Tuesday, December 20, 2011

Quỳnh Chi - Sự phản biện và vai trò không thể thiếu của nó


Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
Phản biện là một hình thức góp phần hoàn thiện xã hội và không hề xa lạ với các nước dân chủ. Tuy nhiên, văn hóa phản biện chưa được đánh giá và thực hiện đúng mức tại Việt Nam. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau.
tiengiangprotest-305.jpg
Người dân oan khiếu nại đất đai tố cáo tham nhũng. RFA file

Phản biện nhân tố của phát triển

Với tính chất đánh giá, lập luận, đóng góp những điểm tích cực và hạn chế, cũng như đưa ra nhiều quan điểm, khía cạnh sự kiện; phản biện hoàn toàn là một quá trình và nhân tố cần thiết để có thể cung cấp một cái nhìn đa chiều, một sự hiểu biết sâu rộng, thấu đáo và đóng một vai trò cảnh báo trước những hậu quả nếu có.

Tuy nhiên, từ “phản” đi kèm dễ làm phản biện bị hiểu nhầm là phản bác, phủ nhận hay bài bác nên từ này ít được đánh giá đúng. Vì thế, những phát biểu ngược chiều hay bị né tránh, dè dặt và thậm chí không được công khai. Giáo sư Tương Lai, từng công tác tại viện Nghiên cứu phát triển IDS - nơi từng giữ vai trò phản biện lớn tại Việt Nam, cho biết:
“Phản biện là một đòi hỏi của sự phát triển. Không có phản biện sẽ dẫn đến việc độc tài, toàn trị. Chỉ áp đặt mà không nghe ý kiến phản bác thì xã hội khó phát triển”.
Thực chất, phản biện có thể bao gồm cả ý kiến đối lập nhưng không nhất thiết phải phản bác hết những cái đã có. Đó là một cách nhìn toàn diện về hai từ “phản biện”. TS Nguyễn Quang A, từng là viện trưởng viện IDS, nói về sự phản bác trong phản biện như sau:
“Không phải hoàn toàn là như thế. Phản biện là phân tích một vấn đề gì bằng sự phê phán, vạch ra những gì mình cho rằng không đúng, hoặc là đúng. Không nhất thiết phải nói ngược với những ý đã có sẵn”.
Một điều không thể phủ nhận là người phản biện phải am tường những điều mình đang nói. Bởi một người phản biện tốt, phải đưa ra được những chứng cứ, lập luận để bảo vệ cho chủ trương của mình. Nói như thế không có nghĩa là kết quả của một cuộc phản biện luôn là một bên sai và một bên đúng. Phản biện còn nhằm lấy ý kiến chung. Chính vì tính chất này, một chính sách, chủ trương đã qua phản biện sẽ có nhiều cơ hội phù hợp với đại đa số dân chúng.
Một chính sách cho đất nước quan trọng không kém sự tồn tại của đất nước ấy. Bất kể chính sách ấy liên quan đến văn hoá, kinh tế, giáo dục, khoa học hay chính trị, nó chi phối và định hướng trực tiếp đến sự phát triển quốc gia và con người. Chính vì thế, chính sách quan trọng nhất thiết phải lấy ý kiến nhiều người, bao gồm cả những thành phần “think tank” – những người có đủ kiến thức khoa học để đánh giá và không chịu áp lực của một đảng phái hay nhân tố nào. Rất thường thấy ở các nước dân chủ, quá trình hình thành một chính sách trước khi đến Chính phủ và Quốc hội, phải được công luận phản biện.
Vai trò của sự phản biện là một sự cần thiết không thể chối cãi và cũng được ghi trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam:
“Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Cho nên, không một lý do nào vai trò phản biện lại bị cản trở trong xã hội, nhất là trong những đảng viên. Nói về vai trò của phản biện, GS Tương Lai cho biết:
“Người không muốn nghe phản biện sẽ đi ngược với tư duy hiện đại và quá trình tiến hóa. Những người ưa độc thoại theo nguyên lý loại trừ cho rằng “Ai không theo ta là chống lại ta”. 
» GS Tương Lai
“Người không muốn nghe phản biện sẽ đi ngược với tư duy hiện đại và quá trình tiến hóa. Những người ưa độc thoại theo nguyên lý loại trừ cho rằng “Ai không theo ta là chống lại ta”. Còn nguyên lý bổ sung thì có thái độ lắng nghe, nhằm làm cho tin tức của mình mới hơn để theo kịp sự phát triển.”

