BY TRƯƠNG ĐÌNH TOE, ON JUNE 17TH, 2011
TRẦN BÌNH TRỌNG
(Phần II)
(Phần II)
Trương Đình Toe
Đây lại kể đến tiếp việc tướng Nguyên là Khoan Triệt dẫn kỵ binh đuổi theo hai vua Trần. Đến bãi Đà Mạc thì gặp quân An Nam cản đường. Thấy hàng ngũ đối phương chỉnh tề, đường vào bãi khó khăn, bèn dừng ngựa. Lại thấy bên kia trận một tướng cầm đại đao, giáp bạc ngựa trắng, hùng dũng quắc mắt nhìn sang thì tự nhiên bủn rủn hết cả chân tay. Liền hỏi mấy tên lính An Nam dẫn đường:
- Người kia là ai?
Chúng thưa:
- Đấy là An Kiến hầu Trần Bình Trọng.
Khoan Triệt đã nghe tiếng tămTrần Bình Trọng ở trận núi Kỳ Cấp, nên lại càng sợ,
ngây như phỗng, miệng lẩm bẩm:
- Quân tướng An Nam trông cũng oai nhiêm lắm, không thể coi thường được.
Có tên tỳ tướng đứng cạnh biết ý, nói:
- Ngài là danh tướng của “Thiên Triều”, quân mình lại đông, toàn kị binh thiện
chiến, còn địch thì chỉ có một nhúm người đi chân đất, có gì là lo ngại?
Khoan Triệt nghe ra, cũng cảm thấy hoàn hồn, liền hô quân bắn sang. Bình Trọng
vung đao gạt loạt tên đầu, rồi nẩy ra một kế, quay ngựa về phía sau trận, sai quân cầm lá chắn tiến lui, nhử cho giặc bắn thật nhiều để lấy thêm tên. Khoan Triệt thấy bắn mãi chẳng ăn thua gì thì nóng máu, tay cầm gươm, tay cầm mộc, cưỡi ngựa đi đầu xông vào bãi. Quân Nguyên tuy đông, nhưng lối vào chật hẹp, chỉ đủ cho ba bốn ngựa dóng hàng ngang. Bên trận An Nam, giáo dài lao ra tua tủa, tên đạn từ hai bên cánh gà bắn ào ào. Quân Nguyên nhiều đứa ngã ngựa. Khoan Triệt không thể tiến được, đành phải chạy quay về. Lại thấy nước cạn, Triệt thúc quân lội qua bùn đánh sang. Nhưng người ngựa xuống bị xa lầy, nhiều tên chìm nghỉm. Bình Trọng lệnh cho quân từ trên bắn xuống. Giặc chết hại rất nhiều. Một số đứa sang được bãi đều bị quân An Nam đâm chết. Hai bên cầm cự nhau suốt ngày. Mãi đến lúc mặt trời khuất núi, Khoan Triệt mới chịu rút lui. Quân An Nam thì nghỉ lại ngoài bãi. Bình Trọng cắt người canh gác lối vào cẩn thận, rồi sai quân sĩ xả thịt những con ngựa bị giết ban ngày ra, đốt lửa nướng ăn.
Hôm sau trời vừa tảng sáng, quân Nguyên đã đến. Hai bên lại kịch chiến. Khoan Triệt hôm trước đánh suốt ngày không được thì bực bội, một mặt tự ra đánh, mặt khác đã sai tên tỳ tướng dẫn một toán quân tìm lối tắt vòng xuống phía nam. Dọc đường nhiều đứa chết đuối, hoặc làm mồi cho cá sấu, hoặc bị rắn độc cắn chết. Đến trưa thì chúng cũng tìm được đường và từ phía nam đánh vào bãi. Quân Nguyên bấy giờ ép hai ngả. Nhưng phía nam lối cũng hẻm, không dễ gì vào được. Trần Bình Trọng chia quân ra giữ, còn mình thì cưỡi ngựa đi lại đốc chiến. Hai bên đánh nhau mỗi lúc một dữ dội. Quân An Nam cuối cùng bắn hết cả tên. Nhưng quân Nguyên cứ vào được bãi bao nhiêu, bị giết bấy nhiêu, chết không biết bao nhiêu mà kể. Đến tận tà chiều chưa phân thắng bại. Quân An Nam vẫn giữ vững được trận địa, còn quân Nguyên thì rục rịch có vẻ muốn lui. Bình Trọng đã mừng thầm trong bụng. Bỗng nhiên dưới sông tiếng la ó inh ỏi. Chiến thuyền của Lý Hằng tới nơi. Hằng tức khắc thúc quân bắn như mưa rồi đánh ùa lên lên bãi. Khoan Triệt cũng nhân cơ hội, dẫn kỵ binh sấn vào. Cuộc chiến ác liệt lại bắt đầu từ đầu. Tên đạn bay vù vù, binh khí va chạm xoang xoảng, tiếng hò hét rợn người. Quân An Nam tuy dũng cảm, nhưng ít người, lại chiến đấu ròng rã hai ngày liền, nên mệt mỏi, đuối sức, bắt đầu rối loạn. Đánh nhau được khoảng hơn một giờ nữa thì chết không còn một người nào. Chỉ có Trần Bình Trọng một mình múa đao cưỡi ngựa đi lại, đi đến đâu, giặc dãn ra đến đấy, máu thịt bắn tung toé. Lý Hằng có ý thán phục, ra lệnh thuộc hạ phải bắt sống cho kỳ được. Quân Nguyên giữ chặt lối ra. Bình Trọng không tài nào thoát nổi. Đánh mãi cuối cùng kiệt sức, cả người ngựa sa xuống bùn lầy, bị quân Nguyên bắt được…
- Người kia là ai?
