đến những điều này, họ muốn "đề cao" tính chất "độc lập" của đảng. Nhưng "độc lập" như thế nào được, khi chính Nguyễn Ái Quốc đã nói trong bài giảng cho cán bộ hồi năm 1926: "... Ðệ Tam Quốc tế là một ÐCS thế giới. Các đảng các nước như là chi bộ, đều phải nghe theo kế hoạch và quy tắc chung. Việc gì chưa có mệnh lệnh và kế hoạch của Ðệ Tam Quốc tế thì các đảng không được làm" (xem: Hồ Chí Minh. T.1)? Việc ra đời của ÐCSVN hồi năm 1930 cũng là theo chỉ thị QTCS. Sau khi đại hội „Việt Nam cách mạng thanh niên đồng chí hội" (1929) xin gia nhập QTCS, BCH QTCS có gửi thư trả lời, phê phán những sai lầm hay thiếu sót trong đường lối cũng như trong điều lệ và chỉ thị cụ thể về cách thức xây dựng ÐCS. Sau đó, QTCS còn ra một chỉ thị nữa vào ngày 27.10.1929 „về việc thành lập một ÐCS Ðông Dương" với những hướng dẫn cụ thể về nhiều mă.t. Những chỉ thị này kèm theo những sự giúp đỡ về vật chất và cán bộ đã tạo điều kiện cho sự ra đời của ÐCS trên bán đảo Ðông Dương hoàn toàn theo đúng tiêu chuẩn của QTCS.

Không thể phủ nhận rằng nhiều người Việt Nam đã đến với QTCS vì lòng yêu nước. Nhưng khi họ đã tiếp thụ say mê chủ nghĩa Marx-Engels-Lenin-Stalin thì chủ nghĩa quốc tế vô sản (cụ thể là giành chuyên chính vô sản trên phạm vi thế giới) đã trở thành mục tiêu tối thượng của họ, và họ theo sách lược của Lenin-Stalin khéo léo lợi dụng lòng yêu nước của dân tộc để cướp chính quyền, thiết lập chuyên chính vô sản trên đất nước mình nhằm tiến tới mục tiêu tối thượng của họ và QTCS. Cho nên việc theo "mệnh lệnh và kế hoạch của Ðệ Tam Quốc tế" là điều dĩ nhiên đối với họ. Nói chung, những người cộng sản trên thế giới đều coi việc giành chuyên chính vô sản ở nước mình, cũng như mở rộng chuyên chính đó ra các nước khác đều là "làm nghĩa vụ quốc tế".

2. ÐCSVN ra đời hồi năm 1930 đúng vào lúc chủ nghĩa Stalin đã hoàn toàn thống trị ở Liên Xô và trong toàn bộ PTCSQT, do đó từ thời ấu thơ đã tiếp thụ sâu đậm lý luận và thực hành chẳng những của chủ nghĩa Lenin, mà cả của chủ nghĩa Stalin. Chủ nghĩa Lenin mà ÐCSVN tiếp thụ từ đầu là qua sự lý giải, diễn dịch của Stalin, qua các sách của Stalin, như "Nguyên lý chủ nghĩa Lenin" (1924), "Những vấn đề của chủ nghĩa Lenin" (1926). Vì thế có thể nói không sai rằng ÐCSVN tiếp thụ chủ yếu là chủ nghĩa Stalin. Theo quyết định của QTCS, trong thời gian đầu khá dài, hai ÐCS Trung Quốc và Pháp được giao nhiệm vụ "đỡ đầu" ÐCSVN. Vì vậy, ÐCSVN còn chịu thêm ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của chủ nghĩa Mao. Việc Nguyễn Ái Quốc vốn là đảng viên của ÐCSTQ, từng phục vụ trong Hồng quân Trung Quốc, và việc Stalin thỏa thuận với Mao Trạch Ðông hồi năm 1950 giao cho Trung Quốc phụ trách Việt Nam càng làm sâu đậm thêm ảnh hưởng chủ nghĩa Mao đối với Việt Nam.

