Thứ hai, 19 Tháng 9 2011 16:33
Ngày 6/9/2011, Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố Sách Trắng về “Phát triển hòa bình của Trung Quốc”. Sách trắng đề cập về nguồn gốc, mục tiêu phát triển hòa bình, phương châm chính sách đối ngoại cũng như ý nghĩa của việc phát triển hòa bình của Trung Quốc. Toàn văn Sách trắng như sau:
Mục lục
I- Mở ra con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc
II- Mục tiêu chung của việc phát triển hòa bình của Trung Quốc
III- Phương châm chính sách đối ngoại của việc phát triển hòa bình của Trung Quốc
IV- Phát triển hòa bình của Trung Quốc là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử
V- Ý nghĩa thế giới của việc phát triển hòa bình của Trung Quốc
Trong thế giới phương Đông, Trung Quốc là nước văn minh cổ đại với hơn 1,3 tỷ dân, đang tiến bước trên con đường hiện đại hóa. Điều tập trung chú ý của thế giới vào Trung Quốc là Trung Quốc đã lựa chọn con đường phát triển như thế nào, sự phát triển của Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với thế giới?
Trung Quốc đã nhiều lần công khai với thế giới rằng Trung Quốc trước sau vẫn đi theo con đường phát triển hòa bình, bên cạnh việc kiên trì con đường phát triển hòa bình của bản thân, dồn sức vào giữ vững thế giới hòa bình, tích cực thúc đẩy các nước cùng phát triển phồn vinh. Nhân dịp 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, Trung Quốc lại một lần nữa tuyên bố với thế giới rằng phát triển hòa bình là sự lựa chọn chiến lược của Trung Quốc trong việc thực hiện hiện đại hóa và làm cho dân giàu nước mạnh, là đưa ra những đóng góp to lớn cho sự văn minh, tiến bộ của thế giới. Trung Quốc sẽ kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình.
I- Mở ra con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc
Trong lịch trình hơn 5000 năm phát triển văn minh, nhân dân các dân tộc Trung Hoa bằng trí tuệ, sự cần cù lao động của mình đã tạo ra một nền văn minh Trung Hoa rực rỡ, xây dựng nên một nhà nước đa dân tộc thống nhất. Nền văn minh Trung Hoa có tính trường tồn, bao dung, mở cửa độc đáo. Trong quan hệ đối ngoại lâu nay, dân tộc Trung Hoa cố gắng học tập những điểm mạnh của các dân tộc khác, không ngừng tự cường, đưa ra những đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ, văn minh của nhân loại.
Giữa thế kỷ 19, các cường quốc phương Tây dùng pháo hạm để mở ra cánh cửa khép kín của Trung Quốc, sự rối ren bên trong nước đã khiến cho Trung Quốc dần dần trở thành xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến, nhà nước nghèo nàn, suy yếu, chiến loạn không ngừng, nhân dân không biết dựa vào đâu mà sống. Trong lúc nguy ngập giữa sự sinh tồn và diệt vong của dân tộc, vô số người nhân ái, có khí tiết tiếp bước tiến lên, ra sức tìm kiếm và theo đuổi con đường cứu nước. Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã kết thúc chế độ chuyên chế quân chủ thống trị Trung Quốc mấy nghìn năm, khích lệ nhân dân Trung Quốc đấu tranh vì độc lập dân tộc và giàu mạnh của đất nước. Nhưng sự tìm tòi và đấu tranh này đều không thể thay đổi được tính chất xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến của Trung Quốc và vận mệnh bi thương của nhân dân Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc gánh vác những kỳ vọng của dân tộc, lãnh đạo nhân dân Trung Quốc vượt qua gian khổ, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949, thực hiện độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử Trung Quốc.
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới được thành lập hơn 60 năm, đặc biệt là sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc luôn dồn sức vào tìm kiếm con đường hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình nước mình và nhu cầu thời đại. Tuy Trung Quốc đã trải qua những khó khăn trắc trở, nhưng nhân dân Trung Quốc lại cần cù chịu khó, tiến cùng thời đại, không ngừng đúc rút những bài học, kinh nghiệm phát triển của nước mình và những nước khác, không ngừng làm sâu sắc thêm những nhận thức về quy luật phát triển của xã hội loài người, không ngừng thúc đẩy chế độ xã hội chủ nghĩa của nước mình hoàn thiện và phát triển. Thông qua những nỗ lực gian khổ, Trung Quốc đã tìm ra con đường phát triển phù hợp với tình hình của bản thân đất nước, đây chính là con đường xã hội chủ nghĩa mang đậm màu sắc Trung Quốc.
Từ tầm nhìn lịch sử thế giới rộng lớn hơn cho thấy con đường phát triển hòa bình là: vừa thông qua việc giữ vững thế giới hòa bình để phát triển bản thân, vừa thông qua việc phát triển của bản thân để giữ vững thế giới hòa bình; bên cạnh việc nhấn mạnh dựa vào sức mạnh của bản thân và cải cách đổi mới để thực hiện phát triển, Trung Quốc kiên trì mở cửa đối ngoại, học tập những điểm tốt của nước khác; thuận theo trào lưu phát triển toàn cầu hóa kinh tế, Trung Quốc tìm kiếm và theo đuổi việc phát triển chung, cùng thắng lợi, cùng có lợi với các nước khác; Trung Quốc cùng với cộng đồng quốc tế nỗ lực chung, thúc đẩy việc xây dựng thế giới hài hòa hòa bình lâu dài, phồn vinh chung. Đặc trưng mới mẻ nhất của con đường này là phát triển một cách khoa học, phát triển một cách tự chủ, mở cửa phát triển, phát triển hòa bình, phát triển hợp tác, cùng nhau phát triển.
Phát triển một cách khoa học : là tôn trọng và tuân thủ quy luật phát triển tự nhiên và nền kinh tế xã hội. Trọng tâm của việc phát triển khoa học là xây dựng kinh tế, kiên trì tập trung xây dựng kinh tế, toàn tâm toàn ý theo đuổi sự phát triển, không ngừng giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất của xã hội. Trung Quốc coi quan niệm phát triển một cách khoa học là phương châm chỉ đạo quan trọng của việc phát triển nền kinh tế xã hội, kiên trì coi việc phát triển là nhiệm vụ hàng đầu của đảng cầm quyền trong việc chấn hưng đất nước, kiên trì việc lấy dân làm gốc, kiên trì điều tiết toàn diện sự phát triển bền vững, kiên trì việc trù tính đầy đủ các mặt. Việc Trung Quốc kiên trì lấy dân làm gốc tức là luôn luôn tôn trọng nhân quyền và phẩm giá của con người, không ngừng đáp ứng đầy đủ nhu cầu văn hóa vật chất ngày càng tăng của nhân dân, đi theo con đường giàu có chung, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, phát triển là vì dân, phát triển dựa vào dân, thành quả phát triển do nhân dân hưởng. Trung Quốc kiên trì điều tiết toàn diện sự phát triển bền vững tức là thúc đẩy một cách toàn diện việc xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như xây dựng nền văn minh sinh thái, thúc đẩy việc xây dựng hiện đại hóa các khâu, điều tiết về các mặt. Trung Quốc kiên trì việc trù tính đầy đủ các mặt tức là nhận thức một cách chuẩn xác và xử lý thỏa đáng mối quan hệ to lớn trong công cuộc xã hội chủ nghĩa mang đậm màu sắc Trung Quốc, quy hoạch sự phát triển ở thành thị và nông thôn, khu vực cũng như sự phát triển nền kinh tế xã hội, phát triển hài hòa giữa con người với thiên nhiên, phát triển trong nước và mở cửa đối ngoại.
Phát triển một cách tự chủ: Nước lớn đang phát triển với dân số đông như Trung Quốc xét cho cùng cần phải dựa vào sức mạnh của bản thân để phát triển. Trung Quốc luôn kiên trì độc lập tự chủ, đặt trọng tâm và trọng điểm phát triển đất nước ở trong nước, chú trọng việc xuất phát từ tình hình đất nước mình, chủ yếu dựa vào sức mạnh của bản thân và sự cải cách, đổi mới để thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, không đổ những vấn đề và mâu thuẫn cho nước khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, Trung Quốc chỉ có kiên trì phát triển một cách tự chủ mới có thể tham gia một cách có hiệu quả hơn các công việc quốc tế và triển khai hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới một cách tốt hơn.