Chúng thưa:
- Đấy là An Kiến hầu Trần Bình Trọng.
Khoan Triệt đã nghe tiếng tămTrần Bình Trọng ở trận núi Kỳ Cấp, nên lại càng sợ,
ngây như phỗng, miệng lẩm bẩm:
- Quân tướng An Nam trông cũng oai nhiêm lắm, không thể coi thường được.
Có tên tỳ tướng đứng cạnh biết ý, nói:
- Ngài là danh tướng của “Thiên Triều”, quân mình lại đông, toàn kị binh thiện
chiến, còn địch thì chỉ có một nhúm người đi chân đất, có gì là lo ngại?
Khoan Triệt nghe ra, cũng cảm thấy hoàn hồn, liền hô quân bắn sang. Bình Trọng
vung đao gạt loạt tên đầu, rồi nẩy ra một kế, quay ngựa về phía sau trận, sai quân cầm lá chắn tiến lui, nhử cho giặc bắn thật nhiều để lấy thêm tên. Khoan Triệt thấy bắn mãi chẳng ăn thua gì thì nóng máu, tay cầm gươm, tay cầm mộc, cưỡi ngựa đi đầu xông vào bãi. Quân Nguyên tuy đông, nhưng lối vào chật hẹp, chỉ đủ cho ba bốn ngựa dóng hàng ngang. Bên trận An Nam, giáo dài lao ra tua tủa, tên đạn từ hai bên cánh gà bắn ào ào. Quân Nguyên nhiều đứa ngã ngựa. Khoan Triệt không thể tiến được, đành phải chạy quay về. Lại thấy nước cạn, Triệt thúc quân lội qua bùn đánh sang. Nhưng người ngựa xuống bị xa lầy, nhiều tên chìm nghỉm. Bình Trọng lệnh cho quân từ trên bắn xuống. Giặc chết hại rất nhiều. Một số đứa sang được bãi đều bị quân An Nam đâm chết. Hai bên cầm cự nhau suốt ngày. Mãi đến lúc mặt trời khuất núi, Khoan Triệt mới chịu rút lui. Quân An Nam thì nghỉ lại ngoài bãi. Bình Trọng cắt người canh gác lối vào cẩn thận, rồi sai quân sĩ xả thịt những con ngựa bị giết ban ngày ra, đốt lửa nướng ăn.
Hôm sau trời vừa tảng sáng, quân Nguyên đã đến. Hai bên lại kịch chiến. Khoan Triệt hôm trước đánh suốt ngày không được thì bực bội, một mặt tự ra đánh, mặt khác đã sai tên tỳ tướng dẫn một toán quân tìm lối tắt vòng xuống phía nam. Dọc đường nhiều đứa chết đuối, hoặc làm mồi cho cá sấu, hoặc bị rắn độc cắn chết. Đến trưa thì chúng cũng tìm được đường và từ phía nam đánh vào bãi. Quân Nguyên bấy giờ ép hai ngả. Nhưng phía nam lối cũng hẻm, không dễ gì vào được. Trần Bình Trọng chia quân ra giữ, còn mình thì cưỡi ngựa đi lại đốc chiến. Hai bên đánh nhau mỗi lúc một dữ dội. Quân An Nam cuối cùng bắn hết cả tên. Nhưng quân Nguyên cứ vào được bãi bao nhiêu, bị giết bấy nhiêu, chết không biết bao nhiêu mà kể. Đến tận tà chiều chưa phân thắng bại. Quân An Nam vẫn giữ vững được trận địa, còn quân Nguyên thì rục rịch có vẻ muốn lui. Bình Trọng đã mừng thầm trong bụng. Bỗng nhiên dưới sông tiếng la ó inh ỏi. Chiến thuyền của Lý Hằng tới nơi. Hằng tức khắc thúc quân bắn như mưa rồi đánh ùa lên lên bãi. Khoan Triệt cũng nhân cơ hội, dẫn kỵ binh sấn vào. Cuộc chiến ác liệt lại bắt đầu từ đầu. Tên đạn bay vù vù, binh khí va chạm xoang xoảng, tiếng hò hét rợn người. Quân An Nam tuy dũng cảm, nhưng ít người, lại chiến đấu ròng rã hai ngày liền, nên mệt mỏi, đuối sức, bắt đầu rối loạn. Đánh nhau được khoảng hơn một giờ nữa thì chết không còn một người nào. Chỉ có Trần Bình Trọng một mình múa đao cưỡi ngựa đi lại, đi đến đâu, giặc dãn ra đến đấy, máu thịt bắn tung toé. Lý Hằng có ý thán phục, ra lệnh thuộc hạ phải bắt sống cho kỳ được. Quân Nguyên giữ chặt lối ra. Bình Trọng không tài nào thoát nổi. Đánh mãi cuối cùng kiệt sức, cả người ngựa sa xuống bùn lầy, bị quân Nguyên bắt được…
