Saturday, November 26, 2011

Fw: [Exryu-ww-Forum] Để hiểu về video ".... hiem-hoa Bac Phuong) (2)

From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Monday, October 24, 2011 4:35 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Để hiểu về video ".... hiem-hoa Bac Phuong) (2)

 
0o0

http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/nha-bien-kich-nguyen-thi-hong-ngat-len.html
- 2 Đạo diễn, nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Thanh An - sinh ngày 25.12.1934; quê quán: thôn Bích La Nam, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; trú quán: A14/104 Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. từ trần hồi 7h00 ngày 21.4. 2011 (tức ngày 19 tháng 3 năm Tân Mão) tại bệnh viện E, hưởng dương 78 tuổi. (http://www.thegioidienanh.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1319:tin-buon&catid=39:xa-hoi&Itemid=53)
- 3 Dương Trung Quốc
http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_Trung_Qu%E1%BB%91c
Dương Trung Quốc (sinh năm 1947[1]), quê quán xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội
- 4 Hoàng Ngọc Hiến (1930-2011), là nhà lý luận phê bình, và là dịch giả văn học Việt Nam đương đại, nguyên hiệu trưởng Trưởng viết văn Nguyễn Du.
Ông có các học trò là nhà văn, nhà thơ đã thành danh như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Trọng Tạo...
Hoàng Ngọc Hiến mất vì bệnh lúc 23 giờ ngày 24 tháng 1 năm 2011 tại Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Ng%E1%BB%8Dc_Hi%E1%BA%BFn)
- 5 Hồ Thu Hồng – nhà báo nói láo  [đối thoại] http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do;jsessionid=60356F9762112350BDE118F351BC26F5?action=viewArtwork&artworkId=12983
Theo bà Dương Thu Hương, Hồ Thu Hồng là gái bao của thứ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Văn Hưởng
-
6 Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an http://www.flickr.com/photos/nguyenvanhuongvn/5925177571/
- 7 Nguyễn Trần Bạt Từ cậu bé bán dạo nước chè đến 'ông Tổng' Invest Consult Group (http://dddn.com.vn/20100929121720472cat46/tu-cau-be-ban-dao-nuoc-che-den-ong-tong-invest-consult-group.htm)

0o0



From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Monday, 24 October 2011 4:05 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Để hiểu về video "nha-van-duong-thu-huong-truoc-hiem-hoa Bac Phuong)

 
Để hiểu về video "nha-van-duong-thu-huong-truoc-hiem-hoa Bac Phuong)
http://aotrangoi.blogspot.com/p/nha-van-duong-thu-huong-truoc-hiem-hoa.html
Tài liệu trên Internet

- A25 ? Không ai dám cho biết, chỉ có những thông tin chung chung. Đoán già đoán non, kiểu tổng cục A2 có A25 chuyên về công tác tư tưởng và nội vụ
A25 là tên 1 cục của Bộ Công An ( Cục công tác tư tưởng và nội vụ gì đấy.. )
(là phòng công an chuyên môn đi kiểm soát về văn hóa, giáo dục.)
Chủ của nó cũng ko phải loại vừa, cổ phần cũng toàn ông cốp to đấy ko đùa đâu !
A18 : FBI (Cục điều tra liên bang)
A25 : CIA (Cục tình báo Trung ương)
A83 : Xăng chất lượng trung bình, có màu vàng
A92 : Xăng chất lượng cao, có hai mầu là mầu xanh và mầu hồng


- Nguyễn Thị Hồng Ngát
- Nguyễn Văn Hưởng (sinh năm 1945) (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%E1%BB%A3ng_t%C6%B0%E1%BB%9Bng)
- Dương Trung Quốc
- Hồ Thu Hồng tức là Beo (http://phamdinhtan.wordpress.com/2011/06/23/h%E1%BB%93-thu-h%E1%BB%93ng-%E2%80%93-nha-bao-noi-lao/) (http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/08/23/d%E1%BA%B7c-s%E1%BA%A3n-tan-th%E1%BB%9Di-ha-n%E1%BB%99i/)
- Dương Thông
- Bùi Quốc Huy (Nam Huy có liên quan đến vụ Năm Cam)
- Hội Quí Mùi (Hội những người cùng năm 1943) 
- Đỗ Quảng

BÙI MINH QUỐC
 
HỘI NHẬP SONG HÀNH
VỚI CHIẾN ĐẤU CHO
TỰ DO NGÔN LUẬN
 
 
Một số đồng nghiệp văn chương trong và ngoài nước gần đây đã thực hiện một sáng kiến rất hay : lập một diễn đàn trên mạng mang tên HỘI LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM (HLVHVN) để cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề hội nhập của văn học Việt Nam.Tôi trân trọng gửi bài viết này cùng lúc đến hai địa chỉ là Ban biên tập HLVHVN và Ban biên tập TALAWAS với mong muốn rủ rê các đồng nghiệp thường đọc TALAWAS (tôi tin là rất đông) mà chưa biết HLVHVN thì cùng tham gia bàn luận cho rôm rả.
 
Tôi cũng chưa có điều kiện đọc hết ý kiến của các đồng nghiệp về đề tài chúng ta đang bàn nên lỡ ý nào của tôi vô tình giống với ý tác giả khác thì xin lượng thứ.
 
Tôi luôn nghĩ văn học Việt Nam, dù được tạo ra ở Hà Nội, Sài Gòn, Pa-ri, Oa-sinh-tơn, Ca-li-phooc-ni-a, Béc-lin hay một buôn/bản làng hẻo lánh nào đó ở Cà Mau, Tây Nguyên, Tây Bắc, Việt Bắc thì đều là một; là nền văn học Việt Nam nằm trong văn hóa văn hiến Việt Nam, trước kia là thế mà nay vẫn thế.Nhưng lịch sử éo le và bi thảm đã không cho nó được là một.Chiến tranh, đấu tranh giai cấp, ly tán, chia cắt, di tản, vượt biên, du học và xuất khẩu lao động rồi cư trú mưu sinh ở xứ người v.v…đã khiến văn học Việt Nam phải phát triển trong những không gian tự nhiên khác nhau, không gian chính trị khác/xung khắc nhau, do đó được nhìn nhận tiếp nhận, theo những nhãn quan cảm quan khác nhau.
 
Thế nên giờ đây chúng ta mới phải cùng nhau thảo luận để tìm cách mở đường cho văn học Việt Nam hội nhập không những với mặt bằng đời sống văn hóa toàn cầu mà còn có chuyện phải hội nhập trong nội bộ dân tộc như hội nhập Bắc Nam (trước kia và di lụy đến nay), hội nhập trong ngoài  -  trong nước và hải ngoại.
 
Theo thiển nghĩ của riêng tôi, chúng ta cần phải gắn quá trình hội nhập với cuộc chiến đấu cho tự do ngôn luận trên đất nước ta hiện nay, mà sát sườn nhất hệ trọng nhất đối với giới cầm bút là tự do báo chí và tự do xuất bản.
 
Hãy hình dung, vui sướng biết bao, đến một ngày nào đó - tôi mong là sẽ không còn quá xa nữa nhờ sự nỗ lực chung - sách của đông đảo các nhà văn Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài (cùng các tác phẩm xuất bản ở miền Nam trước năm 1975) sẽ được xuất bản lưu hành bình thường ở trong nước, người thưởng thức cần bao nhiêu in bấy nhiêu, in nhiều bán hết thì tác giả và nhà xuất bản hưởng lộc lớn (từ độc giả), bán ế thua lỗ thì tác giả và nhà xuất bản chịu, nghĩa là nhà văn Việt Nam chúng ta được pháp luật Việt Nam đảm bảo thực hiện cái quyền (mà hiến pháp Việt Nam đã ghi từ lâu) bình thường như mọi nhà văn ở những nước có tự do báo chí và tự do xuất bản, nhà văn được quyền tự in và bán sách của mình như người nông dân Việt Nam hiện nay được quyền mang cân lúa của mình ra chợ bán.
 
Để đi tới được một ngày bình thường muôn vàn sung sướng như thế, những người cầm bút trung thực không thể ngồi chờ ai ban phát cho mà phải chiến đấu để giành lấy.
 
Như Phùng Quán đã chiến đấu.
 
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá
(Trích bài  "Lời mẹ dặn" – Thơ Phùng Quán )
 
Phùng Quán đã dõng dạc cất lên tuyên ngôn thơ đanh thép về cái lẽ sinh tử đối với người cầm bút, "yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét", dù cho cái đáng ghét khu trú ngay ở những chốn đầy quyền uy mà suốt bao năm ròng được cả một dàn đồng ca liên tục dâng lên những lời yêu kính, hoặc ngược lại, cái đáng yêu lại nằm trong những vùng vẫn bị nhìn với con mắt cảnh giác, kỳ thị một cách bất công.
     Bất chấp mọi khổ nạn gây ra bởi những thế lực sợ sự thật, Phùng Quán đã sống và viết trọn đời đúng như lời thơ tuyên ngôn từ thời trẻ ấy, thật là "nhất quán tận can trường" - như một vế trong đôi câu đối mà tiến sĩ Hà Sĩ Phu tiễn ông khi ông lên đường về cõi vĩnh hằng.
 
Phùng Quán tiêu biểu cho sự lựa chọn sống và viết của một bộ phận văn nghệ sĩ trí thức Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, song hành với một sự lựa chọn khác: lựa chọn của Nguyễn Đình Thi.
 
