Saturday, November 26, 2011

Fw: [Exryu-ww-Forum] Đám giỗ ông Phạm Quỳnh mà được nghe

From: Dzung T <@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Friday, November 18, 2011 2:47 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Đám giỗ ông Phạm Quỳnh mà được nghe

 

Đám giỗ ông Phạm Quỳnh mà được nghe bài nhạc Phạm Tuyên ca tụng người giết cha mình. Nghe bài này chỉ có thể khóc cho PQ và cười cho HCM.

Chẳng lẽ con Phạm Quỳnh cũng coi Phạm Quỳnh là tay phản quốc, nên khẩu phục, tâm phục HCM đến thế à

0o0


0o0


Thử nghĩ xem Stalin đã ra lệnh giết Trotsky, và con ruột Trotsky làm nhạc ca tụng Stalin

Gia đình như vậy, đất nước như vậy

Cổ kim có một, hỏi sao oan nghiệp chẳng còn trùng trùng khó dứt

Thế mà hiện nay có người còn cho là Phạm Tuyên đã vì đại nghĩa mà quên thù nhà

Vì đại nghĩa tham gia đánh Pháp, còn hiểu được, nhưng vì đại nghĩa gì mà làm nhạc ca tụng Hồ Chí Minh ?

Sử sách sẽ cho thấy Phạm Quỳnh và Hồ Chí Minh, ai thực tình tranh đấu cho VN ? hoặc cả hai ều có công ? hoặc có tội ?

Nhưng dù sao đi nữa, chuyện Phạm Tuyên mà được đề cao, đúng là chỉ để phục vụ lòng trung thành với đảng CSVN mà thôi

Lòng trung thành kiểu này quả là đưa đến tình trạng đạo đức ngày nay là quá đúng. Xã hội tan nát và khó có thể tái lập niềm tin.

Nước Nga đã thoát khỏi cái bóng Stalin

Nhưng Việt Nam còn bị bóng của HCM ngự trị, vì HCM đã đáp ứng được tấm lòng hận thù giai cấp mù quáng, và tâm ồn nô lệ vào Tầu quá mạnh. Cũng như lòng tham khi nhìn đến vựa thóc Miền Nam.


0o0

Cải Cách Ruộng Đất để cướp đất một số gia đình chia cho những ai theo HCM.

Đánh Miền Nam để cướp quyền, và đất chia cho những ai theo HCM.

Do đó "đường ra trận giờ này đẹp lắm"

Trong khi mất đảo, mất đất về tay Tầu Cộng thì không sao


0o0

Đảng CSVN lừa được ai không lừa được luật nhân quả báo

Số Việt Kều theo CS hay thân CS đang từ nằm vùng chuyển sang nằm luôn tại các nước Mỹ, Úc, Canada. Nhóm thân cộng tại Pháp thì còn te tua hơn vì cộng sản Pháp đang bị đám cực ữu đè cho sát ván. Lo òmặt bênh ộng ra, chính bọn Lepen nó lợi dụng xong rồi vất như giẻ rách

Vì ý thức ?

Không!

Vì tỉnh ngộ ?

Không!

Vì gương Trần Trường ?

Có 1 chút!

Thật ra là đám này cũng chỉ theo vậy thôi, ủng hộ bak để bớt đi cái tự ti mặc cảm, và thoa dịu cái tự tôn mặc cảm, chứ sức mấy mà chê xã hội dân chủ, tư bản. ngay cả khi kinh tế CS đột xuất có nhiều đô, mấy người ấy cũng chỉ "hy sinh" về thăm nước, viết bài nâng bi, phân tích ể có mề đai, giải thưởng ăn có, xong ồi vọt

Mà trong lòng tràn ngập "Tiến Quân Ca", vì muốn chia vui chiến thắng long trời lở đất (chính mình)


0o0

Muốn hiểu ai xấu ai tốt, hãy xem khi họ nắm quyền bao nhiêu người đã chết ?

Muốn biết tại sao các Việt Kiều, miệng thì ca tụng Hồ Chí Minh, chân thì chạy đi xin qua ở các nước tư bản thì hiểu


0o0

Hiện nay, chỉ còn một số dân tiểu nhược, vì căm thù Mỹ nên ca tụng Hồ Chí Minh. Ngay cả Tàu Cộng, chính những nhà cách mạng của họ như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, thậm chí Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, khi bị vệ binh đỏ chửi hơn chửi chó, lăng nhục hơn cả loài vật hạ đẳng, thì hiểu khi cần, họ sẽ đối xử ra sao với họ Hồ, chỉ là một người tự nhận là gốc Tầu

D~

 

  1. Kinh tế Việt Nam

    90% nhập siêu của VN là từ Trung Quốc

    http://www.vntrades.com/tintuc/name-...-sid-54284.htm

    Lạm phát và nhập siêu:

    Nhập siêu năm nay sẽ góp phần đáng kể vào lạm phát.


    http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/52504/index.aspx


    Nhập siêu tăng mạnh trong tháng 9

    http://www.tinmoi.vn/Nhap-sieu-tang-...-09197255.html

    Nhập siêu 1,1 tỷ USD trong tháng 10

    Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, giá trị hàng hoá được xuất qua biên giới trong tháng 10 ước đạt 6,25 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu đạt khoảng 7,35 tỷ USD. Cơ quan này cũng điều chỉnh lại số liệu xuất - nhập khẩu thực tế của tháng 9. Theo đó, giá trị nhập khẩu giảm nhẹ, xuống còn 6,9 tỷ USD.

    Sau 10 tháng, tổng giá trị hàng hoá nhập siêu của nền kinh tế đạt khoảng 9,5 tỷ USD. Nếu không có đột biến về ngoại thương trong 2 tháng tới, nhiều khả năng nhập siêu cả năm sẽ được giữ dưới mức 13,5 tỷ USD mà Chính phủ cam kết.Tuy vậy, nhìn vào tình hình xuất - nhập khẩu tháng 10, dễ thấy mức nhập siêu, sau 5 tháng được giữ dưới một tỷ USD, đã tăng cao trở lại. Giá trị xuất khẩu tuy tăng 2,5% so với tháng trước nhưng nhập khẩu lại tăng tới 5,5%. Về cơ cấu nhập khẩu, tuy không có đột biến so với tháng trước nhưng giá trị của hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải (trừ ôtô, xe máy) đều tăng.

    http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/67757/index.aspx

    * Các tin liên quan :

    * Nhập siêu triền miên

    * "Khả năng nhập siêu năm 2010 sẽ lên tới 14 tỷ USD"

    * 9 tháng 2010: Nhập siêu từ Trung Quốc lớn nhất

    Thực tế, sau 9 năm Việt Nam bắt đầu nhập siêu từ Trung Quốc (2001), mức độ lệ thuộc ngày càng gia tăng. Tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc chỉ chiếm 17,7% tổng nhập siêu (năm 2001) đến năm 2009, đã tăng lên 90% (tương đương 11,5 tỷ USD).

    Bãi tập kết hàng tồn kho, kém phẩm chất?

    Theo các chuyên gia kinh tế, lý do chính khiến Việt Nam khó dứt khỏi sự phụ thuộc nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc còn bởi tâm lý "đi buôn" của các nhà nhập khẩu. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, nhận định: "Thực tế những năm qua, các doanh nghiệp mỗi khi cần nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất sẵn sàng chuyển sang đi buôn để kiếm lời, khi nhập được hàng Trung Quốc giá rẻ, về bán ăn chênh lệch". Tâm lý này phổ biến ở một số ngành như sắt thép, phân bón - hóa chất…

    Đồng quan điểm, tiến sĩ Nam cho rằng, không ít nhà nhập khẩu, trong đó có cả các doanh nghiệp Nhà nước lấy lợi ích thương mại là chính, không vì lợi ích chung của thị trường nội địa. Cho nên, hàng kém phẩm chất, hàng Trung Quốc bị các nước EU, Mỹ phát hiện kém chất lượng, lập tức chạy vào thị trường Việt Nam tiêu thụ, biến nước ta thành bãi tập kết tiêu thụ không ít hàng tồn kho, kém phẩm chất.

    http://news.ndthuan.com/kinh-te/2010...-ap-dao-92283/

    Nhập siêu kéo dài

    4/11/2010

    Nhìn lại các con số

    Khi nói đến xuất nhập khẩu người ta thường nói đến xuất nhập khẩu hàng hóa mà quên mất một phần quan trọng là xuất nhập khẩu dịch vụ (bằng khoảng 10% xuất nhập khẩu hàng hóa). Xuất khẩu được tính vào và nhập khẩu được trừ đi trong GDP bao gồm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

    Tình trạng nhập siêu tăng liên tục từ năm 2000 đến nay rất nghiêm trọng.



    Tốc độ tăng bình quân hàng năm của nhập siêu về hàng hóa giai đoạn 2000-2009 tính theo đô la Mỹ khoảng 31%. Còn nhập siêu về hàng hóa và dịch vụ tính theo tiền đồng và theo giá hiện hành tăng vào khoảng 35,8% và tốc độ tăng nhập siêu bình quân năm đã loại trừ yếu tố giá giai đoạn này vào khoảng 28%. Một điều rất phải cân nhắc khi sử dụng số liệu thống kê là nhập khẩu hàng hóa được tính theo giá C.I.F, tức là đã bao gồm một phần dịch vụ, đó là dịch vụ vận tải và bảo hiểm. Từ năm 2007, dịch vụ cũng bị tình trạng nhập siêu, đó là do nhập siêu về phí vận tải và bảo hiểm. Về nguyên tắc, nhập khẩu hàng hóa phải được đo lường bằng giá F.O.B, còn phần vận tải và bảo hiểm được tính cho nhập khẩu dịch vụ, tổng của nhập khẩu như vậy vẫn theo giá C.I.F. Điều này sẽ cân đối vĩ mô và phân tích số liệu được dễ dàng hơn và tránh gây nhầm lẫn.Từ bức tranh về xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tính theo đô la Mỹ và theo tiền đồng cũng như theo hai loại giá (hiện hành và so sánh) có thể thấy việc làm yếu đồng tiền Việt Nam cần được cân nhắc rất kỹ. (Xem thêm một quan điểm khác trong bài "Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam" của Huỳnh Thế Du trên TBKTSG số ra ngày 30-9).Một vấn đề cũng cần đề cập đến là cơ cấu nhập khẩu cho sản xuất và tiêu dùng. Trong 10 năm qua hơn 90% kim ngạch nhập khẩu là dùng cho sản xuất, chỉ chưa tới 10% là nhập khẩu cho tiêu dùng cuối cùng, dù rằng gần đây nhiều người lo ngại về việc nước ta nhập khẩu cả tăm tre. Trong chín tháng đầu năm 2010 tỷ trọng nhập khẩu cho tiêu dùng giảm từ 9,3% tổng giá trị nhập khẩu của năm 2009 xuống còn 8,4%. Như vậy vấn đề nhập siêu của Việt Nam chính là do nhu cầu nhập khẩu cho sản xuất.Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày càng tăng? Theo tôi, nguyên nhân chính nằm ở cơ cấu kinh tế. Thông thường khi chọn ngành trọng điểm thường phải xem xét đến hai yếu tố là chỉ số lan tỏa nội địa và chỉ số kích thích nhập khẩu. Tuy nhiên thực tế cho thấy một số ngành có tỷ trọng vốn đầu tư khá lớn nhưng chỉ số lan tỏa nội địa thấp và chỉ số kích thích nhập khẩu cao bất thường. Những nhóm ngành này hầu hết nằm ở khu vực II (công nghiệp và xây dựng). Nguyên nhân thứ hai là hiệu quả sản xuất kinh doanh sút giảm khá mạnh. Điều này được minh chứng qua tỷ lệ chi phí trung gian so với giá trị sản xuất (dựa vào các bảng cân đối liên ngành của Tổng cục Thống kê công bố cho năm 2000 và 2007) tăng gần 10 điểm phần trăm từ năm 2000-2007, tức là mỗi năm tỷ lệ này tăng thêm hơn 1 điểm phần trăm. Riêng điều này có thể lý giải rằng do thay đổi quy trình công nghệ nhưng nếu xét thêm đến yếu tố này thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp có thể thấy chỉ tiêu này ngày một giảm sút. Giai đoạn trước chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng khoảng 22-25% thì trong ba năm 2007-2010 đóng góp của chỉ tiêu này vào GDP chỉ khoảng 10-15%. Khi Việt Nam hội nhập và thực hiện tự do thương mại mà hiệu quả sản xuất yếu đi thì hàng hóa sản xuất trong nước sẽ không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Nguyên nhân thứ ba không kém phần quan trọng là do chính sách bảo hộ của Việt Nam còn nhiều cảm tính. Qua tính toán cho thấy với những ngành có thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu - bảo hộ sản xuất (Effective Rate of Protection) ngày càng giảm và có những nhóm ngành tỷ lệ này âm. Ngược lại, với những ngành không thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu cho sản xuất lại ngày càng tăng.

    Xét về cơ cấu nhập siêu trong 10 năm qua có thể thấy mức nhập siêu từ Trung Quốc tăng rất mạnh. Nếu năm 2000 nhập siêu từ Trung Quốc chiếm khoảng 10% trong tổng nhập siêu thì đến năm 2009 ước tính con số này lên đến gần 90%.

    Cần ghi nhận rằng, riêng năm 2009 nhập siêu của Việt Nam giảm so với năm 2008 là do Việt Nam xuất khẩu vàng, thu về 2,6 tỉ đô la. Niên giám Thống kê ghi xuất khẩu vàng vào xuất khẩu (do xuất vàng phi tiền tệ). Theo thống kê, năm 2008 Việt Nam nhập khẩu lượng vàng khá lớn (2,728 tỉ đô la Mỹ) trong khi năm 2009 chỉ nhập vàng có 300 triệu đô la, như vậy là xuất khẩu vàng của năm 2009 chủ yếu do vàng đã mua từ những năm trước. Như vậy, khi tính toán chỉ tiêu GDP không được tính phần xuất khẩu vàng này vào GDP, vì khi tính cho xuất khẩu phải trừ đi ở phần tích lũy tài sản, như vậy tổng GDP vẫn không đổi.

    Về xuất nhập khẩu tính theo giá so sánh nhiều trường hợp sẽ không phản ánh được bản chất của tình hình. Ví dụ năm 2009 nếu tính theo giá hiện hành thì xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm hơn 2% so với năm 2008. Nhưng nếu loại trừ yếu tố giá thì xuất khẩu tăng 11,1%. Về mặt thành tích, điều này làm giảm nhập siêu và tăng GDP theo giá so sánh (làm tăng trưởng cao hơn) nhưng rõ ràng là không phản ảnh được thực tế là lượng tiền mà Việt Nam nhận được giảm, nhưng xuất khẩu về lượng tăng, như vậy lợi ích kinh tế bị thua thiệt rất nhiều. Vậy không nên kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng GDP, trong trường hợp này đã không phản ánh thực tế về tình hình kinh tế của đất nước. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng GDP, cần có những phân tích vĩ mô khác để các nhà làm chính sách có cái nhìn thực chất hơn về tình hình kinh tế đất nước.

  2. 08-11-2010 03:48 AM #2
    Thành viên chính thức Dân is on a distinguished road
    Tham gia ngày
    Jul 2010
    Bài viết
    1,179
    Post Thanks / Like

    04.09.2010

    EVN đàm phán nhập khẩu điện dài hạn từ Trung Quốc

    Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc đấu nối lưới điện 500KV với các nước trong khu vực. EVN được giao nhiệm vụ đàm phán nhập điện dài hạn từ Trung Quốc.


    Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn điện lực (EVN) và các cơ quan liên quan hoàn thiện, trình dự thảo Quy hoạch khai thác tiềm năng thủy điện tại Lào, Campuchia.

    Ngoài ra, EVN được giao nhiệm vụ tiến hành triển khai các dự án truyền tải điện đầu nối các quốc gia trong khu vực đã được phê duyệt. Đồng thời, EVN đàm phán dự án nhiệt điện mới tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân theo cơ chế nhân đôi Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 2; hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công Dự án Nhiệt điện Duyên Hải 3 trong năm 2010.

    Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, EVN nghiên cứu tính khả thi của Quy hoạch đấu nối lưới điện 500KV với Trung Quốc, báo cáo Thủ tướng trong tháng 1/2011. Cùng với nhiệm vụ này, EVN đàm phán hợp đồng nhập khẩu điện dài hạn, giai đoạn 2010-2015, qua đường dây truyền tải điện 110KV và 220KV với Trung Quốc và hợp đồng mua điện từ các dự án tiềm năng của các nước trong khu vực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2010.

    http://thitruongvietnam.com.vn/gpmas...ung-quoc-.asmx


    Ngày 25.10.2010

    Bộ trưởng bộ Tài chính Vũ Văn Ninh:

    "Chắc chắn sẽ tăng giá điện"


    Dự kiến năm sau giá điện tăng lên mức nào, thưa bộ trưởng?

    Chúng ta mới xác định về nguyên tắc, còn mức tăng, thời điểm tăng cụ thể chưa bàn. Bản thân tôi cũng chưa nhận được phương tăng giá cụ thể của bộ Công thương.

    http://sgtt.vn/Thoi-su/131700/%E2%80...%E2%80%9D.html

    "Giá điện phải tăng nhưng chưa cụ thể thời điểm"

    - "Chưa bàn tăng giá điện bao nhiêu, bàn là nguyên tắc, chứ chưa có kế hoạch cụ thể. Tôi cũng chưa nhận được phương án tăng giá điện của Bộ Công Thương", Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh trả lời báo chí bên lề kỳ họp thứ 8, Quốc Hội khóa XII.

    http://www.baomoi.com/Info/Gia-dien-...50/5074505.epi
  3. 15-11-2010 11:06 PM #3
    Thành viên chính thức Dân is on a distinguished road
    Tham gia ngày
    Jul 2010
    Bài viết
    1,179
    Post Thanks / Like



    Nhập cả bắp cải, hành lá...

    Sau tăm tre, cà rốt, khoai tây... nhiều mặt hàng nông sản quen thuộc khác mà trong nước sản xuất được như: bắp cải, cải thảo, xà lách, hành lá... vẫn đang được nhập khẩu với số lượng tăng gấp nhiều lần so với hồi đầu năm nay. Trong đó, phần lớn mặt hàng trên đều có xuất xứ từ Trung Quốc.




    Bắp cải và cà rốt Trung Quốc được chuyển về chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM)

    Không chỉ được nhập về bằng đường chính thức mà nhiều mặt hàng còn về VN bằng đường tiểu ngạch, hàng nhập lậu. Chủng loại hàng hoá ngày càng đa dạng.

    Tăng cả số lượng lẫn chủng loại

    Tại các chợ đầu mối ở TP.HCM như Bình Điền (Q.8), chợ Tam Bình (Q.Thủ Đức)... khoai tây, cà rốt, tỏi, hành, nấm... ngoại nhập tiếp tục tấn công hàng nội địa trên quy mô lớn. Anh Vũ Phương, tiểu thương chợ Bình Điền, cho biết do khoảng cách giá cả giữa hàng trong nước và hàng ngoại nhập khá xa như giá tỏi trong nước cao gấp đôi, giá cà rốt cao gấp rưỡi, khoai tây cao gấp đôi... nên đầu ra hàng nhập rất ổn định và ngày càng rộng.

    Hàng nhập về vẫn chủ yếu qua hai nguồn từ cảng Cát Lái (Q.2) và các cửa khẩu phía Bắc. Trong đó, có đến 30% hàng được vận chuyển theo đường bộ từ phía Bắc vào. Theo anh Phương, hồi đầu năm cứ khoảng ba ngày sạp hàng của anh tiêu thụ một container 40 feet nhưng nay chỉ cần hai phiên chợ đêm là đã hết hàng.

    Ông Nguyễn Bá Định, phó chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, cho biết các mặt hàng như văn phòng phẩm, bút, bì thư, miếng chùi xoong nồi, miếng rửa chén... vẫn được nhập khẩu về thường xuyên. Trong đó, các mặt hàng nông sản có mức tăng đột biến. Nếu như trong năm tháng đầu năm có khoảng 7.200 tấn cà rốt được nhập về, thì năm tháng tiếp sau đó 14.100 tấn cà rốt nhập khẩu từ Trung Quốc. Tổng cộng trong mười tháng đầu năm nay, lượng cà rốt nhập khẩu lên đến 21.300 tấn.

    Hàng nông sản từ Trung Quốc thuế nhập chỉ 0%

    Theo quy định hiện nay, nếu có C/O chứng minh xuất xứ, hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Trong khi đó, theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng, các mặt hàng như bắp cải, cải thảo, xà lách, tỏi, cà rốt, khoai tây... thuộc diện không bị đánh thuế giá trị gia tăng.

    Riêng đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia... thuế suất nhập khẩu là 5%.


    Nhờ được hưởng mức thuế thấp, giá nhập khẩu lại rẻ nên hàng nông sản nhập khẩu luôn có giá rẻ hơn nhiều so với nông sản trong nước. Một số mặt hàng như bắp cải, cải thảo, bông cải... giá tương đương hàng Đà Lạt dù quãng đường vận chuyển xa hơn rất nhiều.

    Tương tự, lượng hành nhập khẩu cũng tăng vọt từ 947 tấn trong năm tháng đầu năm nay lên đến 8.350 tấn, các loại nấm từ 887 tấn "nhảy" tới gần 7.740 tấn... Lượng táo, nhãn, me... nhập khẩu cũng tăng vùn vụt. Hầu hết mặt hàng này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Malaysia. Ở mặt hàng trái cây, ổi, mận Trung Quốc, cùng với chuối, thơm Philippines trước đây mới chỉ xuất hiện ở siêu thị và một số sạp bán lẻ, nay đã trở nên phổ biến tại các sạp trái cây.

    Đáng chú ý, hàng nông sản nhập khẩu không chỉ là tỏi, khoai tây, cà rốt... mà nay còn phổ biến ở mặt hàng bắp cải, cải thảo, thậm chí xà lách, hành lá... Tại các chợ đầu mối, bắp cải, xá lách, cải thảo xuất xứ Trung Quốc ngày càng nhiều, được đóng trong các thùng xốp lớn, bảo quản lạnh với giá bán tương đương hàng VN.

    Một cán bộ hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cho hay hồi đầu năm đa số nông sản nhập khẩu là mặt hàng củ quả, chỉ lác đác vài lô rau ăn lá. Nay rau nhập khẩu về ngày càng nhiều, không chỉ là buôn bán nhỏ lẻ của cư dân biên giới mà về bằng xe container.

    Nhập 1.118 tấn... tăm tre


    Hồi đầu năm nay, báo Tuổi Trẻ từng đề cập lượng tăm tre nhập về gây bất ngờ vì đây là mặt hàng truyền thống, VN có thế mạnh vùng nguyên liệu. Thế nhưng đến cuối tháng 10-2010, các cán bộ Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I lại tiếp tục bất ngờ vì số lượng nhập khẩu về tăng chóng mặt. Nếu như trong năm tháng đầu năm mới chỉ khoảng 82 tấn thì lượng nhập trong năm tháng tiếp đó tăng gấp 12,6 lần. Tính từ đầu năm đến nay, lượng tăm tre nhập khẩu đã lên đến 1.118 tấn.

    Anh Trần Văn Phước, một nhà nhập khẩu tăm tre tại TP.HCM, cho biết để chiếm lĩnh thị trường, tăng lượng hàng vào VN, các đối tác của anh tiếp tục bán hàng với giá rẻ hơn, hiện khoảng 130 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với hồi giữa năm nay. Nhờ đó chỉ sau vài tháng xuất hiện tại một số siêu thị và cửa hàng tạp hoá, nay tăm tre nhập khẩu len lỏi vào hầu khắp các chợ bán lẻ, cửa hàng tạp hoá và siêu thị.

    Theo một cán bộ ngành kiểm dịch thực vật tại TP.HCM, sở dĩ tình trạng nhập khẩu nông sản ngày càng ồ ạt là bởi các biện pháp kiềm chế nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật vẫn chưa được áp dụng. Nông sản nhập khẩu vào VN quá dễ dàng, không có quy định nhiều về chủng loại, mẫu mã, và khâu kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm còn thực hiện sơ sài. Hàng qua cửa khẩu chỉ thử nhanh, còn hàng về cảng chỉ kiểm dịch sâu bệnh.

    Anh Vũ Phương cho hay hàng nhập về không cần giấy chứng nhận kiểm dịch của nước sản xuất, chỉ cần kiểm dịch sâu bệnh đạt là có thể vào VN, bất chấp có dư lượng hoá chất bảo quản hay không. Trong khi đó, trên thị trường người tiêu dùng trong nước vẫn chưa có cơ sở phân biệt hàng nội - hàng ngoại khi quy định về thông tin xuất xứ vẫn chưa được tiểu thương áp dụng phổ biến với hàng nông sản.
  4. 19-11-2010 09:11 AM #4
    Thành viên chính thức Diên Vỹ will become famous soon enough Diên Vỹ will become famous soon enough Diên Vỹ's Avatar
    Tham gia ngày
    Mar 2010
    Bài viết
    1,733
    Post Thanks / Like

    Việt Nam cần xem lại nền kinh tế

    Nguồn: Bruce Gale, The Straits Times

    17.11.2010

    Việt Nam sẽ còn là kẻ lạc lõng ở châu Á trong bao lâu?

    Trong khi đồng Mỹ kim đang bị mất giá so với hầu hết các mệnh giá tiền tại châu Á, nó lại tăng giá so với tiền đồng Việt Nam. Và trong khi tổng sản lượng nội địa quốc gia tăng một cách nhanh chóng, Việt Nam hầu như là quốc gia duy nhất trong vùng vẫn đang vật lộn để kềm chế nạn thâm thủng mậu dịch.

    Đa phần những nan giải của quốc gia này có thể qui về việc quá chú trọng vào tăng trưởng. Chiến lược này đã làm nảy sinh ra nạn thâm thủng ngân sách, lạm phát và một chế độ tỉ giá hối đoái thiếu ổn định. Các dữ kiện của chính phủ cho thấy tỉ lệ thâm thủng đã đạt đến 9,5 tỉ Mỹ kim trong mười tháng đầu của năm nay so với 8,4 tỉ trong cùng kỳ năm ngoái. Và giới hữu trách về tiền tệ đã hạ giá tiền đồng ba lần trong năm qua.

    Mặc dù thế, giới đầu tư nước ngoài có vẻ vẫn tin tưởng vào quốc gia này. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong năm nay được dự đoán sẽ đạt đến 8 tỉ Mỹ kim, vượt xa so với con số dự đoán tại Philippines.

    Điều không may là nguồn đầu tư mới này hầu hết chỉ gói gọn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, với việc xây dựng các cảng biển, đường cao tốc, các đập thuỷ điện và những hệ thống mạng cáp quang. Những đầu tư dạng này thì rất quan trọng trong việc bảo đảm sự tăng trưởng tương lai. Nhưng khó khăn khẩn cấp hơn trước mắt là tìm cách tăng cường xuất khẩu bằng việc khuyến khích đầu tư vào những mặt hàng sản xuất không không truyền thống.

    Những viễn cảnh trong thời hạn trung và lâu dài của Việt Nam thì khả quan, đặc biệt là đối với những công ty sản xuất đang tìm giải pháp khác ngoài Trung Quốc. Lương lao động thấp hơn khoản một phần ba so với khu vực công nghiệp duyên hải của Trung Quốc. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, và lao động Việt Nam nói chung thường được cho là chăm chỉ.

    Tuy nhiên việc quản lý kinh tế của Việt Nam lại chẳng có gì là hấp dẫn. Tình trạng này sẽ sớm đè nặng trong suy tính của những nhà đầu tư tiềm năng.

    Ví dụ như khám phá gần đây về việc một công ty tàu thuyền của nhà nước ôm món nợ lên đến hơn 5,2 tỉ Mỹ kim đã nêu bật sự cần thiết phải cải cách những công ty nhà nước đang suy yếu. Một vấn đề khác nữa là chất lượng thấp hoặc không đồng đều của dữ liệu thông tin về kinh tế mà nhà nước đưa ra. Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất là công thức thiết lập chính sách đầy ngu xuẩn. Điều này đã khiến cho người nước ngoài khó mà tin tưởng vào hướng đi tương lai của đất nước.

    Ngày 5 tháng Mười một, ngân hàng trung ương đã tăng tỉ giá lãi xuất cơ bản của các món nợ bằng tiền đồng lên 1 phần trăm nhằm tìm cách hỗ trợ đồng tiền trong nước và giảm thiểu những áp lực về lạm phát. Hành động này xảy ra thật bất ngờ, đặc biệt là khi cơ quan hữu trách về đã không ngừng kêu gọi các ngân hàng địa phương giảm tỉ lệ lãi cho vay. Ngay cả một tuần trước đó ngân hàng trung ương vẫn tuyên bố rằng sẽ cố gắng giữ nguyên tỉ giá trong tháng.

    Thái độ mang tính sĩ diện này nhắc lại bản thông tư của Bộ Tài chính vào cuối năm ngoái đề cập đến khả năng kiểm soát giá cả nhằm kềm chế lạm phát. Việc này đã được Bộ Tài chính huỷ bỏ vào tháng Tư năm nay mà không có lời giải thích sau khi các chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài bày tỏ quan ngại.

    Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Giêng sắp tới sẽ làm cho vấn đề thêm phức tạp bằng cách khuyến khích chính quyền tiếp tục đi theo chiến lược tăng trưởng nhanh để tìm cách đánh lạc hướng những bất ổn trong nước. Một số lãnh đạo cao cấp trong đảng cũng có những dấu hiệu lo lắng, cùng việc giới cứng rắn kêu gọi đàn áp các nhà bất đồng chính kiến có thể làm căng thẳng những quan hệ với các quốc gia lớn ở phương Tây.

    Nhưng đại hội Đảng cũng có thể tạo ra được những thay đổi tích cực. Những đại hội như thế này xảy ra mỗi năm năm để bầu ra uỷ ban trung ương và bộ chính trị mới, thường tạo cơ hội cho các lãnh đạo Việt Nam công bố những dự thảo cương lĩnh quan trọng.

    Với hệ thống chính trị mờ ám của Việt Nam, thật khó có thể tuyên bố chính xác rằng giới lãnh đạo đảng mới sẽ như thế nào sau cuộc bầu cử tháng Giêng. Nhưng giới hạn tuổi tác có nghĩa là gần một phần ba thành phần 15 người trong bộ chính trị hiện nay phải về hưu. Đây chắc chắn là một tin mừng cho những ai tin vào việc thế hệ lãnh đạo lớn tuổi của Việt Nam đã phải chịu trách nhiệm về việc làm chậm trễ tiến trình đổi mới.

    Sau đại hội, quan ngại về sự tăng trưởng chậm chạp có thể làm mất đi sự ủng hộ của những lãnh đạo chủ chốt trong đảng cũng sẽ giảm bớt. Từ đấy Đảng Cộng sản có thể sẽ sẵn sàng cho phép xiết chặt hơn chính sách về ngân sách và tiền tệ.

    Nếu sự ổn định về kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục là một nghi vấn, Việt Nam sẽ có nguy cơ bị mất đi thiện chí của các nhà đầu tư nước ngoài mà rõ ràng là họ đang rất cần. Năm 2006, khi Intel thông báo ý định xây dựng một nhà máy sản xuất vi mạch trị giá 1 tỉ Mỹ kim gần Thành phố Hồ Chí Minh, họ đã gửi một thông điệp về mức độ tin tưởng của mình đối với quốc gia này, khiến những công ty điện tử khác khó để bỏ qua. Ví dụ như tập đoàn Hồng Hải của Đài Loan chuyên sản xuất sản phẩm Ipod của Apple sau đó đã đầu tư gần 5 tỉ Mỹ kim vào đất nước này.