Đây lại kể xa giá hai vua Trần đương đi, bỗng có tin dữ từ Nghệ An báo ra, Trương Hiến hầu Trần Kiện làm phản, mang ba vạn quân dâng vũ khí hàng giặc. Toa Đô có Ô Mã Nhi từ biển đánh vào giúp sức, được Trần Kiện tiếp tay, nên thế mạnh đi đến đâu phá tan đến đấy. Thượng tướng Trần Quang Khải cũng không sao đương nổi, phải rút ra phía ngoài. Vua đương lúc lo lắng thì lại có thám mã đến báo, quân sĩ ở Thiêng Trường đã chết sạch cả, Trần Bình Trọng bị giặc bắt mất rồi. Hai vua và Hưng Đạo vương thương tiếc vô cùng. Nhân Tông kinh sợ. Hưng Đạo vương phải hết lời khuyên giải. Hôm sau xa giá lại nhận được tin Toa Đô đã sai người đưa Trần Kiện về Yên Kinh. Hưng Đạo vương nổi giận, sai ngay Nguyễn Địa Lô đem ba trăm quân kỵ đi đường tắt cấp tốc đuổi theo .
Khi ấy vua đương buồn rầu ngồi trên thuyền với Hưng Đạo vương, bỗng nhiên giật mình nghĩ ra một điều, bảo vương:
- Bình Trọng là dũng tướng ở đời, văn võ song toàn, hiểu rõ quân tình của ta,
đường đất trong nước không chỗ nào là không biết. Nếu lại hàng giặc như Trần Kiện thì nguy hại cho ta lắm.
Hưng Đạo Vương nói:
- Xin bệ hạ đừng lo. Bình Trọng là bậc trung liệt, tôi chắc sẽ không hàng đâu.
Nhưng tình hình càng ngày càng trở nên nguy ngập. Nhiều kẻ hèn nhát, kể cả bọn
hoàng tộc như Trần Ích Tắc, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên… cũng ra hàng cả. Quân ở Thiên Trường thua, An Kiến hầu Trần Bình Trọng bị bắt, thượng tướng Trần Quang Khải mang quân đi xa, không còn ai cản được giặc. Chúng săn đuổi xa giá rất gấp. Bấy giờ vua tôi mỏi mệt. Hưng Đạo vương rước xa giá ra Quảng Yên, sai một tướng dẫn thuyền rồng mở cờ gióng trống ra cửa bể Ngọc Sơn làm nghi tình cho giặc, còn thuyền vua thì đi theo sông Tam Chỉ. Quân giặc đuổi theo xa giá giả. Kỵ binh đuổi kịp, thấy có thuyền rồng dưới sông, bèn đứng trên bờ bắn tên xuống như mưa. Nhưng bắn chán chẳng có ai phản ứng gì thì biết là bị lừa, lại quay lại. Phía sau Lý Hằng chỉ huy thuỷ quân, đã có thám mã báo là các vua Trần đi theo đường khác, liền không chờ kỵ binh, cũng quay thuyền đuổi. Hưng Đạo vương đã đoán được tình thế, nên sai người cứ gióng thuyền theo sông Tam Chỉ mà đi, còn hai vua và gia quyến thì rước lên bờ, đi đường bộ. Nhưng xa giá đi rất là chậm chạp. Chỉ có thượng hoàng đi kiệu, vua và các võ tướng cưỡi ngựa, còn gia quyến đều phải đi bộ như quân sĩ cả. Nhiều người quen sống nơi cung thất, nay đói rét, mệt mỏi, khổ sở không thể nào tưởng tượng được. Nhân Tông lo sợ vô cùng, lại hỏi Hưng Đạo vương phải làm thế nào?
Vương nói:
- Đã đến nước này chỉ còn có hai cách, xin bệ hạ lựa chọn cho.
- Đấy là những cách gì? – Vua hỏi.
- Một là nếu giặc đuổi kịp thì phải liều chết mà đánh, hai là Thoát Hoan cũng là người Hồ … Đối với các chúa Rợ Hồ phương bắc, người Trung Hoa lúc nguy khốn vẫn hay dùng kế mỹ nhân. Ta cũng có thể theo đó mà làm.