Phùng Quán của "Lời mẹ dặn" vẫn luôn là Phùng Quán sống và viết theo lời mẹ dặn "làm nhà văn chân thật suốt đời", còn Nguyễn Đình Thi của "Diệt Phát-xít", của "Người Hà Nội" thì không phải như thế. Lúc gần cuối đời, Nguyễn Đình Thi đã gửi lại hậu thế những lời này :  
 
 
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình

Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn
(
Trích bài "Gió bay" - Thơ Nguyễn Đình Thi - NXB Văn học, 2001)
 
Cùng chung một sự lựa chọn như nhà văn Nguyễn Đinh Thi là nhà văn Nguyễn Khải, cũng đã gửi lại hậu thế những lời gan ruột này 8 tháng trước khi mất :
 
"Chúng tôi biết nhau trong một thời kỳ hoà bình, là những viên chức nhà nước của một thời thanh bình. Anh (Nguyễn Đình) Thi là viên chức cấp cao, tôi là viên chức cấp thấp, cả cao lẫn thấp đều là thành viên của cái thế giới viên chức.Cái thế giới ấy có sống trong nó, sống với nó mới thấy hết cái tầm thường, cái nhỏ nhen, khó có ai tôn trọng được ai trong cuộc ganh đua vừa vô nghĩa vừa buồn cười.Trong cuộc ganh đua ấy không có người thắng, cả mọi người đều thua vì đã tự hạ mình trong nhiều chuyện nghĩ lại cũng là nhảm. Lại thêm nhiều chục năm chúng tôi luôn luôn bận rộn bởi nhiều cuộc tranh cãi về lập trường quan điểm giai cấp trong văn nghệ.Các cuộc tranh luận ấy lại diễn ra trong bầu không khí chính trị thường xuyên căng thẳng của một thế giới chia đôi, một đất nước chia đôi và một xã hội cũng bị chia ra bởi các cuộc đấu tranh giai cấp." (Nguyễn Khải-"Chiến sĩ-nghệ sĩ" – báo Văn Nghệ số 17,18 ngày 29.4/5.5.2007)
 
Đau quá, xót quá.
 
Mà thương quá.
 
Mà cũng cảm phục quá. Phải có một nội lực tinh thần thế nào mới viết ra nổi những lời như thế về chính bản thân mình.(Tôi chưa đọc thấy ở đâu những lời tương tự của ông Tố Hữu, người mà tôi tự cho rằng mình đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi thơ và đời ông giai đọan  "Từ ấy". Tôi mong các ủy viên bộ chính trị trước kia và hiện nay nên noi gương hai nhà văn Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khải mỗi khi nhắc nhở đảng viên đẩy mạnh phê bình và tự phê bình).
 
Hai nhà văn Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khải đều là những tài năng thuộc cỡ hàng đầu của đất nước, những gương mặt tiêu biểu của văn học cách mạng, trong nhiều năm đã là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Nhà văn Việt Nam, cái sống cái viết cái lãnh đạo chỉ đạo của các ông có tầm ảnh hưởng dẫn dắt tới hàng trăm cây bút khác, nhất là lớp trẻ. Cũng xin nói luôn, tôi dẫn trên đây những điều chiêm nghiệm của các ông cũng là để tự mình chiêm nghiệm và chia sẻ với các thế hệ kế tiếp, chứ vào thời ấy, trong hoàn cảnh ấy khó có ai nói giỏi được, mấy ai cưỡng nổi những o ép đe dọa và  cám dỗ, giả dụ tôi cùng thời với các ông, chắc gì tôi đã đủ can đảm để lựa chọn sống và viết được như Phùng Quán. Vì thế, tôi hiểu chữ "nhất quán" của tiến sĩ Hà Sĩ Phu có chứa thêm một nghĩa nữa là nhất (ông) Quán (hoặc chỉ có một ông Quán mà thôi).
 
Thấy hiện ra rõ mồn một cái sự đời đơn giản này: nếu chế độ chính trị là chế độ dân chủ, có tự do báo chí và tự do xuất bản, thì ông Thi ông Khải chẳng tội gì phải đeo bám lấy cái chức tổng thư ký, phó tổng thư ký Hội để phải xông ra viết bài đánh các ông Nhân văn – Giai phẩm, mà lập tức vứt béng ngay chức tước đi để mở báo tư, nhà xuất bản tư, đăng bài in sách của mình và đồng nghiệp; ông Phùng Quán cũng thế, mở ngay một tờ báo tư để đăng bài phản bác lại những ai đánh mình, báo ông văn ông được nhiều người đọc thì ông thừa sức sống sung túc bằng ngòi bút chân thật của mình chứ đâu đến nỗi phải mấy chục năm ròng sống cảnh câu cá trộm, uống rượu chịu, viết văn chui ( nhờ người khác đứng tên trên tác phẩm của mình để được in, để kiếm chút nhuận bút còm rất phập phù khi có khi không).
 
Thế nhưng cái "nếu" đơn giản ấy, bình thường ấy đã không có.
 
Đến bây giờ vẫn chưa có, dù đã có đủ thứ "tư", doanh nghiệp , bệnh viện , trường …Đảng viên đảng cộng sản vốn theo lý thuyết chống tư hữu, xóa bỏ thị trường tư bản nay cũng được làm kinh tế , chỉ riêng tư tưởng văn hóa thì không được tư. Thật là phi lý quá quắt, trong khi mục tiêu dân chủ, công bằng đã được ghi rành rõ trong cương lĩnh của Đảng từ 7 năm nay (đại hội lần thứ 9, năm 2001).
 
Tập "Trần Dần – Thơ", nếu có nhà xuất bản tư thì đã được công bố ngay từ khi tác giả còn sống chứ đâu phải cất ngăn kéo lâu đến thế.Gia đình nhà thơ và các bạn hữu, đồng nghiệp thuộc mọi lứa tuổi nhiệt thành trân trọng những giá trị chân thiện mỹ trong cái văn nghiệp bị vùi dập mà tầm cỡ chưa ai lượng hết của ông đã kiên nhẫn chờ cả 10 năm sau ngày ông tạ thế. Đưa bản thảo đến nhà xuất bản Hội Nhà văn, nơi mọi người đinh ninh là bà đỡ đáng tin cậy nhất cho các giá trị văn chương, thì bị từ chối. Phải đưa vào một nhà xuất bản địa phương tít trong miền Trung. May thay, hồn thơ linh thiêng và bất tử của Trần Dần đã gặp được ở đây những con mắt xanh, những tấm lòng vàng, mà tiêu biểu là nhà văn Đà Linh (Nguyễn Đức Hùng), phó giám đốc-tổng biên tập, bí thư đảng ủy nhà xuất bản Đà Nẵng. Tập thơ ra đời, hình như bằng nguồn tài chính của Công ty văn hóa Nhã Nam thông qua phương thức liên kết xuất bản, đã có mặt trên các quầy sách, nhưng đưa đến Văn Miếu để giới thiệu trong ngày thơ Việt Nam thì bị ách lại ngay đêm trước bởi một cú điện thoại. Rồi là một đoàn thanh tra liên ngành ( tại sao phải liên ngành, chắc có cả A25 tham gia ?) đến Công ty Nhã Nam để tịch thu 19 cuốn sách tồn kho và phạt 15 triệu đồng vì tội "vi phạm qui trình xuất bản". Muốn biết đầu đuôi sự thể cái gọi là "vi phạm qui trình xuất bản"  ra sao, xin đọc đoạn tường thuật sau đây trên trang 9 báo Tiền Phong ra ngày chủ nhật 9.03.2008 :
 