Mở cửa phát triển : Từ kinh nghiệm phát triển của bản thân, Trung Quốc nhận thức sâu sắc được rằng không thể cứ đóng cửa để xây dựng đất nước. Trung Quốc coi việc cải cách mở cửa là một quốc sách cơ bản, kết hợp giữa cải cách trong nước với mở cửa đối ngoại, kết hợp giữa kiên trì độc lập tự chủ với việc tham gia toàn cầu hóa kinh tế, kết hợp giữa việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa với việc học tập tất cả những thành quả văn minh của xã hội nhân loại. Ngoài ra, Trung Quốc còn kết hợp giữa hai thị trường trong nước và ngoài nước, hai nguồn tài nguyên lại với nhau, hòa nhập thế giới với thái độ cởi mở, không ngừng mở cửa đối ngoại ở mức độ sâu rộng, tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới, hoàn thiện hệ thống kinh tế kiểu mở cửa liên kết giữa trong và ngoài nước, cùng thắng lợi cùng có lợi, hiệu quả an ninh cao. Cánh cửa lớn mở cửa đối ngoại của Trung Quốc không thể khép lại, mức độ mở cửa chỉ có thể ngày càng cao.
Phát triển hòa bình: Dân tộc Trung Hoa là dân tộc yêu chuộng hòa bình, từ sau cận đại, nhân dân Trung Quốc phải chịu đau thương của chiến tranh, bạo loạn và sự nghèo khó. Nhân dân Trung Hoa rất quý trọng hòa bình và sự cấp bách của phát triển. Họ tin tưởng sâu sắc rằng chỉ có hòa bình mới có thể khiến cho họ an cư lạc nghiệp, chỉ có phát triển mới có thể khiến cho họ có được cơm no, áo mặc. Nhân dân Trung Hoa coi việc tạo ra môi trường quốc tế hòa bình, ổn định để phát triển đất nước là nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại. Đồng thời, Trung Quốc tích cực đưa ra những đóng góp của bản thân để thế giới được hòa bình và phát triển, quyết không xâm lược, bành trướng, vĩnh viễn không tranh bá, luôn là lực lượng kiên định gìn giữ hòa bình, ổn định khu vực và thế giới.
Phát triển hợp tác: Cộng đồng quốc tế luôn tồn tại sự cạnh tranh và mâu thuẫn. Các nước cần bù đắp cho nhau trong sự cạnh tranh mang tính lành mạnh, không ngừng tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng lĩnh vực hợp tác, tăng cường lợi ích chung. Trung Quốc kiên trì việc lấy hợp tác để theo đuổi hòa bình, thúc đẩy phát triển và hóa giải tranh chấp, đồng thời cùng với các nước khác xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác với nhiều hình thức khác nhau, dốc sức cùng với các nước không ngừng mở rộng hợp tác cùng có lợi, đối phó một cách có hiệu quả những thách thức mang tính toàn cầu ngày càng gia tăng, hiệp sức giải quyết những vấn đề lớn về phát triển kinh tế thế giới và sự sinh tồn, tiến bộ của nhân loại.
Cùng nhau phát triển: Hiện nay, các nước trên thế giới cùng dựa vào nhau tồn tại ngày càng sâu sắc, chỉ có thực hiện được việc các nước trên thế giới cùng nhau phát triển thì mới khiến cho ngày càng nhiều người được hưởng những thành quả phát triển; thế giới hòa bình ổn định mới có được nền tảng vững chắc và sự bảo đảm hiệu quả, sự phát triển của các nước trên thế giới phát triển mới có thể được bền vững. Vì vậy, Trung Quốc kiên trì thực thi chiến lược mở cửa cùng thắng lợi, cùng có lợi, giữ vững tính nhất trí giữa lợi ích của bản thân và lợi ích chung của nhân loại, đồng thời theo đuổi sự phát triển bản thân để thực hiện sự trao đổi qua lại mang tính lành mạnh trong việc phát triển với các nước khác, thúc đẩy các nước trên thế giới phát triển chung. Trung Quốc thực sự mong muốn cùng với các nước trên thế giới kề vai sát cánh, thực hiện cùng nhau phát triển, phồn vinh.
Dọc theo con đường phát triển hòa bình, Trung Quốc đã trải qua những thay đổi sâu rộng, đạt được những thành tựu phát triển rõ rệt, đưa ra những đóng góp quan trọng cho sự ổn định, phồn vinh của thế giới, liên kết một cách chặt chẽ hơn với các nước trên thế giới.
Trung Quốc thực thi nâng quốc lực tổng hợp lên mức độ cao. Từ năm 1978 đến năm 2010, tổng lượng kinh tế tăng hơn 8 lần, đạt 588 triệu USD, chiếm tỷ trọng trên thế giới tăng từ 1,8% lên 9,3%. Cơ sở vật chất của việc xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc càng vững chắc, việc phát triển công nghiệp hóa, thông tin hóa, thành thị hóa, thị trường hóa, quốc tế hóa ngày càng sâu sắc, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được thúc đẩy toàn diện. Đời sống của nhân dân Trung Quốc đã thực hiện được việc từ cơm không đủ no đến ấm no, mức thu nhập bình quân đầu người (GDP) của Trung Quốc tương đương với mức thu nhập bình quân của thế giới, nâng từ 24,9% năm 2005 lên 46,8% năm 2010. Trung Quốc thực hiện bước ngoặt lịch sử vĩ đại đó là chuyển từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ sang thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy sự linh hoạt, hình thành cơ chế kinh tế cơ bản mà chế độ công hữu là chủ thể, tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển, vai trò mang tính cơ bản của thị trường được tăng cường rõ rệt trong việc phân bố nguồn tài nguyên, hệ thống điều tiết, khống chế vĩ mô ngày càng được hoàn thiện. Hệ thống bảo đảm xã hội phủ khắp thành thị và nông thôn dần dần được thành lập; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, thể thao được phát triển toàn diện.
Trung Quốc thực hiện bước ngoặt lịch sử vĩ đại đó là chuyển từ nửa đóng cửa, nửa mở cửa đến mở cửa toàn diện. Trung Quốc đã từ thành lập đặc khu kinh tế đến mở cửa các khu vực ven biển, ven sông, trong đất liền, từ thu hút vốn nước ngoài đến khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư đối ngoại, từ việc mở rộng cánh cửa để xây dựng đất nước đến gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trung Quốc tham gia toàn cầu hóa kinh tế và hợp tác kinh tế khu vực, không ngừng nâng cao mức độ mở cửa đối ngoại. Tổng mức xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 20,6 tỷ USD năm 1978 lên 297,4 tỷ USD năm 2010. Năm 1979 đến năm 2010, tổng đầu tư trực tiếp đã sử dụng là 1048,38 tỷ USD. Đến nay, Trung Quốc đã cùng với 163 nước và khu vực xây dựng cơ chế hợp tác kinh tế-thương mại song phương, ký 10 hiệp định khu thương mại tự do, cùng với 129 nước ký hiệp định bảo hộ đầu tư song phương, cùng với 96 nước ký hiệp định tránh đánh thuế quan hai lần, trở thành nước tích cực trong việc tự do hóa, tiện lợi hóa thương mại và đầu tư. Trung Quốc căn cứ vào những cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới để dần dần hạ thấp thuế quan, tổng mức thuế trước khi gia nhập tổ chức này đã hạ từ 15,3% xuống 9,8%, và đã xóa đi đa số những biện pháp phi thuế quan. Trung Quốc tích cực xây dựng khung quan hệ nước lớn với tổng thể ổn định, phát triển cân bằng, cùng thắng lợi cùng có lợi, thúc đẩy việc hình thành cục diện hợp tác xung quanh cùng hưởng, cùng phát triển. Trung Quốc đã củng cố và tăng cường hợp tác hữu nghị và đoàn kết với các nước đang phát triển truyền thống, cùng với các nước dựa vào nhau tồn tại, sự trao đổi về lợi ích ngày càng sâu sắc, giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới ngày càng rộng rãi.
Trung Quốc đã đưa ra những đóng góp quan trọng cho việc phát triển ổn định kinh tế thế giới. Năm 2001, từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đến nay, hàng hóa nhập khẩu bình quân hàng năm của Trung Quốc đạt gần 750 tỷ USD, tương đương với việc tạo ra hơn 14 triệu việc làm cho các nước và khu vực liên quan.