    Nhưng cũng khó để hấp dẫn được những nhà đầu tư nổi tiếng như thế. Việc tạo ra một làn sóng mới về đầu tư trong lĩnh vực xuất khấu có thể tuỳ thuộc lớn vào việc giới lãnh đạo mới của đảng đưa ra được một chiến lược kinh tế nhất quán hơn.


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Friday, 18 November 2011 3:23 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Những ác thần đỏ dẫy dụa trong thiên đường của bác

 
Bây giờ Việt Cộng là đồng minh của ai ?

- Chỉ còn Tàu Cộng

Hay lại qua Pháp lạy lục con cháu Đại Tá Henry Rivière, Sĩ quan hải quân Francis Garnier, hay qua Mỹ xin ngài Obama nhớ tình cùng da mầu không trắng mà đoái thương ?

Còn Cuba, và Bắc Triều Tiên. Nhưng đồng minh với 2 trự này thì chỉ chia nhau thức-ngủ: Cuba thức để canh mà thụi Mỹ phía Bắc, Việt Cộng xin lãnh phần đuôi

0o0

Một chính quyền đã nắm quyền nhờ nhúng tay vào máu người Việt. Một đảng chuyên lấy "quả thụi" làm điều hãnh diện (với võ sĩ Võ Nguyên Giáp đại diện nhóm vô sản quốc tế), được dựng lên bởi 1 nhân vật chuyên nói xạo, và đã từng ăn lương của Stalin ...

Ngày xưa quả báo nhãn tiền
Ngày nay quả báo thấy liền trước tay

0o0

Tết này, các ác thần đỏ còn ăn 1 trong những cái tết máu nữa và tha hồ đốt vàng bạc đút lót cho địa ngục. Sau đó, các ác thần sẽ xoay qua thụi nhau, đâm nhau lút cán cho mà xem

Ai thích "hòa hợp hòa giải" sẽ được học free gữa các cán bộ Thanh-Nghệ-Tĩnh giầu có, quyền lực và cực đoan và số còn lại

Loạn ư, loạn đã từ lâu
Trong tim, trong óc, trong lời dối dan
Loạn ư loạn đã ngút ngàn
Mỗi ngày đảng bak còn tham lên nhiều

http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/11/13/tra-loi-thu-doc-gia-1/






    • Đông Âu nổi lên được là nhờ Gookbachốp, tay này tuyên bố ko can thiệp. Bây giờ mình cũng phải chờ thằng Tàu Khựa nó suy yếu, xuất hiện một Gookbachốp Khựa. Khi ấy CS VN hết kẻ chống lưng. Tuy nhiên, điều kiện này cũng còn phải có thêm những điều kiện khác nữa.
      Phải kiên trì thôi, cái gì phải đến sẽ đến, khi những điều kiện trong ngoài chín muồi. Những lạc quan tếu, dự đoán không có cơ sở chỉ làm thiệt hại cho người dân. Bi quan quá, lạc quan quá đều có hại.
      Cũng đừng rủa xả người VN có tâm hồn nô lệ. Người VN cũng can đảm hy sinh lắm, nhưng phải có thời cơ, phải có những người lãnh đạo đem lại cho họ niềm tin vào tương lai. Người vN chịu nhẫn nhục rất giỏi, nhưng lúc cần cũng dám hy sinh vì nghĩa nước.
      Ở trên có bác chửi nhạc sĩ Phạm Tuyên. Oan cho ông. Ông là người yêu nước, vì nghĩa mà quên thù riêng, nhiều người ở thế hệ ông như thế lắm. Năm 1946, có ai ép ông đi theo CS đâu. Nhưng lúc đó cũng chỉ có CS là lực lượng duy nhất dương cao lá cờ giữ nền độc lập cho nước nhà và có thực lực mà thôi. Một số lực lượng khác thì quá yếu, ko có nhân vật nào tầm cỡ cả. Lúc ấy Phạm Tuyên ở HN, không theo CS thì chỉ còn con đường theo Pháp. Không phải ngẫu nhiên mà cả mấy anh chị em ông quên thù nhà đi theo CS. Nhiều trí thức lớn lúc dó như Phạm Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh… không ưa gì CS nhưng vẫn đi theo CS vì thế.
      Posted by HD | 17/11/2011, 08:11
      •  
        1
         
        0
         
        Rate This
        Anh em của Phạm Tuyên là thằng hèn. Vì vài cũ khoai lang mà bám cu thằng côn đồ giết cha mình là người có văn hóa cao và tài ba. Chế độ CS là thế. Lảnh đạo là các thằng khát máu, ngu si, gian ác và chung quanh là các đứa ngu, hèn, bất hiếu!
        Posted by DaoUu | 18/11/2011, 02:11
  1.  
    7
     
    0
     
    Rate This
    không dễ dàng sụp đổ hệ thống chính trị đâu. còn kinh tế thì tuy có sút kém nhưng người dân VN ko lười biếng , ai cũng lao vào công việc, lo mưu sinh và chịu khổ quen rồi, nên Chính phủ vẫn cứ tốn tại, ít nhất là đến năm 2043.
    tôi có nhiều lý do để khẳng định điều này. còn sau đây là những lý do căn bản
    1- dân vn còn mãi lo làm ăn, cho dù tầng lớp nông dân có biết mình bị bóc lột đi nữa, họ cũng vẫn cứ làm. điều khốn nạn là biết bị bóc lột mà vẫn cứ làm, kinh tế đi xuống thì họ càng gia tăng sx để bù đắp lại phần bị mất.
    2- người dân ít quan tâm đến chính trị, hiểu biết nông cạn, qua loa, tầm nhìn kém, dễ bị ru ngủ bởi vài động tác xoa dịu của nhà cầm quyền tinh ranh, gian manh.( CP vn khéo lôi kéo dân chúng vào các sh khác như bâu chọn Ha long bay, niềm tin huy chương vàng bóng đá sea games v.v…) cộng với dân trí thấp, điển hình là đại đa số dân còn thích đọc báo công an TPHCM, thích quan tâm đến chuyện vặt vãnh , đời tư của người khác…hễ mở TV thì chỉ coi phim game show là chính, mà CQ thì rất khéo lợi dụng nhươc điểm này.
    3- tầng lớp Thanh niên thay vì học hành cho giỏi thì lại sa đà vào hưởng thụ, i phone đời mới, laptop, quần áo thòi trang…..thấy có ít SV có sáng tạo, vào đại học vì háo danh, bằng cấp chứ ko có lý tưởng lớn.Chính điện thoại di động là một mồi lửa làm tiêu hao nhiệt huyết lý tưởng cao đẹp của giới trẻ. các bậc cha ông ngày xưa ko bị hủy hoại bởi cái này
    4- tiền của Việt kiều đem về nước cho thân nhân khá lớn, 7. 8 tỷ dollar một năm. khoản tiền trên trời rơi xuống này
    giúp CP VN nhiều lắm. vì răng chính phủ dùng giấy( in tiền – là động tác vẽ số lên giấy) rồi đem đổi lấy dollar Mỹ- 1 đồng tiền có khả năng hoán chuyển mạnh trên thế giới, ai mà ngu ko chịu in tiền ra đổi cơ chứ!các bạn có biết XK toàn ngành thủy sản cả nước 1 năm chỉ đạt 1,5 đến 2 tỷ dolla là cùng, mà chưa trừ chi phí gì hết.
    5- đất đai , vẫn còn để quy hoạch- làm giàu ; dầu thô vẫn còn khai thác , còn bán được.
    6- dân VNchỉ đoàn kết khi giặc ngoại xâm đè đầu cưỡi cổ, còn thắng giặc rồi là chia năm , xẻ bảy…., ko có tinh thần đoàn kết để làm việc lớn, thường sa vào hưởng thụ là chính. ( ko tin chiều các bạn hảy đến nhà hàng quán nhậu thì rõ)
    7- Trung cộng ko dại gì mà đánh VN, đây là thị trường cống nạp dollar vàng cho TQ mà. ( xem số liệu hàng NK với TQ, laptop, computer……..hầu như cái gì cũng nhập). mà còn khống chế được VN qua kinh tế- chính trị nữa.
    khi tôi đánh máy các dòng này thi tôi thấy NH Nông nghiêp h Dau tiêng người dân vẫn đi gửi tiền vào NH. người nào cũng vài trăm triệu, tiền bán mủ cao su đó. NH treo bảng giải thường là 2, 2 ký vàng( ko biết dân có ai trúng ko…..)
    DDKT ko ngây thơ về chính trị đâu, nhưng thiếu kinh nghiệm và số liệu, về kinh tế DDKT cũng có nhiều bài hay, nhưng do thiếu thông tin nên củng dẫn đến ko chính xác
    Posted by quangvan | 16/11/2011, 10:58
    •  
      3
       
      0
       
      Rate This
      TUYỆT VỌNG RỒI, NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (s/t)
      ^^^^^ Những năm 198x, ngày đó dân số khoảng trên dưới 40 triệu người mà người dân đã phải ăn bo bo, bột mỳ,khoai lang ,gao mốc,… hàng triệu người vượt biên vì lý do "đói quá"; hồi đó còn có Liên Xô và khối XHCN viện trợ .
      Ngày nay dân số gần 90 triệu người nếu kinh tế bị sụp đổ, siêu lạm phát, kinh tế sản xuất đình đốn ngưng trê… an ninh bất ổn do trộm cướp hoành hành ..(ví dụ như một ông chủ có trang trại nuôi lợn ,trồng hoa màu,trồng lúa sẽ ngừng sản xuất vì lý do vỡ nợ Bất động sản,bể hụi, vì lạm phát cao quá,lãi không theo nổi lạm phát hay là do an ninh kém quá ..VV… http://vneconomy.vn/2011111608203239P0C9920/nhieu-doanh-nghiep-se-tiep-tuc-chet-vi-lai-suat-va-lam-phat.htm )….
      Sẽ dẫn đến kinh tế quay trở về những năm 198x …khi đó sản lượng sản xuất lương thực phẩm cứ cho là tốt hơn năm 198x một chút thì cũng chỉ có thể chỉ nuôi nổi 1/4 cùng lắm 2/3 dân số … như vậy mấy chục triệu người sẽ bị đói ăn… có khả năng dẫn đến nạn đói, bao động, cướp của nhà giàu sẽ lan rộng toàn quốc … vì do ở Việt Nam dân số phần nhiều ở độ tuổi thanh niên.
      Vì vậy ĐCS/VN bây giờ đứng trước nguy cơ Kinh tế Chính trị khó khăn chưa từng có trong lịch sử đảng.
      ……………………………………………………………….
      ^^^^^ Đâu đó, có người nói, "hồi 1980 còn chưa sao". Nhưng họ quên rằng, khi đó dân chúng VN chỉ khoảng 40 triệu người….
      Khi đó, có rất ít xe gắn máy để phải tốn ngoại tệ nhập xăng dầu. Khi đó, cần xài rất ít điện, cái bóng đèn vàng 30 watts là đủ. Khi đó, người ta chưa biết đến computer, cell phones… tất cả đều tốn ngoại tệ..v.v….
      Thử hỏi, ai đang xài cell phones có thể bỏ không xài được hay không?
      Đang xài tủ lạnh, bổng dưng không được xài do bị hư không tiền sửa, hoặc không có tiền trả tiền điện, thì sẽ thấy khổ sở biết bao?
      Ai đang chạy xe hơi, gắn máy, mà phải chạy lại chiếc xe đạp lọc cọc, thì làm sao mà vui cho được?
      Ai đang ăn thịt gà, heo, bò nhập, làm sao ăn lại rau muống luộc chấm nước mắm?
      => Thà đừng biết qua, thà sống tiếp trong bưng biền, trong rừng, chứ một khi đã ra thành phố, hưởng tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp, chạy xe gắn máy, xe hơi, v.v… trong 25 năm nay, nay bị sụt trở lại thời 1980, thì làm sao chịu nổi?
      ……………………………………………………………………………….
      ^^^^^ Tình hình KT CSVN trong trung và dài hạn còn thê thảm hơn hiện tại nhiều.
      Tình trạng thất nghiệp đang "hết nói nổi", nhưng do dấu giếm mà tạm yên lòng dân. Nhưng thực tế vẫn là thực tế, và nó rất phũ phàng, tàn nhẫn.
      KT CSVN co cụm ít nhất 20% trong năm nay, chứ GDP không thể bằng năm ngoái, ở đó mà 'tăng 6%". Các con số do quận huyện đưa lên đều là giả dối, do quan chức sợ bị khiển trách. Thành phố đưa lên Trung ương thì 10 con số, giả mạo hết 10.
      Ở trên biết rất rõ, nhưng không muốn phanh phui, do còn phải công bố lòe thiên hạ, kể công Đảng, giữ ghế.
      => Do vậy mà cả guồng máy giả tạo, dối trá lẫn nhau. Nền KT mất phương hướng, không có 1 Thuyền trưởng chịu nhận trách nhiệm, có tài, điều khiển con thuyền KT.
      ………………………………………………………. Giải quyết các vấn đề KT KHÔNG THỂ chỉ bằng Chính sách Tiền tệ, và nhất là kèm theo cây súng AK, cái còng số 8, như CSVN đang thực hiện, trong việc ép lãi suất đầu vào, ép giá USD, bắt bớ việc mua bán ngoại tệ, v.v…
      Mà phải bằng hàng chục chính sách khác, như giảm thuế, tăng huấn nghệ, tăng việc làm cho dân chúng, kéo dài tiền thất nghiệp, v.v… Các việc này, tại G7 thì khá dễ dàng, nhưng tại VN thì khó kinh khủng.
      Do bên Hải quan, Thuế vụ, đều rất MẠNH, họ đâu chấp nhận các chính sách giảm thuế, vì như vậy họ mất tiền tham nhũng biết bao nhiêu.
      Nay, do các chính sách thuế hà khắc, chồng chéo, họ có thể ép các doanh nghiệp phải lo lót trốn thuế. Nếu cái rẹt giảm thuế xuống bằng 0 hoặc 10% gì đó, thì có nghĩa là đạp đổ chén cơm biết bao nhiêu tên Hải quan, Thuế vụ? Tiền đâu họ đi disco, bao gái, đánh bạc, mua xe xịn, sắm nhà, du lịch, cho con cái du học?
      Không lê máy chém khắp xứ, mỗi ngày chém 100 đứa, thì không xong. Nhưng như vậy thì gây "mất đoàn kết nội bộ", không "ăn" được, thì ai thèm làm Hải quan, Thuế vụ, do tiền lương 1 tháng không đủ họ kêu chai XO.
      Và TRƯỚC khi vào Hải quan, Thuế vụ, và ĐANG khi làm việc, thì họ phải đóng hụi chết rất nhiều, rất thường xuyên, cho các cán bộ đảng vô cùng trung kiên trong việc thu tiền, đến chết không tha… kẻ không đóng, hoặc đóng thiếu, đóng trễ. Do đó, cho dù muốn, ông Dũng không thể giảm thuế doanh nghiệp, không thể giảm các vụ hải quan hoạnh họe đòi tiền doanh nghiệp.
      Và như vậy, chi phí sản xuất tăng, hàng tăng giá ==> lạm phát, khó bán hàng, nền KT co cụm, doanh nghiệp đóng cửa, sa thải công nhân, lại giảm số CẦU => KT co cụm.
      Vòng vicious cycle này tự feedback cho nhau làm thành 1 infinite loop không gì ngăn cản được.
      ……………………………………………………………………………..
      ^^^^^ Bầu Thắng dưới Long An nay hầu như mất tích trong sổ bụi đời, do thua lỗ quá nhiều, gạch làm ra bán không được do bên BĐS quá te tua, nên không có tiền trả cho đội banh, bị xuống hạng luôn.
      Nếu HAG thua lỗ thêm, Bầu Đức sẽ phải bỏ đội banh không lo tới, như Bầu Thắng vậy.
      Số bị thua tiền trong BĐS, CK…. đang hận CP ông Dũng, hận Đảng, hận đủ thứ.
      Bất mãn dễ sinh ra PHẢN BỘI
      Posted by abcsukien | 17/11/2011, 20:58
  2.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    sao mấy bữa nay thấy ddkt ít truyền tải thông tin nhỉ, hay không có chuyện gì mới nổi cộm?
    Posted by felldow | 17/11/2011, 14:58
  3.  
    1
     
    0
     
    Rate This
    Mới có thêm 300.000 ngàn tỉ lít máu đểu, tiếp tục cuộc sống thực vật. Phim dở nhưng còn, đón xem tập tiếp !!!
    Posted by thang he | 18/11/2011, 06:33


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, 17 November 2011 6:33 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Vinashin có cứu tinh ?