Ngày 10.8.2007, ông Nguyễn Đức Hùng (tức nhà văn Đà Linh) – phó giám đốc kiêm tổng biên tập NXB Đà Nẵng ký quyết định xuất bản "Trần Dần – Thơ", kèm theo một hợp đồng kinh tế với đối tác là Cty Nhã Nam (Hà Nội). Hợp đồng nêu rõ: Nhã Nam chỉ được triển khai in ấn sau khi bản thảo đã thẩm định xong và sau khi nhận được bản thảo chính thức từ phía NXB có đóng dấu giáp lai vào từng trang… Việc thẩm định bản thảo bắt đầu từ văn bản thẩm định ngày 25.7.2007, do nhà văn Đà Linh – thường trực chi hội Nhà văn VN tại Đà Nẵng, kiêm chủ tịch hội đồng nghệ thuật Hội nhà văn TP Đà Nẵng thực hiện.Sau đó là các thẩm định bằng văn bản của nhà thơ Bằng Việt – chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội, nguyên chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn VN (2 khóa); và giáo sư Hoàng Ngọc Hiến. Các ý kiến thẩm định đều khẳng định giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của thơ Trần Dần được nhìn nhận dưới ánh sáng của Đổi Mới, và tuyển tập là một chân dung khá đầy đủ mà lâu nay vẫn còn ẩn kín của thi tài độc đáo bậc nhất Việt Nam này. GS Hoàng Ngọc Hiến khẳng định:"Trần Dần đã được truy tặng Giải thưởng nhà nước. Trần Dần đã được chiêu tuyết. Tuy nhiên chiêu tuyết bằng sự truy tặng giải thưởng vẫn là một sự chiêu tuyết bằng biện pháp hành chính (tôi vẫn nhìn nhận cách chiêu tuyết này là hết sức cần thiết). Nhà văn trước hết phải được chiêu tuyết bằng tác phẩm. Tôi xem việc xuất bản tập "Trần Dần – Thơ" mới thực sự là chiêu tuyết cho Trần Dần, là sự bổ sung cơ bản cho sự chiêu tuyết bằng truy tặng giải thưởng…". Tính pháp lý cao nhất cho việc xuất bản cuốn sách, theo ông Hùng, đó là bản thảo này đã được đưa vào kế hoạch, đăng ký đề tài xuất bản từ năm 2006, đã được chủ quản là UBND TP Đà Nẵng thông qua, sau đó được Cục Xuất bản chấp nhận bằng văn bản số 816-2006/CXB/05/79/DaN ngày 2/11/2006. Do không chuẩn bị kịp, sang năm 2007, bản thảo này được đăng ký lại, UBND TP Đà Nẵng một lần nữa thông qua, sau đó lại được Cục xuất bản chuẩn y theo kế hoạch xuất bản hàng năm bằng văn bản số 279-2007/CXB/33-27/DaN ngày 17/4/2007. Đáng ngạc nhiên, ngay sau khi ông Nguyễn Đức Hùng ký quyết định xuất bản, thì ngày 11/8/2007, giám đốc NXB Đà Nẵng - ông Nguyễn Hữu Chiến (mới về NXB được 10 ngày) lại ký quyết định khác thu hồi quyết định cho xuất bản trước đó 1 ngày, mà như ông Hùng khẳng định, bản thân ông cũng như các bên liên quan cũng không hề được trao đổi, và cũng không hề nhận được quyết định mới này.! "Suốt 23 năm qua – ông Hùng nói – tại NXB Đà Nẵng tôi đã từng ký xuất bản hàng trăm cuốn sách nhưng chưa khi nào xảy ra sự việc như thế này… Là phó giám đốc trực -tổng biên tập kiêm bí thư đảng ủy, từ trước tới nay giữa các đời giám đốc và tôi cùng chịu trách nhiệm như nhau trong mọi quyết định của NXB, điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của luật xuất bản…". Một điều nữa, dù quyết định ngưng việc  xuất bản "Trần Dần – Thơ"do ông Nguyễn Hữu Chiến ký từ ngày11/8/2007, nhưng mãi đến 25/2/2008, tức là hơn 6 tháng sau, Cục Xuất bản mới nhận được (?), trong khi việc in ấn, nộp lưu chiểu đã tiến hành đầy đủ theo luật định, và sách chính thức phát hành sau khi nộp lưu chiểu 15 ngày.
                 (Trích tường thuật của Trần Tuấn-Dương Thị-Trần Thanh)
 
Rất hoan nghênh ba nhà báo nêu trên và BBT báo Tiền Phong đã kịp thời cung cấp cho bạn đọc những thông tin cụ thể về vụ việc đầy những thao tác lắt léo (mà cũng khá vụng về) của một thế lực chống đổi mới; không kiếm được cớ gì ở nội dung tác phẩm thì cố dùng cái vỏ "vi phạm qui trình xuất bản" để quyết tiếp tục đẩy Trần Dần vào bóng tối.
 
Nhưng hành vi của họ không che nổi cặp mắt tinh tường con tim nhạy cảm của các văn nghệ sĩ trí thức tha thiết với đổi mới, quyết tâm chiến đấu cho đổi mới. Ngày 1.3.2008, bảy anh chị em gồm giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà thơ dịch giả Dương Tường, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên phó chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà thơ nhà báo Nguyễn Thị Giáng Vân, nhà văn dịch giả Châu Diên (Phạm Toàn), dịch giả và nhà nghiên cứu văn học Cao Việt Dũng đã dũng cảm và tháo vát cùng nhau viết và ký chung một bức thư ngỏ lên tiếng bảo vệ Trần Dần đồng thời thông tin rộng rãi đến các đồng nghiệp xa gần. Lập tức chỉ trong vài ngày đã có 134 văn nghệ sĩ trí thức cùng tham gia ký tên, bảy ngày sau thì số người đã lên tới 218 và chỉ tạm dừng khi có thông báo của nhóm bảy người khởi xướng.
 
Mừng quá. Vui quá. Lâu lắm mới lại có một cuộc như thế này. Như có một luồng gió lành dậy lên xua bớt cái không khí xìu xìu ển ển đùng đục lởn vởn những giọng triết lý yềm thế ngụy biện cho một kiểu lựa chọn bạc nhược mà nhà văn Nguyễn Đình Chính, con trai nhà văn Nguyễn Đình Thi gọi là "ngậm miệng ăn tiền, quay mặt vào tường để viết tác phẩm lớn"(?)
 
Nhìn vào danh sách ký tên, thấy hiện ra một cuộc "hội nhập" rất tự nhiên và ngoạn mục. Những người Việt Nam hoạt động sáng tạo và những người quan tâm đến văn hóa văn học, từ mọi miền đất nước, từ bao chân trời góc biển trên toàn cầu, có cả các bạn người nước ngoài, rất khác nhau về nhiều mặt, với việc lên tiếng bảo vệ Trần Dần, trong chớp mắt đã cùng tập hợp trên con đường Chân Thiện Mỹ, con đường chiến đấu giành lấy một trong những quyền thiêng liêng nhất của con người: quyền được công bố công trình sáng tạo của mình.
 
Đặc biệt đáng chú ý là sự có mặt của các cây bút là đảng viên, là cán bộ đương chức.Các anh không ngại mất chức, mất việc, không ngại bị khai trừ. Trong Đảng có chỉ thị rất phi lý, trái điều lệ là cấm đảng viên ký tên tập thể, nhưng ba cụ lão thành cách mạng Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi nhiều lần ký tên tập thể vào thư từ kiến nghị gửi Trung Ương, không ai dám khai trừ các cụ, bởi các cụ nói sự thật, nói lẽ phải. Ở đây cũng vậy, tôi muốn nhắn gửi rằng: bây giờ nếu có một cán bộ Đảng nào đó định ký quyết định khai trừ các anh thì tức là họ tự khai trừ họ ra khỏi văn hóa, ra khỏi sự thật và lẽ phải.
 
Cần đặc biệt trân trọng hơn nữa là những nỗ lực thầm lặng can đảm và khôn ngoan của các đồng nghiệp đang làm việc trong ngành báo chí, xuất bản. Trong khuôn khổ chật chội bức bối của một thiết chế văn hóa phi lý quá quắt đến thế, lại đầy rẫy những tâm địa đen tối rình rập xảo quyệt, chỉ sơ hớ chút xíu là dính đòn hiểm, các anh/chị  vẫn quyết chiến đấu để làm bà đỡ cho những tác phẩm gai góc, dù biết có thể sau mỗi nỗ lực đổi mới lại bị thế lực chống đổi mới trong nội bộ giở đủ thứ nguyên tắc, quan điểm này nọ ra chơi đòn hội đồng. (Nhà văn Nguyên Ngọc, một trong những người tham gia ký tên, khi làm bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam đã từng bị như thế). Tôi đoán rằng không tránh khỏi có thể có những giờ phút giữa tình huống hiểm nghèo các anh/chị chợt thấy mệt mỏi thì lúc ấy xin các anh/chị hãy nhớ rằng đồng nghiệp và nhân dân luôn ở bên các anh/chị, mãi mãi ghi công các anh/chị và nhất định làm cho các cán bộ lãnh đạo cấp trên phải hiểu rằng chính các anh/chị  mới là những đảng viên gương mẫu thực hiện chủ trương nâng cao sức chiến đấu của Đảng, chính các anh/chị mới là những đảng viên mà nhân dân mong muốn thấy xuất hiện ngày càng nhiều trong Đảng. Không có những đảng viên quyết tâm chiến đấu cho đổi mới trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ như cố nhà văn Trần Độ trưởng ban văn hóa văn nghệ trung ương trước kia mà đa số ủy viên bộ chính trị khóa này đã nối tiêp tinh thần và ý chí của ông thì làm sao ra được quyết định trao tặng giải thưởng nhà nước cho bốn nhà văn thuộc nhóm Nhân Văn – Giai phẩm ?
 
