Sunday, December 18, 2011

04/12 Hon 100 nuoc ky do kien-nghi xin huy-bo xay dap Xayaburi ... (VOA Nov-30-2011)


            Hẳn Quý Vị còn nhớ vào khoảng giữa tháng 11 vừa qua, một số trong chúng ta đã rủ nhau ký tên vào danh sách của tổ chức  ==>   để phản đối Thái Lan và Lào chấp thuận cho nhà thầu của Trung cộng xây con đập Xayaburi trên thượng nguồn sông MeKong.
Chúng ta đều biết rằng đây không phải là vấn đề chính trị mà là sự sống còn của 60 triệu con người sống dưới hạ lưu sông Cửu Long và miền Nam VN là nơi sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Để quý vị tiện dõi diễn tiến của vụ này, xin chuyển tiếp về kết quả có 100 nước ký kiến nghị. Bản tin được Posted trên VOA Online như sau (Mời bấm để đọc thêm ...)
1. ==>
Thứ Tư, 30 tháng 11 2011
2. => http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/mekong-dams-11-30-2011-134773713.html
Hơn 100 nước ký đơn kiến nghị
Thái Lan, Lào hủy dự án xây đập Xayaburi
 Hơn 100 nước đang gửi kiến nghị đòi chính phủ Lào và Thái Lan hủy một dự án xây đập thủy điện lớn ở hạ nguồn sông Mekong. Thông tín viên VOA Ron Corben tường trình rằng các nhà lập pháp Hoa Kỳ tuần này cũng kêu gọi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt đối với dự án mà người ta lo ngại sẽ để lại hậu quả lâu dài đối với hệ sinh thái của dòng sông này.
Sông Mekong là nguồn sinh kế của khoảng 60 triệu người. Các giới chức Việt Nam và Campuchia nói rằng con đập sẽ hủy hoại nghiêm trọng nguồn cá ở đó
Hình: AP
Sông Mekong là nguồn sinh kế của khoảng 60 triệu người. Các giới chức Việt Nam và Campuchia nói rằng con đập sẽ hủy hoại nghiêm trọng nguồn cá ở đó
Đập Xayaburi ở Lào trị giá 3,5 tỷ đôla là một trong số 11 con đập được đề xuất xây dựng trên Hạ nguồn Sông Mekong, con sông cũng chảy qua Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Nhưng các nhà bảo vệ môi trường nói rằng con đập với công suất 1.280 megawatt sẽ có những ảnh hưởng sâu rộng, nhất là tại các vùng như châu thổ sâu Mekong của Việt Nam, là nước trồng lúa gạo chính.

Tổ chức môi trường Các dòng Sông Quốc tế có trụ sở ở Hoa Kỳ nói rằng 22.580 người ở hơn 100 nước đã ký một kiến nghị kêu gọi hủy bỏ dự án này vì những quan ngại nghiêm trọng về tương lai của vùng lòng chảo hạ nguồn Sông Mekong.

Bản kiến nghị được đưa ra chỉ một tuần trước khi bộ trưởng các nước thành viên trong Ủy ban Sông Mekong, gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, nhóm họp để đưa ra quyết định cuối cùng về dự án này.

Điều phối viên phụ trách chiến dịch ở Thái Lan của tổ chức Các Dòng sông Quốc tế, Pianporn Deetes, nói rằng đơn kiến nghị nêu bật quan ngại về tác động của con đập này.

Ông Pianporn nói: "Chúng tôi muốn các chính phủ ở khu vực sông Mekong đặc biệt là những nước đóng vai trò chính là Thái Lan và Lào nhận thấy rằng thế giới đang theo dõi họ và rằng có rất nhiều người muốn bảo vệ Sông Mekong và sinh kế của hàng triệu người phụ thuộc vào dòng sông này và muốn họ đưa ra một quyết định đúng đắn – chứ không phải một quyết định dựa trên các vấn đề chính trị."

Đề xuất xây 11 con đập được đưa ra từ năm 2006. Theo thỏa thuận này, Thái Lan sẽ mua 95% tổng sản lượng điện mà Đập Xayaburi sản xuất.

Bộ Năng lượng Thái Lan cho hay họ không thấy có bằng chứng ủng hộ tuyên bố của các chuyên gia môi trường về hậu quả lâu dài đối với dòng sông này. Nhưng các giới chức Việt Nam và Campuchia đã ủng hộ các chuyên gia môi trường và nói rằng con đập sẽ hủy hoại nghiêm trọng nguồn cá ở đó.

Hồi tháng Tư, các nước ở hạ nguồn Mekong đã đồng ý đình chỉ việc xây đập để chờ nghiên cứu thêm. Tuy vậy, các tin tức gần đây cho thấy các nhà thầu Thái Lan vẫn tiến hành hoạt động xây dựng tại khu vực này.

Giáo sư Carl Thayer, một học giả của trường đại học New South Wales ở Australia nói rằng quyết định của Lào về việc tiếp tục dự án sẽ dẫn tới các căng thẳng ngoại giao.

Giáo sư Thayer cho biết: "Cả Việt Nam và Campuchia thậm chí đã thảo luận về vấn đề này, họ đưa ra công bố rằng họ khá lo ngại – cả hai đều đã rất hài lòng vì dự án tạm ngưng. Điều đầu tiên mà chúng ta chưa nói đến là những lời nhận định mạnh mẽ sẽ được chính thức gửi tới Lào và tôi nghĩ quí vị có thể sẽ thấy một số chuyến thăm cấp cao từ Hà Nội tới Vientiane để xin giải thích lý do, vì con đập đã gây rất nhiều quan ngại."

Giáo sư Thayer nói rằng Việt Nam cũng sẽ hướng tới những nước ủng hộ tài chính cho Ủy ban Sông Mekong, gồm cả Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản để gây áp lực ngoại giao lên chính phủ Lào và Thái Lan nhằm trì hoãn hơn nữa dự án này.

Các phân tích gia đã kêu gọi ngưng dự án trong một thập niên để đánh giá thêm về tác động sinh thái và môi trường của cả việc xây Đập Xayaburi lẫn việc xây dựng thêm các con đập dọc hệ thống sông ở hạ nguồn Mekong.

Cuộc họp của các bộ trưởng trong Ủy ban Sông Mekong dự kiến sẽ diễn ra ở Siem Reap, Campuchia từ ngày 7/12 tới đây.
====================================================================


_,_._,___


----- Forwarded Message -----
From: DN <dalatnguyen@yahoo.com>
To: DD-ACL <apchienluoc@googlegroups.com>
Cc: DD-K16VB <k16vbqgvn@yahoogroups.com>; DD-Huyet-Hoa <HUYETHOA@yahoogroups.com>; DD-CVA-xagan <cvaxagan@yahoogroups.com>; DD-PhoNang <PhoNang@yahoogroups.com>; DD-ThaoLuan9 <thaoluan9@yahoogroups.com>; DD-VBOR <csvsqtvbqgvn-oregon@yahoogroups.com>; DD-DHVanKhoa <DaiHocVanKhoaSG@yahoogroups.com>; DD-DanTocViet <DANTOCVIET@yahoogroups.com>; DD-NuocViet <Nuoc_VIET@yahoogroups.com>; DD-TuHaiGroup <NhomTuHai@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, December 4, 2011 5:18 AM
Subject: [HUYET-HOA] Hon 100 nuoc ky do kien-nghi xin huy-bo xay dap Xayaburi ... (VOA Nov-30-2011)


FYI 

No comments:

Post a Comment