Hậu quả khôn lường của sự thiếu phản biện

Tuy nhiên, trong thực tế, vai trò phản biện tại Việt Nam còn khá mờ nhạt vì nhiều lý do, trong đó bao gồm cả việc ảnh hưởng của khuôn phép từ chế độ một đảng. Biểu hiện rõ ràng nhất của việc này là việc viện nghiên cứu phát triển IDS giải thể sau quyết định 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng CP về việc nghiêm cấm các tổ chức khoa học công nghệ phản biện công khai. Gần đây nhất, trong buổi tổng kết đánh giá hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) được tổ chức vào tuần trước ở Hà Nội, nhiều vị trí thức bức xúc về vấn đề việc phản biện mà không nhận được hồi đáp. Thậm chí, ông Nguyễn An Lương, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam còn ví von việc phản biện tại Việt Nam "giống như đánh vào chỗ không".
“Hậu quả của sự thiếu phản biện là sự phát triển “méo mó” hoặc dẫn đến tai họa vì những người cầm quyền nghĩ rằng họ làm như thế là đúng và có thể dẫn cả một dân tộc đến tai họa”. 
» TS Nguyễn Quang A
Hậu quả dễ thấy nhất của việc thiếu vai trò phản biện trong xã hội là những chính sách sai lệch và không phù hợp với đại đa số tầng lớp nhân dân. Điển hình là những điều luật không phù hợp ra đời đi ngược lại Hiến pháp; hoặc vụ thua lỗ gần 90 tỷ đồng của tập đoàn Vinashin; hay việc ô nhiễm hóa chất ở khu khai thác bauxite Tân Rai. Nhìn chung, thiếu phản biện ngăn cản sự đi lên của một đất nước vì những cái bất cập không được phản bác. TS Nguyễn Quang A cho biết:
“Hậu quả của sự thiếu phản biện là sự phát triển “méo mó” hoặc dẫn đến tai họa vì những người cầm quyền nghĩ rằng họ làm như thế là đúng và có thể dẫn cả một dân tộc đến tai họa”.
Ngoài ra, hệ lụy kéo theo của các chính sách không được người dân phản biện là sự mất lòng tin vào tầng lớp lãnh đạo. Thêm vào đó, khi không được phản biện, người muốn phản biện sẽ tìm đến những phương tiện khác để nói lên ý kiến của mình và cũng dần xa rời chính phủ.
Phản biện theo đúng nghĩa của nó, chính là quá trình nêu ra, đào thải những khuyết điểm và giữ lại những ưu điểm. Quá trình phản biện bao giờ cũng gồm người nói, người nghe và quá trình suy xét, đánh giá. Một sự việc khi được gạn lọc nhiều lần, ắt sẽ loại được nhiều hạt sạn.
Theo TS Nguyễn Quang A, để đảm bảo phản biện được thực thi, phải có hai yếu tố: tự do ngôn luận và dân chủ. Theo ông, một khi xã hội có dân chủ, có nhiều tiếng nói đối lập và có sự cạnh tranh chính trị, thì sẽ bắt buộc đẩy đến việc lắng nghe để tồn tại. Đồng ý kiến với TS Nguyễn Quang A, GS Tương Lai cho biết:
“Muốn có phản biện thì phải có dân chủ. Từ dân chủ trong gốc Hy Lạp đã mang ý nghĩa đối thọai. Thêm vào đó, người nói cũng như người nghe phải thật tâm nghe cả cái đúng và cái sai. Đúng thì giữ lấy, sai thì loại trừ. Nghĩa là phải có môi trường tự do trong tư tưởng và tranh luận”.
Có những lập luận cho rằng phản biện có thể bị lợi dụng để gây nhiễu loạn thông tin. Tuy nhiên, xét cho cùng, người dân có quyền được nói và được nghe những ý kiến trái chiều và họ mới chính là người chịu trách nhiệm cho kiến thức của mình. Một nghiên cứu khoa học, một chủ trương, một chính sách – đúng hay sai thực tế sẽ chứng minh chứ không phải chỉ do phản biện. Chấp nhận những ý kiến khác biệt chính là biểu hiện của quyền tự do ngôn luận và là chấp nhận vai trò, ý thức của công dân một cách đầy đủ. Và phản biện cũng chính là nhân tố thúc đẩy dân chủ, tự do vì nó đảm bảo quyền được phát biểu của con người.