Cách đây ít ngày, một cán bộ ngành xuất bản cho tôi biết trong hội nghị xuất bản toàn quốc mới họp, người ta đã đem đủ thứ nguyên tắc này nọ ra vặn vẹo xài xể nhà văn Đà Linh (Nguyễn Đức Hùng), ai không hiểu thực chất nội vụ mà nghe những ý kiến một chiều ấy thì thấy chỉ họ là đúng, còn Đà Linh thì sai. Tôi nghĩ, tất cả những ai đã ký tên bảo vệ Trần Dần cần tiếp tục quan tâm theo dõi tình hình để bảo vệ Đà Linh, cũng là bảo vệ một chủ trương đúng đắn của Bộ chính trị. Đà Linh đã có công với văn học Việt Nam hiện đại khi thực hiện việc xuất bản "Trần Dần – Thơ", cũng như cách đây không lâu anh đã vượt mọi trở lực để cho ra đời tiểu thuyết "Ba người khác" của nhà văn Tô Hoài bị cất ngăn kéo hàng chục năm chỉ vì viết về cải cách ruộng đất. Và chúng ta nên/cần góp ý kiến với thành ủy Đà Nẵng về công tác cán bộ ở NXB Đà Nẵng. Riêng tôi,  với những hiểu biết về người và việc trong những năm công tác ở Đà Nẵng từ khi NXB Đà Nẵng mới thành lập, tôi thấy thành ủy phải bố trí nhà văn Đà Linh, đảng viên bí thư đảng ủy Nguyễn Đức Hùng làm giám đốc thì mới là chọn đúng người đặt đúng chỗ. Anh có đầy đủ cả phẩm chất chính trị (mà cốt lõi của phẩm chất này là chính trị vì dân vì nước vì tự do, là Tổ Quốc trên hết, quyền dân trên hết) lẫn năng lực chuyên môn. Trong mấy cán bộ chủ chốt của NXB, anh là người duy nhất tốt nghiệp khoa xuất bản của trường tuyên giáo trung ương, đã có 23 năm kinh nghiệm trong ngành, đã thiết lập được mối quan hệ làm việc rất hiệu quả với nhiều bậc trí tuệ hàng đầu trong nước và ngoài nước để có được những bản thảo giá trị. Tôi rất ngạc nhiên khi anh Võ Văn Đáng giám đốc (xuất thân là một y sĩ từ chiến khu về ) nghỉ hưu thì người được chọn thay thế không phải là anh Nguyễn Đức Hùng mà lại là người từ một cơ quan khác chuyển đến.  Tôi hy vọng anh Nguyên Ngọc, người biết kỹ về người và việc ở đó hơn cả tôi, cũng sẽ có ý kiến với thành ủy Đà Nẵng về vấn đề này. Trong tình trạng thiết chế văn hóa ở đất nước ta còn đầy tính trói buộc phi lý như hiện nay, thì nhân sự chủ chốt ở các cơ quan báo chí xuất bản tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng rất ghê tới từng người cầm bút, tới toàn bộ sự phát triển của văn hóa nước nhà, nên chúng ta không thể thờ ơ coi đây là việc riêng của các cấp ủy Đảng. Cũng như tôi rất lấy làm lạ về sự có mặt của hai nhân vật trong Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương: ông Hồng Vinh và ông Mai Quốc Liên. Tôi chưa đọc thấy ở đâu một công trình nào của ông Hồng Vinh về lý luận phê bình văn nghệ, chỉ đọc thấy trong lá thư của nhà báo Lý Tiến Dũng tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết gửi các cơ quan tối cao nêu vấn đề ông Vinh bị tố cáo đã có hành vi ngăn cản báo chí để bao che cho Lương Quốc Dũng, kẻ hiếp dâm trẻ em. Ông Mai Quốc Liên là người bị nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn và giáo sư Vũ Đức Phúc tố cáo tội đạo văn, cùng những hoạt động khuất tất của Trung tâm quốc học (thuộc Hội Nhà văn VN) do ông Liên làm giám đốc, hồ sơ tố cáo dày cộp với những bằng chứng rất cụ thể, rất chi tiết. Hình như Bộ chính trị, Ban bí thư chưa biết các vấn đề nghiêm trọng này. Cần tổ chức một hội nghị rộng rãi các văn nghệ sĩ trí thức để nghe được mọi ý kiến từ mọi phía đối với nhân sự của Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương, chứ nếu cứ kiểu này thì cái Hội đồng ấy liệu lý luận được với ai, phê bình được ai? Hay là cứ tiếp tục hoạt động theo kiểu ngồi họp kín với nhau nói cuốn này "có vấn đề", cuốn kia "có vấn đề" rồi gọi điện thoại báo động giả lên cấp trên? Trước mắt, Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương hãy tổ chức một cuộc đối thoại với giới nhà văn về 3 cuốn sách bị cấm, bị nghiền : 1/ Trần Dần – Thơ; 2/ Truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu; 3/ Chuyện kể năm 2000, tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn. Bằng  cuộc đối thoại này, giữa Hội đồng lý luận với giới nhà văn sẽ hiểu nhau hơn (hiện nay trong giới nhà văn đang lan truyền tin này: vụ "Trần Dần – Thơ" sinh chuyện là xuất phát từ Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật).
 
Chúng ta cũng cần phải có ý kiến với Quốc Hội về vấn đề A25.
 
Vâng, A25.
 
A25 là gì nhỉ ?
 
Có người bảo đấy là cơ quan Bảo vệ văn hóa, hay An ninh văn hóa gì đấy.
 
Tôi đã nhiều lần "được"/bị A25 "mời" làm việc, rất khó chịu, toàn những việc đụng vào trang viết, nghĩa là đụng vào tim mình, óc mình. Cho đến nay, chưa một sĩ quan A25 nào nói cho tôi hiểu thật rành rõ, theo luật định, thì nhiệm vụ của cơ quan này là gì, quyền hạn trách nhiệm thế nào, "mời" công dân làm việc là dựa trên điều luật nào ?
 
Khá nhiều đồng nghiệp của tôi cũng gặp hoàn cảnh tương tự và có những thắc mắc tương tự.
 
Hình như đối tượng làm nhiệm vụ của A25 chủ yếu là giới văn nghệ sĩ trí thức ? Nhiệm vụ ấy nhằm mục đích bảo vệ họ hay khống chế trói buộc họ ?
 
Mong rằng :
    
- Báo Công an Nhân dân, báo Văn Nghệ  nên có một bài giới thiệu về A 25, đồng thời đăng các phát biểu ý kiến của văn nghệ sĩ về A25.
 
- Báo Công an Nhân dân, báo Văn Nghệ nên có bài nhìn nhận lại về những tác giả, tác phẩm mà A25 được trên giao cho phải "đánh", xem rốt cuộc lại đó là đánh địch hay đánh ta, đó là bảo vệ văn hóa hay kìm hãm, phá hoại văn hóa ?
 
Bây giờ thực hiện đổi mới, những vấn đề ấy cần phải công khai ngồi lại với nhau mà thảo luận.
 
Xin nhắc lại một chủ trương có tính nền móng, tính nguyên tắc của Đảng:
 
NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT, NÓI RÕ SỰ THẬT
 
Tôi thấy hồn thơ Phùng Quán hiển thị trong chủ trương ấy.
 
Và tôi đã nói điều đó với nguyên ủy viên Bộ chính trị, nguyên chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương Nguyễn Đức Bình trong buổi ông vui lòng tiếp chuyện tôi tại nhà riêng sáng ngày 05.11.2007. Tôi cũng đã nhờ ông chuyển ý kiến tôi tới tổng bí thư Nông Đức Mạnh và các ủy viên Bộ chính trị đương nhiệm.
 
Đà Lạt 27.3.2008
BMQ
 
 


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Monday, 24 October 2011 2:01 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] nha-van-duong-thu-huong-truoc-hiem-hoa

 


http://aotrangoi.blogspot.com/p/nha-van-duong-thu-huong-truoc-hiem-hoa.html


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Monday, 24 October 2011 12:27 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] TU THIEN va NGUYEN TAC == Re: Làm thiện nguyện từ thiện tại VN

 

Làm thiện nguyện không "đúng nguyên tắc" bị chửi ngu (trong vòng thân hữu), còn có cơ hội "khôn ra", làm cho đúng nguyên tắc và an toàn, tránh ẩn ý
Chứ giải toán không xong mà bị chửi ngu thì .....
:-(

D~

(Chuyện xẩy ra tại VN chứ không phải Phi Châụ, Úc Châu hay Âu Châu, Mỹ Châu gì hết)

0o0
http://giaoduc.net.vn/Phap-luat/Hinh-su/Bat-hieu-truong-cat-co-thuoc-cap-vi-bi-chui-ngu/5693.gd

Bắt hiệu trưởng cắt cổ thuộc cấp vì bị chửi ngu

Thứ bảy 25/06/2011 23:36
Bên bàn nhậu, bị thuộc cấp mắng là "ngu" vì không giải được câu đố, hiệu trưởng Nguyễn Thanh An đã lạnh lùng xuống tay cắt cổ thuộc cấp ngay trên bàn nhậu.
 
 
Sau gần 15 giờ lẩn trốn, tờ mờ sáng 25/6, ông Nguyễn Thanh An (36 tuổi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học C Phước Long, huyện Phước Long - tỉnh Bạc Liêu) đã bị công an bắt giữ khi đang tìm đường về nhà. Bước đầu, ông An đã khai nguyên nhân xuống tay sát hại ông Trần Việt Triều (29 tuổi, cán bộ văn thư của trường).
 
Án mạng kinh hoàng
 
Chiều 24/6, người dân tại ấp Phước Thọ Hậu, xã Phước Long, huyện Phước Long bàng hoàng khi thấy ông Bùi Thanh Đẳng tay ôm cổ, máu me đầy mình, từ trong Trường Tiểu học C Phước Long chạy ra đường kêu cứu.
 
Ông Nguyễn Văn Danh, nhà đối diện trường, kể lại: "Lúc đó khoảng 15 giờ, tôi đang đứng trước nhà thì thấy thầy Đẳng mình đầy máu từ trong trường chạy ra kêu cứu. Chạy được khoảng 50 m thì thầy Đẳng hô to: "Thằng Triều bị thầy An cắt cổ chết rồi!".
 
Chỉ nói được bấy nhiêu thì thầy Đẳng té xỉu. Mọi người vội vàng đưa ông đi cấp cứu. Tôi cùng 2 người nữa chạy vào trường, đến trước cửa phòng thư viện, tôi thấy anh Triều nằm chết trên giường, máu đọng thành một vũng lớn dưới nền gạch".
 
Theo khám nghiệm tử thi của Công an tỉnh Bạc Liêu, ông Triều tử vong do đứt động mạch chủ nơi cổ. Còn ông Đẳng được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Phước Long cấp cứu và tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu.
 
