Thứ bảy, 26/11/2011, 00:45 GMT+7
Sáng nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố vàng SJC đã trở thành nhãn hiệu vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phần trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
> Vàng SJC cũng loạn giá / Lo lắng vì giữ vàng miếng / Doanh nghiệp vàng trước nguy cơ ngừng kinh doanh
Trong phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội đã đặt nhiều câu hỏi với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình về dự thảo quản lý thị trường vàng đang gây xôn xao dư luận. Có đại biểu lo rằng việc đưa vàng SJC vào thế độc quyền có thể khiến nhiều thương hiệu vàng khác bị xóa sổ.
Trả lời những câu hỏi trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, với thị phần chiếm 90% thị trường vàng miếng trong nước, vốn trực thuộc thảnh ủy TP HCM. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã bàn với UBND TP HCM và kết luận rằng SJC sẽ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Bằng việc này, Ngân hàng Nhà nước cùng lúc đạt được hai mục tiêu là giữ vững sự độc quyền trong sản xuất kinh doanh vàng miếng, đồng thời tiết giảm được chi phí."Hiện nay đã có hàng trăm tấn vàng được dập đúc theo thương hiệu vàng miếng SJC, ngoài ra đây cũng là nhãn hiệu được thị trường trong và ngoài nước công nhận", Thống đốc nói. Do đó, việc dùng luôn thương hiệu này làm nhãn hiệu của Ngân hàng Nhà nước sẽ là giải pháp tiết kiệm cho ngân sách.
Sau đó, Thống đốc tuyên bố: "Kể từ giờ phút này trở đi, vàng SJC trở thành nhãn hiệu vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam".
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho biết thêm, khi có điều kiện, thương hiệu vàng SJC sẽ được đổi tên thành vàng SBV (SBV là tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - State Bank of Vietnam) cho đồng bào yên tâm.
Giải đáp thắc mắc của đại biểu Quốc hội về vấn đề độc quyền, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho rằng phải hy sinh vì lợi ích quốc gia và yêu cầu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Thống đốc, đây là giải pháp để tháo gỡ những bất cập trong việc quản lý thị trường vàng. Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 quy định Ngân hàng Nhà nước quản lý vàng, nhưng các văn bản dưới luật thì có sự chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý. "Siết sản xuất và kinh doanh vàng miếng theo nguyên tắc Nhà nước độc quyền. Nếu có nhóm lợi ích ở chỗ này thì đó là đi trái lại lợi ích của quốc gia, không được chấp nhận và không tồn tại trong thời gian tới", Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng đề án Nhà nước huy động vàng trong dân cư, trong đó Nhà nước huy động vàng của dân để phục vụ mục tiêu lớn của đất nước, trên nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu, mua bán và gửi vàng miếng có khả năng sinh lãi của người dân.
Theo Thống đốc, đây là giải pháp để tháo gỡ những bất cập trong việc quản lý thị trường vàng. Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 quy định Ngân hàng Nhà nước quản lý vàng, nhưng các văn bản dưới luật thì có sự chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý. "Siết sản xuất và kinh doanh vàng miếng theo nguyên tắc Nhà nước độc quyền. Nếu có nhóm lợi ích ở chỗ này thì đó là đi trái lại lợi ích của quốc gia, không được chấp nhận và không tồn tại trong thời gian tới", Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng đề án Nhà nước huy động vàng trong dân cư, trong đó Nhà nước huy động vàng của dân để phục vụ mục tiêu lớn của đất nước, trên nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu, mua bán và gửi vàng miếng có khả năng sinh lãi của người dân.
Thanh Bình - Nhật Minh
No comments:
Post a Comment