Monday, December 19, 2011

19/12 Lại “giật mình” với lương tại EVN



BẢO ANH
19/12/2011 16:21 (GMT+7)
pictureDư luận khá bất bình với lương tại EVN sau khi lãnh đạo tập đoàn công bố hồi tháng trước.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính 2010 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, thu nhập bình quân ở công ty mẹ - EVN còn cao hơn nhiều so với mức mà lãnh đạo tập đoàn này công bố mới đây.

Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, thu nhập bình quân ở công ty mẹ - EVN là 13,7 triệu đồng/người/tháng; thu nhập bình quân khối truyền tải điện là 10,8 triệu đồng/người/tháng và thu nhập bình quân khối phân phối điện là 7,9 triệu đồng/người/tháng. 

Không những thế, theo Kiểm toán Nhà nước, việc phân phối tiền lương theo đơn giá cho các đơn vị thuộc công ty mẹ - EVN chưa đảm bảo lợi ích hài hoà giữa các đơn vị. Bởi lẽ, thu nhập bình quân ở cơ quan văn phòng công ty mẹ - EVN còn cao gấp hơn hai lần thu nhập bình quân chung của cả công ty mẹ.

Trong cuộc họp báo mới đây, Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh cho biết, thu nhập bình quân toàn tập đoàn năm 2009 của EVN là 7,3 triệu đồng/tháng. Còn năm 2010, số cụ thể không được tiết lộ, chỉ biết rằng lỗ bằng 95% lương. Khi đó, lãnh đạo EVN đã nói là “đau lòng” vì lương của nhân viên ngành điện chỉ có “ngần đó”.

Tuy nhiên, ngay sau đó, dư luận và lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã lên tiếng và cho rằng, mức lương như vậy là quá cao so với mặt bằng chung của cả nước.

Cụ thể, theo thống kê của bộ này, tiền lương bình quân của người lao động trong năm 2009 ước đạt 2,84 triệu đồng/tháng. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước ước đạt 3,35 triệu đồng/tháng, tổng công ty hạng đặc biệt và công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước đạt 5,9 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 2,65 triệu đồng, doanh nghiệp dân doanh đạt 2,05 triệu đồng/tháng.

(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
  • Lê Hoàng Phương
    15:34 (GMT+7) - Thứ Tư, 21/12/2011
    Tôi nghĩ rằng Chính phủ cần xem xét lại việc tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh của nhưng doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước nói chung. 

    Cần tìm ra hướng giải quyết mới và triệt để chứ cứ để doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nào là lợi nhuận thấp, nào là tham nhũng... như hiện nay thì chỉ khổ nhân dân, nông dân thôi. 

    Bài toán này thực sự là khó khăn nhưng tôi nghĩ là không có gì là không thể thực hiện được, chỉ có điều là có thực hiện một cách triệt để hay không? 

