Wednesday, February 15, 2012

EU vẫn là một thị trường mở cho Việt Nam


Tác giả: NAM PHONG

(VEF.VN) - Đại sứ Franz Jessen Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu đã trao đổi với báo chí về cơ hội đầu tư và phát triển quan hệ thương mại của hai thị trường châu Âu và Việt Nam trong nhiệm kỳ mới của mình.
Dù châu Âu đang khó khăn khi đối mặt với nợ công nhưng thị trường châu Âu vẫn có nhiều cơ hội và thực sự là một thị trường mở đối với Việt Nam. Đại sứ Franz Jessen Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu đã trao đổi với báo chí về cơ hội đầu tư và phát triển quan hệ thương mại của hai thị trường châu Âu và Việt Nam trong nhiệm kỳ mới của mình.
- Trong cơn khủng hoảng nợ công thì dòng vốn của châu Âu vào Việt Nam có bị ảnh hưởng gì không, thưa ông?
Đại sứ Franz Jessen: Điều tôi muốn nói là việc bổ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế vẫn là yếu tố quan trọng. Thật ra vấn đề nợ công đặt gánh nặng lên vai các doanh nghiệp châu Âu về tính cạnh tranh nhiều hơn. Trong quá trình cơ cấu lại thì có thể Việt Nam lại được hưởng lợi trong vấn đề này. Đúng là trong khủng hoảng một số doanh nghiệp ở châu Âu đã thu hồi vốn tại nhiều nước. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp tận dụng cơ hội này để đầu tư ra nước ngoài, vì vậy khó có thể có câu trả lời cụ thể cho vấn đề này.
- Khi kinh tế khó khăn, người ta lo ngại các rào cản thương mại sẽ được lập nên để bảo hệ sản xuất. Doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều vấn đề khi xuất vào một số nước Châu Âu. Ông có cách nào để giảm thiểu những vấn đề trên?
Chúng tôi luôn có những dự thảo luật rất chặt chẽ về điều kiện thị trường và hàng xuất khẩu của Việt Nam cần phải tuân thủ các điều kiện này. Đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để tránh những vấn đề không đáng có.
Đại sứ Franz Jessen
Tôi cũng xin lưu ý thêm là hiện tại không có mặt hàng nào của Việt Nam bị áp thuế chống phá giá. Mới đây trong quá trình gặp gỡ một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chũng tôi cũng bàn về các điều kiện của thị trương châu Âu. Tuy vậy, về các quy chế về điều kiện thị trường vẫn không được nhắc đến. Với con số tăng trưởng xuất khẩu 45% thì tôi nghĩ châu Âu vẫn là thị trường rất mở đối với Việt Nam.
- Vấn đề về hiệp định thương mại tự do (FTA) vẫn chưa thấy nhiều động thái từ Liên minh châu Âu để khởi động vòng đàm phán. Nguyên nhân do đâu thưa ông?
Tôi không cho rằng là như vậy, chúng tôi vẫn tiến hành bàn thảo về các vấn đề kỹ thuật trong quan hệ thương mại. Tuy vậy động thái từ Việt Nam cũng chưa rõ nét, kể từ khi FTA được bàn thảo trong năm 2010 thì Việt Nam vẫn chưa thể hiện được các vấn đề cần bàn cho vòng đàm phán. Chúng tôi hi vọng với Chính phủ mới thì vấn đề này sẽ được quan tâm hơn.
- FTA luôn mang lại lợi ích cho đối tác mạnh (EU) so với các nước phát triển chậm hơn (như Việt Nam). Vậy làm sao để đàm phán FTA đảm bảo lợi ích cho cả hai bên tham gia?
Tất nhiên FTA là hiệp định thương mại tự do thì lợi ích nghiêng về đối tác mạnh hơn cũng là điều dễ hiểu. Tuy vậy lợi ích cho đối tác còn lại cũng không phải là không có. Là một khối kinh tế được cho là hùng mạnh như châu Âu thì việc các nhà xuất khẩu Việt Nam đã có được một thị trường tiềm năng rất lớn. Vì vậy cần có một điểm chung để thúc đẩy thương mại của hai bên và tất nhiên là phải mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Chưa dừng lại ở đó mà điều mong muốn sau vòng đàm phán là sẽ tạo ra được những lợi ích bổ sung dựa trên sự tương thích của hai nền kinh tế. Chậm nhất vào tháng 1/2015 chúng tôi sẽ kết thúc đàm phán và đưa hiệp định có hiệu lực để thúc đẩy thương mại tự do tại Asean.
- Thưa ông, những mục tiêu, kế hoạch mà ông đặt ra trong nhiệm kỳ ông mới tham gia tại Việt Nam?
Tôi muốn đề xuất với chính phủ Việt Nam để có những điều chỉnh tốt hơn trong việc thu hút đầu tư.
Vào năm ngoái chúng tôi đã gặp Chính phủ Việt Nam để bàn về vấn đề thâm thủng thương mại. Điều này không hoàn toàn là do xuất khẩu của châu Âu sang Việt Nam. Trong đó, vấn đề về nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ phẩm cũng cần được quan tâm. Việc định nghĩa về mặt hàng xa xỉ phẩm từ châu Âu luôn là giới hạn lớn vì thuế như vậy thì hàng của châu Âu mất đi tính cạnh tranh ở Việt Nam.
Để thu hút DN châu Âu, trước hết, cần phải có một khung pháp lý ổn định sau đó là chất lượng của lao động, giá thành nhân công lao động. Các vấn đề về chính sách và tham những cũng đóng vai trò không nhỏ. Tôi có niềm tin lớn vào hợp tác tuy nhiên quyết định vẫn nắm trong tay Chính phủ Việt Nam khi họ tạo ra được một môi trường kinh doanh tốt.
Xin cảm ơn ông!



No comments:

Post a Comment