 

Đây là một "cứu tinh" mà Vieêt Nam rất cần để xù

nợ Vinashin.


Có chơi có chịu mờ

Nhưng ai chịu thì chưa ai biết

D~

Dominic Scriven – Nhà đầu tư chứng khoán xỏ lá tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Posted by kastinsky 15/07/2011 Để lại phản hồi
 
 
 
 
 
 
3 Votes
Bấy lâu nay chúng ta đều biết Dominic Scriven là Giám đốc Quỹ Đầu tư Dragon Capital quản lý hơn 1,5 tỷ USD tiền đầu tư của khách hàng. Qua thông tin từ báo chí, chúng ta biết đến ông như một chuyên gia nước ngoài hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực huy động vốn và tư vấn đầu tư. Chúng ta hãy xem xét qua những phán đoán, nhận định của 1 người được cho là bộ não của 1 quỹ đầu tư lớn và có kiến thức tài chính chứng khoán uyên thâm này:
Kể từ cuối tháng 3-2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh sâu, VN-lndex rớt xuống dưới 900 điểm, không ít định chế tài chính nước ngoài có cái nhìn bi quan về thị trường chứng khoán Việt Nam thì D. Scriven lại có cái nhìn tương đối lạc quan. Anh đoán rằng, tới năm 2010, giá trị vốn hóa thị trường sẽ đạt 100 tỉ USD, giá trị giao dịch hàng ngày sẽ đạt 500 triệu USD, sổ lượng tài khoản sẽ tăng lên 1 triệu, gấp nhiều lần con số hiện nay. Những phiên giao dịch cuối tháng 8 năm nay, chứng khoán rớt dài thì anh đã khuyên mọi người rằng, đã tới lúc nên mua cổ phiếu vào. (Vietbao, 31/10/2007)
Nhưng thực tế thì sao, bây giờ là thời điểm năm 2011, giá trị vốn hóa của TTCK Việt Nam chỉ vỏn vẹn có 34,5 tỷ USD, giá trị giao dịch của những ngày tháng 7 này rất thấp. Tại thời điểm viết bài, giá trị giao dịch của 2 sàn dao động trong khoảng 30 triệu USD. Tình hình trên TTCK VN trở nên bi đát hơn lúc nào hết. Vậy chúng ta hãy xem nhà đầu tư Dominic Scriven nói gì:
"Người ta khó tin với điều này nhưng tôi cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư…"Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, đã cho biết như vậy khi nói về cơ hội đầu tư ở Việt Nam. (NDHMoney, 21/6/2011)
Có vẻ như đối với ông Dominic Scriven, lúc nào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ đi lên. Nhân tiện, chúng tôi xin dẫn ra một nhà đầu tư xỏ lá khác cũng kém gì Dominic Scriven trên. Đó là Nick Leeson, một nhà đầu tư nổi tiếng bởi đã làm sập ngay chính ngân hàng Barings mà mình là nhân viên. Nick Leeson là trưởng chi nhánh Singapore của ngân hàng Barings trong những năm đầu thập niên 1990. Sau khi kiếm được rất nhiều lợi nhuận cho Barings bằng những thương vụ đầu tư trái phép, Nick Leeson đã làm cho tài sản của Barings lỗ hơn 1 tỷ USD trong khi giấu diếm được sự thua lỗ của mình trong 1 tài khoản bí mật nhằm qua mắt sếp của anh ta. (DDDN, 31/1/2011)
Cả thế giới biết và chê cười chàng "Rogue Trader" Nick Leeson làm thua 1 tỉ đô la, sập Barings Bank. Còn ở Việt Nam thì cũng có Dominic Scriven, vì ông này làm Dragon Capital thua lỗ còn hơn 1 tỉ USD nhiều, kể từ ngày vào VN vài năm qua.
Thật ra Nick Leeson bị thua vì động đất Kobe, đó là TRỜI HẠI. Nếu không có trận đó, có thể anh ta còn có lời.
Dominic Scriven tính toán CHÍNH TRỊ, KT vĩ mô, rất kém mà thua nhiều trên TTCK Việt Nam.
Và kết quả nói lên tất cả:

Dominic Scriven nên được gọi là "Rogue Trader" VN.

Có thể có nhiều bạn thắc mắc, tại sao số lỗ lớn như vậy mà Dominic Scriven vẫn được tiếp tục điều hành quỹ Dragon Capital. Nguyên nhân sâu xa là bởi vì quỹ Dragon Capital thực chất là một quỹ rửa tiền của giới mafia.
 
Phần lớn nguồn tiền đầu tư vào đây có từ việc rửa tiền máu, xì ke, bán vũ khí lậu, v.v… từ bên Cayman Islands.
Bên đó, bạn đem 1 vali tiền mặt vào, còn dính máu tanh, chủ đầu tư các quỹ tại VN nhận ngay. Còn dính thuốc súng hay heroin đều ok hết. Máy bay bay ra khỏi cũng không bị xét.
Đem tiền đó về VN thì có "đường dây" riêng, cái này chúng tôi không nắm rõ, vì phải có quá cảnh 1 quốc gia nào đó trước khi về VN.
—————————————–
Cái khó là ở chỗ quá cảnh, chứ về tới VN hay ra khỏi Cayman Islands thì chỉ là chuyện nhỏ. Về VN, số USD này đuợc nhanh chóng bán ra, tung vào TTCK VN.
Cho dù lỗ vài chục %, chủ đầu tư KHÔNG ngại đâu, do số tiền quá lớn, lên đến nhiều TỈ USD/ năm trong các năm từ 2009 trở về trước. Họ không đem rửa nơi nào khác được, quốc gia nào khác được.
Theo 1 thoả ước nào đó với CP VN, số tiền này KHÔNG bị rút ra ngay lập tức, mà phải nằm tại VN trong thời gian nào đó.
Do đó, nhiều lúc tiền được tung vào TTCK CSVN 1 cách vô ý thức, và nhiều kinh khủng, muốn "ngập sàn" luôn, như nước lũ đổ vào.
Nhưng rồi BÀN TAY VÔ HÌNH của thị trường luôn luôn mạnh nhất, VÀ đúng nhất. GIÁ TRỊ THẬT SỰ của các cổ phiếu sau vài tuần, vài tháng được doping luôn luôn lui về đúng giá, và đó là XUỐNG.
—————————————–
Đám rửa tiền bị lỗ, kệ họ, vì đó là tiền máu, tiền xì ke, buôn vũ khí lậu, vốn 1 lời 10, nên cho dù họ bị lỗ 30%, 50% thì vẫn lời to.
Tội nghiệp nhất là đám dân VN khờ dại, tin theo các ông chủ loại như SUPER ROGUE TRADER DOMINIC SCRIVEN.
Ông này là trùm sò, lỗ tại VN tính ra hơn cả tỉ USD, nhưng vẫn rất tỉnh, và tiền bạc ông ta xài rất sộp, giống như là vô hạn định vậy.
Và đó là tiền thật, không phải trả checks không bảo chứng, hay lừa gạt ai theo quy mô nhỏ. Tại VN, ông ta làm việc HOÀN TOÀN HỢP PHÁP.
Chỉ là, vô tình, ông ta kéo theo nhiều "tay con" đánh ké, hay mua bán theo "khối ngoại", và thế là chết chắc, vì ông ta đâu có ngại bị lỗ, trong khi đám đánh theo có bao nhiêu tiền vốn đâu, lại còn hay mượn tiền đánh đòn bẫy!
—————————————–
Nay chúng tôi lâp lại: phải chạy khỏi TTCK VN, vì đây là nơi rửa tiền, các tay tứ chiếng giang hồ KHÔNG NGẠI thua vài chục %, miễn đến hạn kỳ họ rút ra, đổi ra USD sạch, thì lỗ đến 50% họ vẫn "lời to".
Và cũng là nơi tung hứng, là sòng bạc lớn nhất nhì Đông Nam Á do số ăn thua hàng năm lên đến nhiều tỉ USD.
——————————–
Nguồn trích dẫn:
Vietbao, Những ông Tây thành đạt trên TTCK VN, 31/10/2007. Link: http://vietbao.vn/Kinh-te/Nhung-ong-Tay-thanh-dat-tren-TTCK-VN/65109408/176/
NDHMoney, Đây là thời điểm tốt để đầu tư, 21/6/2011. Link: http://ndhmoney.vn/web/guest/s02/-/journal_content/journal_content_INSTANCE_6Fvc/10136/3225203?_journal_content_INSTANCE_6Fvc_version=1.0
DDDN, Nhà đầu cơ Nick Leeson – Tham vọng và bi kịch, 31/1/2011. Link: http://dddn.com.vn/20110114103746926cat191/nha-dau-co-nick-leeson-tham-vong-va-bi-kich.htm
Các bạn đọc thêm thông tin ở đây thì thấy chính phủ Hoa Kỳ nghiêm cấm các công dân và thường trú nhân Hoa Kỳ đầu tư vào quỹ này. Link: http://www.dragoncapital.com/our-funds
For US regulatory reasons, US Residents are not to enter this site, without the express permission of Dragon Capital, and Dragon Capital is not offering any securities or services in the United States or to US Residents through this site.


0o0

Thứ hai, 05 Tháng ba 2007, 15:14 GMT+7
  • Cỡ chữ





Dominic Scriven - Ông Tây thất tình đi buôn chứng khoán

Dominic Scriven Ong Tay that tinh di buon chung khoan

"Thông tin ban đầu" về anh nghe thật ly kỳ hấp dẫn: qua Việt Nam, thất tình, đi tu, rồi "xuống núi" học tiếng Việt, làm tài chính và dần dần trở thành nhà đầu tư chứng khoán số một tại Việt Nam… Nghe thế, Dominic Scriven chỉ cười trừ: "Thất tình thì có, nhưng đi tu thì không…".
Chuyến đi "định mệnh"
Bằng một cái giọng trầm trầm, chầm chậm, nói thứ tiếng Việt khá chuẩn, giám đốc công ty Dragon Capital bồi hồi kể lại: "Lúc đó, mình quen với một cô hoạ sĩ người Anh, khoảng 3 - 4 năm, có kết hôn. Nhưng rồi sau một thời gian mình dành hết nỗ lực phát triển công ty, cô ta không hài lòng lắm, đòi quay về nước Anh, thế là buộc phải chia tay…". Thời điểm đó cũng chính là thời điểm khó khăn nhất của công ty anh.
Dominic đến châu Á vào năm 1987, làm cho một công ty đầu tư tài chính của Anh, có trụ sở tại Hồng Kông. Nhiệm vụ của anh lúc đó là nghiên cứu thị trường các nước thuộc nhóm NIC (những nước công nghiệp mới của châu Á) và những nước thuộc nhóm NIE (những quốc gia có nền kinh tế đang công nghiệp hoá của châu Á).
Vì muốn biết thêm về các nước thuộc "tầng thác" mới này, năm 1990, Dominic đến Việt Nam khảo sát thị trường. Trong đoàn khảo sát lúc bấy giờ có John Shrimpton, người sau này là đồng sáng lập viên của Dragon Capital.
Một chuyến đi thú vị đến mức anh quyết định một năm sau đó, quay trở lại Hà Nội học tiếng Việt. Ngày càng bị thu hút bởi cuộc sống ở xứ sở này, nên hơn hai năm sau, khi đã có chút ít "lưng vốn" tiếng Việt và phần nào am hiểu văn hoá Việt, một phần cũng vì đã hết tiền, anh vào thành phố Hồ Chí Minh kiếm việc làm. Một năm sau nữa, năm 1994, cùng với John và hai người bạn Việt Nam, anh lập công ty đầu tư tài chính Dragon Capital…
Vạn sự khởi đầu
Liên tiếp suốt bảy năm trời sau đó, quỹ đầu tư của Dominic và các người bạn cứ "âm" dần. Thị trường tài chính, lúc bấy giờ còn chưa có khái niệm huống gì có được sự hiện hữu. Anh muốn đầu tư trực tiếp sản xuất kinh doanh thì xin mời, còn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường tài chính thì không "có cửa", vì môi trường pháp lý chưa có, thị trường vốn cũng không, nên rất khó huy động vốn từ nước ngoài. Một phần, cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, tưởng chẳng ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng thực chất ảnh hưởng lại âm ỉ, dai dẳng hơn các nước láng giềng.
Chỉ sáu năm sau ngày Việt Nam thành lập thị trường chứng khoán, hiện nay công ty Dragon Capital của anh đã quản lý khối lượng tài sản ngót nghét một tỉ USD bao gồm lượng cổ phiếu của hơn một nửa số công ty có niêm yết trên sàn giao dịch…
Xin chọn làm quê hương
Để "khoe" cái trình độ được "Việt hoá" của mình, Dominic bảo rằng anh đang tiến tới trình độ ăn được… mắm tôm. "Đã là một người Tây yêu Việt Nam thì bắt buộc phải thích các món ăn Việt Nam, đi từ đơn giản nhất là bát phở đến phức tạp nhất là mắm tôm", anh nói. Anh chàng lãng tử đào hoa này có vẻ rất khéo "nịnh", khi bảo rằng "món ăn Việt Nam vừa tươi, vừa đa dạng, lại có lợi cho sức khoẻ cho nên đang là hướng dẫn cho thế giới đấy!". Tuy nhiên, với món "thịt cầy bảy món" thì anh đành chịu, bảo mình chưa thể đạt đến mức "thượng thừa" này…
Có một cô bạn người Việt đã 4 - 5 năm nay, nhưng khi nghe hỏi có muốn chính thức trở thành một "ông rể" của xứ sở này, anh chỉ cười cười: "Chuyện tình cảm rất khó nói, vì đó là vấn đề chiến lược riêng...".
(theo SGTT)
Việt Báo (Theo_VnMedia)

From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, 17 November 2011 6:25 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Vinashin có cứu tinh

 

Chống lưng Vinashin ?