Trong vòng 10 năm, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Trung Quốc đã thu được lợi nhuận 261,7 tỷ USD, bình quân mỗi năm tăng 30%. Từ năm 2000-2010, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ngoại trừ lĩnh vực tài chính) tăng từ 1 tỷ USD lên 59 tỷ USD, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế quốc gia có liên quan. Năm 2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư hạng trung của nước ngoài đã nộp 10,6 tỷ USD tiền thuế, tuyển dụng hơn 439 nghìn lao động tại địa phương. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc lên tới hơn 10% hàng năm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Trong tình hình khủng hoảng tài chính ở nhiều quốc gia và khu vực châu Á năm 1997 dẫn đến đồng tiền các nước khu vực quanh Trung Quốc bị mất giá nghiêm trọng, Trung Quốc đã giữ vững ổn định cơ bản tỷ giá hối đoái đồng NDT, góp phần giữ vững ổn định và phát triển kinh tế khu vực. Sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008, Trung Quốc đã tích cực tham gia xây dựng cơ chế quản lý kinh tế toàn cầu như Tổ chức G20, thúc đẩy cải cách hệ thống tài chính, tham gia phối hợp chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô giữa các nước, tham gia hợp tác tài chính thương mại quốc tế, tổ chức mua trái phiếu với số lượng lớn để giúp đỡ các quốc gia đang gặp khó khăn. Trung Quốc tích cực thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, trở thành quốc gia duy nhất giảm một nửa số lượng dân nghèo trước kế hoạch, đồng thời, tích cực viện trợ cho nước ngoài theo khả năng của mình. Tính đến cuối năm 2009, Trung Quốc đã viện trợ 256,3 nghìn tỷ USD cho 161 quốc gia, hơn 30 tổ chức khu vực và quốc tế, giảm và xóa 380 khoản nợ cho 50 quốc gia nghèo nợ nần nhiều nhất, đào tạo hơn 120 nghìn lượt người cho những nước đang phát triển. Trung Quốc đã cử tổng cộng 210 nghìn nhân viên y tế và gần 10 nghìn giáo viên đến những quốc gia này. Trung Quốc tích cực thúc đẩy những nước kém phát triển nhất tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc, đồng thời cam kết ưu đãi miễn thuế cho 95% mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc của các quốc gia này.
Trung Quốc đã phát huy vai trò quan trọng bảo vệ hòa bình thế giới, ứng phó với thách thức mang tính toàn cầu. Trung Quốc là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân duy nhất công khai cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân đối với những nước hoặc khu vực không sở hữu loại vũ khí này. Trung Quốc đã cử 21 nghìn lượt nhân viên các ngành tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, là nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an cử nhiều nhân viên tham gia gìn giữ hòa bình nhất. Trung Quốc tích cực tham gia hợp tác quốc tế chống khủng bố, phòng ngừa phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trung Quốc còn viện trợ nhân đạo và cử nhân viên cứu trợ đến các quốc gia bị thiên tai nghiêm trọng, cử hạm đội tàu hộ vệ đến Vịnh Aden và vùng biển Xômali để chống cướp biển. Trung Quốc đã tham gia hơn 100 tổ chức quốc tế giữa các chính phủ, ký hơn 300 công ước quốc tế, trở thành nước tham gia, xây dựng và cống hiến cho hệ thống quốc tế. Trung Quốc là nước đang phát triển đầu tiên xây dựng và thực hiện “Phương án quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu”, cũng là một trong những quốc gia tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu hao lớn nhất và nghiên cứu với tốc độ nhanh nhất đối với năng lượng mới và năng lượng tái sinh. Trung Quốc đã phát huy vai trò mang tính xây dựng để ứng phó với vấn đề nóng bỏng của khu vực và quốc tế, thúc đẩy đàm phán trong các vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Iran, thúc đẩy hình thành cơ chế đàm phán sáu bên trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Trung Quốc đã giải quyết vấn đề biên giới trên bộ do lịch sử để lại với 12 nước láng giềng, duy trì việc giải quyết tranh chấp về lãnh thổ và lợi ích trên biển thông qua đàm phán, đưa ra chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng khai thác” với tinh thần xây dựng, nỗ lực ở mức độ lớn nhất để bảo vệ hòa bình ổn định ở Nam Hải (Biển Đông), Biển Hoa Đông và khu vực xung quanh. Trung Quốc thúc đẩy hợp tác song phương và tham gia hợp tác khu vực và tiểu vùng nhằm cố gắng thúc đẩy phồn vinh phát triển chung ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Sự phát triển lịch sử kể từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập đến nay, đặc biệt là hơn 30 năm cải cách mở cửa đến nay đã chứng tỏ Trung Quốc là thành viên quan trọng của cộng đồng quốc tế, là quốc gia thúc đẩy và nỗ lực cống hiến để trật tự kinh tế chính trị thế giới phát triển theo hướng công bằng hợp lý.
II) Mục tiêu tổng thể phát triển hòa bình của Trung Quốc
Trung Quốc phát triển hòa bình nghĩa là theo đuổi sự phát triển trong nước, theo đuổi phát triển hài hòa, theo đuổi hợp tác và hòa bình về đối ngoại. Nói một cách cụ thể, nhờ sự phấn đấu gian khổ và cải cách đổi mới của người Trung Quốc, việc hợp tác hữu nghị và bình đẳng cùng có lợi với các nước trên thế giới làm cho người dân Trung Quốc có cuộc sống tốt hơn, đồng thời cống hiến cho tiến bộ phát triển của toàn nhân loại. Điều này đã nâng cao ý chí của đất nước Trung Quốc, chuyển thành quy hoạch phát triển quốc gia và phương châm lớn chính trị, thực hiện rộng rãi trong thực tế tiến trình phát triển Trung Quốc.
Thực hiện hiện đại hóa quốc gia và phồn vinh chung của dân chúng là mục tiêu tổng thể để phát triển hòa bình của Trung Quốc. Sau khi cải cách mở cửa vào cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, Trung Quốc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển hiện đại hóa “ba bước đi”. Bước đầu tiên là tổng sản phẩm quốc nội đã tăng lên gấp đôi vào năm 1980, giải quyết vấn đề ăn no mặc ấm cho dân chúng. Bước thứ hai là tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội vào cuối thế kỷ XX, mức sống của người dân đã đạt đến mức độ khá giả. Mục tiêu của hai bước đi đã được thực hiện. Thứ ba là đến khi kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bình quân thu nhập đầu người sẽ đạt mức phát triển trung bình, người dân có cuộc sống khá giả, thực hiện cơ bản hiện đại hóa, xây dựng Trung Quốc trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại văn minh dân chủ hài hòa dân giàu nước mạnh. Nhiệm vụ trọng tâm của mục tiêu này là nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, thực hiện thống nhất dân giàu nước mạnh. Đồng thời, Trung Quốc phải không ngừng tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của mình.
Xây dựng xã hội khá giả nhằm nâng cao mức sống cho hơn 1 tỷ dân là mục tiêu trung và dài hạn để Trung Quốc phát triển hòa bình. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, nâng cao hơn nữa đời sống của toàn dân, làm cho Trung Quốc trở thành quốc gia hiện đại, sức mạnh tổng hợp được tăng cường, quy mô thị trường trong nước đứng đầu thế giới. Trung Quốc trở thành quốc gia mà đời sống nhân dân được nâng cao, chất lượng cuộc sống cải thiện rõ rệt, làm cho môi trường sống sạch đẹp hơn. Trung Quốc trở thành quốc gia mà người dân hưởng nhiều quyền dân chủ hơn, nâng cao hơn nữa sự văn minh của người dân. Trung Quốc cũng trở thành quốc gia mà các cơ chế hoàn thiện hơn, xã hội có sức sống hơn và đoàn kết ổn định hơn, trở thành đất nước cởi mở, thân thiện hơn về đối ngoại, đóng góp to lớn hơn cho văn minh nhân loại.