phản biện so với phê bình (khách viếng thăm) gửi lúc 10:13, 20/12/2011 - mã số 47593
Từ "phản biện" nghe kêu và có vẻ thời trang/thời thượng (và theo sau là gán ghép với dân chủ) nói chung là nêu ý kiến về người và việc không phải của chính mình.
Chắc ai cũng còn nhớ đảng CSVN ta (vốn học đòi theo đảng CSTQ của Bác Mao) từng có "cơ chế" phê bình và tự phê bình (gọi tắt là phê và tự phê, hay diễu một chút là dũa và tự dũa). Cơ chế này về mặt phạm vì đáng xem là hơn hẳng phản biện vì nó gồm cả phê phán những việc của chính mình.
Xin bác nào giải thích giùm vì sao bây giờ ta lại chuộng "phản biện" và không mấy đoái hoài đến "phê và tự phê"? Và có cần cải tiến "phản biện" để nó thêm cả phần "tự phản biện"?
À, nghe nói Cu Lờ (Dr. Philipp Rosler) rất giỏi về mục tự phản biện.

Khách Bùi Văn Nịt (khách viếng thăm) gửi lúc 20:48, 17/12/2011 - mã số 47395
Khách Khến hỏi ông Phan Sơn thì không thấy ông Phan Sơn lên tiếng trả lời. Sao thế nhỉ? Ông Phan Sơn không đủ trình độ trả lời hay sao? Trong khi đó ông Sơn viết đủ thứ trời ơi đất hỡi đâu đâu ấy. Lại có mấy người khác phản ứng ông Sơn. Phải chăng đây mới chính là phản biện một cách cụ thể? Còn bài viết về phản biện thì toàn lý thuyết. Lại lợi dụng một bài viết để cãi nhau, tư cách trí thức VN thể hiện ở đây phải không các vị?

Nguyễn Ngọc Già (khách viếng thăm) gửi lúc 20:48, 17/12/2011 - mã số 47394
Kính gởi BBT Dân Luận.
Với tư cách là người viết phản hồi (tôi không đề cập với tư cách tác giả viết bài), tôi lưu ý BBT DL, Phan Sơn đã nhiều lần tự ý sửa phản hồi của tôi (và của nhiều bạn đọc khác) mà không xin phép và được phép của người viết phản hồi. Theo tôi, đó là một sự xúc phạm và thiếu tôn trọng trên diễn đàn. Không biết hành vi của Phan Sơn có vi phạm tôn chỉ hoạt động của DL?
Riêng tôi, tôi đề nghị, những phản hồi nào của Phan Sơn cố tình sửa phản hồi người khác (không chỉ riêng tôi) thì DL cần bóc bỏ. Nếu vẫn tái phạm đề nghị ban nick trong một thời gian nào đó (tùy BBT DL).
Xin cám ơn và mong nhận hồi đáp từ BBT DL.