Biết đâu "đỉnh cao trí tuệ" này lại giúp cho Vinashin khỏi phải trả nợ, mà còn được vinh danh trên thị trường quốc tế nữa   

Được vậy, tặng luôn cho danh hiệu "Hồ Chí Minh của ngành chứng khoán"

Nếu không, cũng được cái "Thày Bàn" cách xù

D~

Vinashin chính thức bị kiện

Cập nhật: 14:59 GMT - thứ ba, 8 tháng 11, 2011
Nợ và tài sản của Vinasin đang được chuyển về các tập đoàn khác trong nỗ lực cơ cấu nợ.
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty, công ty con tại Việt Nam vừa bị khởi kiện tại tòa ở London.
Đơn kiện được Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen's Bench thuộc Tòa Thượng thẩm nhận và mở hồ sơ ngày 01/11/2011, một viên chức tại tòa xác nhận với BBC Việt ngữ sáng ngày 08/11.
Viên chức này cho biết thêm nội dung đơn kiện đang ở dạng được giữ kín và sẽ được công bố chi tiết ngay khi bên bị đơn xác nhận việc bị khởi kiện.
Phần tóm lược đơn kiện số 11-1296 mà BBC Việt ngữ đọc được cho thấy bên nguyên đơn khởi kiện là công ty Elliott VIN (Hà Lan) B.V. và bị đơn gồm 22 công ty với Vinashin đứng đầu danh sách bên bị.
Hàng loạt tổng công ty công nghiệp tàu thủy thuộc diện công ty con của Vinashin như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Dung Quất, Nha Trang ... đều có tên trong đơn kiện.
Giới quan sát cho rằng đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đôla Vinashin đi vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu, với khoản trả lần đầu 60 triệu đôla đã đáo hạn hồi tháng 12 năm ngoái mà Vinashin chưa thanh toán.
Mặc dù tài sản của Vinashin nằm tại Việt Nam, đơn kiện được gửi tới tòa tại Anh vì khoản cho vay được khống chế theo luật Anh.
Vào ngày 17/10/2011, debtwire.com, trang chuyên về tin tức và phân tích về thị trường nợ có bài đăng trên Financial Times đánh giá việc một trong các chủ nợ của Vinashin có động thái khởi kiện có thể tạo thêm khủng khoảng cho nỗ lực tái cơ cấu nợ của tập đoàn Vinashin.
Bấm Bài báo cho biết Elliott Advisors, quỹ đầu tư dạng hedge fund, hồi đầu tháng Mười tỏ ý sẽ khởi kiện để truy thu lãi cho vay và nợ gốc.
"Vụ kiện Vinashin có thể nhấn chìm một đề xuất từ chính phủ Việt Nam, vốn trình bày trước các chủ nợ vào tháng Mười nhằm để đảm bảo khoản vay 600 triệu đôla được giữ ở hình thái nợ được tái cơ cấu.
"Đề xuất của Vinashin bao gồm hai lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là trả bằng tiền mặt 35% mệnh giá nợ,
"Lựa chọn thứ hai là hoán đổi hợp đồng vay 600 triệu đôla đáo hạn cho tới hết năm 2015 thành hợp đồng vay mới có thời hạn 13 năm được chính phủ bảo lãnh, trả nguyên nợ gốc nhưng không trả lãi", bài báo cho hay.
Đơn phương khởi kiện
Chính phủ Việt Nam vào năm 2007 viết thư ủng hộ để Vinashin có thể vay được tiền nhưng không nói hẳn là Hà Nội bảo lãnh cho khoản vay này (trả trong 10 lần, 60 triệu đôla/lần trong giai đoạn 2010 tới 2015).
Trả lời BBC tiếng Việt vào tháng Sáu năm nay, ông Dominic Scriven, nhà đầu tư có 20 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, mô tả điều ông gọi là "việc người ta bắt chính phủ Việt Nam phải trả nợ thay Vinashin thì không hẳn là hợp lý lắm". (Xem video bên phải)
Trở lại bài báo từ debtwire.com, bài này nhận định trong trường hợp Elliott khởi kiện, Vinashin sẽ không có nhiều lựa chọn ngoài việc nộp đơn xin bảo hộ theo luật Việt Nam hoặc tìm kiếm sự công nhận từ tòa án quốc tế.
Được biết hồi tháng Sáu Elliott lúc đầu đã mời các chủ nợ khác để tham gia kế hoạch kiện Vinashin tại London nhưng sau đó đổi ý để đơn phương khởi kiện, một bước được xem là động thái không muốn chia tiền với các chủ nợ khác nếu thắng kiện theo phán quyết của tòa tại Anh.
Hồi tháng Năm, trang debtwire.com có bài phân tích về các bước chủ nợ có thể tiến hành với Vinashin.
Bấm Bài viết trích dẫn luật sư nhận định "trong khi phán quyết ở nước ngoài khó có thể thi hành tại Việt Nam, nơi Vinashin có tài sản, thì giới chủ nợ có thể can thiệp hoặc thậm chí giữ các khoản tiền chuyển khoản ở nước ngoài hoặc giữ thư tín dụng".
"Về cơ bản các chủ nợ có thể khiến Vinashin không thể nào kinh doanh được ở nước ngoài," bài viết cho biết.
Vinashin, tập đoàn bên bờ vực phá sản, đã và đang được tái cơ cấu theo hướng chuyển một số tài sản, dự án của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines).
Chín quan chức cao cấp của Vinashin bị đề nghị truy tố vào tháng Chín năm nay sau khi công an Việt Nam mô tả là đã hoàn tất điều tra giai đoạn một.
Giới quan sát nhận định bê bối Vinashin là gánh nặng đối với triển vọng của Việt Nam, gây tổn hại danh tiếng của Việt Nam trước giới tài chính quốc tế và có khả năng làm chậm lại dòng vốn đầu tư nước ngoài giúp tạo đà cho nền kinh tế của đất nước này.


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; ""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, 17 November 2011 5:57 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Cuộc chiến trong thị trường chứng khoán. Nước xa có cứu được lửa gần?

 

Chứng khoán: Nước xa có cứu được lửa gần?

Ít nhất 4 nhân viên môi giới ở 4 công ty chứng khoán khác nhau được VnEconomy thăm dò sáng nay đều cho biết nhà đầu tư tỏ ra rất thất vọng, thậm chí bực bội khi diễn biến thị trường không như kỳ vọng.

Theo suy đoán của một nhà đầu tư, nguyên nhân của đợt tăng bất ngờ hôm qua xuất phát từ tin đồn lan rộng về cuộc họp "hạn chế" của Ủy ban Chứng khoán nhằm công bố một số giải pháp vực dậy thị trường cuối năm: "Tôi nhận được nhiều tin nhắn thông báo từ sớm về cuộc họp này, thậm chí có thông tin còn cho biết khả năng cho giao dịch T+2".
Trên một vài diễn đàn chứng khoán, nhà đầu tư còn úp mở về những thông tin giải pháp cứu thị trường. Thậm chí có người còn tưng tửng như thế mình biết thông tin mật, dặn "anh em" cố chờ để coi tivi buổi trưa, còn giờ thì cứ "múc" đi đã!
Quả thực sáng ngày 16/11, Ủy ban Chứng khoán có tổ chức một cuộc họp báo, nhằm thông báo một số giải pháp sẽ triển khai đối với thị trường chứng khoán cuối năm 2011 và năm 2012 cũng như một số giải pháp trung, dài hạn khác. Cuộc họp này được tổ chức theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính và có thể do đó, nhiều nhà đầu tư đánh giá cao tầm quan trọng của nó.
Tuy nhiên nội dung của buổi họp không phải nhằm đưa ra những giải pháp ngắn hạn để "cứu" thị trường. Tuyệt nhiên không hề có các giải pháp mang tính trấn an, kích thích mang tính ngắn hạn. Những thông tin được công bố công khai sau đó cho thấy đây là những kế hoạch đã được triển khai từ lâu và bắt đầu bước sang giai đoạn chuẩn bị thực thi.
Phải nói rằng Ủy ban Chứng khoán đang nỗ lực thực hiện khối công việc hết sức đồ sộ để hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường. Nhiều giải pháp tuy hơi muộn nhưng vẫn đáp ứng được kỳ vọng cho mục tiêu trung và dài hạn.
Một ví dụ là thông tư về quỹ mở sẽ được ban hành trong vài tháng tới và chắc chắn là trước năm 2012. Đây là điều mong mỏi của rất nhiều tổ chức đầu tư lớn nước ngoài, khi hạn chế của quỹ đóng đang khiến cho việc gọi vốn mới trở nên bất khả thi, nhất là khi các quỹ đang có chuẩn bị giải thể.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán cũng cho biết trong các cuộc tiếp xúc, các tổ chức đầu tư như Prudential, HSBC rất quan tâm đến việc cho phép thành lập quỹ mở và các dạng quỹ khác như quỹ hưu trí, quỹ đầu tư bất động sản. Dự thảo cho các loại hình quỹ này thực ra đã xong từ tháng 3/2011 và sau quá trình rà soát lại, sẽ ban hành để các tổ chức có thời gian chuẩn bị phù hợp.
Ngoài ra, khá nhiều khung pháp lý cho nền tảng thị trường sẽ được ban hành tới đây thực ra ít được nhà đầu tư cá nhân quan tâm, nhưng lại góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển bền vững trong dài hạn. Đề án quản lý vốn gián tiếp, xử lý các vấn đề về cơ chế tài chính, chế độ kế toán, tỷ giá, khấu hao, quy định kế toán cho quỹ đầu tư chứng khoán, các Thông tư thay thế về mua lại, công bố thông tin, quản trị công ty, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp FDI, xử phạt hành chính...
Cũng có một số giải pháp ủng hộ thị trường cụ thể, như kiến nghị tiếp tục kéo dài miễn giảm thuế, bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân, xây dựng hệ thống chỉ số thị trường mới, kéo dài thời gian giao dịch...
Tuy nhiên, mối quan tâm của đa số nhà đầu tư cá nhân thường là chờ đợi những giải pháp mang tính cụ thể theo hướng "cứu" thị trường, hơn là những giải pháp chung chung, dài hơi mang tính chính sách. Điều này cũng không có gì bất ngờ vì trong khi các thị trường khác như bất động sản rầm rộ ý kiến "kêu cứu" thì đồng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán của họ lại đang hao mòn mỗi ngày và nhà đầu tư có cảm giác bị bỏ rơi.
Trao đổi tại buổi họp, đại diện Ủy ban Chứng khoán cũng cho biết yếu tố căn bản tác động đến thị trường chứng khoán vẫn là điều kiện kinh tế vĩ mô. Trong những thời vĩ mô tốt, khung pháp lý chưa hoàn thiện, cơ chế giao dịch chưa đầy đủ thì thị trường vẫn tăng trưởng rất tốt.
Ngay cả với những người quản lý thị trường cũng nhận thấy bối cảnh vĩ mô hiện tại đang khó khăn thì chứng khoán không thể "kích thích" để tăng trưởng được.
Một bằng chứng cụ thể nhất: các công ty niêm yết thua lỗ, lợi nhuận sụt giảm gia tăng theo từng quý. Trong quý 1/2011 số thua lỗ là 60 công ty. Quý 2 tăng lên 80 công ty và quý 3 là xấp xỉ 100 công ty. Có tới 60% số công ty có lãi nhưng lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ. Yếu tố hàng hóa cơ bản đã khó khăn thì "thuốc" nào cũng không vực dậy thị trường trong ngắn hạn được.
Một trong những nguyên nhân khiến áp lực tâm lý trong chu kỳ sụt giảm gần đây nặng nề hơn các đợt suy giảm trước, là thời gian kéo dài. Ngay cả năm 2008, sức ép tuy lớn về mức độ sụt giảm, nhưng vẫn có một chu kỳ hồi phục nhờ kích thích kinh tế. Từ cuối năm 2009 đến nay thị trường đi theo xu hướng chủ đạo là giảm và cơ hội lợi nhuận rất thấp, mức rủi ro lại cao. Thời gian kéo dài khiến áp lực nặng nề hơn và nhà đầu tư mất dần niềm tin vào thị trường.
Trong bối cảnh thị trường đi xuống, luôn có những luồng quan điểm trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng cần những giải pháp "cứu" mang tính ngắn hạn, nhưng cũng có ý kiến cho rằng nên để thị trường tự điều chỉnh. Khi giảm đến mức độ hợp lý thì nhà đầu tư có tiền sẽ chớp lấy cơ hội. Yếu tố căn bản nhất vẫn là điều kiện vĩ mô trong và ngoài nước đủ thuận lợi để hỗ trợ thị trường tăng trưởng.
Một điểm quan trọng là cần có những tiếng nói bênh vực cho thị trường chứng khoán lúc khó khăn này. Chứng khoán thứ cấp là kênh luân chuyển vốn và tạo vốn, hỗ trợ định hướng tái cấu trúc nền kinh tế đang được đặt ra. Tái cấu trúc đầu tiên là giảm đầu tư công thì phải thúc đẩy đầu tư tư nhân. Đầu tư tư nhân phải dựa vào thị trường chứng khoán. Tái cấu trúc doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng, cổ phần hóa cũng phải dựa vào thị trường chứng khoán. Chuẩn mực quản trị doanh nghiệp tốt đã được thị trường chứng khoán đi trước. Do đó đặt ra yêu cầu phải phát triển thị trường chứng khoán.
Nguyễn Hoàng
tbktvn
  0o0
Thứ Tư, 16/11/2011 | 14:29

Khối ngoại đột ngột bán ròng 66 tỷ đồng; lại xả mạnh VICHAG

(Vietstock) – Khối ngoại tiếp tục xả mạnh các mã Bất động sản VIC, HAG; trong khi gom mạnh VCB ở phiên thứ 4 liên tiếp.

HOSE: Khối ngoại bất ngờ quay đầu bán ròng mạnh mẽ với giá trị gần 66 tỷ đồng trên HOSE. Tổng giá trị bán của khối ngoại trong phiên đạt gần 150 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị mua chỉ ở mức 84 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh bán ròng các mã bất động sản và mạnh nhất ở mã cổ phiếu VIC với hơn 337 ngàn đơn vị, tương đương 27.7 tỷ đồng; HAG cũng bị khối ngoại xả hàng mạnh với hơn 767 ngàn đơn vị, tương đương 17 tỷ đồng.
Họ cũng bán ròng mạnh ở các mã STB với giá trị 4.9 tỷ đồng, CTG với 3.2 tỷ đồng và ITA với 3.1 tỷ đồng. 
Ngược lại, VCB được khối ngoại mua ròng mạnh ở phiên thứ 4 liên tiếp với gần 168 ngàn đơn vị, tương đương gần 4 tỷ đồng.
Trong danh sách mua ròng mạnh còn có PVD với giá trị 2.4 tỷ đồng, EIB với 1.3 tỷ đồng, LCG với 1.1 tỷ đồng. 
Hoạt động chuyển nhượng nội khối diễn ra mạnh nhất ở cổ phiếu BVH với 84 ngàn cổ phiếu, tương đương 5.4 tỷ đồng. Tiếp theo là VCB với 200 ngàn cổ phiếu (4.7 tỷ đồng) và KDC với 150 ngàn cổ phiếu (4.7 tỷ đồng).
HNX: Khối ngoại bất ngờ mua ròng với giá trị 9.27 tỷ đồng trên HNX. Họ mua ròng mạnh nhất KLS với giá trị 3.4 tỷ đồng, PVX với 2 tỷ đồng và PVG với 1.1 tỷ đồng. 
Hoàng V





0o0

http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CHAFGJ/bluechip-bi-ban-manh-thi-truong-lai-cai-so-lui.html


Bluechip bị bán mạnh, thị trường lại cài số lùi

17/11/2011 11:48:53
 

 