Thực hiện “Quy hoạch 5 năm lần thứ 12” là mục tiêu ngắn và trung hạn để Trung Quốc phát triển hòa bình. Để xây dựng toàn diện mục tiêu xã hội khá giả, “Cương lĩnh quy hoạch 5 năm lần thứ 12 để phát triển kinh tế xã hội nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” đã xây dựng tư tưởng chỉ đạo, tư duy tổng thể, nhiệm vụ mục tiêu và biện pháp lớn để phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc (giai đoạn 2011-2015). 5 năm sau, sự phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc sẽ giữ vững lấy phát triển một cách khoa học làm chủ đề chính, lấy việc đẩy nhanh chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế là lộ trình chủ yếu. Mục tiêu chủ yếu là: ổn định kinh tế để đẩy nhanh phát triển, việc điều chỉnh mang tính chiến lược cơ cấu kinh tế đã có được bước tiến lớn, trình độ giáo dục khoa học kỹ thuật nâng cao rõ rệt, việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường có hiệu quả rõ rệt, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, việc xây dựng xã hội tăng cường rõ rệt, công cuộc cải cách mở cửa không ngừng đi vào chiều sâu. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu chung của toàn dân, việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế giành được tiến triển thực chất. Sức mạnh tổng hợp của đất nước, khả năng cạnh tranh quốc tế, khả năng chống rủi ro được nâng cao, củng cố hơn nữa việc xây dựng toàn diện nền tảng xã hội khá giả. Đồng thời, Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy hợp tác giao lưu quốc tế, tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa điểm lợi ích chung giữa các bên, thúc đẩy phát triển chung giữa các nước.
Từ ăn no mặc ấm đến khá giả và tiếp tục đạt mức sống trung bình ở các nước phát triển, Trung Quốc đã làm cho cuộc sống của người dân giàu có hơn, đã thể hiện tập trung chiến lược phát triển hòa bình của Trung Quốc. Để thực hiện mục tiêu trên, Trung Quốc đã quyết tâm nỗ lực như sau:
Đẩy nhanh chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế
Trung Quốc coi điều chỉnh mang tính chiến lược cơ cấu kinh tế là phương hướng phát triển chủ yếu. Trung Quốc duy trì tăng cường nhu cầu trong nước đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng, thông qua tăng cường khả năng tiêu dùng của người dân bằng nhiều biện pháp, tối ưu hóa điều chỉnh cơ cấu đầu tư trong nước, đồng thời thúc đẩy hiện đại hóa, thành thị hóa và hiện đại hóa ngành nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ việc chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư chuyển sang phối hợp giữa tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu, chuyển từ chủ yếu dựa vào ngành sản xuất thứ hai sang phối hợp giữa ba ngành sản xuất thứ nhất, thứ hai và thứ ba, chuyển từ chủ yếu dựa vào tiêu hao tài nguyên sang việc dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng người lao động, và đổi mới quản lý. Trung Quốc thực hiện làm sâu sắc hơn chiến lược khoa học giáo dục và đào tạo nhân tài, nỗ lực xây dựng quốc gia đổi mới. Trung Quốc duy trì đổi mới khái niệm và cơ chế, chú ý học tập tiếp thu những kinh nghiệm tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý của nước khác, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế.
Trung Quốc cố gắng tạo ra đột phá trong việc hạn chế tác động xấu đến môi trường. Trung Quốc đã xây dựng khái niệm phát triển xanh, ít tiêu hao CO2, lấy việc tiết kiệm năng lượng làm trọng điểm, đẩy nhanh xây dựng mô hình sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên. Trung Quốc thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, cải thiện chất lượng môi trường, xây dựng hệ thống sản xuất năng lượng hiện đại an toàn, ổn định, kinh tế và sạch sẽ, nâng cao mức độ bảo đảm tài nguyên, thúc đẩy sự phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên, thực hiện đồng bộ giữa sự phát triển kinh tế với môi trường, tài nguyên và dân số, kiên trì tìm kiếm một con đường công nghiệp hóa mang đậm màu sắc Trung Quốc có hàm lượng kỹ thuật cao, hiệu quả kinh tế cao, tiêu hao năng lượng ít, ít ô nhiễm môi trường, ưu thế nguồn nhân lực được phát huy đầy đủ. Kinh tế Trung Quốc thực hiện phát triển hài hòa và bền vững, sẽ mở ra không gian rộng lớn hơn để phát triển kinh tế thế giới.
Khai thác mạnh hơn nữa ưu thế về nguồn nhân lực và thị trường Trung Quốc
Trung Quốc có nguồn nhân lực dồi dào và hệ thống công nghiệp khá hoàn thiện, sẽ giữ vững việc tự lực cánh sinh để phát triển bền vững. Dự báo đến năm 2015, tổng số nhân tài của Trung Quốc sẽ lên tới 156 triệu người, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo giáo dục cao đẳng là 15%, tỷ lệ cống hiến của các nhân tài đối với sự tăng trưởng kinh tế lên tới 32%, có thể cung cấp lực lượng lao động đông đảo và chất lượng cao để nền kinh tế phát triển liên tục. Tổng lượng khoáng sản và diện tích đất gieo trồng của Trung Quốc đứng đầu thế giới, có thể cơ bản tự cung cấp lương thực cho mình. Mặc dù bình quân thu nhập đầu người khá thấp, nhưng Trung Quốc có thể hạn chế ở mức thấp nhất việc phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thông qua phát huy đầy đủ chức năng phân phối của thị trường và thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trung Quốc sẽ phát huy ưu thế sản xuất nguyên vật liệu, trang thiết bị và chế tạo hàng tiêu dùng... đáp ứng được nhu cầu vật chất của người dân trong nước và cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho thị trường thế giới.
Quy mô dân số và tổng lượng kinh tế đã quyết định tiềm năng nhu cầu lớn trong nước của Trung Quốc. Do bình quân thu nhập đầu người không ngừng gia tăng, đầu tư trong nước từng bước được nâng cao, thúc đẩy chiến lược phát triển các khu vực đi vào chiều sâu. Trung Quốc sẽ tạo ra cực tăng trưởng kinh tế mới và không gian thị trường lớn hơn. Trong 5 năm tới, cơ cấu tiêu dùng trong nước của Trung Quốc sẽ tăng mạnh hơn nữa, tiềm năng tiêu dùng của người dân sẽ được giải phóng nhiều hơn, quy mô tổng thể của thị trường trong nước sẽ đứng đầu thế giới. Tổng lượng nhập khẩu có thể lên tới 8000 tỷ USD, sẽ đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho các nước trên thế giới.
Đẩy nhanh xây dựng xã hội hài hòa
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh xây dựng xã hội lấy cải thiện đời sống nhân dân làm trọng điểm. Việc làm này sẽ đặt nền móng cho đời sống nhân dân trong xã hội hài hòa. Trung Quốc thúc đẩy cải cách thể chế xã hội, xây dựng kiện toàn hệ thống dịch vụ công , đổi mới cơ chế quản lý xã hội, nâng cao trình độ quản lý xã hội, hoàn thiện cơ chế phân phối thu nhập và hệ thống an sinh xã hội, nỗ lực làm cho toàn bộ người dân có trường để học, được lao động, có bệnh viện để chữa bệnh, có nhà dưỡng lão dành cho người già, có nhà ở, hình thành cục diện sinh động mà mọi người đều có trách nhiệm và hưởng quyền lợi trong xã hội hài hòa, làm cho toàn dân đều được hưởng thành quả phát triển.
Trung Quốc tăng cường xây dựng chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy một cách tích cực và ổn thỏa cải cách thể chế chính trị, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm người dân làm chủ. Trung Quốc tiếp tục thực hiện bầu cử dân chủ, hoạch định chính sách một cách dân chủ, quản lý dân chủ, giám sát dân chủ theo pháp luật, bảo đảm quyền được biết, quyền được tham gia, quyền phát biểu ý kiến, quyền giám sát của người dân, mở rộng việc tham gia chính trị theo trình tự của người dân. Trung Quốc tiếp tục duy trì các khu tự trị và việc tất cả các dân tộc đều bình đẳng, bảo đảm tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân theo pháp luật, tôn trọng và bảo vệ đầy đủ nhân quyền và các quyền lợi hợp pháp khác của người dân.
Thực hiện chiến lược mở cửa cùng có lợi, cùng thắng
Kiên trì quốc sách cơ bản mở cửa với bên ngoài. Thực hiện chiến lược mở cửa cùng có lợi cùng thắng lợi, lợi dụng triệt để các điều kiện có lợi mà toàn cầu hóa kinh tế và hợp tác kinh tế khu vực mang lại, thực hiện mở cửa với bên ngoài chuyển từ xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu sang cùng coi trọng xuất khẩu, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư ra bên ngoài, không ngừng mở mang không gian và lĩnh vực mở cửa mới, hoàn thiện hệ thống kinh tế theo mô hình mở cửa và nâng cao trình độ kinh tế theo mô hình này, lấy mở cửa thúc đẩy phát triển, thúc đẩy cải cách và thúc đẩy sáng tạo.
Đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế đối ngoại. Tiếp tục tích cực tham gia sự phân công quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đối ngoại chuyển từ mở rộng quy mô sang nâng cao chất lượng, chuyển từ ưu thế giá thành sang ưu thế sức cạnh tranh tổng hợp, đẩy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ, mở rộng quy mô nhập khẩu, thúc đẩy thu chi trong thương mại quốc tế theo xu hướng cơ bản cân bằng, phản đối chủ nghĩa bảo hộ thương mại, giải quyết ổn thỏa các vụ tranh chấp kinh tế thương mại quốc tế.
Nỗ lực nâng cao trình độ sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Không ngừng cải thiện kết cấu, làm phong phú các phương thức, mở rộng các kênh, nâng cao chất lượng, đẩy nhanh thu hút nhân tài và kỹ thuật, định hướng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm và khu vực trọng điểm. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc, có thái độ cởi mở đối với nguồn vốn quốc tế và công nghệ tiên tiến, tạo môi trường đầu tư công bằng có trật tự. Thực thi chiến lược quyền sở hữu quốc gia, ra sức nâng cao khả năng sáng tạo, vận dụng, bảo hộ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ.
Coi trọng hơn nữa sự đầu tư và hợp tác với bên ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và hợp tác kinh doanh ở ngoài lãnh thổ một cách có trật tự, ủng hộ việc triển khai đầu tư hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ ở nước ngoài, triển khai thầu công trình và hợp tác dịch vụ ở nước ngoài, mở rộng sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, đi sâu hợp tác cùng có lợi trong việc khai thác nguồn tài nguyên năng lượng quốc tế. Triển khai mạnh mẽ các dự án hợp tác có lợi cho việc cải thiện dân sinh và tăng cường khả năng tự chủ phát triển của nước chủ nhà, tôn trọng tôn giáo và phong tục tập quán của nước sở tại, tuân thủ pháp luật nước sở tại, đảm nhận nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội tương ứng, thúc đẩy nước sở tại phát triển. Cải thiện cơ cấu viện trợ, đổi mới phương thức viện trợ và nâng cao hiệu quả viện trợ cho bên ngoài.
Mở rộng có tuần tự thị trường tài chính và mở cửa nghiệp vụ tài chính với bên ngoài. Xây dựng hệ thống tài chính dịch vụ hiệu quả cao, có khả năng kiểm soát rủi ro, hoàn thiện cơ chế tỉ giá linh hoạt lấy sự cung cầu của thị trường làm cơ sở và có sự quản lý, từng bước hoán đổi các dự án bằng vốn nhân dân tệ, vừa tạo thuận lợi hơn cho các nước triển khai thương mại, đầu tư, hợp tác cùng có lợi với Trung Quốc, vừa tạo những điều kiện tốt hơn để bảo vệ sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ quốc tế, thúc đẩy toàn cầu hóa phát triển lành mạnh.
Tạo điều kiện bên ngoài có lợi và môi trường quốc tế hòa bình
Trung Quốc kiên trì phát triển hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Tăng cường đối thoại chiến lược với các nước phát triển, tăng thêm lòng tin chiến lược lẫn nhau, đi sâu hợp tác cùng có lợi, giải quyết ổn thỏa các bất đồng, tìm tòi thiết lập và phát triển mối quan hệ nước lớn kiểu mới, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài của những mối quan hệ có tác động lẫn nhau. Kiên trì phương châm thân thiện với láng giềng, coi láng giềng là bạn, láng giềng hữu nghị, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước xung quanh và các quốc gia châu Á khác, tích cực triển khai hợp tác song phương và khu vực, cùng tạo dựng môi trường khu vực hòa bình ổn định, bình đẳng cùng tin cậy, hợp tác cùng có lợi. Tăng cường sự đoàn kết với đông đảo các nước đang phát triển, khơi sâu tình hữu nghị truyền thống, tăng cường hợp tác cùng có lợi, thông qua các phương thức viện trợ và đầu tư, giúp đỡ chân thành các nước đang phát triển thực hiện tự chủ phát triển, bảo vệ quyền lợi chính đáng và lợi ích chung của các nước đang phát triển. Tích cực tham gia giải quyết các công việc đa phương và các vấn đề mang tính toàn cầu, đảm nhận các nghĩa vụ quốc tế tương ứng, phát huy vai trò mang tính xây dựng, thúc đẩy trật tự kinh tế chính trị quốc tế phát triển theo hướng công bằng hợp lý hơn. Đi sâu triển khai trao đổi hợp tác với các quốc hội, chính đảng, địa phương, tổ chức nhân dân của các nước, mở rộng giao lưu với bên ngoài trong lĩnh vực xã hội nhân văn, tăng thêm tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Trung Quốc với nhân dân các nước.
Kiên trì thực hiện chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự. Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn và đại dương mênh mông, biên giới đất liền dài hơn 22.000 km, tuyến bờ biển đại lục hơn 18.000 km. Trung Quốc đứng trước những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống phức tạp đa dạng, chịu mối đe dọa của các thế lực ly khai và chủ nghĩa khủng bố. Thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng là yêu cầu an ninh quốc gia hợp lý của Trung Quốc, là sự đảm bảo cần thiết để Trung Quốc phát triển hòa bình. Mục đích căn bản của việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội là để bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo lợi ích phát triển của đất nước. Chi phí quốc phòng của Trung Quốc là hợp lý vừa phải, phù hợp với nhu cầu an ninh bảo vệ quốc gia, Trung Quốc sẽ không chạy đua vũ trang và cũng sẽ không tạo thành mối đe dọa quân sự đối với bất cứ quốc gia nào. Trung Quốc kiên trì “người không động đến ta, ta cũng không động đến người”, dốc sức giải quyết bằng phương thức hòa bình các vấn đề điểm nóng và tranh chấp quốc tế. Trung Quốc coi trọng tăng cường giao lưu quân sự quốc tế, thúc đẩy hợp tác an ninh khu vực và quốc tế, phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức.
III- Phương châm chính sách đối ngoại phát triển hòa bình của Trung Quốc
Là một thành viên của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc có những mong đợi tốt đẹp đối thế giới trong tương lai, kiên trì phương châm chính sách đối ngoại và quan niệm quan hệ quốc tế phù hợp với phát triển hòa bình.
Thúc đẩy xây dựng thế giới hài hòa
Bảo vệ hòa bình thế giới, thúc đẩy cùng nhau phát triển là tôn chỉ trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Trung Quốc khởi xướng việc nỗ lực cùng đi con đường thúc đẩy xây dựng thế giới hài hòa hòa bình lâu dài và cùng phồn vinh với các nước trên thế giới. Trung Quốc cho rằng đây vừa là một mục tiêu lâu dài vừa là một nhiệm vụ thực tế. Để xây dựng thế giới hài hòa, Trung Quốc cần nỗ lực làm được những việc sau:
Về chính trị, tôn trọng lẫn nhau, bàn bạc bình đẳng, cùng nhau thúc đẩy dân chủ hóa quan hệ quốc tế. Các quốc gia không phân chia lớn nhỏ, mạnh yếu, giàu nghèo đều là các thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, đều cần được cộng đồng quốc tế tôn trọng. Bảo vệ địa vị chủ chốt của Liên hợp quốc trong các công việc của thế giới, tuân theo tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, nghiêm chỉnh tuân thủ luật quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế được công nhận, ca ngợi tinh thần dân chủ, hòa thuận, hợp tác và cùng thắng lợi trong quan hệ quốc tế. Công việc nội bộ các nước nên do nhân dân nước đó tự quyết định, các sự việc trên thế giới nên do các nước bàn bạc bình đẳng, quyền tham gia bình đẳng các công việc của thế giới của các nước cần được tôn trọng và bảo vệ.
Về kinh tế, hợp tác với nhau, bổ sung ưu thế cho nhau, cùng nhau thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế phát triển theo hướng cân bằng, cùng thắng lợi. Nỗ lực xây dựng cơ chế thương mại đa phương công bằng, công khai, hợp lý và không phân biệt đối xử, làm cho các nước trên thế giới được hưởng thành quả của toàn cầu hóa kinh tế. Bắt tay thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, làm cho thế kỷ 21 trở thành thế kỷ người người được hưởng thành quả phát triển.
