04:02-13/07/2011Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:
Theo TTXVN |
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các cán bộ,
lãnh đạo Viện KH&CN Việt Nam
Tại buổi làm việc với Viện KH&CN Việt Nam vào sáng 12/7. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đánh giá cao những tiến bộ không ngừng của Viện, đặc biệt là việc chuyển giao khoa học công nghệ trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau đã không ngừng gia tăng về quy mô, chất lượng.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Nhà nước sẽ tiếp tục ưu tiên tăng đầu tư cho Viện để tăng cường cơ sở vật chất, sớm đạt trình độ Viện nghiên cứu tiên tiến trong khu vực, đồng thời sẽ quan tâm "đặt hàng" các nhiệm vụ, các chương trình khoa học công nghệ lớn gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Trước mắt, Viện cần chú trọng thăm dò lòng biển, tài nguyên biển, tổ chức kinh tế trên mặt biển và ven biển... Tập thể cán bộ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cần ý thức rõ về trách nhiệm của mình để thực hiện nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả nhất.
Phó Thủ tướng yêu cầu Viện cần nghiên cứu, rà soát nhu cầu nguồn nhân lực từng ngành nghề cụ thể để có cơ chế chính sách về tiền lương, điều kiện làm việc, tuổi nghỉ hưu thích hợp... nhằm thu hút nhân tài và sử dụng hiệu quả cán bộ khoa học trình độ cao.
GS.TS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện KH&CN Việt Nam cho biết: trong giai đoạn 2006-2010, Viện đã tiến hành các nghiên cứu phát triển công nghệ gắn với thực tiễn, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển đất nước, tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như: công nghệ thông tin và vũ trụ; công nghệ sinh học và sinh thái nông nghiệp bền vững; phòng tránh, giảm nhẹ hậu quả thiên tai và viễn thám; khoa học công nghệ biển... Viện đã triển khai tốt chương trình KHCN về công nghệ vũ trụ giai đoạn 1 với các nội dung như: nghiên cứu công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát mặt đất; ứng dụng ảnh viễn thám hệ thống định vị GPS phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng; nghiên cứu chế tạo thiết bị, trạm mặt đất... Viện thành lập thêm Viện hóa sinh biển nhằm tập trung nguồn lực cho công tác điều tra, nghiên cứu cơ bản và khai thác ứng dụng nguồn tài nguyên biển phong phú của Việt Nam.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Viện có rất nhiều kết quả ứng dụng công nghệ sinh học tạo các giống cây trồng cho năng suất cao như: giống lúa mới mang gen tạo acid béo omega-7, nâng cao chất lượng gạo, phục tráng giống lúa nếp đặc sản; sản xuất chế phẩm phòng chống nấm cho ngô, đỗ tương; tạo giống hồ tiêu chuyển gen kháng rầy rệp; chế tạo vật liệu giữ ẩm có khả năng hút, giữ nước ứng dụng trong nông lâm nghiệp...
Viện còn ký kết hợp tác khoa học công nghệ với 13 tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành nhằm nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn một cách hiệu quả. Điển hình như Đề tài “Xây dựng công nghệ cảnh báo, dự báo ngập lụt vùng hạ lưu hệ thốn sông Hương và chuyển giao cho địa phương” đã cung cấp thông tin khá chính xác và kịp thời để tỉnh Thừa Thiên – Huế có cơ sở chỉ đạo nhân dân trong việc phòng, tránh lũ lụt; Dự án Hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc trừ ốc bươu vàng TOBI.25H đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép ứng dụng rộng rãi, hiện giá thành rẻ hơn 30% so với giá nhập ngoại, được nông dân đón nhận với nhu cầu sử dụng ngày càng cao.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thăm và lắng nghe các ý kiến về tình hình hoạt động khoa học công nghệ của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tại Viện toán học, Viện Công nghệ sinh học và Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện KH&CN Việt Nam.
Phó Thủ tướng yêu cầu Viện cần nghiên cứu, rà soát nhu cầu nguồn nhân lực từng ngành nghề cụ thể để có cơ chế chính sách về tiền lương, điều kiện làm việc, tuổi nghỉ hưu thích hợp... nhằm thu hút nhân tài và sử dụng hiệu quả cán bộ khoa học trình độ cao.
GS.TS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện KH&CN Việt Nam cho biết: trong giai đoạn 2006-2010, Viện đã tiến hành các nghiên cứu phát triển công nghệ gắn với thực tiễn, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển đất nước, tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như: công nghệ thông tin và vũ trụ; công nghệ sinh học và sinh thái nông nghiệp bền vững; phòng tránh, giảm nhẹ hậu quả thiên tai và viễn thám; khoa học công nghệ biển... Viện đã triển khai tốt chương trình KHCN về công nghệ vũ trụ giai đoạn 1 với các nội dung như: nghiên cứu công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát mặt đất; ứng dụng ảnh viễn thám hệ thống định vị GPS phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng; nghiên cứu chế tạo thiết bị, trạm mặt đất... Viện thành lập thêm Viện hóa sinh biển nhằm tập trung nguồn lực cho công tác điều tra, nghiên cứu cơ bản và khai thác ứng dụng nguồn tài nguyên biển phong phú của Việt Nam.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Viện có rất nhiều kết quả ứng dụng công nghệ sinh học tạo các giống cây trồng cho năng suất cao như: giống lúa mới mang gen tạo acid béo omega-7, nâng cao chất lượng gạo, phục tráng giống lúa nếp đặc sản; sản xuất chế phẩm phòng chống nấm cho ngô, đỗ tương; tạo giống hồ tiêu chuyển gen kháng rầy rệp; chế tạo vật liệu giữ ẩm có khả năng hút, giữ nước ứng dụng trong nông lâm nghiệp...
Viện còn ký kết hợp tác khoa học công nghệ với 13 tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành nhằm nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn một cách hiệu quả. Điển hình như Đề tài “Xây dựng công nghệ cảnh báo, dự báo ngập lụt vùng hạ lưu hệ thốn sông Hương và chuyển giao cho địa phương” đã cung cấp thông tin khá chính xác và kịp thời để tỉnh Thừa Thiên – Huế có cơ sở chỉ đạo nhân dân trong việc phòng, tránh lũ lụt; Dự án Hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc trừ ốc bươu vàng TOBI.25H đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép ứng dụng rộng rãi, hiện giá thành rẻ hơn 30% so với giá nhập ngoại, được nông dân đón nhận với nhu cầu sử dụng ngày càng cao.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thăm và lắng nghe các ý kiến về tình hình hoạt động khoa học công nghệ của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tại Viện toán học, Viện Công nghệ sinh học và Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện KH&CN Việt Nam.
No comments:
Post a Comment