 
(ĐTCK-online) Chưa kịp vui mừng với phiên đảo chiều hôm qua (16/11), nhà đầu tư lại chứng kiến cả 2 sàn tụt dốc trong sáng nay (17/11) khi một số cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán mạnh. Thanh khoản cũng tỏ ra "kiệt quệ" sau 2 phiên có dấu hiệu cải thiện.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 0,02 điểm lên 390,91 điểm (tăng 0,01%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 850.510 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 15,07 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 92 mã tăng, 96 mã đứng giá, 91 mã giảm giá và 26 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 25 mã tăng trần và 30 mã giảm sàn.
Sau 105 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 4,2 điểm, xuống 386,69 điểm (giảm 1,07%). Tổng khối lượng đạt 18.076.400 đơn vị, giá trị giao dịch 259,86 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11/2011, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 385,86 điểm, giảm 5,03 điểm (-1,29%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 21.918.840 đơn vị, giảm 15,51% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 330,892 tỷ đồng, giảm 15,39%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 11.993.030 đơn vị, với tổng giá trị hơn 225,33 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 33.911.870 đơn vị (+2,17%) và tổng giá trị giao dịch đạt 556,217 tỷ đồng (-21,86%).
Trong tổng số 305 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 78 mã tăng, 144 mã giảm, 57 mã đứng giá. Trong đó, có 31 mã tăng trần, 47 mã giảm sàn và 26 mã không có giao dịch.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 mã tăng và 4 mã giảm
.
Cụ thể, VIC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+1,21%), đạt 83.500 đồng. VCB tăng 400 đồng/cổ phiếu (+1,67%), đạt 24.300 đồng. HAG tăng 400 đồng/cổ phiếu (+1,73%), đạt 23.500 đồng.
CTG tăng 200 đồng/cổ phiếu (+0,89%), đạt 22.600 đồng. STB tăng 200 đồng/cổ phiếu (+1,40%), đạt 14.500 đồng. EIB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,69%), đạt 14.600 đồng.
Còn lại, VPL giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,67%), còn 74.500 đồng. VNM giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (-2,16%), còn 136.000 đồng. MSN giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (-2,46%), còn 119.000 đồng. Đáng chú ý, BVH giảm kịch sàn 3.000 đồng/cổ phiếu (-4,72%), còn 60.500 đồng.
Mã STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 1,8 triệu đơn vị (chiếm 8,43% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 14.500 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 200 đồng (+1,40%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 23,01% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã tăng, 2 mã giảm và 2 mã đứng giá. Trong đó có 2 mã giảm sàn1 mã tăng trần. Cụ thể, MAFPF1 đứng ở giá tham chiếu là 3.300 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 đứng ở giá tham chiếu là 4.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVFA tăng 100 đồng lên 3.900 đồng (+2,63%). VFMVF1 giảm 300 đồng xuống 7.400 đồng (-3,90%). VFMVF4 giảm 100 đồng xuống 3.400 đồng (-2,86%).
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 52 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.613.990 đơn vị, bằng 11,93% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, VCB được họ mua vào nhiều nhất với 426.230 đơn vị.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 62,88 điểm, giảm 1,26 điểm (-1,96%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 20.820.300 đơn vị (-29,27%), tổng giá trị đạt hơn 198,64 tỷ đồng (-25,92%).
Phiên này, sàn HNX có 19 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 3.524.600 đơn vị, trị giá 48,92 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 24.344.900 cổ phiếu (-26,64%), tổng giá trị đạt 247,56 tỷ đồng (-23,50%).
Trong số 393 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 68 mã tăng, 148 mã giảm, 65 mã đứng giá và 112 mã không có giao dịch. Trong đó có 13 mã tăng trần và 30 mã giảm sàn. Đáng chú ý về cuối phiên, có 54 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, 15 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 mã tăng giá, 6 mã giảm và 2 mã đứng giá là PVS, ACB.
Cụ thể, SQC bình quân đạt 91.500 đồng/cổ phiếu, tăng 500 đồng (+0,55%). PVI bình quân đạt 16.400 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+1,23%).
Còn lại, KLS bình quân đạt 10.000 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,99%). SHB bình quân đạt 6.500 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,52%). NVB bình quân đạt 8.100 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,22%).
HBB bình quân đạt 5.600 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,75%). PVX bình quân đạt 9.500 đồng/cổ phiếu, giảm 200 đồng (-2,06%). VCG bình quân đạt 10.700 đồng/cổ phiếu, giảm 200 đồng (-1,83%).
Mã VND dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 2,31 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 9.900 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,00%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 37,52% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 328.800 cổ phiếu (19 mã) và bán ra 43.600 cổ phiếu (13 mã).  Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là TAS khi mua vào 91.000 đơn vị. Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là VNF với 12.100 cổ phiếu.
 
 
5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
 Giá
 +/-
%
 KLGD
STB
 14.500
 200
1,40%
 1.848.300
MBB
 11.900
 -
-
 833.240
IJC
 9.600
 (200)
-2,04%
 825.410
HAG
 23.500
 400
1,73%
 824.130
HQC
 7.200
 (300)
-4,00%
 711.900
         
5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất
 Giá
 +/-
%
 KLGD
BAS
 1.400
 100
7,69%
 1.550
VSG
 2.000
 100
5,26%
 50
TRI
 2.100
 100
5,00%
 20
SBS
 4.200
 200
5,00%
 509.100
BTT
 19.000
 900
4,97%
 140
         
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất
 Giá
 +/-
%
 KLGD
OGC
 9.100
 (1.500)
-14,15%
 585.830
VKP
 900
 (100)
-10,00%
 21.030
CAD
 1.900
 (100)
-5,00%
 16.740
POM
 11.400
 (600)
-5,00%
 6.130
TRA
 38.000
 (2.000)
-5,00%
 210
5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
Giá
 +/-
%
KLGD
VND
 9.900
 (100)
 (1,00)
 2.312.900
KLS
 10.000
 (100)
 (0,99)
 2.091.000
PVX
 9.500
 (200)
 (2,06)
 1.369.700
ACB
 20.200
 -
 -
 1.062.900
WSS
 5.300
 -
 -
 976.300
         
5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất
Giá
 +/-
%
KLGD
NLC
 13.800
 900
 6,98
 200
VC3
 17.800
 1.100
 6,59
 100
VE2
 4.900
 300
 6,52
 1.000
HHC
 15.200
 900
 6,29
 100
KST
 12.000
 700
 6,19
 100
         
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất
Giá
 +/-
%
KLGD
C92
 9.300
 (700)
 (7,00)
 200
SGH
 70.800
 (5.300)
 (6,96)
 100
TET
 24.200
 (1.800)
 (6,92)
 100
V11
 2.700
 (200)
 (6,90)
 3.400
SD5
 19.100
 (1.400)
 (6,83)
 2.000
DCC: Ngày GDKHQ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
OGC: Ngày GDKHQ nhận cổ phiếu thưởng (5:1)
DHG: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 1/2011 (10%) và Lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
VE2: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng (16%)
 


Quang Sơn




Phản hồi về bài viết   Bản in    Quay lạ


http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CHAFFC/ve-chai-dong-nat--chung-chi-quy.html

"Ve chai đồng nát" chứng chỉ quỹ!

17/11/2011 10:03:53
 
Kết quả đầu tư của các quỹ đại chúng niêm yết trên sàn hiện tại cũng "bết" chẳng kém những nhà đầu tư cá nhân thua lỗ.
 

 
Bên cạnh những cổ phiếu của doanh nghiệp nợ đầm đìa, lỗ lũy kế "khủng", có một số chứng khoán khác cũng được giới đầu tư xếp vào hàng "ve chai đồng nát" là chứng chỉ quỹ!
Một lớp đào tạo về quỹ đầu tư giành cho nhà đầu tư nhỏ lẻ diễn ra mới đây đã ế ẩm như chính những chứng chỉ quỹ đại chúng đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Khi chính những quỹ được coi là chuyên nghiệp còn đang lỗ chỏng gọng thì làm sao khuyến khích nhà đầu tư nhỏ lẻ gửi tiền cho họ?
 
"Rổ chứng" cũng vỡ như thường
 
Lý thuyết thường bảo rằng ở các nước phát triển, phần lớn nhà đầu tư cá nhân góp tiền vào các quỹ đầu tư, chứ không tự mình "đánh" chứng hàng ngày. Lợi ích khi đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán qua các quỹ đầu tư đại chúng được cho là đồng vốn đầu tư sẽ an toàn hơn khi được đa dạng hóa thông qua một danh mục đầu tư cân bằng. Đội ngũ quản lý quỹ cũng là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm.
 
Tuy nhiên, kết quả đầu tư của các quỹ đại chúng niêm yết trên sàn hiện tại cũng "bết" chẳng kém những nhà đầu tư cá nhân thua lỗ. Theo kỳ báo cáo mới nhất của các quỹ này, giá trị tài sản ròng (NAV) tiếp tục sụt giảm theo thời gian và giảm mạnh so với vốn góp ban đầu. Quỹ MAFPF1 đến 10/11/2011 NAV chỉ còn 6.099 đồng/chứng chỉ quỹ. NAV của PRUBF1 còn 8.394 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 còn 6.173 đồng/chứng chỉ. VFMVFA còn 7.362 đồng/chứng chỉ.
 
Duy nhất VFMVF1 còn NAV trên mức vốn góp, đạt 14.318 đồng/chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên nếu so với thâm niên gần chục năm đầu tư, tăng trưởng NAV như vậy khó có thể coi là xứng đáng, nhất là khi quỹ này tham gia thị trường từ những ngày mà đa số giá cổ phiếu niêm yết còn lẹt đẹt ở mức rất thấp.
 
Hai yếu tố chứng tỏ nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp gần như coi chứng chỉ quỹ niêm yết là "đổ bỏ": Mức chiết khấu của giá giao dịch hàng ngày với NAV rất cao và thanh khoản của những chứng chỉ này rất thấp.
 
Tính theo giá ngày 16/11/2011, mức chiết khấu đối với MAFPF1 là 46%, tức là giá mỗi chứng chỉ quỹ đang giao dịch thấp hơn NAV 46%. Với PRUBF1 là 48%, với VFMVF4 là 44%, với VFMVFA là 49% và với VFMVF1 hơn 46%.
 
Giá bình quân của 5 chứng chỉ quỹ niêm yết này hiện chỉ vào khoảng 4.540 đồng/chứng chỉ. Khối lượng giao dịch tính chung của cả 5 chứng chỉ trong 20 ngày gần đây chỉ đạt 12.170 đơn vị/ngày, tức là lượng vốn ước tính giao dịch mỗi ngày chỉ hơn 55 triệu đồng một chút. Nếu tính riêng rẽ từng chứng chỉ thì mức thanh khoản phải nói là quá tệ hại. Có những thời điểm như cuối năm 2009, thanh khoản bình quân của 4 chứng chỉ (VFMVFA chưa niêm yết) cũng đạt gần 160.000 đơn vị/ngày. Thời đỉnh cao tháng 3/2007 thanh khoản trên 300.000 đơn vị/ngày là bình thường.
 
Đã có những thất vọng lớn đối với sự tương phản giữa màn ra mắt hoành tráng của quỹ, với kết quả đầu tư thực tế. VFMVFA là ví vụ. Được gọi là quỹ năng động, chiến lược đầu tư của quỹ này khi chào mời nhà đầu tư góp vốn nhấn mạnh đến nhiều từ ngữ ấn tượng như: "tính năng vượt trội", "năng động", "khoa học", "hiệu quả", "nắm bắt cơ hội vàng hậu khủng hoảng", "giữ vững mục tiêu bảo toàn vốn", "sự phối hợp khoa học của mô hình định lượng Quant"...
 
Chỉ 10 ngày sau khi nhận giấy phép VFMVFA đã giải ngân 134 tỷ đồng trong mức vốn điều lệ gần 240,44 tỷ đồng. NAV thời điểm niêm yết là 9.423 đồng/chứng chỉ, không thấp hơn bao nhiêu so với mệnh giá. Không rõ chiến lược đầu tư của quỹ này năng động đến đâu nhưng thị giá chỉ duy nhất một lần chạm đến mức 10.000 đồng/chứng chỉ trong đúng phiên chào sàn.
 
Giải pháp quỹ mở
 
Nguyên nhân được mổ xẻ lý giải cho việc giá giao dịch hàng ngày của các chứng chỉ quỹ bị chiết khấu quá lớn so với giá trị tài sản ròng là ở loại hình quỹ đóng. Quỹ đóng tức là người góp vốn chỉ có thể rút vốn ra bằng cách bán lại trên thị trường thứ cấp, mức độ thanh khoản không cao. Hiện tượng này đã dẫn tới tình trạng có quỹ rơi vào nguy cơ bị thâu tóm để yêu cầu "xẻ thịt", thu về tiền mặt.
 
Quỹ đóng rồi sẽ đến lúc phải giải thể. Điều đó đồng nghĩa với khả năng thị giá chứng chỉ quỹ sẽ có cải thiện nhất định khi gần đến ngày đóng quỹ. Dĩ nhiên điều này còn có ẩn số là hoạt động thanh lý danh mục của quỹ đạt hiệu quả đến đâu. Tuy nhiên hoạt động đầu tư vào chứng chỉ quỹ khó có thể coi là hiệu quả nếu chỉ trông chờ vào ngày "xẻ thịt" như vậy, và nhà đầu tư thứ cấp không cần vội vã gì quăng tiền vào các quỹ đại chúng trên thị trường sơ cấp.
 
Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán nhà nước, hiện có 47 công ty quản lý quỹ hoạt động, với hơn 20 quỹ đầu tư trong nước đã đăng ký, nhưng chủ yếu là quỹ thành viên. Chưa rõ hiệu quả hoạt động thực sự của những quỹ thành viên đến đâu, nhưng rõ ràng đây là một lựa chọn phù hợp hơn hình thức quỹ đại chúng.
 
Hạn chế của quỹ đóng là một trong những nguyên nhân các tổ chức đầu tư gây áp lực không nhỏ lên cơ quan quản lý để sớm cho ra đời hình thức quỹ mở. Một quan chức Ủy ban Chứng khoán cho biết qua quá trình tiếp xúc làm việc, các tổ chức đầu tư quốc tế lớn rất quan tâm quỹ mở. Thậm chí họ còn đề nghị Ủy ban có cam kết là cuối năm 2011 phải ban hành quy định về quỹ mở vì cần thời gian chuẩn bị đến 6 tháng.
 
Theo thông tin chính thức, khả năng thông tư về quỹ mở sẽ được ban hành trong quý 4 năm nay và quy định về một số loại hình quỹ khác sẽ ban hành tiếp trong khoảng quý 1-3/2012.
 
Đặc biệt, dự kiến sẽ có cơ chế chuyển đổi riêng đối với các quỹ đóng hiện tại. Như vậy thay vì chờ đến ngày "xẻ thịt", các quỹ đóng hiện tại có thể trải qua quá trình "lột xác" biến thành quỹ mở. Hiệu ứng giữa hai cách này cũng không khác biệt nhiều lắm, vì khi đó cổ đông muốn thoái vốn có thể bán lại chứng chỉ quỹ cho chính quỹ đó (như loại hình quỹ mở). Có lẽ, hình thức "lột xác" được thiết kế nhằm tạo ra sự chuyển đổi "mượt mà" hơn, tránh gây áp lực bán trên thị trường.


Theo VNE


 

 

 
(ĐTCK-online) Chưa kịp vui mừng với phiên đảo chiều hôm qua (16/11), nhà đầu tư lại chứng kiến cả 2 sàn tụt dốc trong sáng nay (17/11) khi một số cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán mạnh. Thanh khoản cũng tỏ ra "kiệt quệ" sau 2 phiên có dấu hiệu cải thiện.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 0,02 điểm lên 390,91 điểm (tăng 0,01%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 850.510 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 15,07 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 92 mã tăng, 96 mã đứng giá, 91 mã giảm giá và 26 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 25 mã tăng trần và 30 mã giảm sàn.
Sau 105 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 4,2 điểm, xuống 386,69 điểm (giảm 1,07%). Tổng khối lượng đạt 18.076.400 đơn vị, giá trị giao dịch 259,86 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11/2011, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 385,86 điểm, giảm 5,03 điểm (-1,29%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 21.918.840 đơn vị, giảm 15,51% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 330,892 tỷ đồng, giảm 15,39%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 11.993.030 đơn vị, với tổng giá trị hơn 225,33 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 33.911.870 đơn vị (+2,17%) và tổng giá trị giao dịch đạt 556,217 tỷ đồng (-21,86%).
Trong tổng số 305 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 78 mã tăng, 144 mã giảm, 57 mã đứng giá. Trong đó, có 31 mã tăng trần, 47 mã giảm sàn và 26 mã không có giao dịch.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 mã tăng và 4 mã giảm
.
Cụ thể, VIC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+1,21%), đạt 83.500 đồng. VCB tăng 400 đồng/cổ phiếu (+1,67%), đạt 24.300 đồng. HAG tăng 400 đồng/cổ phiếu (+1,73%), đạt 23.500 đồng.
CTG tăng 200 đồng/cổ phiếu (+0,89%), đạt 22.600 đồng. STB tăng 200 đồng/cổ phiếu (+1,40%), đạt 14.500 đồng. EIB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,69%), đạt 14.600 đồng.
Còn lại, VPL giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,67%), còn 74.500 đồng. VNM giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (-2,16%), còn 136.000 đồng. MSN giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (-2,46%), còn 119.000 đồng. Đáng chú ý, BVH giảm kịch sàn 3.000 đồng/cổ phiếu (-4,72%), còn 60.500 đồng.
Mã STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 1,8 triệu đơn vị (chiếm 8,43% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 14.500 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 200 đồng (+1,40%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 23,01% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã tăng, 2 mã giảm và 2 mã đứng giá. Trong đó có 2 mã giảm sàn1 mã tăng trần. Cụ thể, MAFPF1 đứng ở giá tham chiếu là 3.300 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 đứng ở giá tham chiếu là 4.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVFA tăng 100 đồng lên 3.900 đồng (+2,63%). VFMVF1 giảm 300 đồng xuống 7.400 đồng (-3,90%). VFMVF4 giảm 100 đồng xuống 3.400 đồng (-2,86%).
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 52 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.613.990 đơn vị, bằng 11,93% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, VCB được họ mua vào nhiều nhất với 426.230 đơn vị.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 62,88 điểm, giảm 1,26 điểm (-1,96%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 20.820.300 đơn vị (-29,27%), tổng giá trị đạt hơn 198,64 tỷ đồng (-25,92%).
Phiên này, sàn HNX có 19 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 3.524.600 đơn vị, trị giá 48,92 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 24.344.900 cổ phiếu (-26,64%), tổng giá trị đạt 247,56 tỷ đồng (-23,50%).
Trong số 393 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 68 mã tăng, 148 mã giảm, 65 mã đứng giá và 112 mã không có giao dịch. Trong đó có 13 mã tăng trần và 30 mã giảm sàn. Đáng chú ý về cuối phiên, có 54 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, 15 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 mã tăng giá, 6 mã giảm và 2 mã đứng giá là PVS, ACB.
Cụ thể, SQC bình quân đạt 91.500 đồng/cổ phiếu, tăng 500 đồng (+0,55%). PVI bình quân đạt 16.400 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+1,23%).
Còn lại, KLS bình quân đạt 10.000 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,99%). SHB bình quân đạt 6.500 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,52%). NVB bình quân đạt 8.100 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,22%).
HBB bình quân đạt 5.600 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,75%). PVX bình quân đạt 9.500 đồng/cổ phiếu, giảm 200 đồng (-2,06%). VCG bình quân đạt 10.700 đồng/cổ phiếu, giảm 200 đồng (-1,83%).
Mã VND dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 2,31 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 9.900 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,00%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 37,52% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 328.800 cổ phiếu (19 mã) và bán ra 43.600 cổ phiếu (13 mã).  Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là TAS khi mua vào 91.000 đơn vị. Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là VNF với 12.100 cổ phiếu.
 