maile (khách viếng thăm) gửi lúc 20:30, 17/12/2011 - mã số 47393
Phan Sơn viết:
Nguyễn Ngọc Già viết:
Ông hãy cho tôi biết vì sao ông sửa phản hồi của tôi? Vì đây không phải lần đầu tiên, ông đã từng sửa chữa vài phản hồi trước đây của tôi, tuy nhiên việc nhỏ tôi không lên tiếng. Riêng việc này tôi đề nghị ông cho biết, thêm vào đó, đề nghị từ đây về sau, ông không nên sửa phản hồi của bất kỳ ai. Đó là sự tự trọng và tôn trọng lẫn nhau.
"Khi vào nhà vệ sinh, nếu anh biết làm điều gì trước khi ngồi xuống…, thì khi ra khỏi nhà vệ sinh anh thấy hết sức thoải mái. Còn, nếu vội vàng, không làm đúng như vậy, thì hẳn anh sẽ phát điên lên vì phải lo giải quyết hậu quả xảy ra với cái quần.
Làm ngoại giao cũng như vậy. Nếu không theo đúng trình tự cần thiết, việc giải quyết hậu quả sẽ rất mất công." - Cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch
Bác Phan Sơn trả lời không " ăn nhập " gì với phản biện của bác NNG.
Em thấy có vài bác đã than phiền vì hành vi của bác Phan Sơn là đã sửa lời trong phản biện của các bác khác.
Không hiểu bác Phan Sơn có hiểu không nhỉ?

Tại sao chính quyền VN không đặt câu hỏi này trực tiếp (khách viếng thăm) gửi lúc 20:17, 17/12/2011 - mã số 47390
Phan Sơn viết:
Quỳnh Chi viết:
“Phản biện là một hình thức góp phần hoàn thiện xã hội và không hề xa lạ với các nước phát triển. Tuy nhiên, văn hóa phản biện chưa được đánh giá và thực hiện đúng mức tại Việt Nam.
Có những lập luận cho rằng phản biện có thể bị lợi dụng để gây nhiễu loạn thông tin. Tuy nhiên, xét cho cùng, người dân có quyền được nói và được nghe những ý kiến trái chiều và họ mới chính là người chịu trách nhiệm cho kiến thức của mình. Một nghiên cứu khoa học, một chủ trương, một chính sách - đúng hay sai thực tế sẽ chứng minh chứ không phải chỉ do phản biện. Chấp nhận những ý kiến khác biệt chính là biểu hiện của quyền tự do ngôn luận và là chấp nhận vai trò, ý thức của công dân một cách đầy đủ. Và phản biện cũng chính là nhân tố thúc đẩy dân chủ, tự do vì nó đảm bảo quyền được phát biểu của con người.”
Nhân đây tôi đề nghị quý vị nào có khả năng làm sáng tỏ vấn đề “Phản biện là một hình thức góp phần hoàn thiện xã hội” qua các bài viết của ông CHHV, mặc dù vấn đề này chúng tôi (chính quyền) đã có quan điểm rõ ràng.
Vấn đề XHCN mà ông CHHV đề nghị là phải xóa bỏ, nhưng ông không chính minh được là phải xét lại hay bác bỏ như thế nào.
Phan Sơn có lẽ chỉ là một người làm về lý luận Mác của chính quyền CSVN mà thôi. Tom Cat có nêu với ý là sự việc ông Hà Vũ có lan tỏa đến cả BCT. Việc ông Hà Vũ nếu có thay đổi, chỉ có thể đến từ BCT, ra chỉ đạo mà thôi. Phan Sơn cho dù làm cho ban tuyên giáo của Nguyễn Thị Quyết Tâm thì cũng vẫn dưới quyền của Quyết Tâm, Thanh Hải và Thế Huynh. Hơn nữa Hải và Huynh không phải là top 5 của BCT.
Tuy nhiên nếu Phan Sơn có khả năng lý luận, hãy tranh luận trực tiếp và thẳng thắn với bác Nguyễn Ngọc Già về việc ông Hà Vũ. Đừng trích cú 100% lời người khác, và gắn cho tư duy của mình
Vấn đề XHCN mà ông CHHV đề nghị là phải xóa bỏ, nhưng ông không chính minh được là phải xét lại hay bác bỏ như thế nào.
Tại sao chính quyền VN không đặt câu hỏi này trực tiếp với ông CHHV và tranh luận mở với ông ta ? Bắt giam, cách ly, khóa miệng, có phải là hành động thật lòng muốn tranh luận để tìm sự thật không ?