Về văn hóa, học hỏi lẫn nhau, tìm điểm đồng gác lại bất đồng, tôn trọng tính đa dạng của thế giới, cùng nhau thúc đẩy sự tiến bộ, phồn vinh của văn minh nhân loại. Ra sức khởi xướng đối thoại và trao đổi giữa các nền văn minh khác nhau, xóa bỏ những ngăn cách và cái nhìn lệch lạc về ý thức hệ, làm cho xã hội loài người ngày một hài hòa hòa thuận, làm cho thế giới ngày càng phong phú nhiều vẻ.
Về an ninh, tin cậy lẫn nhau, tăng cường hợp tác, kiên trì giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương thức hòa bình chứ không phải biện pháp chiến tranh, cùng bảo vệ sự hòa bình ổn định của thế giới. Thông qua bàn bạc đối thoại tăng thêm lòng tin, giảm bớt bất đồng, tháo gỡ vướng mắc, tránh sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Về mặt bảo vệ môi trường, giúp đỡ lẫn nhau, hợp lực thúc đẩy, cùng nhau bảo vệ khu vườn địa cầu để nhân loại sinh tồn. Khởi xướng sáng tạo mô hình phát triển mới, đi theo con đường phát triển bền vững, thúc đẩy sự phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Kiên trì nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt, tăng cường sự hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường và đối phó với biến đổi khí hậu.
Kiên trì chính sách ngoại giao hòa bình độc lập, tự chủ
Nhân dân Trung Quốc kiên trì chế độ xã hội và con đường phát triển mà mình lựa chọn, không cho phép các thế lực bên ngoài can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc. Trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, Trung Quốc kiên trì phát triển hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, không liên kết thành đồng minh với bất cứ quốc gia hoặc nhóm nước nào, không dựa vào chế độ xã hội và ý thức hệ có chỗ giống hay khác nhau để quyết định sự thân sơ trong mối quan hệ quốc gia. Tôn trọng quyền tự lựa chọn chế độ xã hội và con đường phát triển của nhân dân các nước, không can thiệp công việc nội bộ của nước khác, phản đối việc nước lớn bắt nạt nước nhỏ, lấy mạnh lăng nhục yếu, phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền. Kiên trì thông qua tìm điểm chung gác lại bất đồng, đối thoại bàn bạc giải quyết các mâu thuẫn và bất đồng, không áp đặt ý chí của mình cho người khác. Kiên trì xuất phát từ lợi ích căn bản của nhân dân Trung Quốc và lợi ích chung của nhân dân thế giới, căn cứ vào sự phải trái của bản thân sự việc để xác định lập trường và chính sách, giữ đạo lý công bằng, nêu cao chính nghĩa, tích cực phát huy vai trò mang tính xây dựng trong các công việc quốc tế.
Trung Quốc kiên quyết bảo vệ lợi ích cốt lõi quốc gia. Lợi ích cốt lõi quốc gia của Trung Quốc bao gồm: chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia, chế độ chính trị quốc gia mà hiến pháp Trung Quốc xác lập, và cục diện xã hội ổn định, sự đảm bảo cơ bản của kinh tế xã hội phát triển bền vững.
Trung Quốc hết sức tôn trọng quyền lợi chính đáng bảo vệ lợi ích quốc gia của các nước, trong khi tích cực phát triển đất nước, Trung Quốc cũng rất quan tâm tới lợi ích và những mối quan tâm chính đáng của các nước khác, quyết không làm những việc có hại người khác để có lợi cho mình, coi láng giềng là lòng tham không đáy.
Trung Quốc kết hợp lợi ích của nhân dân nước mình với lợi ích chung của nhân dân các nước trên thế giới, mở rộng điểm gặp gỡ lợi ích của các bên, xây dựng đồng thời phát triển các cộng đồng lợi ích ở các tầng nấc khác nhau, lĩnh vực khác nhau với các nước các khu vực, đẩy mạnh thực hiện lợi ích chung của toàn nhân loại, cùng chia sẻ thành quả tiến bộ của văn minh nhân loại.
Khởi xướng quan niệm an ninh mới cùng tin cậy, cùng có lợi, bình đẳng, hợp tác
Trung Quốc khởi xướng quan niệm an ninh mới cùng tin cậy, cùng có lợi, bình đẳng, hợp tác, tìm kiếm thực hiện an ninh tổng hợp, an ninh chung và an ninh hợp tác.
Chú trọng an ninh tổng hợp. Trong điều kiện lịch sử mới, các mối đe dọa của an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen nhau, nội dung của an ninh đã mở rộng tới nhiều lĩnh vực. Cộng đồng quốc tế cần nhấn mạnh quan niệm an ninh tổng hợp, kiên trì thực hiện chính sách tổng hợp, chữa trị cả gốc cả ngọn, cùng nhau đối phó với các thách thức an ninh đa dạng hóa mà nhân loại phải đối mặt.
Tìm kiếm an ninh chung. Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, vận mệnh họa phúc của các nước cùng liên quan tới nhau, cộng đồng quốc tế nên tăng cường ý thức an ninh chung, vừa phải bảo vệ an ninh đất nước, vừa phải tôn trọng mối quan tâm an ninh của các nước khác. Phải vứt bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh và đối kháng đồng minh, thông qua hợp tác đa phương bảo vệ an ninh chung, hợp lực ngăn chặn xung đột và chiến tranh. Phát huy hết mức vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc bảo vệ sự hòa bình và an ninh của thế giới, xây dựng cơ chế an ninh chung công bằng có hiệu quả.
Thúc đẩy an ninh hợp tác. Chiến tranh và đối kháng sẽ chỉ dẫn tới vòng tuần hoàn ác tính lấy hung bạo tạo ra hung bạo, đối thoại và đàm phán là con đường đáng tin cậy và có hiệu quả duy nhất để giải quyết tranh chấp. Phải lấy hợp tác mưu cầu hòa bình, lấy hợp tác đảm bảo an ninh, lấy hợp tác thay cho chiến tranh, lấy hợp tác thúc đẩy hòa bình, phản đối việc động một chút là sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Có quan niệm tích cực về việc gánh vác trách nhiệm quốc tế
Là quốc gia đang phát triển có dân số đông nhất thế giới, Trung Quốc làm tốt các công việc của mình chính là sự thể hiện có trách nhiệm quan trọng nhất đối với thế giới. Là quốc gia có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tuân theo luật quốc tế và các nguyên tắc chuẩn mực của quan hệ quốc tế được công nhận, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quốc tế nên có. Trung Quốc tham gia vào việc cải cách hệ thống quốc tế và vạch ra quy tắc quốc tế với thái độ tích cực, tham gia giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, ủng hộ sự phát triển của các nước đang phát triển, bảo vệ hòa bình và ổn định của thế giới. Tình hình và giai đoạn phát triển của mỗi nước khác nhau, nên dựa theo nguyên tắc phù hợp với thực lực, quyền lực và trách nhiệm, quan tâm tới lợi ích chung của đất nước và nhân loại, xuất phát từ tình hình đất nước mình, thực hiện các nghĩa vụ quốc tế tương ứng, phát huy vai trò mang tính xây dựng. Cùng với sức mạnh tổng hợp quốc gia không ngừng được tăng cường, Trung Quốc sẽ đảm nhận trách nhiệm quốc tế nhiều hơn với khả năng cho phép.
Thực hiện quan niệm hợp tác khu vực hữu nghị thân thiện với láng giềng
Các nước xung quanh Trung Quốc tích cực triển khai hợp tác hữu nghị thân thiện với láng giềng, cùng nhau thúc đẩy xây dựng một châu Á hài hòa. Chủ trương các nước trong khu vực tôn trọng lẫn nhau, tăng thêm lòng tin, tìm điểm chung gác lại bất đồng, thông qua đối thoại đàm phán và bàn bạc hữu nghị giải quyết các mâu thuẫn và vấn đề kể cả tranh chấp lãnh thổ và quyền lợi biển, cùng nhau bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực. Làm cho việc trao đổi kinh tế thương mại và hợp tác cùng có lợi ngày càng gắn bó, thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa kinh tế khu vực, hoàn thiện cơ chế hợp tác tiểu khu vực và khu vực hiện có, có thái độ cởi mở đối với ý tưởng hợp tác của các khu vực khác, hoan nghênh các nước ngoài khu vực khác phát huy vai trò mang tính xây dựng trong việc thúc đẩy khu vực hòa bình và phát triển. Trung Quốc không theo đuổi bá quyền khu vực và phạm vi thế lực, không chèn ép bất kỳ quốc gia nào, sự phát triển phồn vinh và ổn định lâu dài của Trung Quốc là cơ hội chứ không phải mối đe dọa đối với các nước láng giềng xung quanh. Trung Quốc sẽ luôn tuân theo “tinh thần châu Á” – cố gắng không ngừng, mở mang tiến thủ, mở cửa bao dung, cùng hội cùng thuyền, mãi mãi là láng giếng tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt của các nước ở châu Á.