Cái tinh thần sùng bái Stalin và Mao Trạch Ðông trong ÐCSVN đã có một thời gian dài rất nặng, chủ yếu là do các lãnh tụ và bộ máy tuyên truyền của đảng gieo rắc cho cán bộ, đảng viên, rồi truyền ra dân chúng. Chính kẻ viết bài này đã nhiều lần chứng kiến hiện tượng đó. Chẳng hạn, hồi năm 1950, lúc còn làm ủy viên Thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên, đã được TƯ ÐCS (lúc bấy giờ là ÐCS Ðông Dương) triệu tập ra chiến khu Việt Bắc dự hội nghị cán bộ để chuẩn bị cho đại hội 2 của đảng vào năm sau. Tại hội nghị đó, Hồ Chí Minh đã giải thích về chủ trương đổi tên ÐCS Ðông Dương thành Ðảng lao động Việt Nam. Sau khi giải thích lợi ích của việc đổi tên đảng là để đảng dễ dàng gần gũi, lôi kéo nhiều tầng lớp dân chúng, nhất là các tầng lớp trên, cả miền Bắc lẫn miền Nam đang còn nghi ngại đảng, ông giơ cao nắp hộp thuốc lá thơm Craven „A" của ông lên về phía có nhãn hiệu thuốc và nói: „Ðây là Ðảng cộng sản", rồi ông quay phía trong nắp không có nhãn hiệu và nói: „Còn đây là Ðảng lao động". Ông lại lớn tiếng hỏi: „Thế thì các cô, các chú thấy có khác gì nhau không?" Cả hội trường đồng thanh đáp vang: „Dạ không ạ!". Ông nghiêm nghị nói: „Các cô, các chú nên biết rằng việc đổi tên đảng ta, Bác đã xin ý kiến các đồng chí Stalin và Mao Trạch Ðông rồi (chúng tôi được biết hồi đó ông vừa đi Moskva về), các đồng chí đã đồng ý. Các cô, các chú nên biết rằng: ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Ðông thì không thể nào sai được". Cả hội trường vỗ tay rầm rầm. Tại đại hội 2 của đảng (1951), Hồ Chí Minh cũng đã có những lời tuyên bố tương tự. „Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Ðông thì không thể nào sai được". Bạn đọc có thấy không, cái đó là cái gì, nếu không phải là sự sùng bái Stalin và Mao Trạch Ðông đến độ mù quáng? Ðây là một chuyện thật 100%, những người cùng thời với chúng tôi đều biết rõ và nhớ kỹ những chuyện như thế, tiếc rằng không mấy ai chịu viết sự thật lên giấy trắng mực đen!

Ðể chứng minh bằng „giấy trắng mực đen" là Hồ Chí Minh đã hết sức đề cao Stalin và Mao Trạch Ðông như thế nào, chúng tôi đành phải dẫn ra vài câu trong "Tuyển Tập Hồ Chí Minh" xuất bản bằng tiếng Pháp hồi năm 1962 (chúng tôi dùng chữ "đành phải" vì lần xuất bản này xảy ra sáu năm sau đại hội 20 ÐCSLX, là đại hội đã vạch trần những tội ác của Stalin, nên nhiều câu ông Hồ ca ngợi Stalin có thể đã bị xóa bỏ từ lâu rồi): "La révolution vietnamienne doit apprendre et a beaucoup appris de l'expérience de la révolution chinoise. L'expérience de la révolution chinoise et la pensée de Mao Tsé Toung nous a permis de mieux comprendre la doctrine de Marx-Engels-Lénine-Staline. Les révolutionnaires vietnamiens doivent en garder le souvenir et se montrer reconnaissants" - Cách mạng Việt Nam phải học và đã học nhiều kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc. Kinh nghiệm cách mạng Trung Quốc và tư tưởng Mao Trạch Ðông đã giúp cho chúng tôi hiểu thấu đáo hơn học thuyết của Marx-Engels-Lenin-Stalin. Những người cách mạng Việt Nam phải luôn luôn ghi nhớ và biết ơn Mao Trạch Ðông về sự cống hiến to lớn đó (xem: Hồ Chí Minh. Oeuvres Choisies, t.2, Ele, Hanoi, 1962, p. 221-222). Như vậy là những người cộng sản Việt Nam lĩnh hội chủ nghĩa Marx-Engels-Lenin-Stalin qua sự lý giải và thực hành của Mao Trạch Ðông, qua tư tưởng Mao Trạch Ðông. Tại đại hội 2 ÐCSVN (2.1951), đại hội đã quyết định rằng cơ sở tư tưởng của Ðảng lao động Việt Nam (tức là ÐCSVN) là chủ nghĩa Marx-Engels-Lenin-Stalin và tư tưởng Mao Trạch Ðông. Cũng xin nói thêm, đến năm 1986, khi xuất bản „Toàn Tập Hồ Chí Minh" bằng tiếng Việt - tức là sau khi ÐCSVN và ÐCSTQ đã mâu thuẫn nhau cao độ, thậm chí đem quân đánh nhau dữ dội ở biên giới Viê.t-Trung - thì trong bài này „người ta" đã cố tình cắt bỏ một đoạn, trong đó có những câu vừa nói trên (xem: Hồ Chí Minh. Toàn Tâ.p. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1986, t.6, tr. 12)! Và đây chẳng phải là trường hợp duy nhất của lối làm việc không trung thực khi xuất bản „Toàn Tập Hồ Chí Minh".