Đến chiều 25/6, sức khỏe của ông Đẳng đã hồi phục. Chưa hết bàng hoàng sau khi thoát chết trong gang tấc, ông Đẳng kể lại: "Khoảng 9 giờ ngày 24-6, tôi cùng với anh Trần Việt Triều và thầy Nguyễn Thanh An tổ chức nhậu tại phòng thư viện trường.
 
 
Ông Bùi Thanh Đẳng đang điều trị thương tích tại Bệnh viện  Đa khoa tỉnh Bạc Liêu
Ông Bùi Thanh Đẳng đang điều trị thương tích
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu
 
 
Cuộc nhậu kéo dài cho đến khoảng 14 giờ, cả 3 người đều đã rất say, tôi lên võng nằm nghỉ trước. Trong lúc nhậu, giữa anh Triều và thầy An thách đố với nhau.
 
Anh Triều nói: "Làm lãnh đạo quản lý mọi mặt mà bài toán cấp 3 giải không ra". Thầy An đáp lại: "Bài toán nào?". Cứ thế giữa hai người vừa nói vừa cười nhưng bất thình lình thầy An cầm con dao đang để trên bàn nhậu đè đầu anh Triều xuống và cứa cổ.
 
Tôi bàng hoàng chưa kịp can ngăn thì bị thầy An quay sang túm đầu kề dao vào cổ tôi. Tôi chỉ kịp nói giữa tôi và thầy có xích mích gì đâu nhưng thầy An vẫn quyết cứa cổ tôi. Nhờ chống đỡ và bỏ chạy kịp thời nên tôi đã thoát chết". Theo ông Đẳng, giữa ông An và ông Triều trước đây từng có mâu thuẫn. Ông An từng cắt hợp đồng lao động đối với ông Triều nhưng sau đó ông Triều vào được biên chế và xin trở về công tác ở trường cũ.
 
Giết người vì bị chửi ngu
 
Thượng tá Mai Văn Phòng, Phó trưởng Công an huyện Phước Long, cho biết: "Ngay khi nhận được thông tin vụ án, chúng tôi đã bố trí lực lượng xuống ngay hiện trường, đồng thời cử trinh sát chốt chặn các ngã đường.
 
Vì cả 3 người đều là dân địa phương nên thông tin về những người liên quan được nhanh chóng xác định. Sau gần 15 giờ khi vụ án xảy ra, nghi can chính là hiệu trưởng Nguyễn Thanh An đã bị bắt giữ khi đang trên đường về nhà".
 
Theo lời khai ban đầu của ông An, ngày 24/6, ông cùng 2 đồng nghiệp là Trần Việt Triều và Bùi Thanh Đẳng tổ chức nhậu tại phòng thư viện của trường. Trong lúc nhậu, ông An không giải được câu đố của ông Triều nên bị ông Triều chê: "Hiệu trưởng mà ngu!".
 
Tức giận vì câu nói của thuộc cấp, sẵn con dao gần đó, ông An đã lia một đường ngay cuống họng ông Triều. Vết cắt quá sâu khiến ông Triều gục chết tại chỗ. Ông Đẳng đang nằm võng thấy vậy nhào vô ôm ông An. Trong lúc giằng co, ông Đẳng cũng bị ông An cứa một nhát dao vào cổ nên bỏ chạy ra ngoài kêu cứu.
 
Sau khi gây án, ông đã leo qua hàng rào bỏ trốn. Đến nhà ông Phạm Văn Hai, ông An hỏi mượn xe máy nhưng không có. Thấy chiếc xe đạp dựng bên đường, ông An leo lên chạy trốn. Trong gần 15 giờ bỏ trốn, ông núp trong các bụi cây sộp có tàn to, đến khuya thì lội qua các ao tôm để vào nhà một người quen cách nhà khoảng 1,5 km. Khoảng 5 giờ ngày 25/6, khi định tìm đường về nhà thì ông bị các trinh sát bắt giữ.
 
Sức khỏe hung thủ không đáp ứng được công tác điều tra
 
Khi bị bắt, trên cổ của ông An cũng có nhiều vết thương, các vết thương này được ông tự điều trị bằng cách nhai lá cây đắp lên để cầm máu.
 
Thượng tá Mai Văn Phòng cho biết: "Xét thấy sức khỏe của ông An không đáp ứng được công tác điều tra nên chúng tôi đã đưa ông vào Bệnh viện Đa khoa huyện Phước Long để điều trị".
 
Bác sĩ Trần Văn Sửa, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Phước Long, cho biết: "Khi được đưa vào bệnh viện điều trị, trên cổ của ông An có 4 vết cắt nhưng không sâu, không ảnh hưởng đến tính mạng".
 
 
Theo Duy Nhân/NLĐ


From: 

Hi anh Ruẫn:

Đọc chuye6n anh viết, thấy việc anh tự động vào bệnh viện Ung Bướu để làm từ thiện như thế là không nên, đáng lý là khi đến cổng bệnh viện phải ghé phòng bảo vệ trước, báo tin cho họ để họ biết anh muốn làm gì, để họ sẽ điện thoại liên lạc lên phòng bác sỹ Khoa Nhi chẳng hạn ( nơi anh muốn đến làm tư thiện) để Phòng nầy cho người xuống tiếp anh và hướng dẫn anh đi thăm các phòng . Lúc đó anh có thể tặng tiền cho các em ( hay cha mẹ cả các em nếu đang có mặt tại bệnh viện),  còn người hướng dần thì sẽ dẫn anh đến từng giường bệnh, rồi từ phòng nầy sang phòng khác, nếu anh muốn . Cũng nên tặng vài hộp bánh kẹo, trái cây gì đó cho phòng bác sỹ và y tá Khoa Nhi đó ( đừng cho Phong Bì ) ! 

Tình trạng hiện nay ở biệnh viện Ung Bướu ở Sa`igo`n cũng không thay đổi gì đâu, có lẽ còn tệ hơn vì số bệnh nhân rất đông, khả năng tiếp nhận của bệnh viện nầy đã quá tãi. Số người bị Ung thư hiện nay từ các địa phương về nhiều. Các thủ tục như đăng ký, rồi khám bệnh, rồi xạ trị hay hóa trị, v.v.. đều cần phải lấy hẹn, rồi chờ đợi để được khám, sau đó là các thủ tục để nhận lãnh thuốc, chi trả các phí khám, trị liệu và thuốc men, v.v.. đều phải ngồi chờ ở các phòng liên quan . Số bệnh nhân và thân nhân đi theo từ các địa phương xa về cũng rất đông, và phải  tìm nhà trọ để ở tạm đâu đó gần bệnh viện qua đêm, rồi thì vấn đề ăn uống mỗi ngày, v.v.. là điều hầu như ai cũng than phiền, vì vấn đề an ninh ở ngay bệnh việnn và ở vùng xung quanh bệnh viên. Chủ nhà trọ và các quán ăn cũng thường có dịp chém đẹp,  người ở địa phương xa về thì há hốc mồm vì một phần vật giá Saigo`n đã cao hơn, lại bị chém. Chưa kể môi trường phòng trọ và vùng xung quanh thường là t.p nhạp bất an . Người nghèo từ địa phương xa về thì đâu có nhiều tiền để vào ở các khác sạn ! Các nhà trọ thì thường lại dơ bẫn, 1 phòng cho thuê có khi chưá 5, 7 người. Tình trạng móc túi trộm cắp ở các bệnh viện cũng thường xuyên xẫy ra, lý do là vì kho' phân biệt biết ai là  bệnh nhân đến khám, ai là người nhà đi theo, ai là người xấu ở ngoài len lõi theo vào để trộm cắp móc túi, v.v... Đây cũng là vấn đề quản lý chung của các bệnh viện, thường cũng yếu kém theo khi mà số bệnh nhân quá đông, hoàn cảnh an ninh khó kiễm soát, thủ tục cũng nhiêu khê,  bệnh viện công thì lại quá tải ! Các bệnh viện loại chuyên khoa, đặc trị như BV Ung Bướu thì lại càng khổ hơn, vì các địa phương thường không có các bệnh viện loại nầy !

Đúng ra làm từ thiện ở VN, nói chung đi đến đâu cũng nên liên hệ với các cơ quan ở ngay nơi mình muốn đến thăm viếng . Không hẳn là phải liên hệ với chính quyền ở đó làm gì cả ! Thí dụ như chuyện đến BV Ung Bướu anh đã đến đã trãi nghiệm, thì đáng lý trước tiền khi vào cổng phải nên liên hệ phòng security sát ngay cổng vào, chứ không cần phải liên hệ với công an Phường đó làm gì cả. Đi làm từ thiện ở các trường ở các địa phương cũng thế, liên hệ với Hiệu trưởng hay phòng Hành Chính cuả trường đó trước . Đi thăm  và tư thiện với các viện dưỡng lão, trẻ mồ côi ở các chùa, trẻ khuyết tật ở các dòng tu các soeurs, v.v.. cũng như thế để họ chuẫn bị.

Thình thoãng lâu lâu có dịp rãnh cuối tuần nào đó, tôi cũng dẫn theo thằng Cu ở nhà đi thăm các trẻ mồ côi ớ các chùa, hay trẻ khuyết tật của các bà soeurs ở Bà Rịa . Mục đích là cho thằng Cu nó thấy là nó còn cha còn me là nó sung sướng, để mà ở nhà đừng có mà quậy phá tưng bừng !. Thường như thế thì bắt nó ngày trước lo chuẫn bị áo quần, sách học, cartoon củ, v.v..  và ra siêu thị mua sắm trước bánh mức kẹo gi đó, để cho nó có dịp chính tay nó trao tặng cho các em mồ côi, khuyết tật. Bù lại thì buổi trưa hai cha con được ... ăn chay "chùa" ở các chùa, ăn no nê xong rồi ra về, thoải mái !       

