Thursday, November 3, 2011

Không thể duy trì hòa bình châu Á nếu thiếu Mỹ?

Nghị sĩ Mỹ J. Randy Forbes quan ngại việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ có thể làm suy yếu sự ổn định của khu vực châu Á cũng như sẽ làm tổn hại đến các lợi ích của Mỹ trong khu vực. 

Nhiều người cho rằng nếu thế giới thuộc về phương Tây trong suốt thế kỷ 19 và thế kỷ 20 thì thế kỷ 21 sẽ được viết tại châu Á – Thái Bình Dương vì khu vực này có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, liên tục trong suốt bốn thập kỷ qua.


Ngoài ra, nhờ các giá trị dân chủ được phổ biến rộng rãi hơn mà châu Á – Thái Bình Dương trở thành một khu vực hòa bình, thịnh vượng và hội nhập. Và đóng góp vào sự thành công của châu Á, không thể không nhắc đến vai trò của Mỹ.
Một thực tế là, sức mạnh quân sự của Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ trong những thập kỷ qua đã giúp tạo nên một môi trường ổn định, làm đòn bẩy cho châu Á gặt hái thành công.
Tuy nhiên, một môi trường ổn định để phát triển bền vững như thế có khả năng sẽ không thể được duy trì bởi quyết định cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ.
Cụ thể, Quốc hội Mỹ vừa bỏ phiếu cắt giảm thêm 465 tỷ USD từ ngân sách quốc phòng trong thập kỷ tới. Sự cắt giảm này sẽ buộc Bộ quốc phòng Mỹ phải "ngậm ngùi nhịn" mua sắm, nghiên cứu, chế tạo thêm các trang thiết bị quân sự; hiện đại hóa hệ thống vũ khí cần thiết để bảo đảm các lợi ích của Mỹ cũng như an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương, khu vực mà Mỹ vừa đặt làm trung tâm trong chiến lược mới.
Quân đội Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh Reuters.
Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng có thể dẫn đến việc hải quân Mỹ sẽ phải ngậm ngùi chấp nhận cắt giảm lượng tàu chiến từ 285 xuống còn 238, một con số quá chênh lệch với những gì mà người siêu cường châu Á đang sở hữu.
Chịu chung số phận với hải quân Mỹ là lực lượng không quân khi cũng phải đối mặt với nguy cơ không có tiền để duy trì hoạt động của hàng trăm máy bay các loại. Các chương trình hệ trọng như nghiên cứu, chế tạo các loại máy bay ném bom thế hệ mới cũng có khả năng bị đổ vỡ.
Thậm chí, lực lượng thủy quân lục chiến, "con cưng" và là niềm tự hào của quân đội Mỹ đang được triển khai ở Nhật Bản cũng có nguy cơ chỉ nhận được một khoản ngân sách "eo hẹp", làm suy yếu hoạt động của họ.
Tồi tệ hơn là, trong khi Mỹ buộc phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng thì siêu cường châu Á lại đang gấp rút tăng cường hiện đại hóa quân đội của họ.
Bất chấp cam kết sẽ theo đuổi một quá trình phát triển hòa bình, nhiều người quan ngại họ chỉ "nói suông" khi mà trên thực tế, không tiếc tiền của để hiện đại hóa quân đội. Quân đội họ đang tích cực trang bị thêm tên lửa, tàu ngầm, các phương tiện chống chiến tranh mạng và vũ khí chống vệ tinh nhằm để đối phó với lực lượng hải quân và không quân tinh nhuệ hơn của Mỹ.
Ngoài ra, nhiều người đồn đoán rằng việc cường quốc số 1 châu Á hiện đại hóa quân đội, tìm kếm sự ngang bằng về mặt quân sự với Mỹ chính là một cách để Bắc Kinh loại Washington khỏi khả năng can thiệp vào một cuộc tranh chấp có thể xảy ra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; đồng thời gây khó dễ cho các lực lượng Mỹ đang hoạt động tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam.
Từ quyết định cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ đến việc nước này không tiếc tiền của hiện đại hóa quân đội, nhiều chuyên gia dự đoán cán cân quyền lực tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian tới có nhiều khả năng sẽ thay đổi, đe dọa đến sự ổn định và thịnh vượng của khu vực này đồng thời cũng tác động tiêu cực đến lợi ích quốc gia của Mỹ.
Ngoài ra, độ tin cậy của các cam kết an ninh của Mỹ tại khu vực này vì thế cũng bắt đầu suy yếu. Các quốc gia như Australia, Nhật Bản và Singapore đang bắt đầu đặt câu hỏi về sự hiện diện của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và quan ngại sự nổi lên của cường quốc châu Á.
Không có gì nghi ngờ về việc Mỹ có lợi ích cốt lõi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và việc cắt giảm chi tiêu quân sự chắc chắn tác động tiêu cực lên việc duy trì các lợi ích này.
Hiện nay, hầu như các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đang là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ bao gồm Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore. Tuy nhiên, hàng hóa từ Mỹ muốn vận chuyển đến các quốc gia này phải vượt qua các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực trong đó có nhiều tuyến đường là các điểm nút giao thông "nóng", nhạy cảm và tranh chấp. Một trong số đó là eo biển Malacca, huyết mạch trên biển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương với hơn 50.000 lượt tàu thuyền lưu thông qua eo biển nàymỗi năm, chiếm 40% thương mại của thế giới.
Do đó, việc duy trì khả năng nhằm đảm bảo an ninh cho những tuyến đường biển này cũng như để bảo vệ tự do hàng hải sẽ là điều vô cùng quan trọng về mặt thương mại lẫn quân sự đối với Mỹ. Tuy nhiên, với quyết định cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ rất có thể mất đi khả năng này, đồng nghĩa với việc mất đi lợi ích.
Hơn nữa, nếu các quốc gia nhưHàn Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản nhận thấy Mỹ có bất cứ động thái nào làm yếu đi các cam kết an ninh từng ký, họ tất yếu sẽ tìm một giải pháp thay thế. Không loại trừ khả năng giải pháp mà họ chọn sẽ là đầu tư trang bị vũ khí hạt nhân như là cách hiệu quả nhất giúp họ ngăn chặn các mối đe dọa về an ninh đến từ việc thiếu đi sự "che chở" của Mỹ. Hậu quả là, khu vực châu Á – Thái Bình Dương lẫn cộng đồng quốc tế sẽ bị đặt trong một tình thế nguy hiểm hơn rất nhiều.
Lê Dung (theo Diplomat) 

 
__,_._,___


----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To: vbHouston dalat <vobihouston@yahoogroups.com>; Huyet Hoa <HUYETHOA@yahoogroups.com>; Hanh lu <luhanh304@gmail.com>; chinhnghia Viet <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, November 3, 2011 1:09 PM
Subject: [HUYET-HOA] ] Không thể duy trì hòa bình châu Á nếu thiếu Mỹ?




No comments:

Post a Comment