ANH QUÂN
08/11/2011 15:24 (GMT+7)
Tồn kho tăng cao sẽ buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm sản xuất để cân đối cung cầu và tồn kho.
“Tốc độ tăng trưởng công nghiệp năm 2011 của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn”, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) Phạm Đình Thúy nói với VnEconomy, hôm 7/11.
Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm khủng hoảng kinh tế thế giới 2009, công nghiệp Việt Nam chỉ còn tăng 7,1% so với năm 2008, năm 2010 bắt đầu phục hồi và đã lấy lại được mức 9,3%.
“Bước sang năm 2011, tốc độ tăng của ngành công nghiệp không ổn định và tăng thấp”, ông Thúy cho biết. Tính chung 10 tháng đầu năm 2011, toàn ngành công nghiệp chỉ tăng ở mức 7%, thậm chí kém hơn so với giai đoạn chịu tác động lớn từ khủng hoảng kinh tế thế giới.
Nhưng sự sụt giảm của khu vực doanh nghiệp nhà nước mới là điểm đáng chú ý.
“Nhìn chung trong những năm gần đây khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm tỷ lệ đóng góp cho nền kinh tế nói chung và trong ngành công nghiệp nói riêng”, ông Thúy nói.
Việc số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm khoảng một nửa so với cách đây 10 năm, theo ông Thúy là do chủ trương sắp xếp lại khối này bằng các hình thức cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài…
“Nhưng nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong hầu hết các ngành kinh tế nhiều năm qua kém hiệu quả, kém linh hoạt hơn so với hai khu vực còn lại là khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước”, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp cho hay.
Xét về tỷ lệ đóng góp trong ngành công nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 của khu vực doanh nghiệp nhà nước chậm dần và luôn thấp nhất trong các khu vực kinh tế.
Dự kiến, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng bình quân 15,7%/năm trong giai đoạn 1995-2011, và năm 2011 gấp 8,9 lần năm 1995. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng tương ứng 9,3%/năm và gấp 3,8 lần.
“Khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế, đồng thời cũng giảm nhanh tốc độ tăng trưởng hàng năm so với hai khu vực còn lại”, ông Thúy kết luận.
Nhưng nhìn về phía trước, sản xuất công nghiệp còn chưa hết thách thức. Mức tăng trưởng thấp xuống cả ở ba ngành công nghiệp cấp 1 là khai thác; chế biến, chế tạo; và sản xuất, phân phối điện, nước cũng đi kèm với tình hình tiêu thụ giảm và tồn kho tăng lên mạnh mẽ ở một số ngành.
Với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện chiếm xấp xỉ 90% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, chỉ số tiêu thụ tháng 9/2011 giảm tới 4,8% so với tháng 8, trong khi chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/10 tăng trên 21% so với cùng kỳ. “Điều này cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ của một số ngành công nghiệp gặp khó khăn”, ông Thúy khẳng định. Nếu tình hình tiêu thụ gặp khó khăn, hệ quả là tồn kho sẽ tăng cao, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm sản xuất để cân đối cung cầu và tồn kho.
Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm khủng hoảng kinh tế thế giới 2009, công nghiệp Việt Nam chỉ còn tăng 7,1% so với năm 2008, năm 2010 bắt đầu phục hồi và đã lấy lại được mức 9,3%.
“Bước sang năm 2011, tốc độ tăng của ngành công nghiệp không ổn định và tăng thấp”, ông Thúy cho biết. Tính chung 10 tháng đầu năm 2011, toàn ngành công nghiệp chỉ tăng ở mức 7%, thậm chí kém hơn so với giai đoạn chịu tác động lớn từ khủng hoảng kinh tế thế giới.
Nhưng sự sụt giảm của khu vực doanh nghiệp nhà nước mới là điểm đáng chú ý.
“Nhìn chung trong những năm gần đây khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm tỷ lệ đóng góp cho nền kinh tế nói chung và trong ngành công nghiệp nói riêng”, ông Thúy nói.
Việc số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm khoảng một nửa so với cách đây 10 năm, theo ông Thúy là do chủ trương sắp xếp lại khối này bằng các hình thức cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài…
“Nhưng nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong hầu hết các ngành kinh tế nhiều năm qua kém hiệu quả, kém linh hoạt hơn so với hai khu vực còn lại là khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước”, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp cho hay.
Xét về tỷ lệ đóng góp trong ngành công nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 của khu vực doanh nghiệp nhà nước chậm dần và luôn thấp nhất trong các khu vực kinh tế.
Dự kiến, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng bình quân 15,7%/năm trong giai đoạn 1995-2011, và năm 2011 gấp 8,9 lần năm 1995. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng tương ứng 9,3%/năm và gấp 3,8 lần.
“Khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế, đồng thời cũng giảm nhanh tốc độ tăng trưởng hàng năm so với hai khu vực còn lại”, ông Thúy kết luận.
Nhưng nhìn về phía trước, sản xuất công nghiệp còn chưa hết thách thức. Mức tăng trưởng thấp xuống cả ở ba ngành công nghiệp cấp 1 là khai thác; chế biến, chế tạo; và sản xuất, phân phối điện, nước cũng đi kèm với tình hình tiêu thụ giảm và tồn kho tăng lên mạnh mẽ ở một số ngành.
Với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện chiếm xấp xỉ 90% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, chỉ số tiêu thụ tháng 9/2011 giảm tới 4,8% so với tháng 8, trong khi chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/10 tăng trên 21% so với cùng kỳ. “Điều này cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ của một số ngành công nghiệp gặp khó khăn”, ông Thúy khẳng định. Nếu tình hình tiêu thụ gặp khó khăn, hệ quả là tồn kho sẽ tăng cao, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm sản xuất để cân đối cung cầu và tồn kho.
http://vneconomy.vn/20111107103736844P0C9920/gia-tri-san-xuat-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-di-xuong.htm
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
- Bùi Bỉnh Luân23:16 (GMT+7) - Thứ Năm, 10/11/2011
Nhưng tại sao các doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên về mọi mặt như vậy lại yếu kém như thế? Phải chăng đó là vì chiều qúa hóa hư, chi tiêu theo kiểu tiền chùa gây lãng phí thất thoát, thiều người quản lý có tâm có tài có trách nhiệm, hoặc do CCCCC nên…
Đã đến lúc phải đổi mới về tư duy và tổ chức, phải khắc phục các thiếu sót trên (nếu có), trả lại vị trí và khả năng lẽ ra phải có đối với các doanh nghiệp nhà nước, xứng đáng là đầu tầu, nòng cốt, chỗ dựa cho các doanh nghiệp tập thể và ngoài quốc doanh, cùng nhau đưa nền công nghiệp nước nhà tiến nhanh, tiến mạnh, theo kịp và vượt các nước tiên tiến trên TG.