Phan Sơn (khách viếng thăm) gửi lúc 19:41, 17/12/2011 - mã số 47385
Nguyễn Ngọc Già viết:
Ông hãy cho tôi biết vì sao ông sửa phản hồi của tôi? Vì đây không phải lần đầu tiên, ông đã từng sửa chữa vài phản hồi trước đây của tôi, tuy nhiên việc nhỏ tôi không lên tiếng. Riêng việc này tôi đề nghị ông cho biết, thêm vào đó, đề nghị từ đây về sau, ông không nên sửa phản hồi của bất kỳ ai. Đó là sự tự trọng và tôn trọng lẫn nhau.
"Khi vào nhà vệ sinh, nếu anh biết làm điều gì trước khi ngồi xuống…, thì khi ra khỏi nhà vệ sinh anh thấy hết sức thoải mái. Còn, nếu vội vàng, không làm đúng như vậy, thì hẳn anh sẽ phát điên lên vì phải lo giải quyết hậu quả xảy ra với cái quần.
Làm ngoại giao cũng như vậy. Nếu không theo đúng trình tự cần thiết, việc giải quyết hậu quả sẽ rất mất công." - Cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch

Khách Khến (khách viếng thăm) gửi lúc 11:16, 17/12/2011 - mã số 47355
Không hiểu ông Phan Sơn là ai, giữ chức vụ gì mà mạnh mồm viết:"Tôi cho ràng đây là cơ sở để chúng tôi xem xét giảm án cho ông CHHV"? Ông Phan Sơn viết nhiều lý luận nhưng nhiều điều chẳng ra sao cả, chỉ khoe kiến thức dở hơi dở hồn, đọc mà chán ngấy. Đến bây gìơ nhiều người vẫn thắc mắc không hiểu ông TS CHHV mắc tội gì? Vì khi xử ông HV thì tòa không cho luật sư bào chữa cho ông HV và tòa cũng không chứng minh được tội của ông HV. Điều này nhiều nước trên thế giớ đã lên tiếng. Phiên tòa này thì đã có người lên tiếng là TÒA ÁN LƯU MANH. Còn cái chế độ CS này thì không những người dân Việt Nam hiểu rõ mà cả thế giới hiểu rõ rồi. Người ta hiểu là VN đang có rất nhiều "thế lực thù địch" nghĩa là nhiều kẻ thù. Trên đầu có kẻ thù, dưới chân có kẻ thù, bên phải có kẻ thù, bên trái có kẻ thù, đằng trước có kẻ thù, đằng sau có kẻ thù. Vậy thì làm thế nào để không có kẻ thù? Nhiều nước khác như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia...có kẻ thù nào đâu? Vì vậy họ họ tiến mạnh, không phải bỏ công sức đối phó với kẻ thù. Còn CSVN thì dùng trí tuệ xây dựng đất nước thì ít, mà dồn sức để trong thì đối phó với dân, ngoài thì đối phó với kẻ thù. Ông HV cũng thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc của chính quyền CM, ông TS HV chỉ nêu lên những điều có thật và phản biện chứ ông ấy có chống đối gì đâu. Ông HV không ở trong một tổ chức chống đối nào, cũng không có ý đồ chống đối. Thật ra thì nhiều điều ông Vũ nói cũng giống như nhiều người nghĩ, nhưng người ta không biết nói ra. Nếu bảo ông ấy là người có tội thì hầu như gần hết người dân VN đều có tội. Nếu chính quyền này mạnh thì hãy trưng cầu dân ý xem ai ủng hộ ông Vũ, ai phản đối ông Vũ. Thả ông Vũ là cách tốt nhất (vì ông Vũ không có tội) chứ không phải gỉm án cho ông Vũ. Chính quyền đã gây ra quá nhiều tội ác cho dân tộc, đừng gây thêm nữa mà hồ sơ tội ác dầy thêm. Chẳng thấy nhà nước nào dùng bọn lưu manh côn đồ sát cánh cùng côn an đàn áp người biểu tình chống ngoại bang. Lại còn đem hai ông Tây về thờ mà cứ nhận mình là văn minh tài tình sáng suốt.