Nhân Tông lắc đầu, thở dài mà rằng:
- Quân tướng đã mỏi mệt lắm rồi. Giặc đuổi kịp thì một người cũng chẳng thoát, nói gì đến đánh nhau. Còn kế mỹ nhân thì trừ công chúa An Tư ra, đây không có con gái đẹp. Trẫm lẽ nào lại mang công chúa mà dâng cho giặc, để lại tiếng xấu muôn đời. Trẫm thấy cả hai cách đều không thể thi hành được. Xin Quốc công nghĩ cho mẹo khác.
Hưng Đạo vương nói:
- Ngày xưa hùng mạnh như thiên tử của Trung Hoa Hán Cao Tổ còn gả cả con gái cho vua Phiên, vẫn được coi là mọi rợ, để đổi lấy sự an bình; Hán Nguyên Đế trong lúc cùng quẫn phải mang cả người thiếp yêu của mình là nàng Vương Chiêu Quân cống cho chúa Hung Nô, thế thì việc dâng công chúa An Tư có gì là xấu hổ? Vả lại thà đem dâng công chúa cho giặc, chả hơn là để chúng tự đến đây mà bắt lấy. Xin bệ hạ hãy coi giang sơn làm trọng, thử hỏi ý thượng hoàng và công chúa xem sao.
An Tư công chúa nguyên là con gái út của vua Trần Thái Tông, tức cô ruột của vua Nhân Tông, vì thế vẫn được gọi là Hoàng Cô. Lúc bấy giờ An Tư đã được ước gả cho Chiêu Thành vương Trần Thông rồi. Nghe Nhân Tông nói đến việc triều cống Thoát Hoan, công chúa tình nguyện sang trại giặc. Thượng hoàng cũng nhường kiệu cho. Trước lúc ra đi, nàng sụp lậy hai vua, khóc mà rằng:
- Anh và bệ hạ đi đường hãy bảo trọng. Xã tắc lâm nguy, thần thiếp cũng chẳng dám tiếc tấm thân bỏ đi của mình làm gì. Chỉ xin bệ hạ một điều, sau này tìm gả cho Chiêu Thành vương một người con gái xứng đáng trong họ thì thần thiếp có chết xuống chín suối cũng được yên lòng.
Nhân Tông không dám nhận lễ, vội vàng xuống ngựa nâng công chúa dậy, ngậm ngùi nói rằng:
- Sao Hoàng Cô lại thế?
Rồi sai cận thần của mình là Đào Kiện theo hầu công chúa. Đào Kiện cũng là tay dũng cảm, đa mưu túc kế, làm giả một bức thư trá hàng của vua Trần mang theo người. Kiệu của công chúa đi nửa ngày đường thì gặp tiền đạo quân Nguyên do Khoan Triệt dẫn đầu. Đào Kiện bảo Khoan Triệt là vua Trần sắp quay lại xin hàng, sợ quân tướng của „Thiên Triều” không tin, nên đưa công chúa An Tư đến trước. Và Kiện xin được yết kiến chủ soái Thoát Hoan để trình hàng thư của vua Trần. Khoan Triệt nghe nói nửa tin nửa ngờ. Nhưng bấy giờ đã là tà chiều, chẳng biết các vua Trần ở đâu, y thì mệt nhoài. Kể từ ngày ra khỏi Thăng Long, Triệt cùng bộ hạ không mấy lúc được dời lưng ngựa, thậm chí ăn ngủ cũng trên yên ngựa cả. Nghe Đào Kiện nói thì viện ngay cớ ấy, đưa công chúa An Tư và Đào Kiện lại trung quân cho Thoát Hoan định liệu.
Thoát Hoan tiếp được bức thư giả của vua Trần thì cười ha hả, tự đắc bảo rằng:
- Nhân Tông đã như cá nằm trên thớt, dẫu không lại đây quỳ gối đầu hàng, sớm muộn ta cũng tóm được. Bấy giờ y có hối cũng chẳng kịp. – Lại sai người vén kiệu ra, dắt công chúa An Tư xuống, thấy nàng kiều diễm như tiên giáng trần thì mừng lắm, nói: – Con gái phương nam quả là xinh đẹp, thiên hạ không nơi nào bằng.
Rồi sai đưa nàng vào trong trướng để hưởng lạc. Quân tướng thì cho nghỉ ngơi, chờ vua Trần đến hàng. Quân Nguyên ròng rã gần một tháng trời vượt sông lội suối, đêm ngày khốn khổ vì đuổi vua Trần, nên nhận lệnh, ai nấy đều lấy đó làm mừng. Đào Kiện lừa Thoát Hoan, biết y sẽ chẳng tha, bèn nửa đêm bỏ trốn. Hôm sau Thoát Hoan ngủ trưa, nhưng cận thần không dám đánh thức. Đến lúc mặt trời đứng bóng, Hoan mới dậy. Bấy giờ vẫn không thấy vua Trần lại hàng. Hoan hỏi Đào Kiện đâu thì chẳng ai biết. Khi đó mới hiểu ra đấy là mưu kế, liền gầm thét lệnh cho quân truy kích tiếp. Lại còn sai quật mả Trần Bình Trọng đã bị giết từ mấy hôm trước, lấy đầu ra bêu ở cửa trại cho hả giận!