 ĐucVT


From: Kamikawaji Luan < >
To: "exryu-ww@yahoogroups.com" <exryu-ww@yahoogroups.com>; EXRYU VIETNAM <ExryuVietnam@yahoogroups.com>
Cc:  
Sent: Sunday, October 23, 2011 11:56 PM
Subject: Re: [exryu-ww] TU THIEN va NGUYEN TAC == Re: Làm thiện nguyện từ thiện tại VN



Chi Qui than men,
 
Vua đoc xong Eamil cua chi gui den lien quan den vă'n đề Làm Từ thiện ở VN , toi hoàn toàn đồng y' vơi vâ'n đề chị nêu lên trong Email, đạc biệt về vâ'n đề làm từ thiện ở Phi Chau, nơi toi đã nhiều lần công ta'c và biê't kha' nhiều.
 
Riêng về vâ'n đề ở VN , tôi xin kể ra một kinh nghiệm nhơ' đời của tôi để ca'c bạn , ai muô'n làm từ thiện ở VN nên chu' y' và thận trọng :
 
Khỏang 5 năm về trươ'c nhờ vụ xuat bản và ba'n sa'ch ở VN tôi co' một sô' tiền ( khoảng 6 trieu DVN thoi bay giờ ) vơ'i y' định dành cho từ thiện.  Toi nghĩ mo'n tiền cũng chẳng đa'ng bao nhiêu, lai muô'n trực tiê'p đưa đê'n tay người cùng khổ no' thực tê' và trọn vẹn hơn.Tôi và cô bạn đã đê'0n ngan hàng đổi tâ't cả thành tờ giâ'y 50'000DVN ( hinh nhu khoang 4 USD thoi đo' ?) . Vơi xâ'p tiền đo' chu'ng toi chở nhau bằng chiê'c HONDA đên bênh viện UNG BƯ'U ở Gia Định, SG .Nơi mà tôi đã vài lần chư'ng kiê'n những khổ đau đê'n mư'c kinh hoàng của bệnh nhân nghèo. Nhâ't là khu vực trẻ em !
Chu'ng toi giử xe rồi im lặng, ki'n đa'o lên khu vực đo ( hình như ở lầu 2, hay 3 của căn nhà BV kha' lơ'n ) , chu'ng tôi ki'n đao đi vòng một vòng xem rat kỹ nhưng giường bệnh nào co' những đư'a be' khô'n khổ và nghèo nhât ! sau đo' chu'ng tôi mơ'i đê'n tận giường trao tận tay đư'a be' hay cha me của đư'a be' bâ't hạnh .
 
Cac ban hay tưởng tượng ra sự viec xẩy ra như sau , chu'ng toi chỉ mơ'i đi được 1 phòng ( khoang 5, 6 đua' be' mà thôi ), chưa kip bươ'c sang phòng kê' tiê^p thì một đa'm đông khoang 6, 7 người nhẩy đê'n xin sỏ, than van ... và càng lu'c càng nhiều ! Co' vài người đã nhẩy lại ti'nh cươ'p tiền trên tay toi! Tôi đẩy họ ra, câ't tiền vào tu'i, đồng thời no'i vơi họ cư' về chỗ đi chu'ng tôi sẽ đê'n và giu'p đỡ ! Nhưng tuyệt vọng vì họ càng lu'c cành mạnh động .Tôi và cô bạn sợ qu'a chạy vào phòng hành cha'nh của phan khoa , vài người cũng chay vào ... Tôi và cô bạn phải cầu cư'u nhân viên BV bảo vệ ! và đuổi họ ra ngoài .
 
Sau đo' Bà trưởng phòng đã tra'ch chu'ng tôi làm mâ't trật tự, và còn gây ra nguy hiểm cho chi'nh chu'ng toi nữa . Bà ta no'i chu'ng toi làm thê' là sai lầm ! Muô'n lam từ thiện thì đên văn phòng cho biê^t sô' tiền, cho ai và van phòng sẽ chỉ dẫn và cho danh sa'ch đàng hoàng ! ... ( Ba ta cho biet viec VK den day giup do ke cung kho rat thuong co nhung phai qua van phong de ro rang, dung doi tuong va an ninh ....) Chung toi biê't lỗi và ca'm ơn bà ta ra về !
 
cac bạn hay tưởng tựơng khi chu'ng toi ra về vẫn còn một sô' người nữa họ chờ đợi và gần như muô'n ăn cươp' , rât hung hãn, ho chờ chung toi ơ ađu cầu thang . Tôi và cô bạn chay xuong phia dươi họ vẫn theo và họ làm chu'ng toi that sự sỡ hãi . Đê'n luc chung toi chạy sang bên kia đuờng vào chỗ gửi xe , họ cũng chạy theo ... cuôi cùng phải nhờ người giữ xe làm dữ, chu'ng tôi mơ'i chay xe ra khỏi khu vưc an toàn !
 
Chi Qui va cac ban than men, Đay la chuyên rat that ma chinh toi da CHU? QUAN vi nghi minh la dan VN va SG , Gia Định la NOI MINH BIET RAT NHIEU ma lo la chuyen NGUYEN TAC ! Hu hon !
 
Than men
Lu-An
 
 
 
 

From: qui nguyen <quinguyen_vic@yahoo.com.au>
To: EXRYU -WW <exryu-ww@yahoogroups.com>; EXRYU VIETNAM <ExryuVietnam@yahoogroups.com>
Cc: Henry Doe <tokyochiba51@yahoo.com>; CUONG QUOC TRAN <cqtr2005@yahoo.com>; Quoc-Dung Ton-That <dtonthat@rocketmail.com>; Dzung The Dinh <dzungthedinh@yahoo.com>
Sent: Sunday, October 23, 2011 4:59 PM
Subject: [exryu-ww] TU THIEN va NGUYEN TAC == Re: Làm thiện nguyện từ thiện tại VN
Quy anh chi than men,
Muốn làm từ thiện ở VN cần phải xin phép chính quyền tại địa phương.
Nhất là tại các vùng xâu, vùng xa vùng núi …nhạy cảm với an ninh của quốc gia.
Khi một số exryu & thân hữu  đến thăm & tặng quà ở các trường, chúng tôi đều phải xin phép chính quyền ở địa phương .
Cám ơn 1 sempai đã cho y kiến. Việc buôn bán trẻ con , quấy rối an ninh trật tự  ( nếu có dính líu đến các tổ chức chống đối chính quyền) , buôn lậu heroin , tặng phẩm có hại cho dân chúng v…v… đều là những sự việc có thể xảy ra.
Vật chất chỉ tạm thời giúp cho người dân, nhưng an ninh  của người dân, của cả vùng , cả nước thiển nghĩ quan trọng  hơn.
Chúc quy anh chị sức khỏe & bình an.
Thân mến
Quí Nguyễn

From: Subject: viec TU THIEN va NGUYEN TAC
Received: Sunday, 23 October, 2011, 8:36 PM

 
Cac anh chi than men,
 
Toi hy vong cac anh chi chi co' theo do~i mo^.t ba` VN tu Norway ve VN la`m tu thien bi ngan can!
Toi viet voi vang van de nay de mong cac anh chi hieu nhe' :
 
1.- Toi khong biet ba` VN va ngay ca ong Dan bieu Norway na`y ho. NGU hay ho. cô'  ti`nh khong biet chu NGUYE^N TAC va AN TOA`N deu phai tuan thu tuyet doi trong moi cong viec, ke ca cong viec TU THIEN nua !
 
2.- Nguoi ta khong the lam cai' tro` VO LUAT LE , VO NGUYEN TAC bang ca'ch chuyen cho ha`ng nga`n tâ'n quan a'o, thuc pham, thuoc men hay bat cu mo'n ha`ng gi` TRUC TIEP den no*i THIEN TAI, TAI NAN va pha^n pha't kho^ng ca^`n THONG BAO cho co quan chinh quyen hay cho mot cơ quan na`o ddo' dieu hanh cong viec GIUP DO NAN NHAN o ddo' biet truoc !
 
3.- Theo nguyen tac va phai theo nguyen tac, khong theo thi` loa.n va nguy hiem, ddo' la` phai ba'o tin cho co quan hữu tra'ch ( chinh quyen trung uong, dia phuong, co quan điều hành dich vu GIUP DO NAN NHAN ... ) de ho se săp xe^'p va cho mi`nh biet se den noi na`o,va ca van de CHO CA'I GI` ! ..v..v.. sau do cac co quan hữu tra'ch ddo' se xep dat de cho mi`nh dde^'n ddo', to chuc cho nạn nhan dde^'n nha^.n ha`ng, bao ve an ninh cho NGUOI CHO va NGUOI NHA^.N !
 
 Doi hoi nguoi la`m t ừ thiện trach nhiem mo'n ha`ng cho , Thi dụ neu cho THUOC MEN  phai là thuô'c gì, không phải là thuo^'c gi?a,  thuoc DdO^.C hay THUOC HET HAN hay THUOC THU GOM TAP CHUNG o ngoai quoc cho nguoi dan ho lam sao biet xu dung va nguy hiem !
Nghia la phai co Y' BAC SI, CO QUAN kiem dinh biet ro rang mo*'i pha^n pha't duoc !!!
 