 
5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
 Giá
 +/-
%
 KLGD
STB
 14.500
 200
1,40%
 1.848.300
MBB
 11.900
 -
-
 833.240
IJC
 9.600
 (200)
-2,04%
 825.410
HAG
 23.500
 400
1,73%
 824.130
HQC
 7.200
 (300)
-4,00%
 711.900
         
5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất
 Giá
 +/-
%
 KLGD
BAS
 1.400
 100
7,69%
 1.550
VSG
 2.000
 100
5,26%
 50
TRI
 2.100
 100
5,00%
 20
SBS
 4.200
 200
5,00%
 509.100
BTT
 19.000
 900
4,97%
 140
         
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất
 Giá
 +/-
%
 KLGD
OGC
 9.100
 (1.500)
-14,15%
 585.830
VKP
 900
 (100)
-10,00%
 21.030
CAD
 1.900
 (100)
-5,00%
 16.740
POM
 11.400
 (600)
-5,00%
 6.130
TRA
 38.000
 (2.000)
-5,00%
 210
5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
Giá
 +/-
%
KLGD
VND
 9.900
 (100)
 (1,00)
 2.312.900
KLS
 10.000
 (100)
 (0,99)
 2.091.000
PVX
 9.500
 (200)
 (2,06)
 1.369.700
ACB
 20.200
 -
 -
 1.062.900
WSS
 5.300
 -
 -
 976.300
         
5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất
Giá
 +/-
%
KLGD
NLC
 13.800
 900
 6,98
 200
VC3
 17.800
 1.100
 6,59
 100
VE2
 4.900
 300
 6,52
 1.000
HHC
 15.200
 900
 6,29
 100
KST
 12.000
 700
 6,19
 100
         
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất
Giá
 +/-
%
KLGD
C92
 9.300
 (700)
 (7,00)
 200
SGH
 70.800
 (5.300)
 (6,96)
 100
TET
 24.200
 (1.800)
 (6,92)
 100
V11
 2.700
 (200)
 (6,90)
 3.400
SD5
 19.100
 (1.400)
 (6,83)
 2.000
DCC: Ngày GDKHQ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
OGC: Ngày GDKHQ nhận cổ phiếu thưởng (5:1)
DHG: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 1/2011 (10%) và Lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
VE2: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng (16%)
 


Quang Sơn




Phản hồi về bài viết   Bản in    Quay lạ



From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; ""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, 17 November 2011 3:36 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Cuộc chiến trong thị trường chứng khoán. Nhật thua đậm vì VCB

 
http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/4892-D%E1%BB%B1-tr%E1%BB%AF-ngo%E1%BA%A1i-h%E1%BB%91i-Vi%E1%BB%87t-Nam-%C4%91ang-c%E1%BA%A1n-ki%E1%BB%87t/page1194

  Diễn Đàn TGNV
  

DR TRAN

HAG bị xuống 800 VND/ cổ, Bầu Đức có 223 triệu cổ, hôm nay bị thiệt hại 178,4 tỉ VND.
http://en.stockbiz.vn/Stocks/HAG/Overview.aspx

Hôm thứ 6, HAG bị xuống 1200 VND, Bầu Đức bị thua 276,6 tỉ VND.

Cộng 2 ngày, bị sụt 455 tỉ =~ 21,16 triệu USD, nếu tính USD = 21500 VND.

Hôm thứ 5 cũng xuống hơn 4%.

Te tua quá.

Deutsche Bank bỏ tiền vào HAG, Ngân hàng Nhật vào VCB, đều đang ôm hận.

Sắp tới sẽ còn những ngày khốn khổ thêm cho các chủ nhân CK VN.

----------------------------------------------------------------------

DR TRAN

Giá vàng, AUD, EUR tạm thời không thuận lợi, các bạn cẩn thận.

Các trái bom chính trị, tài chánh, bên Euroland có thể nổ tung bất cứ lúc nào.

Mới cách đây 1, 2h, stocks Mỹ pre-market còn lên 2%, nay thì chỉ đi ngang, xuống nhẹ.

EUR đêm qua lên 40 pips, nay xoay chiều xuống 90 pips.

AUD đêm qua lên 30 pips, nay cũng sụt lại 45 pips, không rõ lý do.

Thật ra thì không có tin xấu, chỉ là không có tin tốt mà thôi.

Chờ chút nếu stocks Mỹ lên thì có thể xoay chiều.


-----------------------------------------------------------


DR TRAN


CSVN nay ngày càng cực đoan, đi đến KT phản thị trường một cách khốc liệt

--------------------------------------------------------------------------------

NHNN CSVN đuổi người vì họ... thực thi KT thị trường:
http://vneconomy.vn/2011111405182791...-thoi-viec.htm

"...Cảnh cáo trên được đưa ra khi có kết luận chính thức về việc HDBank huy động vốn vượt trần lãi suất 14%/năm đối với VND và 2%/năm đối với USD, qua hình thức chi hoa hồng môi giới tiền gửi tiết kiệm trái quy định..."

CSVN bảo họ nhận tiền gởi không quá 14% tiền lời, nhưng họ trả cao hơn, theo GIÁ THỊ TRƯỜNG: ĐUỔI.

CSVN bảo họ nhận USD gởi không quá 2% tiền lời, nhưng họ trả cao hơn, theo GIÁ THỊ TRƯỜNG: ĐUỔI.

----------------------------------------------

Ngoài ra, còn các "quy định" khác, và đã từng có biện pháp mạnh với các nơi khác.

CSVN bảo họ bán USD giá chính thức, họ bán theo giá thị trường: ĐUỔI.

Nên chú ý, họ không có tấc sắt trong tay, không ép buộc ai gởi tiền, mượn tiền, mua bán USD, theo giá họ đưa ra.

Nếu có giỏi, CSVN mở kho bán USD theo "giá chính thức" xem nào. Không làm được à, thì là nhục, là hèn hạ, đê tiện, láo khoét.

Nếu có giỏi, thì cho dân vào mượn nợ giá 17% tiền lời xem nào. Có làm được đâu, thì dân phải chạy ra ngoài mượn.

Ngân hàng không vay được giá 14%, thì làm sao họ cho vay giá 17%.

Họ không mua được USD giá chính thức, thì làm sao họ bán USD giá quy định.

----------------------------------------------

CSVN dùng các biện pháp này khủng bố các ngân hàng, thì họ chỉ còn 3 sự lựa chọn: (1) dẹp tiệm, (2) hối lộ cho khỏi bị phạt, (3) thêm trò mánh mung càng tinh vi hơn trước.

Cách nào, thì nền KT CSVN cũng bị thiệt hại cả.

Và ngày CSVN bị dân dạp xuống hố cả nút đang càng đến gần, và kết thúc của ĐCSVN sẽ càng thê lương, thảm khốc, do dân oán ghét càng sâu đậm


-----------------------------------------


DUDOANKINHTE

Các nhà đầu tư thua khóc như ri trên sàn CK VN

--------------------------------------------------------------------------------



Hôm nay coi bác Trần đánh xuống TTCK VN thật là mãn nhãn. Tôi đọc qua diễn đàn CK hôm nay họ kêu la thảm thiết lắm. Người thì lúc đầu tư 1 tỷ nay còn 50 triệu, 300 triệu còn 20 triệu. Họ chửi bới om sòm, lôi hết ông Dũng, Hùng, Huệ ra chửi. Thật là tội cho họ đã đem tiền vào TTCK VN Coi như niềm tin đặt nhầm chỗ.



anlanh67 viết lúc 12:22 - 14/11/2011
Trích:
dunglotus viết lúc 12:16 - 14/11/2011
mấy anh lên nổ ác, giờ lặn mất tăm nhỉ, chán vãi đái
*** nó , lôi cái thằng Hùng ra , ngày xưa chính nó đăng đàn bảo : Nếu tôi có tiền , tôi cũng mua cổ phiếu ... Hắn chính là Sư tổ của toàn bộ bọn lùa gà , nói chính xác là : Trùm gà
Sư tổ của phá hoại, thằng hói này cũng là số 2, số 1 là thằng mà con nó vừa lên làm thứ trưởng trẻ nhất ấy. Bọn sâu mọt khốn kiếp, cầu mong kiếp sau chúng nó ko dc làm ng nữa để đỡ hại hàng triệu ng khac


-------------------------------


DR TRAN

Ai khôn thì phải chạy ra ngay lập tức, 100 còn 1, 2 cũng là may, hơn là không còn xu nào.

--------------------------------------------------------------------------------

Dear ddkt, một lời công đạo thì phải cám ơn các nhà tài phiệt... Do Thái.

Tôi học cách đánh xuống CK của họ. Tung hỏa mù, đặt lệnh bán khủng, rút mau, để dọa giá.

Rồi bán ra thật, vào các mốc quan trọng, ví dụ như HAG, VCB bị "kẹt" tại giá 23k, ACB tại 20k, tôi phải bán ra thật, rất khủng, mới đánh xuống mốc support này.

Nay HAG chỉ còn 22,6k, ACB còn 19,9k.

Mất mốc 23k, 20k, hai nơi này sẽ xuống 22k, 19k rất mau. Lên lại qua 23k, 20k trở lại sẽ cực kỳ khó, trong lúc này.

May cho CSVN là tôi không chơi trò ma giáo, tự mua tự bán (bán sát sàn cho bên mua sát sàn). Nay, nhiều lúc tôi bán rẻ, vẫn không ai mua, nên giá chưa bị xuống thêm.

----------------------------------

Tôi không đọc bên các diễn đàn CK, họ thua ráng chịu. Cái chết đã được báo trước.

Ai khôn thì phải chạy ra ngay lập tức, 100 còn 1, 2 cũng là may, hơn là không còn xu nào.

Cái gì mất, đã mất. Cuộc đời này khó tìm lại. Rất đau đớn cho họ.

Tuần này sẽ còn xuống thêm nhiều, nhưng tôi đâu có ngưng. Sẽ tiếp tục đánh tuần sau, tuần sau nữa, qua tháng 12, tháng 1, v.v...

Cho đến khi chỉ số cả 2 sàn = 0, TẤT CẢ ĐỀU PHÁ SẢN TẬP THỂ.

Sẽ có ngày đó, bạn chờ xem.


--------------------------------------------------------------------------------

http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/4892-D%E1%BB%B1-tr%E1%BB%AF-ngo%E1%BA%A1i-h%E1%BB%91i-Vi%E1%BB%87t-Nam-%C4%91ang-c%E1%BA%A1n-ki%E1%BB%87t/page1194


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; ""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, 17 November 2011 3:12 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Giải pháp của những kẻ ỷ lại

 
Chửi bọn hải ngoại là phản động, chia rẽ
Chửi Mỹ là tư bản
Chửi Âu Châu là dẫy chết
Chửi Nhật Bản là thua trận đánh Mỹ
...


Cho nên thà nín thở qua sông, và mong chờ một cuộc sửa đổi từ tay chính chủ nhân đảng CSVN.

Chẳng khác đám nô lệ mong là thiêu gia sẽ khá hơn lão gia

Người dân tin vào bak và đảng để chết cả bao nhiêu triệu khi vào đánh Miền Nam, nhưng tiếc công, sức và sợ sệt khi đòi hỏi quyền lợi ?

Có thể, hay sự thật là vì họ thực sự yêu và chọn cái lối sống đừng lo để nhà nước lo đó. Trong bao cuộc biểu tình, ngời dân thờ ơ dửng dưng, và ngầm ủng hộ công an, nhà nước.

Đừng nói chi ở trong nước,

Số Việt Kiều chạy đi, sống tại hải ngoại, vẫn còn tha thiết "kiến nghị" loại ngăn kiệu quì dâng sớ, dâng điều trần ..., vì họ mơ 1 XHCN, họ mê cái XHCN mà bak Hồ và đảng CSVN hứa cho họ

Ngày nay vì thực tế khó khăn, họ lùi 1 bước mà thôi

Khi CSVN còn thống trị VN

Và nếu người dân còn chịu đựng, thì phải công nhận là  chính quyền CSVN còn ồn tại lâu, vì Tầu muốn, Mỹ muốn, Aseans muốn ....

Việt Nam càng lẹt đẹt, càng bị tù quản thúc trong "Trại XHCN" cai trị bởi bàn tay thép bọc đô la, thì thế giới sống càng yên

Đám con ông, cháu cha đã qua Mỹ, Úc, Canada ở

Đám trung lưu cũng nối gót

Chỉ còn đám :

"Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn ..."

với

"Quê hương tôi đất mặn đồng khô ...", và

"Cây cuốc cong thì mình mong cây cuốc gẫy ..."

thì chỉ vài màn Chế Linh về hát, bầu bán Hạ Long vào 7 kỳ quan, đá bóng giải quốc tế VN vào trung kết, thần đồng VN đoạt giải Nobel toán, nhạc sỹ gốc VN được chọn chấm giải Chopin, gs VN được giải Hàn Lâm Na Uy ..., là trên 80 triệu Bờm VN đủ cười

Vì đã có được nắm xôi

và thoả mãn việc đã diệt xong "trí, phú, địa, hào " để "ta" lên thay

Từ ngày nẩy thánh Nam Đàn
Con dân tỉnh bác đàng hoàng phát to

Ba triệu cán bộ đảng viên
Bạn bè, gia quyến xây nền đảng ta
Hò dô ta, hò dô ta
Ăn cho thật đẫy kẻo mà hết ăn

0o0

Số người VN chờ "cách mạng" thành công nhiều đến nỗi không còn chỗ cho người "làm cách mạng" sống nổi

0o0

Thử thay đảng CSVN bằng 1 chính quyền có "dân chủ, nhân quyền" thử coi

Chỉ cần trong vòng 24 giờ là đám Huỳnh Tấn Mẫm rục rịch liền

Hoàng Phủ Ngọc Tường bỏ xe lăn bay ra tranh đấu loạn xà ngầu, với cả trăm sư, cha ... mà coi

Không phải vì dân trí thấp, mà vì họ chọn cách sống như vậy

Lê Văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tờng & Phan theo CS không hề vì dân trí thấp

Bà Ngô Bá Thành, các ông Nguyễn Hữu Thọ, Võ Hồng, Nguyên Ngọc ... theo CSVN hoàn toàn không phải vì dân trí thấp

Trịnh Công Sơn, Phạm Trọng Cầu,Đỗ Trung Quân, Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự .. đã theo cộng sản VN không vì dân trí họ thấp  ...