Khi ấy vua đương buồn rầu ngồi trên thuyền với Hưng Đạo vương, bỗng nhiên giật mình nghĩ ra một điều, bảo vương:
- Bình Trọng là dũng tướng ở đời, văn võ song toàn, hiểu rõ quân tình của ta,
đường đất trong nước không chỗ nào là không biết. Nếu lại hàng giặc như Trần Kiện thì nguy hại cho ta lắm.
Hưng Đạo Vương nói:
- Xin bệ hạ đừng lo. Bình Trọng là bậc trung liệt, tôi chắc sẽ không hàng đâu.
Nhưng tình hình càng ngày càng trở nên nguy ngập. Nhiều kẻ hèn nhát, kể cả bọn
hoàng tộc như Trần Ích Tắc, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên… cũng ra hàng cả. Quân ở Thiên Trường thua, An Kiến hầu Trần Bình Trọng bị bắt, thượng tướng Trần Quang Khải mang quân đi xa, không còn ai cản được giặc. Chúng săn đuổi xa giá rất gấp. Bấy giờ vua tôi mỏi mệt. Hưng Đạo vương rước xa giá ra Quảng Yên, sai một tướng dẫn thuyền rồng mở cờ gióng trống ra cửa bể Ngọc Sơn làm nghi tình cho giặc, còn thuyền vua thì đi theo sông Tam Chỉ. Quân giặc đuổi theo xa giá giả. Kỵ binh đuổi kịp, thấy có thuyền rồng dưới sông, bèn đứng trên bờ bắn tên xuống như mưa. Nhưng bắn chán chẳng có ai phản ứng gì thì biết là bị lừa, lại quay lại. Phía sau Lý Hằng chỉ huy thuỷ quân, đã có thám mã báo là các vua Trần đi theo đường khác, liền không chờ kỵ binh, cũng quay thuyền đuổi. Hưng Đạo vương đã đoán được tình thế, nên sai người cứ gióng thuyền theo sông Tam Chỉ mà đi, còn hai vua và gia quyến thì rước lên bờ, đi đường bộ. Nhưng xa giá đi rất là chậm chạp. Chỉ có thượng hoàng đi kiệu, vua và các võ tướng cưỡi ngựa, còn gia quyến đều phải đi bộ như quân sĩ cả. Nhiều người quen sống nơi cung thất, nay đói rét, mệt mỏi, khổ sở không thể nào tưởng tượng được. Nhân Tông lo sợ vô cùng, lại hỏi Hưng Đạo vương phải làm thế nào?
Vương nói:
- Đã đến nước này chỉ còn có hai cách, xin bệ hạ lựa chọn cho.
- Đấy là những cách gì? – Vua hỏi.
- Một là nếu giặc đuổi kịp thì phải liều chết mà đánh, hai là Thoát Hoan cũng là người Hồ … Đối với các chúa Rợ Hồ phương bắc, người Trung Hoa lúc nguy khốn vẫn hay dùng kế mỹ nhân. Ta cũng có thể theo đó mà làm.
Nhân Tông lắc đầu, thở dài mà rằng:
- Quân tướng đã mỏi mệt lắm rồi. Giặc đuổi kịp thì một người cũng chẳng thoát, nói gì đến đánh nhau. Còn kế mỹ nhân thì trừ công chúa An Tư ra, đây không có con gái đẹp. Trẫm lẽ nào lại mang công chúa mà dâng cho giặc, để lại tiếng xấu muôn đời. Trẫm thấy cả hai cách đều không thể thi hành được. Xin Quốc công nghĩ cho mẹo khác.
Hưng Đạo vương nói:
- Ngày xưa hùng mạnh như thiên tử của Trung Hoa Hán Cao Tổ còn gả cả con gái cho vua Phiên, vẫn được coi là mọi rợ, để đổi lấy sự an bình; Hán Nguyên Đế trong lúc cùng quẫn phải mang cả người thiếp yêu của mình là nàng Vương Chiêu Quân cống cho chúa Hung Nô, thế thì việc dâng công chúa An Tư có gì là xấu hổ? Vả lại thà đem dâng công chúa cho giặc, chả hơn là để chúng tự đến đây mà bắt lấy. Xin bệ hạ hãy coi giang sơn làm trọng, thử hỏi ý thượng hoàng và công chúa xem sao.