4.- An ninh : neu nguoi dem den cho ma khong co co quan chinh quyen bao ve thi neu xay ra AN CUOP , GIET NGUOI CHO ha`ng thi sao ???
`
5.- NO*I TO CHUC , nguoi cho ha`ng cƯU TRO phai nho cơ quan chinh quyen cho biet danh sach dang hoang chu ca'i kieu ca^`m ddo^` va^.t tha^?y ra dau co duoc !!! se la ca'i chợ cươ'p giật ngay !!!
 
To'm lai phai co' NGUYEN TAC va PHAI CO TO CHUC VA THONG BAO CHO CHINH QUYEN BIET DANG HOANG DE KHONG GAY RA XA'O TRON VA NGUY HIEM HAY MA^'T AN NINH .....
 
Toi viet rat so* sa`i nhung dieu tren de cac anh chi na('m ba('t van dde^` va hieu ro y' cua toi va ca'c anh chi doc va nghe phong van cai ba` NORWAY goc Viet nay , ba` ta chang biet gi ca , no'i ba^.y, la`m ba^.y ma khong biet !
 
Sau day toi viet ve MOT TRONG NHIEU KINH NGHIEM cua toi cho cac anh chi hieu :
 
Khoang nam 1985 toi va 2 nguoi ba.n ngoa.i quo^'c  kha'c la`m truong nho'm GIUP DO PHAM VAT cua chinh phu no*i to^i o*?  cho Ethoipia vi` no*i do dang bi chet doi . Truoc khi di cong tac chung toi duoc huan luyen va da(.n ba?o rat ky luong de lien he voi Chinh quyen dia phuong va trung uong , sap xep ngay gio, loai pham vat cho tang va dia phuong lo xep dat danh sach cac na.n nhan .v..v.. Ngoai ra co quan dia phuong phai ca^'p cho chung toi su AN TOAN: nha cua, do an, nguoi gac va bao ve , nha kho , phuong tien di chuyen ..v..v... nghia la chung toi va nhan vien ( khoang 5, 6 nguoi cap duoi nua ) phai an toan tuyet doi luc lam viec cung nhu luc cu tru va luc tu do ...
 
La^`n ddo' co' mot va`i nho'm TU NHAN , co long tot tu ANH QUOC ho chuyen cho*?  thuoc men, pham vat sang Ethiopia nhung hoan toan co' ti'nh ca'ch ca' nha^n. Ho Muon tham gia voi nhom chung toi va ho cung muon nho*` nha` kho cua chung toi de gui do vat cưu tro cua ho va ho cung muon du*.a va`o PHUONG TIEN cua chung toi ( xe , nha phan phat, danh sach nan nhan ..v..v.. ) de ho. pha^n pha't ha`ng cưu tro !
 
Chung toi ban dau rat mung vi thay do la hanh dong rat DAO DUC ! Nhung khi chung toi ba`n lua^.n va neu van de voi TRUNG UONG ( gom cac phai doan khac ) ho khuyen chung toi tu choi cong tac vi :
 
-Khong co' va(n ba?n Ha`nh cha'nh dang hoang vi vay neu xay ra viec khong hay thi rat phuc tap !nhieu khi bi lon xon voi to^.i pha.m !!!
-Ai da'm bao dam la DO CHI LA MOT DA.NG THU*'C DEP đê che dau BE NGOAI, NHUNG DANG SAU LA BUON BAN TRE CON , BUON BAN THUOC LAU, HEROIN, CHINH TRI ..V..V..
-ROI NHA KHO VA PHUONG TIEN CHUYEN CHO : cac ong co chă'c  chan do la pham vat dung nghia hay BOM MI`N, hay Heroin hay la.i che mat chinh quyen de chuyen cho khi gioi, Uran, heroin..v..v..
 
Tom lai hay nhat la` phai co' mot co quan co' tham quyen na`o do KIEM XE'T, CO' TO CHUC DANG HOANG de tranh lon xon va doi khi rat rat nguy hiem !
 
 Cac anh chi men , toi da gap vai ong SU ong CHA va nhung nguoi LAM THIEN NGUYEN o Hai ngoai hay quoc noi muo^'n la`m viec THIEN NGUYEN , khong biet ho qua' NGU hay mang nhieu AN Y , MUC DICH khac, ho CU TUONG CHI CAN TRAI TIM TOT, TAM LONG TOT LA`M DUOC VIEC THIEN NGUYEN MA THOI ! kHI CHINH QUYEN NGAN CAN HAY KHONG DONG Y THI ho Hung hang dung len chui boi !!!
 
Sai lam qua !!! viet den cac anh chi de hy vong mo.i nguoi hieu van de.
Than men
 
 

--- On Sun, 23/10/11, Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com> wrote:

Đâu khác ông Gaddafi đâu, giải thích thế nào cũng phải nghe thôi, luật bên bển mà

Đảng và nhà nước đều tự cho họ làm việc đúng
Những người bênh vực họ thì cãi cầy, cãi cối, vu oan, giá họa cho những ai nói khác

0o0

Tình trạng kéo dài, bất công kéo dài
Đau khổ kéo dài

Cho đến một ngày ....

D~


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/norway-concerns-over-banning-to-vn-ttruc-10222011134724.html

Dân biểu Na Uy bất bình trước việc Việt kiều bị cấm vào VN

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2011-10-22
Dân biểu Na Uy, ông Peter Gitmark, thành viên Ủy Ban Quan Hệ Đối Ngoại trong quốc hội Na Uy, từng bị theo dõi và tống xuất khỏi Việt Nam năm 2009 sau khi tìm cách gặp nhà văn đối kháng Trần Khải Thanh Thủy, hôm nay lên tiếng bày tỏ quan điểm về sự kiện Việt Nam cấm công dân Na Uy gốc Việt Mivan Lovstrom được vào trong nước để làm công việc từ thiện.

Độc tài đa nghi

Về lý do vì sao ông phải lên tiếng, từ thủ đô Oslo của Na Uy, dân biểu Peter Gitmark trình bày với Thanh Trúc trong cuộc trao đổi như sau:
mi-van-200.jpg
Cô Mi Vân. Photo courtesy of Mivan's facebook.
DB Peter Gitmark: Việt Nam là một trong những quốc gia mà chúng tôi thường theo dõi rất sát, mục đích của tôi lần này giản dị là bảy tỏ sự bất bình trước sự cấm đoán ngăn cản của chính phủ Việt Nam không cho công dân Na Uy Mivan Lovstrom được nhập nội, trong lúc thực tế người này chỉ muốn về để giúp đỡ những người dân nghèo mà cô biết. Sự kiện Mivan Lovstrom bị buộc rời khỏi Việt Nam ngay khi vừa về tới phi cảng Tân Sơn Nhất càng khiến tôi tin rằng quan điểm của riêng tôi đối với nhà cầm quyền Việt Nam là đúng.
Thanh Trúc: Thưa ông dân biểu Peter Gitmark, ông hiểu như thế nào về con người và việc làm của cô Mivan Lovstrom đối với những người ở Việt Nam mà cô nói là cô muốn giúp đỡ?
DB Peter Gitmark: Là một phụ nữ trẻ và can đảm, việc làm của Mivan Lovstrom chỉ là giúp đỡ người nghèo ở trong nước. Bằng cách từ chối không cho nhập nội, buộc Mivan Lovstrom quay trở lại Thái Lan, chính phủ Việt Nam cũng đã khước từ cơ hội của cả trăm người xứng đáng được nhận lãnh một chiếc xe lăn mà cô mang về cho họ.
Với tôi, hành động của nhà cầm quyền Việt Nam phản ảnh cái thành kiến đa nghi hẹp hòi của một thể chế độc tài, không cần quan tâm đến phúc lợi của người dân.
Thanh Trúc: Phản ứng của ông liên quan đến trường hợp Mivan Lovstrom phải chăng phát xuất từ kinh nghiệm riêng khi ông đi Việt Nam năm 2009, tìm mọi cách gặp nhà văn đối kháng Trần Khải Thanh Thủy ở Hà Nội?
DB Peter Gitmark: Bấy giờ đối với chúng tôi nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là một trong những tiếng nói biểu tượng cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Chính vì thế số phận của cây viết đối kháng này và sự an nguy của gia đình bà ấy là điều chúng tôi thực sự muốn biết. Tôi đến Việt Nam để thể hiện sự ủng hộ của mình đối với nhà văn này lúc đó, đồng thời muốn cho thế giới biết hoàn cảnh của một người bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị ngược đãi như thế nào.
Với tôi, hành động của nhà cầm quyền Việt Nam phản ảnh cái thành kiến đa nghi hẹp hòi của một thể chế độc tài, không cần quan tâm đến phúc lợi của người dân.
DB Peter Gitmark
Tôi còn nhớ khi tôi và người thông dịch đến gặp bà Trần Khải Thanh Thủy thì chúng tôi đã bị nhận diện bởi những người công an đang canh gác nhà bà ta lớp trong lớp ngoài. Khi chúng tôi trở lại khách sạn thì đã thấy các nhân viên an ninh mặc thường phục đứng trước cửa phòng, họ gác ở đấy suốt đêm và sáng sớm hôm sau thì áp tải tôi ra phi trường và buộc tôi phải rời Việt Nam ngay lập tức.
Thanh Trúc: Trở lại câu chuyện cô Mivan Lovstrom , bị cấm không cho vào Việt Nam hôm 17 vừa qua, là thành viên Ủy Ban Quan Hệ Đối Ngoại của quốc hội Na Uy, ông có ý định sẽ làm gì trong những ngày tới?
DB Peter Gitmark: Sắp tới nếu gặp đại sứ Việt Nam tại Oslo, tôi sẽ trực tiếp hỏi là ông ta nghĩ sao về hành động của chính phủ Việt Nam đối với một công dân Na Uy gốc Việt, đúng ra với một người về nước chỉ để làm việc từ thiện như  Mivan Lovstrom. Tôi sẽ hỏi thẳng ông đại sứ rằng ông nghĩ chính phủ nước ông làm vậy có đúng không, tại sao Việt Nam luôn đố kỵ với những người thích làm việc tốt cũng như ôm nặng thành kiến với những người thích làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Thanh Trúc: Thưa dân biểu Peter Gitmark, ông có mong muốn trở qua Việt Nam lần nữa hay không?
peter-gitmark-200.jpg
Dân biểu Peter Gitmark. RFA phtoto.
DB Peter Gitmark: Có chứ, trong cuộc gặp gỡ với một phái đoàn cấp cao từ Hà Nội sang thăm quốc hội Na Uy, tôi đã nêu vấn đề với các vị ấy về chuyện tôi sách nhiễu và bị tống xuất khỏi Việt Nam năm 2009. Họ trả lời tôi họ lấy làm tiếc và mong rằng lần tới khi đến thăm Việt Nam tôi sẽ được vào và sẽ vui vẻ thoải mái hơn. Tôi đã vin vào câu trả lời đó để lưu ý các đồng viện của tôi rằng đại diện Việt Nam hứa với tôi như vậy, rằng tôi sẽ đi thăm Việt Nam trở lại trong một ngày gần đây thôi.
Thanh Trúc: Lúc mở đầu câu chuyện hôm nay ông có lưu ý rằng vụ việc Mivan Lovstrom, đến Việt Nam hôm 17 nhưng bị đuổi ra khỏi nước cùng ngày, trùng hợp với thời điểm Việt Nam và Na Uy đang có vòng đối thoại nhân quyền ở Oslo trong ngày 17 và kết thúc ngày 19 vừa qua. Từng nhiều lần tham dự những vòng đối thoại nhân quyền thường niên giữa Na Uy và Việt Nam khởi sự từ 2003, và dù năm nay không họp nhưng ông có muốn bày tỏ quan điểm gì về nhân quyền ở Việt Nam không?
DB Peter Gitmark: Cơ bản đối thoại nhân quyền Việt Nam Na Uy diễn ra hàng năm với mục đích khuyến khích Việt Nam cải thiện quyền con người cho dân của họ. Theo nhận định và theo sự hiểu biết của tôi, những cuộc nói chuyện như thế xảy ra đã nhiều lần rồi mà chẳng có gì gọi là kết quả cụ thể.
Tôi nghĩ chính phủ Na Uy nên nghiêm túc xét lại để xem có nên tiếp tục không bởi những cuộc họp như thế vừa tốn kém về tài chánh cũng như về nhân sự trong lúc phía Việt Nam không chứng tỏ và rõ ràng không thực sự muốn tôn trọng những quyền căn bản của người dân trong đất nước của họ.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn dân biểu Peter Gitmark.