Nguyễn Ngọc Già (khách viếng thăm) gửi lúc 10:16, 17/12/2011 - mã số 47350
Thưa ông Phan Sơn
Đầu tiên, phản hồi ngắn của tôi đã bị ông sửa chữa 2 chỗ:
- Tôi viết hoa chữ: CHÚNG TÔI (CHÍNH QUYỀN) nhằm mục đích nhấn mạnh, ngoài ra không có ý gì cả.
- Tôi dùng chữ: "thi hành", ông sửa lại "thực hiện". Điều này cũng không sao. Tuy nhiên, theo ngu ý của tôi, mục đích tôi viết bài mà ông và các đồng chí của ông muốn đọc để đổi lại việc trả tự do cho CHHV là điều mà tôi cho là vô cùng quan trọng. Trong đề nghị này có cả quyền và nghĩa vụ để ràng buộc đôi bên (giữa ông (cùng các đồng chí của ông) và tôi) đảm bảo nghiêm túc thi hành đầy đủ và trọn vẹn do đó tôi dùng chữ "thi hành" để nhấn mạnh về nghĩa vụ cam kết nhiều hơn, vì tôi sinh ra trong gia đình CS nòi, nên hiểu rõ sự man trá của người CS (dù đó là cha tôi, anh tôi cũng thế), tôi không có ý miệt thị ông và các đồng chí của ông, mong ông hiểu cho, đó là sự thật trong trăm năm qua của lịch sử CS thế giới và CSVN. Thêm vào đó, tôi không cầu xin hay cần ban bố gì khác cho tôi trong đề nghị trả tự do CHHV.
Ông hãy cho tôi biết vì sao ông sửa phản hồi của tôi? Vì đây không phải lần đầu tiên, ông đã từng sửa chữa vài phản hồi trước đây của tôi, tuy nhiên việc nhỏ tôi không lên tiếng. Riêng việc này tôi đề nghị ông cho biết, thêm vào đó, đề nghị từ đây về sau, ông không nên sửa phản hồi của bất kỳ ai. Đó là sự tự trọng và tôn trọng lẫn nhau.
Sau rốt, ông có chấp nhận đề nghị của tôi không? Thưa ông.
@ Chào bác Lê Quốc Trinh
Tôi không có ý thách thức ông Phan Sơn. Thật sự trong lòng tôi rất muốn làm chút gì đó cho anh Vũ. Có thể nói trên DL, một năm qua, tôi là người viết về anh Vũ khá nhiều bài, bởi lẽ những bài viết anh Vũ tôi đọc gần như không sót bài nào, nên nắm khá rõ tư duy, nhận thức của anh Vũ và qua đó có thể hiểu tính tình, nhân cách, quan điểm anh ấy. Tôi kính trọng những việc anh Vũ làm. Chỉ mong ĐCSVN trả tự do cho CHHV là bước đi đầu tiên thực hiện hòa giải dân tộc như Miến Điện trả tự do cho bà Aun Sang Suu Kyi. Cám ơn bác Trinh