An Tư công chúa nguyên là con gái út của vua Trần Thái Tông, tức cô ruột của vua Nhân Tông, vì thế vẫn được gọi là Hoàng Cô. Lúc bấy giờ An Tư đã được ước gả cho Chiêu Thành vương Trần Thông rồi. Nghe Nhân Tông nói đến việc triều cống Thoát Hoan, công chúa tình nguyện sang trại giặc. Thượng hoàng cũng nhường kiệu cho. Trước lúc ra đi, nàng sụp lậy hai vua, khóc mà rằng:
- Anh và bệ hạ đi đường hãy bảo trọng. Xã tắc lâm nguy, thần thiếp cũng chẳng dám tiếc tấm thân bỏ đi của mình làm gì. Chỉ xin bệ hạ một điều, sau này tìm gả cho Chiêu Thành vương một người con gái xứng đáng trong họ thì thần thiếp có chết xuống chín suối cũng được yên lòng.
Nhân Tông không dám nhận lễ, vội vàng xuống ngựa nâng công chúa dậy, ngậm ngùi nói rằng:
- Sao Hoàng Cô lại thế?
Rồi sai cận thần của mình là Đào Kiện theo hầu công chúa. Đào Kiện cũng là tay dũng cảm, đa mưu túc kế, làm giả một bức thư trá hàng của vua Trần mang theo người. Kiệu của công chúa đi nửa ngày đường thì gặp tiền đạo quân Nguyên do Khoan Triệt dẫn đầu. Đào Kiện bảo Khoan Triệt là vua Trần sắp quay lại xin hàng, sợ quân tướng của „Thiên Triều” không tin, nên đưa công chúa An Tư đến trước. Và Kiện xin được yết kiến chủ soái Thoát Hoan để trình hàng thư của vua Trần. Khoan Triệt nghe nói nửa tin nửa ngờ. Nhưng bấy giờ đã là tà chiều, chẳng biết các vua Trần ở đâu, y thì mệt nhoài. Kể từ ngày ra khỏi Thăng Long, Triệt cùng bộ hạ không mấy lúc được dời lưng ngựa, thậm chí ăn ngủ cũng trên yên ngựa cả. Nghe Đào Kiện nói thì viện ngay cớ ấy, đưa công chúa An Tư và Đào Kiện lại trung quân cho Thoát Hoan định liệu.
Thoát Hoan tiếp được bức thư giả của vua Trần thì cười ha hả, tự đắc bảo rằng:
- Nhân Tông đã như cá nằm trên thớt, dẫu không lại đây quỳ gối đầu hàng, sớm muộn ta cũng tóm được. Bấy giờ y có hối cũng chẳng kịp. – Lại sai người vén kiệu ra, dắt công chúa An Tư xuống, thấy nàng kiều diễm như tiên giáng trần thì mừng lắm, nói: – Con gái phương nam quả là xinh đẹp, thiên hạ không nơi nào bằng.
Rồi sai đưa nàng vào trong trướng để hưởng lạc. Quân tướng thì cho nghỉ ngơi, chờ vua Trần đến hàng. Quân Nguyên ròng rã gần một tháng trời vượt sông lội suối, đêm ngày khốn khổ vì đuổi vua Trần, nên nhận lệnh, ai nấy đều lấy đó làm mừng. Đào Kiện lừa Thoát Hoan, biết y sẽ chẳng tha, bèn nửa đêm bỏ trốn. Hôm sau Thoát Hoan ngủ trưa, nhưng cận thần không dám đánh thức. Đến lúc mặt trời đứng bóng, Hoan mới dậy. Bấy giờ vẫn không thấy vua Trần lại hàng. Hoan hỏi Đào Kiện đâu thì chẳng ai biết. Khi đó mới hiểu ra đấy là mưu kế, liền gầm thét lệnh cho quân truy kích tiếp. Lại còn sai quật mả Trần Bình Trọng đã bị giết từ mấy hôm trước, lấy đầu ra bêu ở cửa trại cho hả giận!
Nguyên khi Trần Bình Trọng bị bắt, Lý Hằng sai giải lại cho Thoát Hoan. Hoan thấy Bình Trọng người cao lớn, dáng đi hùng dũng, nét mặt đường hoàng, không có chút gì là sợ sệt thì biết không phải là tướng thường, nên muốn khuyên dỗ về hàng. Liền tiếp đãi rất tử tế, mời ăn uống hẳn hoi. Nhưng Bình Trọng không ăn. Hỏi đến việc nước, Bình Trọng cũng không nói. Sau Hoan lại hỏi:
- Tướng quân có muốn làm vương đất Bắc không?
Bình Trọng trả lời:
- Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Nay ta đã bị bắt
thì chỉ có chết là cùng, can gì phải hỏi lôi thôi.
Thoát Hoan không thuyết phục nổi Trần Bình Trọng hàng, nhưng vì có ý mến phục, cũng không lỡ giết, cho giải theo quân. Được mấy hôm lại sợ Bình Trọng trốn mất, mới sai mang ra chém. Rồi ra lệnh cho mai táng chôn cất tử tế theo tục lệ Trung Hoa , dùng lễ nghi dành cho thượng tướng quân. Nhưng đến lúc y điên loạn thì lại sai quật mả lên. Trần Bình Trọng bấy giờ mới có 26 tuổi.