0o0

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/avn-norvg-ban-fr-enter-vn-10182011141617.html

Việt kiều Na Uy về nước bị chận tại Tân Sơn Nhất

Gia Minh, biên tập viên
2011-10-18
Một Việt kiều Na uy về nước vừa bị an ninh cửa khẩu Sân Bay Tân Sơn Nhất không cho nhập cảnh.
RFA file
Máy bay của Hãng Hàng Không Việt Nam. Ảnh minh họa

Gia Minh hỏi chuyện người trong cuộc là cô Mi Vân. Sau khi kể lại việc bị từ chối không cho nhập cảnh mà không nêu rõ lý do, cô Mi Vân cho biết mục đích chuyến đi và tình trạng hiện nay của cô như sau:

Về VN làm việc từ thiện

Cô Mi Vân: Cũng như năm trước, tôi có đặt 100 chiếc xe lăn để tặng cho những người già yếu và những người khuyết tật. Năm trước, tôi cũng về với 100 chiếc xe lăn và sau đó thấy có những người nghèo và những trẻ em mồ côi, khuyết tật, tôi cảm thấy muốn làm thêm gì nữa.
Tôi về nói chuyện với những người bên Na Uy, với bạn bè và định hằng năm sẽ giúp xe lăn và làm giếng nước sạch để giúp cho người dân ở những vùng sâu, vùng xa.
Năm trước, tôi cũng về với 100 chiếc xe lăn và sau đó thấy có những người nghèo và những trẻ em mồ côi, khuyết tật, tôi cảm thấy muốn làm thêm gì nữa.
Cô Mi Vân
Hồi tháng ba vừa rồi tôi có về thăm và với mục đích xem những chiếc xe lăn tặng cho người ta vào mùa thu năm trước còn tốt hay không. Và tôi có đến những làng quê nơi có những người già, gia đình nghèo, gia đình có con khuyết tật. Đến thăm thì giúp gạo và tặng một ít tiền để họ mua thuốc men khi bị bệnh…
Tháng sáu vừa rồi, tôi về để làm năm cái giếng cho những làng ở vùng sâu- vùng xa mà không có nước sạch. Lý do họ dùng nước suối. Nói là suối nhưng chỉ là mương thôi, nước rất dơ. Sau đó đi thăm một số dân làng và từ 70 đến 100 gia đình ở vùng sâu- vùng xa khó đi chợ. Họ chủ yếu ăn sắn, ngô.
Gia Minh: Cụ thể những địa phương đó là nơi nào?
Cô Mi Vân: Tôi không rành tên những vùng đó; mà đó là những làng dân tộc thiểu số. Chuyến này về mục đích cũng đi thăm các làng dân tộc thiểu số và đi thăm một vài nơi có trẻ mồ côi, khuyết tật, thăm lại những gia đình mà tôi đã từng ghé qua. Rồi tặng 100 chiếc xe lăn cho những người đã nộp đơn xin xe cách đây đã nữa năm rồi.
Gia Minh: Những người đó nộp đơn trực tiếp, và khi về Việt Nam cô có thông qua ai không?
Cô Mi Vân: Tôi nhờ những cha và soeur ở tại địa phương, họ là những người làm việc tại địa phương nên nắm rõ tình hình của các gia đình, biết được nhu cầu của dân tại địa phương đó.
Thực sự nếu tặng cả ngàn chiếc xe lăn cũng chưa đủ; nhưng theo khả năng mình làm từ từ thôi. Bắt đầu từ số lượng nhỏ, và xét theo gia đình nào có nhu cầu nhiều nhất thì chọn ra trước. Cách làm là như thế.
Gia Minh: Như vậy là qua cơ quan từ thiện- tôn giáo thôi, chứ không qua chính quyền địa phương?
Cô Mi Vân: Theo tôi hiểu thì không qua chính quyền địa phương.
Gia Minh: Việc quyên góp tại Na Uy như thế nào?
Cô Mi Vân: Tại Na Uy, tôi làm việc cho Trung Tâm Việt- Na Uy, đây là một hội đoàn với đa số là những người trẻ làm việc thiện nguyện.Chúng tôi lâu lâu tổ chức đại nhạc hội… để gây quĩ. Cạnh đó, chúng tôi cũng được những người ủng hộ. Tại đây có những chương trình được chọn, và chương trình của chúng tôi là một trong những chương trình được chọn ủng hộ.
Lần này tôi rất mong mỏi được gặp các em mà tôi đã từng gặp. Tôi cũng chuẩn bị để gặp những em khuyết tật mà tôi chưa từng gặp qua. Tôi mua rất nhiều quà từ Na Uy: bánh, kẹo, cá hộp, pa tê… những thứ mà trẻ con bên Na Uy rất thích ăn. Tôi nghĩ các em ở Việt Nam cũng thích. Tôi có một vali 31 kilogram gồm toàn những thứ đó, và nay ở tại Thái Lan.
Lần này tôi rất mong mỏi được gặp các em mà tôi đã từng gặp. Tôi cũng chuẩn bị để gặp những em khuyết tật mà tôi chưa từng gặp qua.
Cô Mi Vân
Gia Minh: Có lời khuyên cô đến tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thái Lan để trình bày sự việc, vậy cô đến đó chưa?
Cô Mi Vân: Hôm nay tôi có đến xin visa, nhưng bên này họ nói không biết gì. Họ nói với tôi chắc ngày mai được visa. Tuy nhiên họ cũng nói nếu mang quốc tịch Na Uy thì không cần xin visa vào Việt Nam trong vòng hai tuần lễ.
Tôi nói với họ là tôi biết và đã từng đi ba lần như thế rồi, và tôi cũng cho Tòa đại sứ Việt Nam tại Thái Lan biết hôm qua vào Việt Nam và không được vào, bị trả đi Thái Lan. Họ nói như vậy để liên lạc về Việt Nam, việc cấp visa do bên Việt Nam chứ không phải Tòa Đại sứ.
Gia Minh : Cám ơn cô Mi Vân.
Recent Activity:
.sg







__._,_.___
Recent Activity:
MARKETPLACE
.

__,_._,___


No comments:

Post a Comment