LeQuocTrinh (khách viếng thăm) gửi lúc 23:06, 16/12/2011 - mã số 47325
Phản biện và phản hồi
Tôi hoan nghênh ý kiến bác Nguyễn Ngọc Già thách thức với ông Phan Sơn về trường hợp anh TS CHH Vũ.
Tôi là người từng thượng đài trong BoXitVN đăng tải những ý kiến phản bác về dự án Bô Xít Tây Nguyên và những vấn đề dân sinh khác (Đường hầm hiện đại Kim Liên; Đường hầm Thủ Thiêm; Công trình nhà máy lọc dầu Dung Quất; Vụ án Vedan; Sự kiện rùa Hồ Gươm; Ngày Đại Lễ 1000 năm Thăng Long, vv...), cho nên tôi hiểu rõ ý nghĩa hai chữ phản biện hay phản hồi như thế nào.
Phản biện hay phản hồi là chức năng của tầng lớp trí thức vì đó là phạm trù lý luận, tư duy, đem hết khả năng lý trí và kiến thức khoa học ra giải thích sự kiện để truy tìm nguyên nhân và đề nghị giải đáp cho những vấn đề liên quan đến môi trường sống của xã hội.
Dĩ nhiên là trong các nước XHCN vô sản chuyên chính, tầng lớp trí thức bị đè bẹp, trù dập tận đáy, thì làm gì có phản biện hay phản hồi với chính quyền độc tài, độc đoán. Hãy lắng tai nghe GSTS Nguyễn Mạnh Tường than thở trong thời gian bị "rút phép thông công" ngoài Bắc (1956), hay sự kiện giải thể tổ chức IDS (khối tư duy của trí thức VN) của các TSGS Hoàng Tuỵ, Nguyễn Quang A thì chúng ta khắc hiểu.
Mất tư duy, con người biến thành súc vật, chỉ biết ăn, ngủ, đụ và ỉa, dân trí tiêu tan, xã hội đi thụt lùi trở về thời kỳ đồ đá ăn lông ở lỗ (hay Cộng Sản Nguyên Thuỷ, mà Pol Pot đã từng mơ ước thực hiện ở Campuchia, 1977-1979).
Đề nghị ông Phan Sơn, tự nhận đại diện chính quyền VN, hãy có can đảm lên tiếng chấp nhận phản biện, phản hồi với bác Nguyễn Ngọc Già. Nếu ông Phan Sơn từ chối hay lẳng lặng rút lui thì tôi sẽ tiếp chuyện với bác NN Già sau.
Lê Quốc Trinh, Canada

Phan Sơn (khách viếng thăm) gửi lúc 22:56, 16/12/2011 - mã số 47322
Nguyễn Ngọc Già viết:
Kính gởi ông Phan Sơn.
Tôi sẽ chứng minh điều ông yêu cầu với môt điều kiện duy nhất: trả tự do cho ông CHHV. Đây là đề nghị nghiêm túc, vì tôi tin ông dùng chữ: Chúng tôi (Chính quyền). Ông là một người đại diện trong chính quyền, đúng vậy không, thưa ông?
Nếu ông thấy ý kiến của tôi có thể chấp nhận được, mong ông lên tiếng và có giao kèo hẳn hoi, để tôi và ông cùng thực hiện.
Thành thật cám ơn ông.
Chào ông Nguyễn Ngọc Già
Cám ơn ông đã quan tâm đến chủ đề mà chúng tôi đề nghị. Chúng ta hay nói tới trí tuệ tập thể, nhưng nếu không có người có khả năng thể hiện một cách vừa thẳng thắn, vừa khéo léo, thì trí tuệ đó cũng không phát huy được hiệu quả mong muốn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI “Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”. Chúng tôi mong muốn những người phản biện phải chính minh được tất cả những phát biểu, bài viết của ông CHHV là đúng đắn và ông CHHV mới chính là người phải chịu trách nhiệm cho phát ngôn của mình.
Tôi cho rằng đây là cơ sở để chúng tôi xem xét giảm án cho ông CHHV.
Chào ông.

Nguyễn Ngọc Già (khách viếng thăm) gửi lúc 22:11, 16/12/2011 - mã số 47319
Kính gởi ông Phan Sơn.
Tôi sẽ chứng minh điều ông yêu cầu với môt điều kiện duy nhất: trả tự do cho ông CHHV. Đây là đề nghị nghiêm túc, vì tôi tin ông dùng chữ: CHÚNG TÔI (CHÍNH QUYỀN). Ông là một người đại diện trong chính quyền, đúng vậy không, thưa ông?
Nếu ông thấy ý kiến của tôi có thể chấp nhận được, mong ông lên tiếng và có giao kèo hẳn hoi, để tôi và ông cùng thi hành.
Thành thật cám ơn ông.
Xin nhắc lại: tôi đang đề nghị nghiêm túc, không có ý trửng giỡn.