- Tướng quân có muốn làm vương đất Bắc không?
Bình Trọng trả lời:
- Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Nay ta đã bị bắt
thì chỉ có chết là cùng, can gì phải hỏi lôi thôi.
Thoát Hoan không thuyết phục nổi Trần Bình Trọng hàng, nhưng vì có ý mến phục, cũng không lỡ giết, cho giải theo quân. Được mấy hôm lại sợ Bình Trọng trốn mất, mới sai mang ra chém. Rồi ra lệnh cho mai táng chôn cất tử tế theo tục lệ Trung Hoa , dùng lễ nghi dành cho thượng tướng quân. Nhưng đến lúc y điên loạn thì lại sai quật mả lên. Trần Bình Trọng bấy giờ mới có 26 tuổi.
Đây lại nói đến xa giá hai vua Trần đi bộ suốt đêm đến làng Thuỷ Chú, rồi xuống thuyền ra sông Nam Triệu. Ra đến cửa biển Bạch Đằng có thám mã đến báo, Trần Bình Trọng đã bị hành hình rồi, giặc treo đầu Kiến Đức hầu trước cửa trại. Thánh Tông thượng hoàng, vua Nhân Tông, Hưng Đạo vương và các tướng có mặt đều oà lên khóc cả. Nhân Tông sai cắm thuyền, lên bãi cát lập đàn làm lễ chiêu hồn cho Trần Bình Trọng. Hưng Đạo vương hết sức can ngăn:
- Giặc đuổi đến nơi rồi, xin bệ hạ chớ lên bờ.
- Trẫm có những bề tôi trung nghĩa như Bình Trọng thì vận nước nhà cũng chưa thể nào hết được. Ngắn dài có số, trăm sự tại trời. Trời Phật đã cho trẫm sống thì giặc làm gì được trẫm! – Nhân Tông nói và nhất định không nghe.
Hưng Đạo vương không biết làm thế nào, đành sai tầu thuyền chực sẵn chờ lệnh nhổ neo, sai Yết Kiêu, Dã Tượng dàn quân án ngữ đường xuống bãi, còn mình cùng Phạm Ngũ Lão mặc giáp đeo gươm đứng hầu vua. Nhân Tông đốt hương khấn vái Bình Trọng, đổi hiệu cho làm Bảo Nhĩa hầu để tôn vinh lòng trung liệt. Vua khóc lóc rất là thảm thiết, ai nghe thấy cũng phải động lòng. Hưng Đảo vương phải giục hai ba lần, Nhân Tông mới chịu xuống tầu. Yết Kiêu, Dã Tượng cũng đốc thúc quân sĩ lục tục xuống theo. Các tầu thuyền được lệnh lập tức nhổ neo. Vừa ra biển được một đoạn, đã thấy kỵ binh Mông Cổ chí choé trên bờ. Tầu thuyền ra khơi lại thuận gió, căng buồm lên cả một lượt. Thuỷ quân của giặc sau cũng đuổi tới, nhưng vì toàn thuyền nhẹ, nên chúng không dám ra bể. Hưng Đạo vương hộ tống hai vua vượt biển Đại Bàng vào được tỉnh Thanh Hoá an toàn.
- Giặc đuổi đến nơi rồi, xin bệ hạ chớ lên bờ.
- Trẫm có những bề tôi trung nghĩa như Bình Trọng thì vận nước nhà cũng chưa thể nào hết được. Ngắn dài có số, trăm sự tại trời. Trời Phật đã cho trẫm sống thì giặc làm gì được trẫm! – Nhân Tông nói và nhất định không nghe.
Hưng Đạo vương không biết làm thế nào, đành sai tầu thuyền chực sẵn chờ lệnh nhổ neo, sai Yết Kiêu, Dã Tượng dàn quân án ngữ đường xuống bãi, còn mình cùng Phạm Ngũ Lão mặc giáp đeo gươm đứng hầu vua. Nhân Tông đốt hương khấn vái Bình Trọng, đổi hiệu cho làm Bảo Nhĩa hầu để tôn vinh lòng trung liệt. Vua khóc lóc rất là thảm thiết, ai nghe thấy cũng phải động lòng. Hưng Đảo vương phải giục hai ba lần, Nhân Tông mới chịu xuống tầu. Yết Kiêu, Dã Tượng cũng đốc thúc quân sĩ lục tục xuống theo. Các tầu thuyền được lệnh lập tức nhổ neo. Vừa ra biển được một đoạn, đã thấy kỵ binh Mông Cổ chí choé trên bờ. Tầu thuyền ra khơi lại thuận gió, căng buồm lên cả một lượt. Thuỷ quân của giặc sau cũng đuổi tới, nhưng vì toàn thuyền nhẹ, nên chúng không dám ra bể. Hưng Đạo vương hộ tống hai vua vượt biển Đại Bàng vào được tỉnh Thanh Hoá an toàn.
