NGUYÊN HÀ
09/11/2011 08:49 (GMT+7)
Lạm phát cao luôn được mổ xẻ tại nhiều phiên thảo luận của Quốc hội.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dưới 10% là chỉ tiêu tại nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, vừa được Quốc hội thông qua với trên 90% đại biểu tán thành tại phiên họp sáng 9/11.
Tại báo cáo tiếp thu giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, bên cạnh đa số ý kiến tán thành con số nói trên, cũng có một số ý kiến cho rằng đây là chỉ tiêu khó khả thi.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cùng với việc tăng cường quản lý đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý và chủ động trong việc kiểm soát giá, bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá thị trường và quyết liệt trong điều hành thì việc thực hiện kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10% là có cơ sở.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cho rằng, để đạt được chỉ số này Chính phủ phải kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Năm 2012, được dự báo sẽ ít có khả năng biến động lớn về giá hàng hóa thế giới. Vì vậy, tỷ giá sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc quyết định giá cả hàng hóa dịch vụ xuất, nhập khẩu; chính sách tỷ giá nếu được duy trì ổn định sẽ góp phần kiểm soát chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng.
Đối với giá cả hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ trong nước, khó tăng giá đột biến nếu các chính sách tác động vào tổng cung, tổng cầu được thực hiện phù hợp, không làm tăng thêm quy mô đầu tư từ ngân sách nhà nước và quản lý đầu tư công, chi tiêu công một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt và tăng trưởng tín dụng dưới 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến.
Theo nghị quyết của Quốc hội, ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được đặt lên hàng đầu tại mục tiêu tổng quát của năm sau.
Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đã được Quốc hội quyết định, gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6 - 6,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%; nhập siêu khoảng 11 - 12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong điều kiện cho phép, phấn đấu giảm nhập siêu xuống dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bội chi ngân sách phấn đấu dưới 4,8% GDP; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội khoảng 33,5% GDP.
Như vậy, cũng như kế hoạch 5 năm, các chỉ tiêu tăng trưởng GDP và CPI của kế hoạch 2012 do Chính phủ trình đều được Quốc hội chấp thuận.
Các chỉ tiêu xã hội và môi trường được thông qua cho năm sau gồm: tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt đạt 46%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 4%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dưới 16,6 %; số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 21,5 giường...
Với môi trường, Quốc hội đã quyết các chỉ tiêu tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 79%. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 70%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41%.
Tại nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương hoàn thành đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; thực hiện đồng bộ theo lộ trình thích hợp trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ ba.
Tại báo cáo tiếp thu giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, bên cạnh đa số ý kiến tán thành con số nói trên, cũng có một số ý kiến cho rằng đây là chỉ tiêu khó khả thi.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cùng với việc tăng cường quản lý đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý và chủ động trong việc kiểm soát giá, bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá thị trường và quyết liệt trong điều hành thì việc thực hiện kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10% là có cơ sở.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cho rằng, để đạt được chỉ số này Chính phủ phải kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Năm 2012, được dự báo sẽ ít có khả năng biến động lớn về giá hàng hóa thế giới. Vì vậy, tỷ giá sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc quyết định giá cả hàng hóa dịch vụ xuất, nhập khẩu; chính sách tỷ giá nếu được duy trì ổn định sẽ góp phần kiểm soát chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng.
Đối với giá cả hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ trong nước, khó tăng giá đột biến nếu các chính sách tác động vào tổng cung, tổng cầu được thực hiện phù hợp, không làm tăng thêm quy mô đầu tư từ ngân sách nhà nước và quản lý đầu tư công, chi tiêu công một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt và tăng trưởng tín dụng dưới 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến.
Theo nghị quyết của Quốc hội, ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được đặt lên hàng đầu tại mục tiêu tổng quát của năm sau.
Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đã được Quốc hội quyết định, gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6 - 6,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%; nhập siêu khoảng 11 - 12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong điều kiện cho phép, phấn đấu giảm nhập siêu xuống dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bội chi ngân sách phấn đấu dưới 4,8% GDP; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội khoảng 33,5% GDP.
Như vậy, cũng như kế hoạch 5 năm, các chỉ tiêu tăng trưởng GDP và CPI của kế hoạch 2012 do Chính phủ trình đều được Quốc hội chấp thuận.
Các chỉ tiêu xã hội và môi trường được thông qua cho năm sau gồm: tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt đạt 46%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 4%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dưới 16,6 %; số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 21,5 giường...
Với môi trường, Quốc hội đã quyết các chỉ tiêu tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 79%. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 70%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41%.
Tại nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương hoàn thành đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; thực hiện đồng bộ theo lộ trình thích hợp trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ ba.
No comments:
Post a Comment