Trong „văn học nghệ thuật cung đình" Việt Nam, một thời gian dài đã vang lên bao nhiêu bài thơ, bài ca tôn vinh Stalin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh như những bậc thánh sống. Tố Hữu, người cai quản văn nghệ „xã hội chủ nghĩa" một thời, là nhà thơ chuyên làm những bài tụng ca các vị thánh sống đó:

..."Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Aú Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười"...

..."Hoan hô Stalin!
Ðờiđời câyđại thọ
Rợp bóng mát hòa bình
Ðứngđầu sóng ngọn gió!
Hoan hô Hồ Chí Minh!
Cây hảiđăng mặt biển
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ kháng chiến!"...
..."Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếngđầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoàiđồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ôngđã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalinơi, Ông Stalinơi!
Hởiơi, Ông mất! Ðất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con, yêu nước, yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!"...

Còn Ðỗ Nhuận, tổng thư ký Hội âm nhạc, hết lời ca tụng các „lãnh tụ" kính yêu trong ca khúc của mình:

..."Việt Nam Trung Hoa,
Núi liền núi, sông liền sông,
Chung một biển Ðông,
Mối tình hữu nghị sáng như vừng Ðông.
Anh ở bên ấy, tôi ở bênđây,
Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy rộn,
....
Chung một ý, chung một lòng,
Ðường cách mạng thắm màu cờ hồng
A! A...
Nhân dân ta ca muôn năm
Hồ Chí Minh, Mao Trạch Ðông!"...

Tóm lại, trong một thời gian rất dài, trong thời kỳ bí mật cũng như sau khi cướp được chính quyền, Stalin và Mao Trạch Ðông là những mặt trời, những ngôi sao, những ngọn cờ vẫy gọi ÐCSVN, còn ÐCSLX và ÐCSTQ thật sự là mẫu mực cho ÐCSVN rập khuôn cả về tư tưởng, cả về lề lối sinh hoạt lẫn về kiểu cách tổ chức bộ máy đảng-nhà nước...

3. ÐCSVN ø vốn là một phân bộ của QTCS, một bộ phận của PTCSQT. Mà QTCS xây dựng trên những nguyên tắc tập trung dân chủ, cho nên ÐCSVN, cũng như tất cả các ÐCS khác, phải tuyệt đối phục tùng một trung tâm, trung tâm đó về hình thức là BCH QTCS, về thực chất là tập đoàn thống trị ÐCSLX. Ðúng như Nguyễn Ái Quốc đã nói: „Việc gì chưa có mệnh lệnh và kế hoạch của Ðệ Tam Quốc tế thì các đảng không được làm". Ðiều này nói lên sự lệ thuộc chặt chẽ của ÐCSVN vào tập đoàn thống trị ÐCSLX (và ÐCSTQ) trong một thời gian dài. Trong thời gian đó, sự sùng bái cá nhân Stalin và Mao Trạch Ðông trong ÐCSVN làm cho sự lệ thuộc này càng trầm trọng thêm.





















No comments:

Post a Comment