Vận nước Nam và nhà Trần quả nhiên vẫn chưa hết. Tháng tư năm ất dậu (1285), quan quân bắt đầu phản công. Trận Hàm Tử Quan, Trần Nhật Duật thắng quân Toa Đô; trận Trương Dương Độ, Trần Quang Khải khôi phục được thành Thăng Long; Trận Tây Kết Hưng Đạo Đại vương chém Toa Đô; trận Vạn kiếp, thoát Hoán phải chui vào ống đồng, để lên xe, bắt quân kéo chạy về Tầu. Đến mùa xuân tháng hai năm đinh hợi (1288) Nguyên chủ lại sai Thoát Hoan mang 30 vạn quân sang đánh báo thù, nhưng cũng bị thua. Tháng tư năm kỷ sỉu (1289) vua Nhân Tông định công phạt tội. Nhân Tông không nhắc đến công chúa An Tư, có thể vì nàng vô sự và cũng có thể việc dùng kế mỹ nhân xét ra chẳng hay ho gì. Nhưng vua nhớ đến Trần Bình Trọng, truy tặng là Bảo nghĩa vương. Con cháu Bình Trọng nối đời làm thượng tướng. Đến cuối thời Trần, quân Chiêm Thành mấy lần xâm phạm Thăng Long. Cháu bốn đời của ngài là Trần Khát Trân mang quân đi cản giặc, giết được vua Chiêm là Chế Bồng Nga ở sông Cái, bấy giờ chúng mới chịu lui. Nhưng đấy là những việc sau này, sẽ không kể ở đây nữa.
Gần 700 năm sau có nhà thơ khen Bình Trọng rằng:
Giỏi thay Trần Bình Trọng
Dòng dõi Lê Đại Hành.
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiếng trung.
Băc Vương sống mà nhục,
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lòng trung nghĩa
Ngàn thu tỏ đại danh.
Lại 700 năm nữa có một nhà văn qua bãi Đà Mạc ngày xưa, đi đường đói quá vào chùa xin ăn. Nhà chùa cho một bát cơm chay. Ăn xong bỗng để ý thấy trong chùa có bàn thờ Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng, liền cao hứng lấy bút viết lên tường một câu đại khái như sau: „Hỡi khách đi đường, hãy về nói với nước Việt rằng, chúng tôi tất cả đã hy sinh để bảo vệ phong tục của xứ sở”. Câu ấy là lược theo lời ca ngợi khắc trên mộ Leonidas, người anh hùng xứ Sparta năm 480 tr. c. ng. đã cùng ba trăm hiệp sĩ bỏ mình, chặn đứng hùng binh của Ba Tư tại đường hẻm Termopile, giúp cho liên quân Hy Lạp có thời gian rút lui về phía nam, bảo toàn lực lượng để giành chiến thắng cuối cùng.
Trần Bình Trọng cũng xứng đáng là tấm gương soi trời bể, không kém gì Leonidas, chỉ vì sinh ra ở nước Nam hẻo lánh, nên thế giới chẳng mấy ai biết đến mà thôi.
Gần 700 năm sau có nhà thơ khen Bình Trọng rằng:
Giỏi thay Trần Bình Trọng
Dòng dõi Lê Đại Hành.
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiếng trung.
Băc Vương sống mà nhục,
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lòng trung nghĩa
Ngàn thu tỏ đại danh.
Lại 700 năm nữa có một nhà văn qua bãi Đà Mạc ngày xưa, đi đường đói quá vào chùa xin ăn. Nhà chùa cho một bát cơm chay. Ăn xong bỗng để ý thấy trong chùa có bàn thờ Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng, liền cao hứng lấy bút viết lên tường một câu đại khái như sau: „Hỡi khách đi đường, hãy về nói với nước Việt rằng, chúng tôi tất cả đã hy sinh để bảo vệ phong tục của xứ sở”. Câu ấy là lược theo lời ca ngợi khắc trên mộ Leonidas, người anh hùng xứ Sparta năm 480 tr. c. ng. đã cùng ba trăm hiệp sĩ bỏ mình, chặn đứng hùng binh của Ba Tư tại đường hẻm Termopile, giúp cho liên quân Hy Lạp có thời gian rút lui về phía nam, bảo toàn lực lượng để giành chiến thắng cuối cùng.
Trần Bình Trọng cũng xứng đáng là tấm gương soi trời bể, không kém gì Leonidas, chỉ vì sinh ra ở nước Nam hẻo lánh, nên thế giới chẳng mấy ai biết đến mà thôi.
Ấy chết! Văn là của hạ thần, còn bài thơ ấy là của Phan Kế Bính tiên sinh!
Tôi cũng đồng ý là về mặt văn hóa, đã dến lúc cần sáng tạo những cái nguyên bản của ta. Cứ theo Tầu mãi thì thật là dở.
http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=2307&Itemid=84
Tôi đọc cũng thấy thú vị lắm.