Van Lang (khách viếng thăm) gửi lúc 21:34, 16/12/2011 - mã số 47314
Như Quỳnh Chi đã viết phản biện là một quyền Tự Do. Điều cần nhắc thêm là phản biện cũng phản ảnh sự bình đẳng. Sự bình đẳng giửa người nói và người nghe, giửa dân sự và chính quyền.
Sự Bình Đẳng và Tự Do qua đó phải mang tính phổ quát theo một nguyên lý tuyệt đối : Giá Trị con người là bất khả xâm phạm. Bởi vì bất khả xâm phạm nên ở mọi nơi giá trị này đều giống nhau.
Nếu đòi hỏi phải phân biệt tôn trọng "nhân quyên VN" thì ở nơi nào đó người ta cũng phải phân biệt tôn trọng "nhân quyền Phát Xít" hay sao ? Hoặc như có ông nói ở VN "quyền con người phải gắn liền với chủ quyền đất nước", vậy hàng triệu lao động VN ở nước ngoài (nơi mà họ không có chủ quyền) thì họ không có quyền con người ?
Ở một đất nước mà giá trị con ngưới bị chà đạp thì đất nước ây không có bình đẳng và tự do. VN là một trong những nước chà đạp giá trị này nhiều nhất . Đó là một lỗi lầm của hệ thống chính trị, chẳng phải "thế lực thù địch" hay "phương Tây", "khủng bố Việt Tân" nào cả. "Thế lực thù địch" trong trường hợp này nằm ngay trong hệ thống.

Ngu sĩ (khách viếng thăm) gửi lúc 20:43, 16/12/2011 - mã số 47306
Phan Sơn viết:
Nhân đây tôi đề nghị quý vị nào có khả năng làm sáng tỏ vấn đề “Phản biện là một hình thức góp phần hoàn thiện xã hội” qua các bài viết của ông CHHV, mặc dù vấn đề này chúng tôi (chính quyền) đã có quan điểm rõ ràng.
Vấn đề XHCN mà ông CHHV đề nghị là phải xóa bỏ, nhưng ông không chính minh được là phải xét lại hay bác bỏ như thế nào.
Bịt miệng bỏ tù mất rồi thì còn chứng với minh cái cóc khô gì nữa ? Cứ cho ông CHHV với Tổng Bí thư NPT lên tranh luận công khai trên truyền hình, kiểu tranh cử tổng thống Mỹ ấy, xem ông NPT chứng minh được gì !

Phan Sơn (khách viếng thăm) gửi lúc 19:18, 16/12/2011 - mã số 47304
Quỳnh Chi viết:
“Phản biện là một hình thức góp phần hoàn thiện xã hội và không hề xa lạ với các nước phát triển. Tuy nhiên, văn hóa phản biện chưa được đánh giá và thực hiện đúng mức tại Việt Nam.
Có những lập luận cho rằng phản biện có thể bị lợi dụng để gây nhiễu loạn thông tin. Tuy nhiên, xét cho cùng, người dân có quyền được nói và được nghe những ý kiến trái chiều và họ mới chính là người chịu trách nhiệm cho kiến thức của mình. Một nghiên cứu khoa học, một chủ trương, một chính sách - đúng hay sai thực tế sẽ chứng minh chứ không phải chỉ do phản biện. Chấp nhận những ý kiến khác biệt chính là biểu hiện của quyền tự do ngôn luận và là chấp nhận vai trò, ý thức của công dân một cách đầy đủ. Và phản biện cũng chính là nhân tố thúc đẩy dân chủ, tự do vì nó đảm bảo quyền được phát biểu của con người.”
Nhân đây tôi đề nghị quý vị nào có khả năng làm sáng tỏ vấn đề “Phản biện là một hình thức góp phần hoàn thiện xã hội” qua các bài viết của ông CHHV, mặc dù vấn đề này chúng tôi (chính quyền) đã có quan điểm rõ ràng.
Vấn đề XHCN mà ông CHHV đề nghị là phải xóa bỏ, nhưng ông không chính minh được là phải xét lại hay bác bỏ như thế nào.

No comments:

Post a Comment