0o0

Mà họ chọn cách sống do đảng CSVN đề ra


Ngay cả họ biết sau lưng CSVN là CS Trung Quốc


0o0

Ngày nay là hậu quả tất yếu của con đờng đã đi trong quá khứ

"Trồng cây cam, có trái cam"

0o0

Hiện nay, 1 sự thu=.c rành rành, cho dù có thành công 100%, thì cũng chỉ được như Tầu thôi

Một mình khiêu khích cả thế giới, và làm công lương rẻ cho các nước tư bản

0o0

Khi cần, người Mỹ & Nga đã giao súng, đạn cho Tầu Cộng và Tầu không Cộng đánh Nhật ...

0o0

Đừng đổ tại dân trí, chính là sự chọn lựa

0o0

Dân phải quyết định, và phải chịu trách nhiệm

Còn không làm thì phải chịu cảnh cho sao được vậy. Nếu không đồng ý cứ việc làm kiến nghị

Dù có bị bắt đi vào chỗ chết, trên đường đi có quyền làm kiến nghị, nhưng không được biểu tình nếu chưa có luật

0o0

Những ai còn nuôi thù oán với những người cộng sản VN và những người theo họ sắp nhìn thấy ngày tàn thê thảm, và hậu quả của một sự rã hóa, suy sụp mà không thể dứt nơi những kẻ thù của họ (tức toàn đng CSVN  từ dưới lên trên trong thiên đường mà bak Hồ, bak Giáp ... đã dầy công xây dựng trên xương máu bao triệu người) 

Chính những kẻ kiêu hãnh "đỉnh cao trí tuệ" sẽ túm nắm nhau, thóa mạ nhau, giết nhau vì những quyền lợi nhỏ nhoi trong 1 chuyến tàu dần chìm, vô vọng.

Họ chấp nhận bán cái tàu đó, và đám chủ nhân mới chắc chắn không thương cái tầu này hơn, và khó có thể bàn chuyện kính trọng, tôn trọng...nhân quyền trong tình trạng này

Chuyện gì thật sự sẽ xẩy ra trong chuyến tàu của những quả đấm thép, "đỉnh cao siêu việt", "trí tuệ nhân loại", đại anh hùng của "hai cuộc chiến tranh thần thánh", "tướng quân thiên tài", chuyên gia trờng lớn, vĩ nhân kinh tế, và nhiều tác giả vĩ đại của nhiều cuộc cách mạng đỏ long trời lở đất ?

Nếu thực sự đám tướng Giáp còn cơ, tại sao lại chịu ô nhục thế

Thưa vì đồng tiền, đồng tiền nó đâm toác cái lý tưởng Marxist Leninist, chỉ còn gữ cái đảng CSVN tàn bạo, khắc nghiệt với bên trong, hèn nhát với bên ngoài

Nhà sang, xế xịn, con học Havard ra, làm giám đốc, sinh đẻ qua Mỹ, shopping tại Sing ... bồ nhí chân dài, đi máy bay có chỗ ngồi đặc biệt, mỗi tháng 30, 31 da, đế vương

Đó là nhờ tư tưởng Hồ Chí Minh: Biến vạn điều giữ 1 điều: Quyền lực

0o0


D~



http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/11/13/tra-loi-thu-doc-gia-1/



  1.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    Vận mệnh đất nước là do người dân nắm lấy. Nên nhớ rằng ko có gì mạnh hơn cái luật "muốn" của con người cả. Có hay chăng ta vẫn chưa có ham muốn, ta vẫn biếng lười chờ người khác làm giùm. Chắc chúng ta đã mau quên vì sao kháng chiến chống Pháp thành công, vì sao lại lật đổ chế độ VNCH..là vì chúng ta muốn. Trong giờ phút quyết định đừng chờ có người giúp chúng ta kể cả hải ngoại.
    Nếu ko quyết tâm làm nhanh, thì hậu quả sẽ như Bắc Hàn thế này và có thể vĩnh viễn 100 năm sau nữa.
    http://www.bbc.co.uk/blogs/vietnamese/2010/06/nghi-ve-so-phan-bac-trieu-tien.html
    Posted by I am nobody | 15/11/2011, 13:42
  2.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    Ban đầu tôi cũng nghĩ Trung Quốc còn thì còn lâu VN mới được dân chủ, nhưng nhớ lại thời Liên Xô chống lưng cho phe XHCN, hùng mạnh cỡ nào mà rồi bọn đàn em Đông Âu cũng thoát ly trước. Nay VN cũng sẽ chết theo kịch bản kinh tế, nếu được vậy thì rất may mắn cho dân tộc ta, vì đây là cách ít đổ máu nhất.
    Posted by người Sài Gòn | 15/11/2011, 21:13
  3.  
    2
     
    0
     
    Rate This
    không dễ dàng sụp đổ hệ thống chính trị đâu. còn kinh tế thì tuy có sút kém nhưng người dân VN ko lười biếng , ai cũng lao vào công việc, lo mưu sinh và chịu khổ quen rồi, nên Chính phủ vẫn cứ tốn tại, ít nhất là đến năm 2043.
    tôi có nhiều lý do để khẳng định điều này. còn sau đây là những lý do căn bản
    1- dân vn còn mãi lo làm ăn, cho dù tầng lớp nông dân có biết mình bị bóc lột đi nữa, họ cũng vẫn cứ làm. điều khốn nạn là biết bị bóc lột mà vẫn cứ làm, kinh tế đi xuống thì họ càng gia tăng sx để bù đắp lại phần bị mất.
    2- người dân ít quan tâm đến chính trị, hiểu biết nông cạn, qua loa, tầm nhìn kém, dễ bị ru ngủ bởi vài động tác xoa dịu của nhà cầm quyền tinh ranh, gian manh.( CP vn khéo lôi kéo dân chúng vào các sh khác như bâu chọn Ha long bay, niềm tin huy chương vàng bóng đá sea games v.v…) cộng với dân trí thấp, điển hình là đại đa số dân còn thích đọc báo công an TPHCM, thích quan tâm đến chuyện vặt vãnh , đời tư của người khác…hễ mở TV thì chỉ coi phim game show là chính, mà CQ thì rất khéo lợi dụng nhươc điểm này.
    3- tầng lớp Thanh niên thay vì học hành cho giỏi thì lại sa đà vào hưởng thụ, i phone đời mới, laptop, quần áo thòi trang…..thấy có ít SV có sáng tạo, vào đại học vì háo danh, bằng cấp chứ ko có lý tưởng lớn.Chính điện thoại di động là một mồi lửa làm tiêu hao nhiệt huyết lý tưởng cao đẹp của giới trẻ. các bậc cha ông ngày xưa ko bị hủy hoại bởi cái này
    4- tiền của Việt kiều đem về nước cho thân nhân khá lớn, 7. 8 tỷ dollar một năm. khoản tiền trên trời rơi xuống này
    giúp CP VN nhiều lắm. vì răng chính phủ dùng giấy( in tiền – là động tác vẽ số lên giấy) rồi đem đổi lấy dollar Mỹ- 1 đồng tiền có khả năng hoán chuyển mạnh trên thế giới, ai mà ngu ko chịu in tiền ra đổi cơ chứ!các bạn có biết XK toàn ngành thủy sản cả nước 1 năm chỉ đạt 1,5 đến 2 tỷ dolla là cùng, mà chưa trừ chi phí gì hết.
    5- đất đai , vẫn còn để quy hoạch- làm giàu ; dầu thô vẫn còn khai thác , còn bán được.
    6- dân VNchỉ đoàn kết khi giặc ngoại xâm đè đầu cưỡi cổ, còn thắng giặc rồi là chia năm , xẻ bảy…., ko có tinh thần đoàn kết để làm việc lớn, thường sa vào hưởng thụ là chính. ( ko tin chiều các bạn hảy đến nhà hàng quán nhậu thì rõ)
    7- Trung cộng ko dại gì mà đánh VN, đây là thị trường cống nạp dollar vàng cho TQ mà. ( xem số liệu hàng NK với TQ, laptop, computer……..hầu như cái gì cũng nhập). mà còn khống chế được VN qua kinh tế- chính trị nữa.
    khi tôi đánh máy các dòng này thi tôi thấy NH Nông nghiêp h Dau tiêng người dân vẫn đi gửi tiền vào NH. người nào cũng vài trăm triệu, tiền bán mủ cao su đó. NH treo bảng giải thường là 2, 2 ký vàng( ko biết dân có ai trúng ko…..)
    DDKT ko ngây thơ về chính trị đâu, nhưng thiếu kinh nghiệm và số liệu, về kinh tế DDKT cũng có nhiều bài hay, nhưng do thiếu thông tin nên củng dẫn đến ko chính xác
    Posted by quangvan | 16/11/2011, 10:58


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: ""Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com"" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; ""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, 16 November 2011 10:07 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Nền độc tài được nuôi dưỡng

 
    •  http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/11/13/tra-loi-thu-doc-gia-1/


    • (Khi cha khát nước, chưa đòi uống)
    • Tự do ai bán mà mua
    • Ai cho mà lấy, ai thừa mà xin
    •  
    • 5
       
      0
       
      Rate This
      Orangak có lý, DDKT quá ngây thơ,
      Để sụp đổ cần những điều kiện bên trong bên ngoài.
      Bên trong:
      - Kinh tế dù khó khăn, nhưng ko đến mức chết đói, đời sống vẫn cao hơn những năm 1980
      - KT của nhà nước tuy đầy những khối ung, nhưng còn móc dầu lên bán được tiếp tục có cháo cầm hơi
      - Đại đa số người dân sống ko bám vào KT nhà nước, xoay sở đủ cách để kiếm sống. Vẫn có cách để sống, chưa đến mức hết cửa.
      - Bản thân ĐCS VN không phải đến mức bất chấp dân chúng như ĐCS Triều Cộng. Ít hhiều khi dân phản ứng cũng phải lùi bước phần nào, làm xì hơi bớt sự căm phẫn. Sự khôn khéo này đã được kiểm chứng nhiều lần: CCRD được 6 tháng thì sửa sai, 86 kinh tế cùng đường thì "đổi mới" (cải lương)
      Bên ngoài:
      - CP VN chưa đến mức bj toàn thế giới xúm lại oánh. Trái lại, dù chẳng ưa gì CS, nhưng Mẽo, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Hàn và mấy anh ĐNA vẫn quan hệ khá tốt với CPVN
      - Quyền lợi của khá nhiều công ty của các nước trên đang gắn với chế độ này.
      - Lợi ích chính trị của các nước trên cũng không phải không có liên quan đến một anh CS có khả năng lớn nhất cản đường bành trướng của Tàu cộng xuống phía Nam – đấy là thực tế. Mà Tàu mới là đối thủ ưu tiên cần kiềm chế của mấy bác ấy trên tầm chiến lược. Trong chiến lược ấy, VN là một con bài có thể dùng được ở một phương diện nhất định… Ít nhất CS VN cũng khiến Khựa phân tâm đối phó và tức tối vì không kiểm soát được đường biển phía Nam, gần như cửa duy nhất để Khựa vươn ra tầm cường quốc quân sự thế giới.
      - Nên nhớ Trung cộng và Việt cộng dù ghét nhau như mèo với chó, nhưng vì lợi ích cộng tồn, vẫn không anh nào muốn anh kia sụp cả, khi cần sẵn sàng chống lưng nhau. Thằng Tàu còn chưa đổ thì V cộng còn có chỗ đỡ. Hãy xem thằng Bắc Hàn, cả bên trong bên ngoài đều khủng hoảng. Bên trong thối như cứt, nhà Kim bất chấp toàn thể dân chúng, bên ngoài thì cộng đồng thế giới coi như hủi, thế mà thằng Tàu khựa chống lưng hàng mấy chục năm nay, chả ai làm gì được nó hết.
      Về mặt đối thủ chính trị, hiện nay CS chưa có đối thủ xứng tầm. Ai? các bác chỉ ra xem! Về phía những người chống cộng: chia rẽ, nghi kị nhau, chửi nhau như hát hay, chả có bác nào nổi lên sáng giá và có ít nhiều tín nhiệm, cỡ như bà gì ở Diến Điện.
      Đấy, các bác cứ nghĩ xem, 10 năm nữa cũng chưa chắc đã có chuyện gì trừ khi: 1/ từ chính cấp cao nhất của CS VN xuất hiện một nhân vật như Trần Xuân Bách thứ 2, cộng thêm điều kiện thứ 2/ bên Khựa xuất hiện Gookbachop, tên này tuyên bố, kệ thằng yuenan nó có chuyện gì, tao ko can thiệp (kiểu như Đông Âu cũng phải đợi có cái đó mới nổi lên được).
      Mà xem ra hội tụ 2 điều kiện ấy đã khó, lại thêm những yếu tố trong ngoài khác ở trên đã nói….
      Mùa xuân ả rập chả tạo ra một hiệu ứng nào ở VN hết, đó là thực tế, các bác nên khách quan nhìn xem.
      Vậy nhanh cũng phải 10 năm nữa.
      Túm lại, lâu nay tôi đọc, thấy DDKT cả về phân tích kinh tế cả về phân tích chính trị còn ngây thơ lắm
      Posted by HD | 14/11/2011, 22:29
      •  
        0
         
        0
         
        Rate This
        Bạn quên một điều kiện nữa. Đó là tính cách của dân tộc Việt cận đại và hiện đại. Một dân tộc nông nổi, chia rẽ, thấy cái gì của người ta (kể cả tai nạn giao thông, cãi lộn ngoài đường…) cũng xúm lại xem. Nếu không có cái tính cách ấy, thì sao từ ông Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, đến họ Hồ đều ra nước ngoài tìm đường cứu nước? Sao không như ông Nguyễn Trãi tự tìm đường trong nội lực dân tộc, và gặp được ông Lê Lợi? Muốn cứu được nước trước tiên hãy tìm sức mạnh, tìm mô hình, tìm lý thuyết trong chính mình đã.
        Xét như vậy thì cũng như ông nhạc sĩ Phạm Tuyên, dù cha bị giết, nhưng vẫn phục vụ đắc lực kẻ giết cha mình. Một dân tộc như vậy thì khỏi nói 20 năm, mà muôn đời cũng chẳng có gì xảy ra hết. Bởi đó là một dân tộc mang tâm hồn nô lệ. Vậy thôi.
        Posted by TTKH | 15/11/2011, 23:50
    ...

  1.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    2012 chắc chưa sụp vì người hèn tại việt Nam còn quá đông. Chỉ khi nào có vài nghìn Lê Thị Công Nhân, hàng vạn Huỳnh Thục Vy, hàng trăm Cù Huy Hà Vũ thì bọn tư bản đỏ mới đổ được. Thêm vào đó nửa triệu người chết đói thì mới quyết tâm tiêu diệt cộng sản được.
    Posted by camthucongsan | 14/11/2011, 20:49
    •  
      3
       
      0
       
      Rate This
      Cần 1 Gorbachev, Boris Yeltsin hơn. Tình hình khủng hoảng kinh tế đang đưa Việt Nam tới gần tình trạng kinh tế Liên Xô cuối những năm 1980s rồi. 1 Gorbachev, Yeltsin sẽ là người cứu tinh giúp Việt Nam chuyển đổi thể chế an toàn mà không đổ máu, nội chiến tương tàn.
      Posted by ddkt | 15/11/2011, 08:50
  2.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    Kệ lạm phát, nhà nước cứ tiếp tục bơm tiền là tạm thoát cơn nguy hiểm. Trong lúc nước sôi lửa bỏng này chả có cách nào hay hơn là chấp nhận lạm phát để bơm tiền cứu hệ thống ngân hàng. Tái cấu trúc nền kinh tế tính sau.
    Posted by Trần Bền | 15/11/2011, 06:08















__._,_.___
Recent Activity:
MARKETPLACE
.

__,_._,___


No comments:

Post a Comment