Y NHUNG
06/02/2012 09:50 (GMT+7)
Hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu mật ong chính của Việt Nam.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản gửi Vụ châu Mỹ (Bộ Ngoại giao), đề nghị mời đại diện Hoa Kỳ sang Việt Nam kiểm tra quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm mật ong.
Vừa qua, gần 600 tấn mật ong Việt Nam đã bị Cơ quan Dược phẩm Hoa Kỳ trả lại do nhiễm Carbenzamin (thuốc trừ nấm), mặc dù dư lượng thấp hơn rất nhiều so với quy định của CODEX và EU là 1mg/kg.
Hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu mật ong chính của Việt Nam, sau khi EU không cho phép xuất khẩu vào thị trường này do không đảm bảo tính tương đương về pháp lý và giám sát an toàn đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam.
Trước phản ánh của Hiệp hội Ong Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công hàm gửi Cục quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ; công văn gửi Bộ An ninh Hoa Kỳ, Bộ Y tế Hoa Kỳ và Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ giải trình về vấn đề dư lượng Carbenzamin trong mật ong, đề nghị các cơ quan chức năng của quốc gia này xem xét giải quyết.
Để đảm bảo chất lượng và an toàn đối với sản phẩm mật ong, trước đó, Bộ cũng đã ban hành các quy định về kiểm tra giám sát vệ sinh thú y trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm mật ong (Thông tư 23/2009/TT-BNN ngày 29/4/2009).
Tiếp đến, Hội nuôi Ong Việt Nam, Cục Thú y, Tổng cục Hải quan và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cũng đã ban hành các quy định nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển tải mật ong và đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mật ong. Các quy định này cũng đã được thông báo cho Cơ quan An ninh nội địa Hoa Kỳ (I.C.E), Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (US CBP), Hiệp hội Các nhà đóng gói và Thương mại mật ong miền Tây Hoa Kỳ (WSHPDA).
Tuy nhiên, cho đến nay phía Hoa Kỳ vẫn chưa có bất kỳ phản hồi nào về vấn đề này. Vì vậy, nhằm giải quyết việc ùn tắc mật ong xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và EU trong tương lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẵn sàng mời đại diện cơ quan Bảo vệ Biên giới và Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ sang làm việc và xác minh rõ nguồn gốc xuất xứ và quy trình kiểm soát an toàn chất lượng sản phẩm mật ong xuất vào thị trường này.
Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý trong nuôi ong và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mật ong, bao gồm cả chương trình giám sát ô nhiễm hóa chất kháng sinh trong sản phẩm mật ong xuất khẩu nhằm mở cửa lại đối với thị trường EU.
Vừa qua, gần 600 tấn mật ong Việt Nam đã bị Cơ quan Dược phẩm Hoa Kỳ trả lại do nhiễm Carbenzamin (thuốc trừ nấm), mặc dù dư lượng thấp hơn rất nhiều so với quy định của CODEX và EU là 1mg/kg.
Hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu mật ong chính của Việt Nam, sau khi EU không cho phép xuất khẩu vào thị trường này do không đảm bảo tính tương đương về pháp lý và giám sát an toàn đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam.
Trước phản ánh của Hiệp hội Ong Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công hàm gửi Cục quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ; công văn gửi Bộ An ninh Hoa Kỳ, Bộ Y tế Hoa Kỳ và Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ giải trình về vấn đề dư lượng Carbenzamin trong mật ong, đề nghị các cơ quan chức năng của quốc gia này xem xét giải quyết.
Để đảm bảo chất lượng và an toàn đối với sản phẩm mật ong, trước đó, Bộ cũng đã ban hành các quy định về kiểm tra giám sát vệ sinh thú y trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm mật ong (Thông tư 23/2009/TT-BNN ngày 29/4/2009).
Tiếp đến, Hội nuôi Ong Việt Nam, Cục Thú y, Tổng cục Hải quan và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cũng đã ban hành các quy định nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển tải mật ong và đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mật ong. Các quy định này cũng đã được thông báo cho Cơ quan An ninh nội địa Hoa Kỳ (I.C.E), Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (US CBP), Hiệp hội Các nhà đóng gói và Thương mại mật ong miền Tây Hoa Kỳ (WSHPDA).
Tuy nhiên, cho đến nay phía Hoa Kỳ vẫn chưa có bất kỳ phản hồi nào về vấn đề này. Vì vậy, nhằm giải quyết việc ùn tắc mật ong xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và EU trong tương lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẵn sàng mời đại diện cơ quan Bảo vệ Biên giới và Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ sang làm việc và xác minh rõ nguồn gốc xuất xứ và quy trình kiểm soát an toàn chất lượng sản phẩm mật ong xuất vào thị trường này.
Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý trong nuôi ong và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mật ong, bao gồm cả chương trình giám sát ô nhiễm hóa chất kháng sinh trong sản phẩm mật ong xuất khẩu nhằm mở cửa lại đối với thị trường EU.
No comments:
Post a Comment