    Các vấn đề về kinh tế và chính sách hiện nay được mọi người quan tâm rất nhiều, nhất là giới trẻ, với những người trẻ tuổi như chúng tôi, tôi nghĩ rằng rất khó giữ được niềm tin bền vững nếu như các vấn đề về kinh tế, về thông tin còn nhiều bất cập.
  • Huỳnh
    10:18 (GMT+7) - Thứ Tư, 21/12/2011
    Dạo gần đây mình thấy thật thất vọng với cách quản lý kiểu này quá, hi vọng các cấp lãnh đạo sẽ có câu trả lời hợp lý cho dân, ko còn cái kiểu giải quyết sơ sài rồi mờ nhạt theo năm tháng.
  • Hoàng Linh
    20:14 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Tôi rất phẫn nộ vì EVN đang thua lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng mà vẫn trả lương cho CBCNVC cao như vậy. Thật là không thể chấp nhận được.
  • Anh Tuấn
    19:57 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Chẳng biết mức lương trung bình này ở đâu ra... Cả nhà tôi làm ngành điện lương có được nhiều như thế đâu. Lương các lãnh đạo chiếm tỷ trọng cao rồi nên trung bình nó mới cao thế?
  • Hồng Sơn
    13:57 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Trong kinh tế thị trường liệu có doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ mà trả lương cho công nhân ở mức vậy không? Chắc chắn là không. Chỉ có tiền Chùa mới có thể làm như vậy.
  • Nguyên Giang
    11:13 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Lương ở đây là nói lương bình quân. Bình quân 13,7 tr.đ /tháng là quá cao với mặt bằng chung của VN, trong khi đó làm ăn lại toàn thua lỗ. Thử hỏi với mức lãi 1% trong khi trượt giá hàng năm tới 18% thì tài kinh doanh của các vị lãnh đạo ở đây cao đến mức nào.
  • Tẹ
    09:50 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Mức lương 7,3 tr là lương 2009, năm 2011 là 13,7tr rồi.
  • Cuong
    09:21 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Con số mới đưa ra có chính xác không khi mà lãnh đạo cao nhất của EVN, Bộ trưởng Huệ vừa mới giải trình tại Quốc Hội là lương bình quân chỉ có 7,3 triệu đồng? 
  • Việt Hùng
    09:13 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Sao không thấy Bộ Lao động - Thương binh và xã hội vào cuộc điều tra nhỉ? Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng có nói là mức lương ở EVN đã được Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thông qua. Không hiểu tại sao EVN lỗ be bét thế mà Bộ này lại chấp thuận để mức lương cao thế.
  • Bao Lam
    08:53 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Tại sao những việc này bây giờ mới được công bố? Kinh tế Việt Nam sẽ còn khủng hoảng nếu như vẫn còn kiểu thông tin nhập nhèm không minh bạch.
  • mr.Kien
    08:37 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Đúng là doanh nghiệp "cưng", nợ nhiều như vậy mà lương cao thế. Hay là nợ ấy đã có dân trả rồi nên doanh nghiệp không lo trả mà chỉ lo lương thôi???
  • vtt
    08:23 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Trong lúc khó khăn mà EVN vẫn trả lương cho công nhân viên chức như vậy, đáng khen đấy chứ.
  • Nguyễn Hương Giang
    08:09 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Vấn đề không chỉ là phát ngôn của lãnh đạo EVN có đáng tin nữa hay không. Cốt lõi là có bao nhiêu tổ chức của nhà nước hiện đang hoạt động theo "kiểu EVN" và chịu sự giám sát giống như người ta giám sát EVN trong suốt thời gian qua. Cứ cái kiểu này thì người dân nông thôn chả còn tiền mà mua điện!
  • Tiến Tùng
    08:02 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Lương cao cũng tốt nếu như những người lĩnh lương đó xứng đáng. Hình như chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới có tình trạng nhân viên lĩnh lương cao trong khi công ty làm ăn thua lỗ. 

    Lãnh đạo tập đoàn suy cho cùng cũng là người làm thuê , lính có lĩnh lương cao thì lãnh đạo mới có lương cao , chứ lính lương thấp thì lãnh đạo làm sao lĩnh lương cao đây ? Suy cho cùng chỉ có người đóng thuế là không biết kêu ai.
  • 07:57 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Mức thu nhập như vậy thì không thể gọi là quá cao. Mức thu nhập này nếu nhìn ở trên cao xuống thì nó vẫn là đáy, nếu nhìn từ vực sâu lên thì nó đang ở trên đầu. Vấn đề cao hay thấp do người nghĩ. 

    Nhưng nếu nhà Đèn kêu lỗi mà trả lương như vậy là bất cập, vô trách nhiệm với người dân đóng thuế nói chung.
  • nguễn Tứ Danh
    06:20 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/12/2011
    Đây là lương trung bình, nhưng lãnh đạo thì được mấy người?
  • Jessi Trần
    23:48 (GMT+7) - Thứ Hai, 19/12/2011
    Vấn đề ở chỗ " giá điện lại tăng" kéo theo rất nhiều các mặt hàng sản xuất dịch vụ khác tăng theo. Cần phải làm rõ ràng lãi lỗ. Người dân không thể cứ bảo tăng là tăng như thế được.
  • Tài
    23:37 (GMT+7) - Thứ Hai, 19/12/2011
    Lương vậy đâu có gì mà cao. Lương công nhân có ngành thậm chí 12, 13 triệu. Có nơi vài trăm triệu/tháng cũng là bình thường. 

    Tùy theo ngành, tùy theo nơi, tùy vị trí. Nhiều người trong ngành điện đã chuyển sang đơn vị khác do lương thấp quá. Chúng ta nên nhìn tổng thể một chút đi. Nếu có trình độ thì hãy chuyển sang chỗ khác lương cao hơn. Nhà nước đã đưa ra lương tối thiểu, lương căn bản, đơn giá tiền lương... Còn lại vẫn là nền kinh tế thị trường. 

    Nếu EVN thực sự cổ phần hóa toàn bộ thì chắc không ai nói EVN lương cao nữa.
  • An Bình
    18:53 (GMT+7) - Thứ Hai, 19/12/2011
    Chúng ta không nói là lương ở EVN cao hay thấp, câu chuyện là ở chỗ những phát ngôn của lãnh đạo tập đoàn này liệu còn đáng tin nữa hay không mà thôi.

No comments:

Post a Comment