IV. Trung Quốc phát triển hòa bình là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử
Đi theo con đường phát triển hòa bình là sự lựa chọn chiến lược của nhân dân và Chính phủ Trung Quốc trong quá trình kế thừa truyền thống ưu tú của văn hóa Trung Hoa, căn cứ theo trào lưu phát triển của thời đại và lợi ích căn bản của Trung Quốc, là nhu cầu trong nước để Trung Quốc phát triển.
Phát triển hòa bình là sự truyền thụ và kế thừa của văn hóa lịch sử Trung Quốc
Từ xa xưa, văn hóa Trung Quốc đã cho rằng thế giới nên là một chỉnh thể hài hòa, quan niệm này đã ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng và hành vi của dân tộc Trung Hoa, trở thành quan niệm giá trị quan trọng của người Trung Quốc khi xử lý mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên thậm chí giữa các nước với nhau.
Nhân dân Trung Quốc xưa nay luôn đề cao quan niệm “hòa nhi bất đồng”, “thiên nhân hợp nhất”, “dĩ hòa vi quý”, lấy tinh thần hài hòa để đoàn kết gia đình, thân thiện với đồng hương, đối đãi tốt với người khác. Nền văn hóa hài hòa đã tạo ra bản tính dân tộc yêu chuộng hòa bình của dân tộc Trung Hoa. “Con đường tơ lụa” nổi tiếng là một con đường buôn bán, con đường văn hóa và con đường hòa bình, nhớ mãi không quên dấu chân lịch sử của những cổ nhân Trung Quốc đã theo đuổi giao lưu hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với nhân dân các nước. Chiến dịch “Thất hạ Tây Dương” của nhà hàng hải nổi tiếng thời nhà Minh Trịnh Hòa, đặt chân đến hơn 30 quốc gia và khu vực ở châu Á và châu Phi, đã cho thấy nền văn minh rực rỡ và khoa học kỹ thuật tiên tiến của Trung Hoa, đem lại hòa bình và tình hữu nghị cho những nơi này.
Với tấm lòng “phóng khoáng độ lượng, khoan dung khoáng đạt”, dân tộc Trung Hoa sẵn sàng tiếp nhận tất cả các nền văn hóa bên ngoài có ích, thúc đẩy sự hòa hợp văn hóa giữa Trung Quốc với bên ngoài, để lại không ít giai thoại nghìn đời về sự giao lưu văn hóa với bên ngoài. Nhân dân Trung Quốc có ý thức tập thể và tinh thần trách nhiệm xã hội mạnh mẽ, đề cao “điều mà mình không muốn, chớ đem đến cho người khác”, tôn trọng các nền văn hóa khác nhau, quan niệm khác nhau, không áp đặt ý chí của mình cho người khác. Xử sự lịch sự với bên ngoài, thực hiện thân thiện với láng giềng ở gần, giao lưu với láng giềng ở xa.
Nhân dân Trung Quốc với hơn 5000 năm văn minh lịch sử vừa kế thừa truyền thống ưu tú của văn hóa Trung Hoa, vừa trao cho nền văn hóa này nội hàm của thời đại mới.
Phát triển hòa bình là yêu cầu trong nước cơ bản của Trung Quốc
Trung Quốc có dân số đông, nền tảng cơ sở còn mỏng, đã dùng 7,9% đất trồng trọt và 6,5% nguồn nước ngọt của thế giới nuôi sống gần 20% dân số thế giới, thành tựu phát triển kinh tế xã hội phải do 1,3 tỷ người cùng được hưởng, việc không ngừng làm thỏa mãn đời sống và nhu cầu phát triển của nhiều người dân là vấn đề rất khó khăn. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc khoảng 4400 USD, đứng khoảng thứ 100 thế giới. Sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, và giữa các khu vực của Trung Quốc rất không đồng đều, những mâu thuẫn mang tính kết cấu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nổi cộm, sự hạn chế mang tính then chốt trong quá trình như về mặt tài nguyên môi trường cũng rất nổi cộm, sự tăng trưởng kinh tế quá phụ thuộc nhiều vào việc khai thác tài nguyên, nhiệm vụ chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế khó khăn nặng nề. Khả năng đổi mới tự chủ của Trung Quốc tương đối yếu, trong hệ thống ngành nghề và phân công thương mại quốc tế vẫn ở mức thấp của chuỗi ngành nghề. Mức sống của người dân Trung Quốc vẫn chưa cao, hệ thống bảo đảm xã hội vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn khoảng cách rất lớn so với các nước phát triển.
Sự hiện đại hóa của Trung Quốc là sự hiện đại hóa của 1/5 dân số thế giới, đây là một quá trình lịch sử rất dài. Những khó khăn và vấn đề trong quá trình này, bất luận là quy mô hay mức độ khó khăn đều rất hiếm có trong thế giới ngày nay, cũng ít thấy trong lịch sử nhân loại. Trong thời kỳ lịch sử tương đối dài, Trung Quốc vẫn sẽ là một nước đang phát triển, điều này đã quyết định Trung Quốc cần phải tập trung lực lượng thúc đẩy hiện đại hóa, tập trung sức lực giải quyết vấn đề phát triển và dân sinh; Trung Quốc luôn cần môi trường quốc tế hòa bình ổn định, để triển khai giao lưu hợp tác với bên ngoài. Trong tương lai, cho dù Trung Quốc lớn mạnh hơn, hòa bình vẫn là điều kiện tiên quyết cơ bản để Trung Quốc phát triển, Trung Quốc không có lý do gì để đi chệch khỏi con đường phát triển hòa bình. Tình hình cơ bản của đất nước, truyền thống văn hóa, lợi ích căn bản và lợi ích lâu dài của đất nước là nhân tố quyết định và động lực bên trong để Trung Quốc triển hòa bình .
Phát triển hòa bình là sự lựa chọn thuận theo trào lưu thế giới
Hòa bình và phát triển là hai chủ đề lớn của thời đại ngày nay, hòa bình, phát triển và hợp tác là trào lưu thế giới không thể ngăn cản. Hiện nay, đa cực hóa thế giới, toàn cầu hóa kinh tế đi sâu phát triển, yêu cầu cải cách hệ thống quốc tế nổi cộm, cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề lịch sử mới. Cùng biết cách lợi dụng những cơ hội phát triển, cùng ứng phó với các rủi ro trở thành nguyện vọng của nhân dân các nước.
Toàn cầu hóa kinh tế trở thành xu thế quan trọng ảnh hưởng tới các mối quan hệ quốc tế. Các nước có chế độ, loại hình, giai đoạn phát triển khác nhau đều phải dựa vào nhau, lợi ích đan xen, hình thành một cộng đồng vận mệnh “trong anh có tôi, trong tôi có anh”. Nhân loại không thể chịu đựng thêm các cuộc chiến tranh thế giới, sự đối kháng và xung đột một cách toàn diện giữa các nước lớn chỉ có thể gây tổn thất cho cả hai bên.
Những thách thức mang tính toàn cầu đã trở thành các mối đe dọa chủ yếu của thế giới. Vấn đề an ninh chung của nhân loại ngày càng được đề cao, các vấn đề mang tính toàn cầu có quan hệ đến sự sinh tồn của nhân loại và sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội như chủ nghĩa khủng bố, phổ biến vũ khí huy diệt quy mô hớn, khủng hoảng tài chính, tai họa thiên nhiên nghiêm trọng, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn năng lượng, an ninh lương thực, an ninh y tế công cộng ngày càng nhiều hơn. Bất kỳ quốc gia nào đều không thể đơn độc giải quyết những vấn đề này, cộng đồng quốc tế cần phải chung sức nhau ứng phó. Nếu không thể thông qua hợp tác quốc tế liên tục toàn diện để hạn chế các nhân tố tiêu cực, thì sự hòa bình và phát triển của thế giới sẽ đối mặt với trở ngại rất lớn, thậm chí có thể gặp phải tai họa lớn hơn.
Khó có thể ngăn cản tiến trình phát triển đa cực hóa thế giới. Các sức mạnh khu vực như các nước thị trường mới nổi, tập đoàn khu vực và châu Á không ngừng phát triển lớn mạnh, các bên tham gia phi nhà nước phát triển nhanh chóng, dựa vào toàn cầu hóa kinh tế và thông tin hóa xã hội để mở rộng ảnh hưởng, trở thành lực lượng quan trọng của các nước và trên vũ đài quốc tế.
Trào lưu thế giới đang rất rầm rộ, thuận theo thì sống, chống lại sẽ bị diệt vong. Cộng đồng quốc tế nên vượt qua “cuộc đọ sức một mất một còn” lỗi thời trước đây trong mối quan hệ quốc tế, vượt qua tư duy Chiến tranh Lạnh, chiến tranh nóng, vượt qua những con đường cũ từng đẩy nhân loại nhiều lần rơi vào đối kháng và chiến tranh loạn lạc. Trung Quốc cần phải nhìn nhận từ góc độ mới đó là vì vận mệnh chung của cộng đồng, bằng các quan niệm mới như cùng hội cùng thuyền, hợp tác cùng thắng lợi, để tìm kiếm cục diện mới cho sự giao lưu giữa các nền văn minh, tìm kiếm nội hàm mới cho lợi ích chung và quan điểm giá trị chung của nhân loại, tìm kiếm con đường mới cho sự hợp tác giữa các nước để đối phó với những thách thức và thực hiện sự phát triển mang tính bao dung. Trung Quốc muốn có hòa bình, không muốn chiến tranh; muốn phát triển, không muốn đình trệ; muốn đối thoại, không muốn đối kháng; muốn hiểu biết lẫn nhau, không muốn chia cắt, muốn có xu thế chung mà mọi người thuận theo. Vì vậy, việc Trung Quốc đi theo con đường phát triển hòa bình chính là sự lựa chọn tất yếu trong bối cảnh lớn của thời đại này.
V. Ý nghĩa thế giới về sự phát triển hòa bình của Trung Quốc
Con đường phát triển hòa bình là một con đường phát triển kiểu mới mà Trung Quốc - nước đang phát triển lớn nhất trên thế giới đã tìm ra, cùng với sự thay đổi của thời gian, con đường này đã và sẽ thể hiện rõ hơn nữa ý nghĩa thế giới của mình. Sự thành công của con đường này vừa cần có sự kiên trì không mệt mỏi của nhân dân Trung Quốc, vừa cần có sự hiểu biết và ủng hộ của thế giới bên ngoài.
Sự phát triển hòa bình của Trung Quốc đã phá vỡ mô hình truyền thống của nước lớn trỗi dậy - “nước mạnh tất bá” (nước mạnh chắc chắn phải xưng bá). Xây dựng hệ thống thực dân, tranh giành phạm vi thế lực, bành trướng ra bên ngoài bằng vũ lực, là con đường cũ của một số nước lớn trỗi dậy trong lịch sử cận đại. Đặc biệt là trong thế kỷ 20, theo đuổi bá quyền, đối kháng thực lực, xung đột vũ trang, khiến cho nhân loại gặp phải thảm họa của hai cuộc đại chiến thế giới. Căn cứ vào truyền thống văn hóa lịch sử mấy nghìn năm của mình, căn cứ vào nhận thức đối với bản chất của toàn cầu hóa kinh tế, cũng như nhận thức đối với mối quan hệ quốc tế và sự thay đổi của cục diện an ninh quốc tế trong thế kỷ 21 và lợi ích và quan điểm giá trị chung của nhân loại, Trung Quốc đã nghiêm túc lựa chọn phát triển hòa bình, hợp tác cùng thắng lợi là con đường cơ bản để thực hiện đại hóa đất nước, tham gia các công việc quốc tế và xử lý mối quan hệ quốc tế. Thực tiễn đã chứng minh mấy chục năm nay, Trung Quốc đi theo con đường phát triển hòa bình là đúng, không có bất kỳ lý do gì phải thay đổi.
Toàn cầu hóa kinh tế và cách mạng khoa học kỹ thuật đã đem lại điều kiện lịch sử cho rất nhiều quốc gia thông qua phát triển kinh tế và hợp tác cùng có lợi để thực hiện chấn hưng đất nước, ngày càng nhiều nước đang phát triển đi theo con đường phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy, quy mô và không gian phát triển của nền kinh tế thế giới mới ngày càng lớn, khả năng chống lại cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế của cộng đồng quốc tế mới tăng lên rõ rệt, sự thay đổi của hệ thống kinh tế quốc tế mới có những động lực mạnh mẽ hơn. Sự phát triển hòa bình của Trung Quốc thuận theo xu thế lớn phát triển của thế giới này, Trung Quốc lạc quan và ủng hộ ngày càng nhiều nước đang phát triển thay đổi vận mệnh của mình, cũng lạc quan và ủng hộ các nước phát triển tiếp tục phát triển phồn vinh.
Trong một thế giới có những thay đổi long trời lở đất hiện nay, bất luận là chủ nghĩa, chế độ, mô hình hay con đường nào, đều là sự kiểm nghiệm thực tiễn và những gì đã trải qua. Tình hình đất nước của mỗi quốc gia là khác nhau, trên thế giới không tồn tại mô hình phát triển tốt nhất, đa năng và trước thế nào sau vẫn thế, mà chỉ tồn tại con đường phát triển thích hợp nhất với tình hình đất nước của quốc gia đó. Con đường phát triển của Trung Quốc được hình thành và giữ vững bởi tình hình đất nước. Nhận thức được một cách sâu sắc tầm quan trọng và tính lâu dài của việc đi theo con đường phát triển hòa bình, tính sâu sắc và tình hình phức tạp của sự thay đổi môi trường trong và ngoài nước, Trung Quốc sẽ chú trọng tổng kết và vận dụng những kinh nghiệm thành công của bản thân, chú trọng học tập những kinh nghiệm có lợi của các nước khác, cũng như nghiên cứu những vấn đề, thách thức mới trên con đường tiến lên phía trước, để mở ra tương lai rộng lớn hơn cho sự phát triển hòa bình.
Sự phát triển của Trung Quốc không thể tách khỏi thế giới, sự phồn vinh, ổn định của thế giới cũng không thể tách rời Trung Quốc. Thành tựu phát triển mà Trung Quốc giành được và việc hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới là không thể tách rời, tương lai phát triển của Trung Quốc cần phải được cộng đồng quốc tế thấu hiểu và ủng hộ hơn nữa, chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả nhân dân và nhà nước đã thấu hiểu, quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ Trung Quốc phát triển. Trung Quốc - nước có dân số hơn 1 tỷ người đi theo con đường phát triển hòa bình, đây là sự tìm tòi và thực tiễn vĩ đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại, không thể thực hiện một cách toàn vẹn, chúng tôi hoan nghênh tất cả những ý kiến đóng góp chân thành và phê bình thiện chí. Chúng tôi thực sự mong muốn cộng đồng quốc tế tìm hiểu một cách sâu sắc hơn nữa truyền thống văn minh nguồn gốc xa xưa của Trung Quốc, tôn trọng cách nhìn nhận của nhân dân Trung Quốc đối với chủ quyền quốc gia, an ninh, sự toàn vẹn lãnh thổ và ổn định xã hội, hiểu được rằng Trung Quốc là nước đang phát triển lớn nhất, Trung Quốc cần phải giải quyết dần dần các vấn đề khó khăn của việc phát triển, cũng như hiểu được lòng quyết tâm và thành ý của nhân dân Trung Quốc trong việc khát khao thoát khỏi một cách triệt để cảnh đói, sống một cuộc sống sung túc, tin tưởng nhân dân Trung Quốc đi con đường phát triển hòa bình, ủng hộ chứ không phải ngăn cản Trung Quốc đi con đường phát triển hòa bình.
Nhìn lại lịch sử, triển vọng tương lai, chúng tôi tin tưởng rằng một Trung Quốc phát triển phồn vinh, pháp trị dân chủ, ổn định hài hòa, chắc chắn sẽ có những cống hiến lớn hơn cho thế giới. Nhân dân Trung Quốc muốn cùng với nhân dân các nước trên thế giới, ra sức thực hiện lý tưởng tốt đẹp của nhân loại./.
Văn Cường (gt)
No comments:
Post a Comment